Ô nhiễm hóa chất và bệnh tự kỷ (autism)
lượt xem 4
download
Bệnh tự kỷ (autism) hiện nay đang là một đề tài rất quan trọng được bàn cãi ở Mỹ. Hiện nay có nhiều thống kê khác nhau về căn bệnh này, mỗi ngày càng nhiều hơn. Trước đây có thống kê cho rằng khoảng 1/250 trẻ em bị mắc phải nhưng gần đây thống kê của CDC cho biết là có thể lên tới 1/100, một tỷ lệ quá lớn và sẽ tạo nên một gánh nặng ghê gớm cho ngân sách Y tế Mỹ và gia đình có con cái bị chứng bệnh này. Autism là gì? Căn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ô nhiễm hóa chất và bệnh tự kỷ (autism)
- Ô nhiễm hóa chất và bệnh tự kỷ (autism) Bệnh tự kỷ (autism) hiện nay đang là một đề tài rất quan trọng được bàn cãi ở Mỹ. Hiện nay có nhiều thống kê khác nhau về căn bệnh này, mỗi ngày càng nhiều hơn. Trước đây có thống kê cho rằng khoảng 1/250 trẻ em bị mắc phải nhưng gần đây thống kê của CDC cho biết là có thể lên tới 1/100, một tỷ lệ quá lớn và sẽ tạo nên một gánh nặng ghê gớm cho ngân sách Y tế Mỹ và gia đình có con cái bị chứng bệnh này. Autism là gì? Căn bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1943 và sau đó thì được nghiên cứu nhiều hơn, nhất là mấy năm gần đây khi các triệu chứng được xác tiêu chuẩn hóa chính xác hơn khiến việc định bệnh (diagnosis) dễ dàng hơn. Mấy năm gần đây con số trẻ em bị bệnh tự kỷ gia tăng rất cao, có thể vì định bệnh chính xác hơn, bệnh được nghiên cứu nhiều hơn nhưng cũng có một số khoa học gia cho rằng vì nạn ô nhiễm môi sinh, ô nhiễm
- thực phẩm hoặc nước uống, dụng cụ làm bếp.. bởi hóa chất làm cho căn bệnh này gia tăng và đây là một vấn đề hết sức quan trọng cần được lưu tâm nhiều hơn vì bệnh autism cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa và phần lớn phải dùng tâm lý trị liệu hết sức tốn kém và lâu dài. Đây là một căn bệnh của trẻ em thường xuất hiện rất sớm khi đứa trẻ được trên 12 tháng hoặc có khi phát triển bình thường rồi tự nhiên các chức năng về tâm lý, ngôn ngữ thay đổi bất thường. Trình độ khác biệt rất xa, có những em chỉ bị nhẹ và có thể sinh hoạt, học hành gần như bình thường, có những trường hợp nặng làm cho đứa trẻ không thể sinh hoạt trong xã hội và gia nhập tập thể.. Triệu chứng gồm có những trở ngại về ngôn ngữ như chậm nói, sau 12 tháng vẫn chưa biết nói hoặc trở nên lầm lỳ, tránh giao thiệp, ứng đối với cha mẹ, anh em, bạn bè hoặc đôi khi ăn nói những câu vô nghĩa. Trở ngại về đời sống xã hội. Nặng thì có thể trở nên cô lập hoàn toàn, sống riêng rẽ, không nghe, không nhìn, không nói.. còn nhẹ thì có thể bị coi là nhút nhát, e dè. Một số có thể có những cử chỉ khác thường, máy móc vô nghĩa như gõ đập, múa may, lắc lư hoặc quậy phá lung tung bất thường..
- Phần lớn các trẻ bị chứng autism thường học rất kém, không bình thường và sau này trở thành một gánh nặng cho xạ hội. Có một thiểu số rất nhỏ bị autism rất nặng, tâm trí gần như hoàn toàn tê liệt nhưng lại có một vài tài năng vô cùng xuất chúng trong lãnh vực âm nhạc và nhất là toán học. Các em này có khả năng làm được những bài toán cực kỳ phức tạp, khó khăn bên cạnh một trí nhớ siêu phàm về các cuốn lịch cũng như thời tiết cả chục năm về trước mà chỉ có máy điện toán cực mạnh mới làm nổi. Có một vài trường họp các em không hề được học về âm nhạc, điêu khắc, hội họa nhưng chỉ cần nghe qua một lần cũng có thể chơi được những bản nhạc cổ điển khó khăn nhất hoặc làm được những tác phẩm nghệ thuật xuất chúng. Có những trường hợp trẻ em bị autism không biết đọc, biết viết bình thường nhưng có thể nhớ được cả một cuốn niên giám điện thoại sau khi đọc qua có 1 lần.. Hiện tượng này gọi là "idiot savant" được quay thành phim Rainman do tài tử Dustin Hoffman đóng và được giải Oscar! Cho đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng những trường hợp autism lạ lùng này.. Khoảng ¼ các trường hợp autism có nguyên nhân di truyền do một vài genes chưa được tìm ra. Những gia đình có con em bị autism thì tỷ lệ cao hơn có thể lên tới 11 %. Cha mẹ lớn tuổi mới sinh con cũng có tỷ lệ autism cao hơn.
- Các Bác sĩ đang cố gắng tìm tòi ra những nguyên nhân gây bệnh để tìm cách phòng ngừa căn bệnh khó khăn và tốn kém này.. Một trong những giả thuyết được bàn cãi nhiều trước đây là quan hệ giữa bệnh autism và thuốc chủng ngừa MMR nhưng giả thuyết này đã bị phủ nhận hoàn toàn, không còn được công nhận nữa. Ô nhiễm môi sinh và chất phtalates.. BS Philip Landrigan thuộc Đại Học Mt Sinai School of medicine vừa làm một báo cáo mới đăng trên tạp chí Current Opinion of Pediatrics cho rằng chứng autism có thể bị gây ra bởi việc não bộ của bào thai bị nhiễm độc bởi một số hóa chất do người mẹ bị nhiễm phải khi mang thai, có thể dưới hình thức thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất hoặc những dụng cụ nấu bếp, tồn trữ thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất phthalate. BS Landrigan tin tưởng là bệnh autism và một số căn bệnh khác có nguyên nhân do tình trạng não bộ của bào thai bị nhiễm độc bởi một số hóa chất. BS nói rằng “nếu não bộ của bào thai đang trong thời kỳ tăng trưởng hoặc của đứa trẻ vừa mới ra đời bị nhiễm phải chất độc thì có thể sẽ bị ảnh hưởng suốt đời..”
- Trước đây Y học đã khám phá ra một số trường hợp autism ở những trẻ em mà người mẹ đã lỡ dùng phải một vài dược phẩm trong khi mang thai như trường hợp của thuốc thalidomide, misoprostol, valproic acid. Những trường hợp thường xảy ra khi bào thai mới được 3 tháng là thời gian mà não bộ bắt đầu thành hình và tăng trưởng trong bụng mẹ. Một số trường hợp tật nguyền bẩm sinh của não bộ cũng xảy ra khi người mẹ đang mang thai bị nhiễm phải bệnh do siêu vi gây ra như chứng bệnh German measles hoặc chất độc Da Cam (Agent Orange). Gần đây một vài hóa chất như acrylamide, bisphenol đã bị cấm ở Âu châu vì gây ra ung thư hoặc tổn hại cho thần kinh và ở Mỹ đã có một vài nơi cấm dùng chất này. Y học đã ghi lại những trường hợp nhiễm độc do chất chì, chất thủy ngân, chất cadmium..nhưng phải một thời gian khá lâu mới được xác nhận trong khi hàng ngàn, hàng vạn trường hợp nhiễm độc đã bị gây ra. Một số chai lọ, hộp đồ nhựa, bát đĩa bằng plastic để dùng trong các lò microwave cũng có chất phtalates. Thượng Nghị Sĩ Frank Lautenberg (N J) đang đưa ra một dự luật gọi là Toxic Substances Control Act vì trên 80000 hóa chất trong công nghiệp thì hiện nay cơ quan EPA mới khảo sát có 200 hóa chất mà thôi.
- Một trong những hóa chất đang được nghiên cứu hiện nay là chất phtalates thường có trong nước hoa, keo xịt tóc, thuốc sơn móng tay, thuốc gội đầu, mỹ phẩm.. Một vài khảo cứu trên những phụ nữ mang thai có nồng độ phtalates cao trong nước tiểu thì tỷ lệ trẻ em bị autism cao hơn mức bình thường. BS Alan Goldberg, Đại Học Johns Hopkins tin rằng sự gia tăng một số chứng bệnh ung thư và bệnh autism có thể do một số hóa chất trong công nghiệp nhựa dẻo gây ra. Vì thế trong khi chờ đợi có thêm những bằng chứng về bệnh autism có thể do chất phtalates trong các mỹ phẩm, thuốc sơn móng tay trong ngành “làm nail”mà hiện nay 99 % do người Việt Nam độc chiếm ở Mỹ thì những bà mẹ đang mang thai chỉ nên dùng những loại mỹ phẩm được xác nhận là phtalates- free 100 %..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hóa chất dùng xử lý nước sau lũ
6 p | 149 | 46
-
Điều trị bệnh á sừng
6 p | 177 | 37
-
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM, NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
4 p | 194 | 29
-
Bệnh sau mưa lũ và biện pháp phòng tránh
5 p | 95 | 20
-
Đông y và cách chữa bệnh tổ đỉa
2 p | 170 | 19
-
Ăn gì khi bị gan nhiễm mỡ?
6 p | 143 | 17
-
Hóa Chất Gây Nhiễm Trong Thực Phẩm
8 p | 103 | 12
-
Đông y với bệnh viêm não B ở trẻ em
3 p | 95 | 9
-
Thuốc Nam chữa bệnh trong mùa bão lũ
4 p | 118 | 8
-
NHỮNG CHẤT ĐỘC trong MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG và những ảnh hưởng trên Sức khỏe - Phần 2
11 p | 100 | 8
-
Không khí ô nhiễm làm giảm chỉ số thông minh ở trẻ nhỏ?
3 p | 70 | 8
-
Thực phẩm phòng bệnh viêm xoang
2 p | 74 | 7
-
Bài thuốc nam đơn giản chữa bệnh trong mùa bão lũ
3 p | 89 | 7
-
Khi môi trường ô nhiễm - Ăn gì để phòng bệnh?
3 p | 110 | 7
-
Phòng thôi nhiễm ở nồi nấu bằng kim loại
4 p | 83 | 5
-
Chẩn đoán và điều trị thoát vị vết mổ
4 p | 101 | 4
-
Làm việc trong môi trường nhiều hóa chất coi chừng bị ung thư bạch cầu
5 p | 88 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn