Ở vịnh
lượt xem 4
download
Dễ đến cả tuần nay, bưng bát cơm ăn, Thiếc chẳng thấy ngon. Mỗi chiều đi vớt cả rổ cá chết trong bè, bụng dạ Thiếc lại nóng như lửa đốt. Gọi về Viện Hải sản, họ bảo sẽ nhanh chóng điều kỹ sư ra để chẩn bệnh, tìm cách khắc phục mà chờ đỏ mắt không thấy. Chiều nay, cho cá ăn xong, anh em uể oải đi tắm. Mâm cơm dọn ra nhà lớn, ai nấy lặng lẽ ăn cho hết lượt. Ăn dở, Thiếc bỏ bát ra căn nhà nhỏ đầu bè ngồi. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ở vịnh
- Ở vịnh Dễ đến cả tuần nay, bưng bát cơm ăn, Thiếc chẳng thấy ngon. Mỗi chiều đi vớt cả rổ cá chết trong bè, bụng dạ Thiếc lại nóng như lửa đốt. Gọi về Viện Hải sản, họ bảo sẽ nhanh chóng điều kỹ sư ra để chẩn bệnh, tìm cách khắc phục mà chờ đỏ mắt không thấy. Chiều nay, cho cá ăn xong, anh em uể oải đi tắm. Mâm cơm dọn ra nhà lớn, ai nấy lặng lẽ ăn cho hết lượt. Ăn dở, Thiếc bỏ bát ra căn nhà nhỏ đầu bè ngồi.
- Minh họa: Trần Thắng Chiếc canô từ đảo lượn một vòng qua bè như trêu ngươi Thiếc. Anh lái râu ria xồm xoàm cất giọng ồm ồm: “Trả khách”. Một cô gái bước xuống. Tóc buộc đuôi gà, mặt tái nhợt vì say sóng, tay cố giữ chặt chiếc túi du lịch và ba lô cồng kềnh trên vai. Rõ ràng không phải khách mua cá. Vậy chắc là kỹ sư Viện cử xuống để khắc phục tình trạng cá chết hàng loạt. Thiếc định nhổm dậy nhưng nghĩ thế nào lại ngồi yên, nhìn cô gái chật vật bước trên những thanh ngăn bè cá. “Không biết Viện nghĩ gì mà lại cử cô tiểu thư liễu yếu đào tơ này ra đây”. - Xin lỗi! Cho tôi hỏi anh Thiếc. Cô gái đặt túi lên sàn nhà bè, cất tiếng hỏi. Nụ cười làm thân lộ chiếc răng khểnh càng làm cho cô ta thiếu vẻ nghiêm túc. Thiếc lạnh nhạt: - Cô là kỹ sư của Viện? Cô gái nhìn thẳng, không chút e dè: - Ra anh là anh Thiếc!
- Vẫn cái điệu bộ hơi mỉa mai. Cô ta chưa thấm nỗi xót xa của người nuôi cá phải vớt cá chết hàng ngày. Đã thế cho cô nhừ đòn luôn. Thiếc bật dậy, xách bổng túi xách. - Đi theo tôi. Đằng kia là chỗ ở của cô. Rất lãng mạn đấy. Cái răng khểnh lại lấp ló sau viền môi. - À! Mà quên! Chúng tôi gọi cô là gì đây? Đang đi, Thiếc quay đầu lại hỏi. - Em tên Đức. Câu trả lời thản nhiên như cô không thèm để ý đến thái độ của Thiếc.
- Thiếc đặt túi đồ xuống nhà bè, ngoảnh lại đã không thấy cô gái đâu. Ngả người xuống giường, nỗi lo lắng lại tràn ngập trong Thiếc. Qua cánh cửa sổ trống, chiếc ba lô nhổm lên như một cái mai rùa khiến Thiếc cũng phải nhổm dậy. Đức đang ngồi xổm, dùng vợt vớt một con cá chết lên, ghé sát mặt xem xét. Trông điệu bộ như một nhà khoa học mải mê trong phòng thí nghiệm chẳng ăn nhập gì với cái đuôi tóc vểnh lên như thách thức. - Nếu không chẩn bệnh và chữa kịp thời. Cá còn chết nữa! Trút bỏ ba lô xuống giường, Đức kết luận. - Thế nên chúng tôi mới cần một kỹ sư có kinh nghiệm. Hai tay vẫn kê làm gối, Thiếc lạnh nhạt. - Tốt nghiệp loại giỏi, biết cho cá ăn, bơi tốt, được Viện đầu tư để làm đề tài nuôi cá bè ở vịnh biển, đáp ứng được yêu cầu của anh chưa? Không nói gì, Thiếc đi xách nước cho cô nàng tắm và nấu thêm chút thức ăn buổi tối. Lính dưới quyền Thiếc, tan bữa tối, Vĩnh chèo thuyền đi mua thuốc lá, Thuận
- leo lên mũi tàu ngồi thổi sáo, còn Tân ôm gối ngủ khì. Gọi là sếp nhưng chỉ trong công việc, còn sinh hoạt hàng ngày cá mè một lứa. Dù gì cũng chỉ mấy anh em trên bè, trọng thị quá đâm ra khó ăn ở. Theo nhận định của Thiếc, Đức bị say sóng, thể nào cô nàng cũng ngủ mê mệt đến sáng bảnh mắt. Nhưng Thiếc lầm. Đúng giờ quy định, anh em lập cập dậy đã thấy cơm dẻo canh nóng sẵn sàng. Còn Đức đang loay hoay cầm rổ đi vớt cá chết. Trên tay cô nàng còn cầm những ống thủy tinh đựng nước ở ô cá vừa vớt lên. Trông xa vẫn rõ mồ hôi ướt mướt trên vầng tóc mai của Đức. - Được. Nên trưng dụng để nấu cơm hoặc vớt cá chết. Vĩnh giỡn. - Trông cô nàng cũng hay hay. Thế mà hôm qua nàng đến anh Thiếc giành mất phần chào mời tiếp đãi của em. Thằng Tân hùa vào.
- Chỉ có Thuận là tủm tỉm cười. Nó là thằng ít tuổi nhất ở đây. Gặp việc gì nó cũng tủm tỉm cười. “Cái mặt mày mà đi đám ma, người ta thấy mà ghét”, Tân thường trêu nó. Không như Thiếc, ba thằng này rất thân thiện với Đức. Chúng tranh nhau giúp đỡ người đẹp. Đức cũng tỏ ra là người biết đối đãi. Ban ngày bận mò mẫm, nghiên cứu thì không nói làm gì, suốt gần tháng ở bè, tính cả thời gian vào đảo để thử mẫu nước, mẫu cá, hôm thì cô nàng đi chèo thuyền ngắm trăng với Vĩnh, hôm thì lên mũi tàu ngồi nghe Thuận thổi sáo và tâm sự. Còn đối với Tân, nó hứng thú với việc đếm cá bột nhờ có Đức ngồi bên và soi đèn giúp. Cô nàng cũng bê từng chậu cá vặt - thức ăn của cá giống từ thuyền lên bè như ai. Ngoài nhà bè chính dùng để hội họp, ăn uống, tiếp khách từ Viện và khách mua cá còn có hai nhà bè nhỏ, một cho Thiếc và một cho khách - hiện tại là Đức. Mỗi chiều, anh em thường hò nhau nhảy xuống vùng nước sau nhà lớn. Chỗ này nước trong xanh, kín gió, rất thích hợp cho những màn tắm khỏa thân. Từ hôm Đức đến, ba chàng đệ tử của Thiếc không ai bảo ai, nghiêm chỉnh lệ bộ cả khi tắm. Trông chúng chả ăn nhập gì với cảnh mây nước thênh thang ở vịnh. Thiếc chỉ tắm khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống. Một chiếc phao kê lưng, bầu trời quang, thỉnh thoảng vằn lên những ráng đỏ kiêu kỳ. Thiếc cứ nằm yên như thế trong lòng nước xanh thăm thẳm, nghe gió rượt qua tai, câu chuyện với mẹ hồi chiều lại văng vẳng “Anh định ở vịnh bao nhiêu lâu nữa. Thôi, về với mẹ, mẹ đã
- nhắm cho anh một cô. Hoặc nếu yêu vịnh quá thì cứ về dăm hôm lại ra. Mà nếu anh thích, cưới xong, mẹ với con vợ anh ra ở hẳn cho anh vui lòng”. Nhà một mẹ một con, nghĩ cũng tội cho bà. Từ nhỏ Thiếc đã mê biển. Bốn năm phụ trách bè nghiên cứu của Viện, anh càng thấy mình khó dứt khỏi vịnh nước xanh thẳm này. Công việc vào đất liền báo cáo công việc hơn năm nay anh đã chia đều cho ba đồng nghiệp còn lại. Màn đêm bắt đầu sẫm lại. Không có ánh đèn từ bè cá bên dưới vách đá hắt lại như mọi ngày. Tấm biển rao bán bè lật phật ngược chiều gió. Thiếc bơi vượt lên, định bám vào trụ mỏ neo leo lên bỗng nghe tiếng khỏa nước bì bõm mặt nước ngoài xa. “Ai vậy?”, đáp lại câu hỏi dứt khoát là sự im lặng. Một cái đầu nhỏ nhắn nhô lên trên chiếc phao, cách khỏa nước yếu ớt của người không biết bơi. Thiếc cố căng mắt ra nhìn nhưng không tài nào nhận diện được. Lẹ làng, chỉ vài sải tay, dưới ánh trăng non, Thiếc nhận ra cô nàng. “Cô làm gì ở đây, giờ này?”, Thiếc định lớn tiếng nhưng không hiểu sao giọng dịu xuống. Khuôn mặt ướt nước, cánh tay thon thả cố bám chặt lấy cái phao, cô kỹ sư của Viện líu ríu: “Em chỉ định tắm một lúc nhưng nghĩ thế nào lại liều tập bơi, gió mạnh quá đẩy ra đến tận ngoài xa, chật vật mãi mới vào được đây”. Thiếc húng hắng ho, cố nén tiếng cười: “Được rồi, cô cứ bám vào phao như thế, để tôi đẩy giúp vào”. Khi Đức với sự trợ giúp của Thiếc, đã lên được bè, lướt thướt chạy ra sau nhà tắm, Vĩnh, Tân, Thuận nhảy ra, vừa tranh nhau kéo Thiếc lên vừa cười như nắc nẻ: “Anh hùng cứu mỹ nhân”.
- Khuya, trăng lên cao, trải ánh sáng khắp dãy bè, bè cá không đèn đóm đang rao bán cũng được hào phóng sẻ chia ánh sáng của trời. Thuận và Tân sau một ngày mệt nghỉ khiêng và ướp cá trích làm thức ăn dần cho cá giống lăn ra ngủ sớm. Vĩnh thì như mọi ngày, chèo thuyền sang bè của cô bé bán hàng tạp hóa mới quen. Thiếc nằm giang tay trên nóc chiếc tàu bỏ không, tận hưởng hơi gió mát lành. Bỗng dưng sực nhớ ra từ lúc ăn cơm đến giờ, Đức về nhà bè bên kia, tuyệt không thấy bóng. Lúc ăn cơm tối Đức vẫn tưng tửng như không, lẽ nào cô nàng xấu hổ chuyện chiều tối. Ý nghĩ vừa dứt, Thiếc đã thấy Đức chui ra từ căn nhà bè dành cho mình. Cô nhảy bước một từ sàn bè ra thanh ngăn, rồi ngồi xuống, Đức kê chân qua thanh bên cạnh, nghịch một cái gì đó trong tay, từa tựa như bông hoa giấy vừa ngắt được trên chậu hoa. Thiếc nhảy xuống, khoan thai vòng qua những ngăn cá. “Làm ở bè mà không biết bơi, nguy hiểm lắm”. Túm tóc đuôi gà quay lại: “Ra là anh Thiếc”. Từ “Thiếc”, Đức nhấn mạnh cùng với một nụ cười chúm chím. “Hình như tình trạng cá chết được kiểm soát rồi đấy”, Thiếc vẫn không nao núng. “Cũng nhờ các anh giúp đỡ, nếu Viện có thưởng...”. Thiếc nháy mắt, cười ngộ nghĩnh: “Nhớ để dành phần thưởng cho tôi với nhé. Nhưng trước hết hãy tập bơi đi đã, như vậy mới đáp ứng đủ yêu cầu, ngày kia Đức về rồi”. Thiếc nhảy ùm xuống biển, kéo theo cả chiếc phao tơi tả Đức phơi bên bè.
- “Trong ý nghĩ của em, biển phải có bãi cát vàng rực rỡ - Đây là vịnh, bao quanh bởi núi, thực ra bên kia cũng có bãi cát, nhưng chờ em bơi giỏi đã”, “Mẹ anh đã bao giờ ra đây chưa? Bác có thích vịnh không nhỉ - Chưa! Anh không rõ nhưng vừa rồi viết thư về anh có kể về vịnh, chắc chắn mẹ sẽ rất thích, rồi anh sẽ đón mẹ ra đây”, rồi Thiếc buột miệng, nói một câu chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện: “Nếu có một cô gái cùng đi với mẹ nữa thì tuyệt”. Đức cũng trả lời bâng quơ: “Nếu mẹ anh ra, chắc bác sẽ không chịu ngủ ở nhà bè em đang ở đâu. Em thích ở đây nhưng buổi tối ở căn biệt lập này quá yên tĩnh, dễ sợ lắm”. “Em có trông thấy bè cá bên kia không? Chủ bè muốn bán, anh đang hỏi mua lại, có đến ba căn nhỏ cho cả một gia đình...”, Thiếc nói và chợt nhìn Đức. Một chiếc canô chạy qua át cả tiếng khỏa nước rụt rè, cả những câu hỏi và câu trả lời mỗi lúc còn nhẹ hơn cả những con sóng lăn tăn trên mặt vịnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 3
14 p | 479 | 237
-
KHÁM PHÁ THẮNG CẢNH Ở VỊNH HẠ LONG - PHẦN 1
4 p | 133 | 17
-
Khám phá "đệ nhị vịnh" Vĩnh Hy
8 p | 92 | 15
-
5 Vịnh biển đẹp nhất hành tinh
5 p | 127 | 13
-
Vịnh phát quang ở Puerto Rico
6 p | 71 | 8
-
Tới đảo quốc sư tử thăm vịnh Marina
11 p | 88 | 8
-
Đi bộ dưới đáy biển ở vịnh Fundy
12 p | 84 | 7
-
Tiệc ốc ở Vĩnh Hy
5 p | 73 | 6
-
10 Vịnh Đẹp Nhất Thế Giới
8 p | 100 | 5
-
Những vịnh đẹp ở Việt Nam
3 p | 101 | 5
-
Kỳ thú vùng vịnh Cabo San Lucas
6 p | 70 | 5
-
Hòn ngọc giữa vịnh Bắc Bộ
6 p | 103 | 5
-
Vẻ đẹp Vịnh Vân Phong
2 p | 65 | 4
-
Vịnh Vĩnh Hy - Nét đẹp cô gái đồng quê
2 p | 67 | 4
-
Những Đống Lửa Trên Vịnh Tây Tử
4 p | 54 | 3
-
Nhìn Từ Vĩnh Cửu
7 p | 60 | 3
-
Kỳ ảo mực phát quang ở Vịnh Toyama
9 p | 77 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn