sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 3
lượt xem 237
download
không gian hút năng lượng lên đối thủ như được miêu tả ở trên. Chúng ta sẽ bàn về bộ rễ động này nhiều hơn ở chương: “Học cách di chuyển với khí”. 2. Bát Đoạn Cẩm Bát đoạn cẩm là một chuỗi tám bài tập về các động tác và hơi thở. Các bài tập này rất dễ để học và nhanh chóng tạo ra kết quả. Nhiều môn võ sử dụng bài tập này làm một phần trong việc tập thở và thiền định của họ. Và có rất nhiều cách tập luyện khác nhau của tám bài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 3
- không gian hút năng lượng lên đối thủ như được miêu tả ở trên. Chúng ta sẽ bàn về bộ rễ động này nhiều hơn ở chương: “Học cách di chuyển với khí”. 2. Bát Đoạn Cẩm Bát đoạn cẩm là một chuỗi tám bài tập về các động tác và hơi thở. Các bài tập này rất dễ để học và nhanh chóng tạo ra kết quả. Nhiều môn võ sử dụng bài tập này làm một phần trong việc tập thở và thiền định của họ. Và có rất nhiều cách tập luyện khác nhau của tám bài tập này nhưng nhìn chung những điểm trọng yếu thì đều giống nhau. Khi tập luyện những bài tập này, người võ sinh nên tập trung vào việc thả lỏng, các động tác tay phải được thực hiện gắn liền với hơi thở. Phần đầu của mỗi động tác thường được thực hiện với sự hít vào chầm chậm bằng mũi, phần sau thì được thực hiện với sự thở ra bằng miệng. Thời gian thực hiện mỗi động tác phải được bắt đầu và kết thúc cùng với hơi thở. Tư thế đầu tiên trong bài Bát Đoạn Cẩm 25 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- Hơi thở: Có một sự liên kết rõ ràng giữa chất lượng một hơi thở và tình trạng của bộ não. Khi bạn lo lắng, hồi hộp, hơi thở của bạn sẽ trở nên nhanh và ngắn. Khi hơi thở của bạn chậm, nhẹ nhàng, từ tốn bộ não của bạn sẽ trở nên tĩnh lặng, thư giãn và tập trung. Mất khoảng 20 phút để tập hết 8 động tác này, mỗi động tác lập lại 10 lần. Thả lỏng cơ thể, cử động nhẹ nhàng và từ tốn, hít thở sâu bằng bụng với các hơi thở nhẹ nhàng và thoải mái. Đừng bao giờ cố gắng làm đầy hoặc làm rỗng phổi mình một cách hoàn toàn. Điều này luôn tạo nên tình trạng căng thẳng. Chỉ cần thở tự nhiên và thoải mái là được. Tiếng động phát ra từ hơi thở đúng sẽ giống như tiếng một đứa trẻ thở khi đang ngủ- một thứ âm thanh nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó là một âm thanh mong muốn khi tập bài luyện thở. Những đứa trẻ đều thở đúng, nhưng khi chúng lớn lên và bắt đầu cảm thấy bị áp lực và stress bởi cuộc sống và tạo ra những căng thẳng trong cơ thể và não bộ. Và thế nên chúng bắt đầu thở sai. Ta có thể đạt được trạng thái bình an, nhẹ nhàng nếu thực hiện đúng bài tập này. 3. Thiền định đứng từ Tẩy Tủy Kinh Thiếu Lâm Tự Câu chuyện về các bài tập phát triển nội công ở chùa Thiếu Lâm liên quan đến một vị sư tên là Đạt Ma. Khi đến chùa Thiếu Lâm ông trông thấy các vị sư ở đây có một tình trạng thể chất thật yếu đuối. Ông ta bèn đi đến một hang động và ở đó một mình trong nhiều năm liền. Khi trở về ông ta truyền lại cho các vị sư hai bài luyện tập có liên quan đến sức khỏe và nội công. Nghiên cứu cho thấy rằng Kung fu và nội công Trung Hoa có một nguồn gốc phát triển lâu đời trước cả thời của Đạt Ma. Nhưng dù sao ông ấy cũng thường được cho là tổ sư của những bài tập của Thiếu Lâm Tự. Bài tập đầu tiên là bài Dịch Cân Kinh. Đây là một chuỗi các bài tập tập trung khí vào các mô của cơ thể thông qua việc thay đổi vị trí các gân và tập trung tinh thần. Những kỹ thuật trong ngạnh công biểu diễn thường được phát triển từ các bài tập này. Bài tập thứ hai lại khác xa so với bài tập thứ nhất và được biết đến với cái tên Tẩy Tủy Kinh. Nó thường được dạy cho những võ sinh ở trình độ cao cấp. Theo dòng lịch sử, đã có rất nhiều phiên bản của bài tập Tẩy Tủy Kinh được phát triển. Một số phiên bản sử dụng cách bắt giữ tinh hoa của khí (essential sexual jing) từ bộ phận sinh dục và đòi hỏi những phương pháp tập luyện tương đối kỳ lạ và nguy hiểm. Một số khác thì ít lạ hơn và là những bài tập cao cấp và có hiệu quả đáng chú ý. Trong Vĩnh Xuân những bài tập này là một phần quan trọng góp phần làm tăng cường nội công cho người võ sinh. Thường thì những bài tập Tẩy Tủy Kinh này được tập trong bài tập nổi tiếng của Thiếu Lâm Tự: Thiền định đứng. Tương truyền rằng những nhà sư thường đứng hàng giờ quay mặt vào bức tường để luyện tập hình thức thiền định này. Nó 26 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- cũng là bài tập đã được cất giữ trong các bài tập về nội công của Vĩnh Xuân. Một lẫn nữa thế tấn tĩnh tại trong bài tiểu niệm đầu lại ám chỉ đến bài tập này. Để có thể tập luyện với những bài tập khó hơn của thiền định đứng ta bắt đầu tập luyện với thế tấn đã dùng để phát triển bộ rễ năng lượng. Sau đó cuốn nhẹ hai vai về phía trước, lưng thẳng, hai tay thả lỏng, lòng bàn tay hướng về phía sau. Giữ cho đầu và cổ thẳng và cảm thấy thoải mái. 4. Thở thuận và thở nghịch Tôi xin nhắc lại về ba nguyên tắc chính về hơi thở đã được đề cập khi tập luyện bài Bát Đoạn Cầm: 1) Đừng bao giờ cố gắng làm đầy hoặc làm rỗng phổi mình một cách hoàn toàn. Điều này luôn tạo nên tình trạng căng thẳng. Chỉ cần thở tự nhiên và thoải mái là được. 2) Tiếng động phát ra từ hơi thở đúng sẽ giống như tiếng một đứa trẻ thở khi đang ngủ- một thứ âm thanh nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó là một âm thanh mong muốn khi tập bài luyện thở. 3) Những đứa trẻ đều thở đúng, nhưng khi chúng lớn lên và bắt đầu cảm thấy bị áp lực và stress bởi cuộc sống và tạo ra những căng thẳng trong cơ thể và não bộ. Và thế nên chúng bắt đầu thở sai. Đầu tiên người võ sinh sẽ tập thiền định đứng với hơi thở thuận, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Lưỡi đặt nhẹ lên vòm miệng và quai hàm thả lỏng. Hít vào bụng phồng lên và thở ra thì bụng xẹp lại. Sau một vài tháng tập luyện thiền định đứng, người võ sinh có thể được học kỹ thuật thở nghịch. Với thở nghịch thì ngược lại: khi hít vào bằng mũi bạn sẽ nhẹ nhàng kéo Đan Điền vào (thay vì là phình bụng ra) và dẫn hơi thở lên lưng để lưng được điền đầy và phình ra. Khi bạn thở ra: thả lỏng phần bụng và để nó phình ra trong quá trình thở. Vậy phần bụng của bạn sẽ có những cử động ngược lại với hơi thở tự nhiên. Một điều cực kỳ quan trọng là không được gượng ép trong quá trình tập. Hởi thở vẫn phải nhẹ nhàng và thả lỏng. Việc kéo Đan Điền vào phải nhẹ nhàng và từ tốn. Thường thì việc dẫn hơi thở lên điền đầy lưng sẽ dễ hơn việc hóp bụng vào khi hít vào. Một lần nữa hơi thở nghịch là một kỹ năng cao cấp được thêm vào bài tập thiền định đứng khi người võ sinh đã trở nên thành thạo với bài tập thiền định này. Lý do là nó làm tăng sức mạnh có chủ đích của bộ não và có tác động làm tăng thêm áp lực lên dòng chảy tự nhiên của khí trên cơ thể. Bởi vì lý do đó người võ sinh cần phải có khả năng hiện diện để điều khiển dòng khí trước khi thực hiện hơi thở nghịch hay việc tăng thêm áp lực có thể gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng và quá trình chuyển hóa 27 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- bên trong cơ thể. Việc tăng thêm áp lực không phải lúc nào cũng tốt, nên một lần nữa tôi xin nhắc lại: đây là một bài tập nâng cao được thêm vào bài tập thiền định đứng. 5. Bắt đầu với thiền định đứng Chúng ta đã nói về tư thế và hai phương pháp luyện thở, bây giờ chúng ta sẽ bàn việc việc tập luyện thiền định này. Có rất nhiều mức độ/phần cho bài tập này. Phần đầu tiên là giúp làm tăng khả năng tập trung sự chú ý và khả năng có chủ đích thông qua sự phát triển năng lực thả lỏng sâu. Nó thường được gọi là việc mở cánh cửa năng lượng (đả thông kinh mạch). Trên cơ thể, thường ở những khớp nối và một số vị trí khác, tồn tại những cánh cổng hay những vị trí mà năng lượng có xu hướng tập trung lại và bị ứ đọng theo thời gian. Bài thiền định này được thiết kế để giải phóng những nguồn năng lượng ứ đọng này. Tôi sẽ không kể ra hết tất cả các cánh cổng này trên cơ thể, nhưng tôi sẽ bắt đầu với những cánh cổng quan trọng nhất. Trong khi đứng tấn như đã được trình bày ở trên người võ sinh nên nhắm mắt lại để tập trung vào bên trong cơ thể. Đến khi hơi thở trở nên nhẹ nhàng và thả lỏng anh ta sẽ tập trung sự chú ý vào phần chóp của đầu mình (crown charkra). Với sự tập trung này, anh ta sẽ bắt đầu cảm thấy một khu vực có diện tích bằng khoảng một quả trứng gà. Thực sự người võ sinh thường được khuyên nên tưởng tượng một khối nước đá có kích thước bằng một quả trứng đang bị nung và đặt một nửa ở trong và một nửa ở ngoài phần đỉnh đầu cơ thể. Khi mà bạn thực sự có cảm giác này với sự hiện diện của mình bạn sẽ thực hiện một quá trình thả lỏng nguồn năng lượng đó. Khi nguồn năng lượng này được phóng thích bạn sẽ có cảm giác rằng nó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự chủ định làm tan nguồn năng lượng co cứng tại cánh cổng này là kết quả của việc thả lỏng nguồn năng lượng đó. Và khi bạn thực hiện đúng bạn sẽ cảm thấy một sự thay đổi thực sự, cũng với việc nó bị tan chảy thành nước bạn tiếp tục thả lỏng và làm tan nguồn năng lượng này từ nước thành khí. Đây là thời điểm mà cánh cổng thực sự mở và nó làm rửa sạch cơ thể bạn. Trong lần đầu có thể mất khoảng 20 phút đến nửa tiếng chỉ để làm điểm này được thả lỏng. Cũng có thể có nhiều cánh cổng mà bạn không thể thả lỏng, trong trường hợp này tốt nhất nên di chuyển qua điểm khác và thực hiện quá trình tương tự như đã được trình bày ở trên. Có 10 cánh cổng ở trên đầu là: 1) Đỉnh đầu, 2) Chính giữa trán hay con mắt thứ ba, 3) Nhãn cầu, 4) Vòm miệng và đầu lưỡi, 5) Dưới lưỡi, 6) Hố trên cuống họng, ngay phía trên xương đòn, 7) Thái dương, 8) Ống tai, 9) Khớp nối quai hàm và xương quai hàm, và 10) Nền của hộp sọ nơi mà xương cổ nối với hộp sọ. Sau đó bạn đi dọc theo cột sống, làm tan từng đốt sống cho đến tận xương cụt. Từ đó bạn di chuyển đến các khớp nối chính trên cánh tay, vai, xương vai, củi chỏ, cổ tay và từng đốt tay. Sau đó là thực quản bao gồm cả miệng, cổ họng và lưỡi, ngay chính 28 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- giữa bộ ngực đi xuống xương nhưng đi bên trong theo đường đi của thức ăn. Tiếp theo là từng chiếc xương sườn, toàn bộ vùng bụng, khớp nối xương hông, đầu gối, mắt cá nhân, bàn chân và cuối cùng là đi xuống bộ rễ. Mỗi cánh cổng được thả lỏng một cách sâu sắc thông qua việc tập trung sự chú ý và sự có chủ đích. Sự có chủ đích được dẫn hướng với việc tưởng tượng- việc sử dụng hình ảnh một cục nước đá tan thành nước và sau đó thành khí. Có thể phải mất nhiều lần để đi hết tất cả các điểm. Cùng với việc phát triển khả năng hiện diện và có chủ đích bạn sẽ thấy rằng thời gian thả lỏng và giải phóng năng lượng dành cho mỗi điểm sẽ giảm. Thông thường mất khoảng một năm hoặc nhiều hơn để có thể đạt đến trình độ đi qua toàn bộ cơ thể trong vòng một tiếng. Ban đầu việc mất thời gian bao lâu cho điểm đầu tiên là không quan trọng. Bạn vẫn tiếp tục tập luyện khả năng hiện diện và có chủ đích của mình thậm chí bạn chỉ tập trung từ một đến hai điểm trong toàn bộ thời gian. Việc thiền định này nên thực hiện trong khoảng 30 phút đến một tiếng. Cùng với giải phóng năng lượng tại các điểm này bạn sẽ thường cảm thấy những đợt rung nhẹ xảy ra với cơ thể. Đây là một dấu hiệu tốt, nhưng nếu sự rung này chuyển thành run lẩy bẩy thì bạn đã có quá nhiều sự gồng cứng trong cơ thể khiến cho năng lượng bị va chạm với sự gồng cứng. Hiệu ứng này cũng giống như một dòng điện tương đối nhỏ làm shock cánh tay và khiến cho nó giựt mạnh. Nguồn khí sẽ không làm điều này nếu bạn thả lỏng đủ mức. Nếu điều này xảy ra thì bạn nên tập trung lại việc thả lỏng các bộ phận của cơ thể bị tác động bởi chuyện này. 6. Thiền định đứng nâng cao: Tẩy Tủy Kinh Sau một thời gian trở nên thành thạo với phần đầu của thiền định đứng, người võ sinh có thể sẵn sàng để tập luyện một bài tập thiền định khó hơn: Tẩy Tủy Kinh. Nó đòi hỏi một sự thành thạo đáng kể để có thể cảm nhận và có chủ định đi vào phần tủy sống của bạn. Bạn phải thả lỏng một cách sâu sắc về cả mặt thể chất và tinh thần. Bạn vẫn sử dụng cùng thế tấn, tư thế trước và cách thở ngược đã sử dụng trong phần đầu của bài tập (đả thông kinh mạch). Nhưng với bài tập này, bạn sẽ phải tập trung vào nhiều phần khác nhau của cơ thể. Tốt nhất trong 10 phút đầu của bài tập bạn nên tập trung sự chú ý vào 5 bộ phận nội tạng mang tính âm, mỗi bộ phận khoảng vài phút. Thứ tự để tập trung vào các bộ phận này rất quan trọng bởi nó đi từ cái dễ đến cái khó cảm nhận nhất. Bạn nên nỗ lực tập trung sự chú ý của mình một cách rõ ràng lên các cơ quan này: có một cảm giác rõ ràng về kích thước, hình dạng, vị trí của nó trong cơ thể và nhớ chủ tâm thả lỏng nó. Bắt đầu là phổi, bộ phận dễ cảm nhận nhất. Tiếp theo là tim, rồi đến gan, thứ tư là thận và cuối cùng là lá lách. 29 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- Một khi bạn đã chú ý được các cơ quan nội tạng này và thả lỏng nó được khoảng vài phút thì bạn có thể chuyển sự chú ý của mình qua bộ xương. Mục tiêu của bài tập Tẩy Tủy Kinh là dẫn khí vào bàn tay và bàn chân đi ngược xương cánh tay và cẳng chân đến xương vai và xương chậu, đi ngược cột sống, xuyên qua các xương sườn. Tiếp theo nguồn năng lượng từ bàn tay và bàn chân sẽ gặp nhau ở đốt sống tại vai. Sau đó khí được dẫn ngược lên cổ, đi vào hộp sọ và tẩy sạch bộ não cho đến mặt và xương hàm. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một sự tập luyện kiên nhẫn qua nhiều tháng miệt mài. Nhưng nó có giá trị của nó. Không có lời nào có thể diễn tả cảm giác đồng nhất và sức mạnh đến với bạn khi bạn thực hiện thành công việc tẩy rửa bộ não và tủy sống của mình bằng khí. Để bắt đầu bài tập, ta bắt đầu từ phần dễ nhất: bàn tay hoặc bàn chân. Dẫn khí đi qua các ngón tay đi vào trung tâm của phần xương tay. Bạn làm điều này bằng cách chủ định và sử dụng sự tưởng tượng như một công cụ hữu ích cho sự chủ định này. Và chủ định tạo ra một vùng chân không thông qua việc thả lỏng sâu lắng bên trong bộ xương là một điểm khởi đầu tốt. Sau đó bạn có thể tưởng tượng đang dẫn ánh sáng đi vào và điền đầy các vùng chân không này nhằm thả lỏng nó hơn nữa. Bạn nên tượng tượng việc dẫn ánh sáng khi hít vào và giữ chúng ở đó khi thở ra. Một điều quan trọng khác nữa là không được tập trung sự chú ý lên phần xương mà phải là phía bên trong phần xương- tủy sống. Nếu bạn chỉ chú ý lên phần xương, nguồn năng lượng sẽ chỉ bao bọc xung quanh phần xương hơn là làm sạch nó từ bên trong. Giữ trạng thái thả lỏng và thở một cách nhẹ nhàng và sâu lắng xuống phần bụng. Hơi thở là điểm mấu chốt trong bài tập này. Bạn phải thành thạo trong việc thở ngược trước khi tập bài tập này. Bạn cũng có thể tập bài tập này với hơi thở thuận nhưng việc tiến triển sẽ rất chậm và rất khó để có thể dẫn năng lượng đi xuyên qua vùng vai và hông. Việc thở nghịch là cần thiết để có thể dẫn khí đi vào phần trung tâm của cột sống và đi ngược lên bộ não. Có một nguồn năng lượng quan trọng trú ngụ tại phần nền của cột sống. Người xưa tin rằng họ có thể đạt được sự giác ngộ khi mà họ có thể dẫn khí nguồn năng lượng đó vào trong cột sống và đi ngược đầu. Thực sự một số người nói rằng khi bạn đạt được điều này bạn sẽ nghe thấy những âm thanh khác lạ như thể tiếng kèn trumpet. Ở Ấn Độ, những người tập Yoga nói rằng điều này xảy ra trong lần đầu tiên bạn thành công trong việc dẫn “Kundalini” hay con rắn năng lượng vào trong đầu. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, tôi có thể xác nhận là nó có xảy ra. Nhưng dù sao, với tôi thì nó nghe giống như là tiếng một đám đông đang cãi nhau hơn là tiếng kèn trumpet. Đó là một ví dụ về những sự cảm nhận khác nhau của các bộ não theo những phương thức khác nhau đối với những kinh nghiệm tương tự nhau. Bạn có 30 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- thể sẽ bỏ lỡ trải nghiệm này nếu cố gắng tìm kiếm một âm thanh đặc biệt nào đó hơn là dang rộng vòng tay đón nhận bất cứ thứ gì xảy đến với bạn. Bài tập dẫn con rắn năng lượng đi ngược lên này cũng là một dạng của Tẩy Tủy Kinh, nơi mà bạn bắt đầu từ xương cụt và dẫn khí đi vào cột sống thông qua xương cụt và tẩy sạch từ cột sống đến đầu. Một điều quan trọng là phải nhẹ nhàng nhíu cơ hậu môn lại khi bạn thở ra và thả lỏng nó khi bạn hít vào trong bài tập. Điều này giúp cho bạn giữ nguồn khí trong cột sống của bạn không bị thoát ra ngoài. 7. Bài tập nội công nâng cao trong bài Tiểu Niệm Đầu Mặc dù Tiểu Niệm Đầu là bài quyền đầu tiên được dạy cho những võ sinh mới nhập môn nhưng nó không phải là một bài quyền cơ bản. Thực sự thì nó là bài quyền cao cấp nhất trong ba bài quyền nếu nhìn từ khía cạnh nội công. Những ai đã tập nội công sẽ biết rằng những bài tập cao cấp nhất và đôi lúc là khó nhất trong các bài tập nội công thường trông rất đơn giản và chẳng có gì khó khăn để bắt chước. Bởi vì bài tập thực sự là những gì diễn ra bên trong cơ thể chứ không phải các động tác hay tư thế mà ta thấy ở bên ngoài. Bài Tiểu Niệm Đầu là một ví dụ hoàn hảo cho chuyện này. Ta quay trở lại với chuỗi bài tập đã được để cập ở trên: bài Bát Đoạn Cẩm có thể trở thành một bài khá cao cấp cho việc luyện tập nội công nếu hiểu đúng. Cũng như thế với việc đứng tấn và thiền định đứng. Tất cả có thể làm tăng nội công với những kỹ thuật khó ở bên trong khi mà kỹ năng của người tập luyện đã phát triển đến một mức độ nhất định. Tôi thường quan sát thấy điều này khi tập luyện ở Trung Quốc, tôi thấy những ông lão, bà lão vào những buổi sáng tập những bài về nội công rất cơ bản và đơn giản. Nhiều người trong số này có một trình độ rất cao về nội công và đã tập luyện nội công nhiều năm trời. Với thời gian tập luyện và mức độ thành thạo như vậy, những vị sư phụ này vẫn tiếp tục tập luyện nội công với những bài tập trông có vẻ như rất cơ bản. Sự thật là họ đang tập luyện những bài tập rất cao cấp bởi những bài tập này phát triển cùng với kỹ năng của người tập luyện. Một điểm duy nhất về bài tập nội công trong bài Tiểu Niệm Đầu là nó tương đối phức tạp ngay cả đối với hình thức đơn giản nhất của nó. Nguồn năng lượng được tạo ra rất mạnh, và nếu người võ sinh không có đủ khả năng để định hướng nó thì bài tập này có thể gây hại đến chính họ và làm mất cân bằng nguồn khí trong cơ thể hoặc làm quá tải các cơ quan chính yếu. Tuy nhiên, nếu bạn có đã học được khả năng hiện diện hoặc nhận thấy được nguồn năng lượng của mình, và khả năng có chủ đích hay định hướng nó để làm điều gì đó thì bạn đã ở trình độ tập được bài Tiểu Niệm Đầu mà không hề có bất cứ nguy cơ gì gây tổn hại đến bản thân. Mặc dù toàn bộ bài tập đều có một thành phần năng lượng đi kèm với nó, một phần bài tập đặc biệt nhằm phát 31 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- triển khí lực nằm trong bài quyền là chuỗi động tác mà bắt đầu từ động tác tán thủ (tan sau) và ba lần thực hiện động tác phục thủ/hộ thủ (fook sau/wu sau). Đây là phần xây dựng nội công của bài quyền, và cũng là phần được thực hiện với tốc độ rất chậm. Nhiều người võ sinh Vĩnh Xuân thực hiện chuỗi động tác này với một tốc độ đặc biệt chậm so với phần còn lại mà không hiểu tại sao. Sự thật là họ làm như thế vì đó là điều họ được bảo để làm. Nhiều người không hiểu lý do sâu xa của việc này là gì. Và không có lý do gì để thực hiện phần này chậm hơn các phần còn lại nếu bạn không tập nội công với nó. Khi bạn tập luyện ở khía cạnh nội công, chuỗi động tác này có thể kéo dài đến 20 phút hoặc cả tiếng để hoàn thành nó. Phần còn lại của bài quyền luôn được thực hiện với một tốc độ bình thường. Và nó nên được thực hiện với tốc độ đi quyền trong bài Tiêu Chỉ. Điều tôi muốn nói ở đây là người võ sinh nên sử dụng kỹ năng giải phóng năng lượng đã được dạy ở bài Tiêu Chỉ để phóng thích nguồn năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều quan trọng khi thực hiện phần còn lại của bài quyền sau khi bạn hoàn thành đoạn tập nội công là những động tác trong phần này sẽ lấy nguồn năng lượng vừa được tạo dựng luân chuyển khắp hệ thống kinh mạch trên cơ thể, làm sạch và cân bằng nó một lần nữa. Để đạt được hiệu quả cao nhất người võ sinh cần phải phóng thích nguồn khí của anh ta trong phần còn lại của bài quyền. a. Bốn nguyên tắc: Thả lỏng, Bám rễ, Thở và Tập Trung Để luyện tập nội công với bài Tiểu Niệm Đầu, bạn bắt đầu bài quyền này như bình thường. Điều thiết yếu là phải giữ cho cơ thể được thả lỏng và đầu óc được tĩnh lặng suốt bài tập. Vĩnh Xuân là một môn nội công mềm chứ không phải là ngạnh công. Việc thả lỏng là rất cần thiết để cho phép năng lượng chạy một cách tự nhiên qua cơ thể. Cùng với việc bạn đứng tấn, việc thả lỏng cho phép bạn lắng sự chú ý của mình xuống đất. Cùng lúc đó nâng nhẹ sự chú ý của mình qua khỏi đỉnh đầu. Cảm giác giống như là đầu bạn được treo bởi một sợi dây nhỏ trong khi phần dưới của cơ thể lại chôn ở dưới đất. Khi mà bạn lắng nguồn khí của mình xuống với một dòng chảy tự nhiên đi xuống bạn sẽ phát hiện ra rằng có một dòng chảy phản ứng ngược lại hướng lên trên. Dòng năng lượng chảy lên này thường được gọi là dương khí đi lên (yang raising) trong khi năng lượng bám rễ được gọi là âm khí lắng đọng (yin sinking). Nó là một sự kết hợp của sự lắng xuống và nâng lên mà bạn muốn tham dự bằng cách thả lỏng sâu sắc và nhẹ nhàng nâng đầu của mình từ đỉnh đầu (crown shakra/chakra) và lần lượt làm thư giãn phần cổ và cột sống và mở chúng ra một cách nhẹ nhàng. Điều này tạo điều kiện cho nguồn dương khí đi theo cột sống lên đỉnh đầu- như một sự cân bằng tự nhiên với bộ rễ của bạn. 32 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- b. Tay Tán Thủ (The Tan Sau) Ngay khi bạn mở bàn tay và đưa ra phía trước để bắt đầu thực hiện động tác tán thủ, bạn bắt đầu tập trung xây dựng năng lượng một cách sâu sắc. Mọi thứ bây giờ được thực hiện với một tốc độ cực kỳ chậm. Có thể nói rằng bạn thực hiện với tốc độ của một bông hoa đang nở. Thực sự thì rất khó để có thể nhận thấy được một động tác nào đang thực hiện. Tuy nhiên với những người chưa có kinh nghiệm bạn sẽ muốn thực hiện nhanh hơn một chút. Tốc độ lý tưởng cho một người võ sinh cao cấp là tốc độ nở của một bông hoa. Với tốc độ đó bài quyền sẽ cần cả tiếng đồng hồ để hoàn thành. Khi bạn chưa thành thạo bạn nên thực hiện bài quyền trong vòng 20- 30 phút. Tốc độ thực hiện các động tác sẽ xác định thời gian bạn thực hiện bài quyền này. Khi bàn tay được mở ra từ nắm đấm một cách chậm chạp, ngón cái nên được kéo vào một cách nhẹ nhàng, và ngón út được nâng lên để tạo một sự căng cơ nhẹ lên bài tay nhằm giúp cho sự tập trung khí cho quả bóng. Sự chú ý bây giờ được hướng đến hai nơi: Bạn lắng xuống bộ rễ của mình, hiện diện và có chủ đích cảm nhận nguồn năng lượng sâu vào quả đất. Tập trung vào thả lỏng nguồn năng lượng phía dưới bạn, tạo nên một vùng chân không hút bộ rễ năng lượng của bạn sâu xuống đất. Điều này làm tăng cường dòng chảy năng lượng xuống đất (một dòng chảy liên tục tồn tại trong vũ trụ). Cùng lúc đó bạn cũng hướng sự chú ý tới lòng bàn tay trái. Kéo ngón cái vào và nâng ngón út lên giúp cho sự tập trung khí vào lòng bàn tay. Nhưng đừng làm căng cơ các ngón tay, chỉ cần nhẹ nhàng kéo chúng với một lực vô cùng nhẹ. Cùng với việc nhẹ nhàng và chầm chậm mở bàn tay bạn nên chú ý tới cảm giác về khí trên tay Tay tán thủ bạn bằng cách tạo một một cảm giác thả lỏng sâu sắc ở đó (a deep relaxed vacuum feeling). Sự thực là việc bạn mở bàn tay một cách thật chậm sẽ rõ ràng hơn những cảm giác này. Khi việc này xảy ra- bạn chú ý đến năng lượng trong tay bạn, bạn nên bắt đầu có chủ đích để tăng cường nguồn năng lượng này. Với những sự có chủ đích một hình ảnh tưởng tượng luôn hữu ích. Bạn nên tưởng tượng một quả bóng ánh sáng được tạo ra cùng với vùng chân không trong tay bạn. Để bắt đầu bạn có thể sử dụng sự tưởng tượng tan chảy dùng trong thiền định đứng để mở các cánh cổng năng lượng trong lòng bàn tay và tạo nên vùng trống rỗng. Bước đầu bạn tạo một quả bóng nhỏ với ánh sáng mờ, được kéo ra từ bạn bởi vùng 33 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- chân không thả lỏng này. Cùng với quá trình mở bàn tay, bạn sẽ chủ định làm nó lớn lên và sáng hơn. Sự chủ định này sẽ còn lại như một điểm tập trung khi bạn từ từ ấn tay về phía trước cho đến khi hoàn thành đến vị trí tán thủ. Lúc bạn ở tư thế tán thủ quả bóng nên điền đầy bàn tay và sáng như mặt trời. Một người thầy giỏi sẽ có thể cảm nhận được quả bóng này và sẽ có nhận xét về sức mạnh của khả năng chủ định của bạn bởi chất lượng quả bóng mà bạn xây dựng. Cùng với việc bạn bắt đầu mở bàn tay bạn sẽ đặt đầu lưỡi lên vòm miệng và tập trung vào việc thở. Việc thở nghịch sẽ tốt hơn nhưng nếu bạn chưa sử dụng thành thạo kỹ năng này thì bạn nên sử dụng phương pháp thở thuận. Hơi thở sẽ bộc lộ rất nhiều thứ. Nó là sự thể hiện vật lý của tình trạng não bộ của bạn. Hơi thở không nên gượng ép, mạnh mà nên sâu lắng, nhẹ nhàng. Khi bàn tay bạn đã mở ra hoàn toàn và quả bóng bắt đầu được xây dựng bạn tập trung sự chú ý thêm vào một điểm nữa (hai điểm bạn đang chú ý đến là bộ rễ và bàn tay). Bạn sẽ chú ý đến năng lượng ở cùi chỏ tay trái. Thả lỏng nó một cách sâu sắc nhưng không để nó thay đổi vị trí. Một lần nữa, sử dụng bài tập hòa tan để mở cánh cổng năng lượng ở cùi chỏ và tạo một vùng chân không ở đó. Một khi năng lượng ở đó được thả lỏng, bạn chủ đích làm cho cùi chỏ trở nên nặng hơn, sử dụng một hình ảnh một khối nước nặng đọng ở trong và xung quanh cùi chỏ của bạn. Đồng thời với điều này, bạn vẫn tập trung vào bàn tay và bộ rễ, và bắt đầu đẩy cánh tay tiến tới một cách chậm chạp. Bạn nên thực hiện điều này bằng cách tưởng tượng khối nước được xây dựng trong cùi chỏ tạo ra một áp lực nhẹ nhàng đẩy cánh tay tiến về phía trước. Một khi cánh tay bắt đầu di chuyển, hãy giữ cho nó chuyển động một cách liên tục, nhẹ nhàng và thật chậm. Bạn có thể kết nối hình ảnh quả bóng trong bàn tay với hình ảnh khối nước đọng trong và xung quanh cùi chỏ bằng cách chủ đích cho nước chảy bên trong cánh tay đến bàn tay và điền đầy quả bóng. Nên có một cảm giác nặng về quả bóng trong bàn tay. Hình ảnh về vùng chân không trong bàn tay hút hoặc dẫn khí từ cùi chỏ lên bàn tay là hữu ích. Cho phép năng lượng di chuyển trong cánh tay và cơ thể với những làn sóng khác nhau của sự thư giãn và bình an. Nên đặt những làn sóng này cùng với quá trình bạn hít vào. Cùng với việc bạn mang năng lượng từ cùi chỏ đi lên bàn tay, dẫn sóng khí đi qua xương cánh tay trước và xâm nhập tại thời điểm bắt đầu mở phía sau của cùi chỏ. Đây là thời điểm mà việc tập luyện Tẩy Tùy Kinh trở nên hữu ích. Nguồn năng lượng nước tại cùi chỏ sẽ chảy qua xương cánh tay đến cổ tay, bàn tay, ngón tay và điền đầy các khúc xương này sau đó chảy đến quả bóng qua phần trung tâm của bàn tay. Để cho sự kết nối hai hình ảnh này diễn ra một cách từ từ. Chủ định cho nước dần dần từ cùi chỏ đi vào xương cánh tay một cách liên tục. Bạn phải 34 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- chú ý một cách sâu sắc cảm giác mà những hình ảnh này tạo ra và chúng sẽ hỗ trợ và làm mạnh thêm sự có chủ đích của bạn. Làn sóng nước này nên điền đầy bàn tay và xâm nhập vào quả bóng trong bàn tay trước khi bạn hoàn thành tư thế tán thủ. Bạn có thể sẽ thắc mắc là nguồn năng lượng ở cùi chỏ đến từ đâu? Với người mới tập thì việc tưởng tượng nguồn gốc của nó không quan trọng, việc cảm nhận năng lượng ở cùi chỏ là quá đủ cho khả năng hiện diện và có chủ đích của người mới tập. Nhưng với người tập cao cấp hơn thì có thể dẫn năng lượng trên cùi chỏ từ làn sóng năng lượng dương đi lên từ bộ rễ đến Đan Điền. Điều này sẽ được giải thích ở phần sau của bài tập. Bạn sẽ phải giữ bốn hình ảnh (lắng năng lượng âm xuông đất và bám rễ, sóng năng lượng dương đi lên, cùi chỏ nặng, và quả bóng trong bàn tay), hiện diện và có chủ đích với mỗi hình ảnh một cách đồng thời suốt quá trình thực hiện động tác này. Cuối động tác tán thủ hơi thở của bạn nên nhẹ nhàng và sâu lắng. Nó phải được cảm thấy như thả lỏng và đầy ắp, tương tự như hơi thở của một người đang trong một giấc ngủ sâu. Cũng trong phần cuối của động tác tán thủ bạn sẽ chú ý đến một sự rung động bắt đầu trong cơ thể. Thông thường nó bắt đầu từ cẳng chân (nhưng không phải luôn là như thế). Sự rung động nên cộng hưởng ở một tần số cao và không nên gây sự giật mạnh trong cơ thể hoặc làm thay đổi vị trí đứng tấn. Nếu sự co giật, giật mạnh xảy ra, nó là sự biểu hiện của cả việc đứng sai tư thế hay bị căng cơ hay thiếu khả năng điều khiển năng lượng của bạn. Khi bạn điều chỉnh lại cho đúng những điều này sự co giật sẽ dừng lại và sự rung động sẽ trở nên không thể nhận thấy đối với người xung quanh, trừ phi họ chạm vào bạn; nhận điều này là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang xây dựng một nguồn khí tốt và mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Cùng với sự phát triển trong việc tập luyện, sự rung động sẽ tăng lên một chút và lan tỏa khắp cơ thể. Nếu bạn chưa cảm nhận được sự rung động này, đừng lo lắng, nó sẽ đến theo thời gian như một sự thể hiện vật lý của sự cân bằng giữa nguồn khí dương đi lên và khí âm bám rễ xuống đất. Hãy tiếp tục với phần còn lại của bài tập. c. Tay hộ thủ (The Wu Sau) Trong phần cuối của động tác tán thủ, bạn bắt đầu xoay bàn tay vào trong (the huen sau maneuver) và kết thúc với tư thế hộ thủ (wu sau) kéo dài. Động tác này được thực hiện chậm nhưng không chậm như động tác tán thủ. Việc quay nên thực hiện trong khoảng một phút. Khi bạn quay bàn tay bạn nên từ từ nâng tấn của mình lên khoảng 1 inch. Bạn sẽ hạ thấp xuống lại khi bắt đầu thực hiện động tác phục thủ. Tiếp tục duy trì sự chủ định với việc bám rễ; bạn chỉ cần nâng tấn lên một chút xíu. Với những võ sinh cao cấp, việc nâng lên này là kết quả của luồng khí dương đi lên cân bằng với 35 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- việc bám rễ đi xuống. Nguồn năng lượng đi lên như một cơn sóng tương tự như sóng nước trên bãi biển. Cơn sóng khí đi lên này có thể sử dụng như một dạng việc phóng năng lượng (fa-jing/issuing of energy) trong bài Tầm Kiều và Tiêu Chỉ. Tiếp tục duy trì hình ảnh quả bóng ánh sáng dính trên bàn tay bạn. Khi bạn quay bàn tay, quả bóng vẫn dính vào lòng bàn tay và dòng năng lượng chảy từ cùi chỏ vẫn tiếp tục. Khi bạn khóa cổ tay ở tư thế hộ thủ bạn thả lỏng cánh tay và để cho trọng lượng của cánh tay đè lên cùi chỏ, tại thời điểm này bạn đảo ngược lại hướng đi của dòng năng lượng: chảy từ quả bóng xuống cùi chỏ. Để làm được điều này, một lần nữa bạn tạo ra một vùng chân không thả lỏng tại cùi chỏ. Cùng với việc bạn kéo tay hộ thủ vào, cùi chỏ trở nên nặng hơn bởi dòng năng lượng chảy từ bàn tay qua các xương và đến chỗ cùi chỏ. Điều này giúp tạo ra hình ảnh sức nặng của cùi chỏ đang kéo toàn bộ cánh tay vào trong cơ thể một cách nhẹ nhàng, chầm chậm với một áp lực không đổi. Tốc độ thực hiện động tác hộ thủ cũng giống như tốc độ trong động tác tán thủ. Hơi thở cũng thế: thả lỏng và sâu lắng. Nguồn năng lượng đang được dẫn từ quả bóng dính trên bàn tay được tăng thêm bởi việc dẫn nguồn năng lượng vào cơ thể thông qua các ngón tay hộ thủ. Hình ảnh dẫn ánh sáng vào thông qua các ngón tay có thể được sử dụng để chủ đích cho điều này. Cảm giác về quả bóng thường sẽ thay đổi thành cảm giác bàn tay được bao bọc bởi năng lượng. Điều này xảy ra bởi vì sự chủ định của bạn bây giờ là dẫn khí từ đến vùng cùi chỏ chứ không phải là xây dựng quả bóng năng lượng. Bạn có thể chú ý đến cảm giác về khí xung quanh tay hộ thủ, cả lòng bàn tay và lưng bàn tay. Sự chú ý của bạn sẽ nằm trên bàn tay, dòng chảy của khí chạy theo tủy sống trong cánh tay, và tích tụ lại thành một hồ chứa khí ở cùi chỏ, trong khi đó bạn tiếp tục duy trì, bám sâu bộ rễ năng lượng. Bạn nên bắt đầu nhận thấy sự rung động của cơ thể. Cùng với việc bạn lập lại chu kỳ này ba lần bạn sẽ chủ đích làm cho sự rung động này đi lên cột sống và lên đầu, cũng như là đi xuống bàn tay và cánh tay. Khi bạn đã trở nên thành thạo trong việc tập luyện, việc dẫn khí qua cánh tay đến cùi chỏ sẽ được tiếp tục dẫn từ cùi chỏ đến Đan Điền và sau đó là đi xuống bộ rễ. Điều này nối kết tay phục thủ với bộ rễ năng lượng. Một lần nữa, những điều này được thực hiện bởi việc sử dụng hình ảnh 36 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- có chủ đích: tạo một vùng chân không/ thả lỏng hút năng lượng bắt đầu từ cùi chỏ sau đó đến Đan Điền và cuối cùng là quả đất. d. Tay phục thủ (The Fook Sau) Khi bàn tay đã được đưa về vị trí kết thúc của động tác hộ thủ, bạn bắt đầu chuyển nó qua vị trí phục thủ. Sự chuyển tiếp này cũng được thực hiện với tốc độ như tốc độ trong động tác tán thủ và hộ thủ. Khi bạn hạ thấp bàn tay đồng thời bạn cũng chầm chậm hạ tấn xuống khoảng 1 inch. Hơn nữa điều này sẽ ép bộ rễ năng lượng xuống và kết quả là một dòng khí dương mạnh hơn sẽ đi lên trên. Vị trí phục thủ là phần xây dựng khí mạnh nhất trong bài tập. (Lower your root intention) và đảo ngược sự tập trung chú ý để bạn chú ý nhiều hơn đến luồng dương khí dẫn năng lượng đi lên từ rễ. Bạn nên chủ định dẫn năng lượng từ dưới đất lên nhịp nhàng theo từng cơn sóng qua cẳng chân đến Đan Điền và lên phần phía trước của cơ thể theo đường kinh mạch (conception vessel path) đến chấn thủy (solar plexus). Nếu bạn cảm thấy không thể dẫn năng lượng qua một vùng nào đó của cơ thể thì hãy sử dụng bài tập hòa tan để làm thông năng lượng ở điểm đó và tạo ra một vùng trống rỗng để hút năng lượng đi qua vùng này. Khi bàn tay phục thủ gập lại hướng về phía ngực của bạn và những ngón tay cùng với nhau gắp năng lượng đang được xây dựng ở chấn thủy và dẫn về bàn tay của bạn. Bây giờ bạn có một dòng khí chạy từ bộ rễ lên đôi chân, qua Đan Điền, lên và ra khỏi chấn thủy, vào những ngón tay và bàn tay của tay phục thủ và qua tủy sống xương cánh tay trước đi đến cùi chỏ. Cùng với việc bạn chầm chậm đưa tay phục thủ ra phía trước hình dung một dòng chảy của khí (nghĩ về nó giống như nước hoặc ánh sáng) chảy từ ngực vào bàn tay, làm đẩy bàn tay về phía trước, trong khi đó sự tích tụ năng lượng tại cùi chỏ kéo cùi chỏ vào vị trí trung tâm. Hình ảnh quả bóng ánh sáng dính vào bàn tay trong tư thế tán thủ và hộ thủ bây giờ trở thành một một dòng chảy ánh sáng chảy từ ngực vào lòng bàn tay. Cùng với việc cánh tay từ từ đi lên phía trước, vùng năng lượng tụ ở cùi chỏ được dẫn theo xương cánh tay đi lên vai và cổ. Bạn nên bắt đầu điều này bằng cách làm thông cánh cổng năng lượng ở xương vai và cổ. Mặc dù bạn sẽ thường cảm thấy năng lượng bao quanh cánh tay và bàn tay, việc tập trung sự chủ đích của bạn để dẫn 37 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- nó đi vào bên trong xương là rất quan trọng. Kỹ thuật Tẩy Tủy Kinh đòi hỏi phải có một năng lực hiện diện và chủ đích sâu sắc. Thêm vào việc dẫn năng lượng từ bộ rễ đến chấn thủy (solar plexus) và cánh tay phục thủ, bạn cũng đồng thời dẫn một nguồn năng lượng tương tự từ rễ lên hông. Thực sự bạn cho nó tụ ở Đan Điền và sau đó chia ra làm hai phần, một phần đi lên theo đường (conception vessel- mạch nhâm) đến chấn thủy và một phần đi theo một hướng (governing vessel- mạch đốc) đi vào trung tâm của cột sống thông qua xương cụt. Từ nó bạn dẫn khí qua xương cụt đi lên vào cột sống và từ từ gặp năng lượng từ cùi chỏ đi lên tại cổ. Sau đó nó được đưa lên não và làm sạch bộ não. Để thực hiện điều này hiệu quả, bạn cần phải sự dụng bài tập hòa tan để làm thông cánh cổng năng lượng tại xương cụt và cho phép năng lượng xâm nhập vào từ đó. Bạn có thể đi xa hơn khi dẫn khí đi dọc cột sống bằng cách tăng dần sự thả lỏng và tạo ra những vùng chân không ứng với mỗi đốt sống từ xương cụt lên đến hộp sọ. Giữ cảm giác được nâng lên ở đỉnh đầu trong suốt bài tập là một điều cần thiết. Việc dẫn năng lượng đi từ đất lên nên được thực hiện bằng cách dẫn nó vào bàn chân và đi qua tủy sống của xương ống chân. Khi nó đi đến xương chậu bạn dẫn nó đi dọc theo tuyến sinh dục vào Đan Điền. Điều này sẽ làm cho nguồn năng lượng sinh dục có thể tiếp thêm vào năng lượng từ bộ rễ và điền đầy Đan Điền và sau đó chảy ngược lên ngực và được dẫn đến tay phục thủ của bạn. Một khi Đan Điền đã được điền đầy, sự nối kết được tạo ra giữa bộ rễ năng lượng và tay phục thủ có thể được chia ra làm hai, một nửa đi đến tay phục thủ và phần còn lại đi đến xương cụt và đi ngược lên cột sống. Một sự co cơ nhẹ ở cơ hậu môn sẽ rất có ích để định hướng khí đi vào xương cụt. Sự rung động của cơ thể sẽ trở nên mạnh hơn sau tư thế phục thủ, đừng cố gắng loại bỏ nó và gây nên tình trạng cơ bị giật mạnh. Hãy tập trung vào nó với phần bụng và cho phép nó điền đến vùng ngực, cánh tay và đầu. Sự thả lỏng và đứng đúng tư thế là chìa khóa để giữ nó trong tầm kiểm soát, dẫu cho nếu bạn trở nên mệt lả và không đủ khả năng để thả lỏng một cách thích đáng, hoặc tập trung sự chủ đích đủ mạnh để phân luồng nguồn năng lượng mà bạn đang tạo ra. Đó là lý do vì sao bạn không nên cố gắng thử tập bài tập này trước khi bạn đã phát triển được một kỹ năng có chủ định cần thiết. Khi bạn mới tập bài này nên tập khoảng 20-30 phút cho những lần đầu tiên. Sau khi bạn đã quen thuộc với bài tập này bạn có thể tập trung tinh thần lâu hơn và có thể tăng thời gian tập bằng cách làm chậm lại các động tác trong bài tập. Tuyệt đối không được tăng số lượng động tác; điều này sẽ làm thay đổi tính chất động của bài quyền. Luôn thực hiện chuỗi động tác ba lần ở mỗi tay, không hơn, không kém. 38 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 1
14 p | 752 | 304
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 5
15 p | 686 | 284
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 2
16 p | 567 | 262
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 4
18 p | 387 | 220
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 6
17 p | 404 | 220
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 7
13 p | 400 | 189
-
Nguyên Lý Khí Công Đạo Gia: Công Pháp Thai Túc
9 p | 572 | 91
-
Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình)
23 p | 278 | 45
-
Bài giảng Du lịch bền vững (Sustainable tourism) - Chương 3: Đánh giá tính bền vững của du lịch và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững
59 p | 229 | 37
-
Bài thuyết trình: Năm thông số trong du lịch sinh thái
18 p | 162 | 25
-
Thị xã Sông Công - Điểm đến tour du lịch
5 p | 143 | 17
-
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
14 p | 133 | 15
-
Khám phá công viên quốc gia cổ nhất thế giới ở Hoa Kỳ
4 p | 90 | 7
-
Nước Đức cổ kính và hiện đại
5 p | 85 | 4
-
Thực trạng và một số giải pháp phát triển bền vững bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng ở thành phố Thanh Hóa
9 p | 2 | 2
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
5 p | 4 | 2
-
Đình Phả Trúc Lâm và nghề da giầy ở Thăng Long
4 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn