sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 6
lượt xem 220
download
CHƯƠNG 7:MỤC ĐÍCH CỦA NIÊM THỦ VÀ THÁI ĐỘ CẦN CÓ Không có gì phải nghi ngờ khi nói rằng niêm thủ là bài tập quan trọng nhất trong Vĩnh Xuân, khi mà nó được hiểu đúng cách. Nhiều người dường như có những hiểu biết sai lệch về mục đích bài tập này. Một số sử dụng nó như một công cụ để tập dợt cho trận chiến hay thậm chí để đập nhau với võ sinh khác. Những suy nghĩ này tuyệt đối nên tránh. Niêm thủ không bao giờ được thiết kế nhằm với mục đích đó....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 6
- CHƯƠNG 7:MỤC ĐÍCH CỦA NIÊM THỦ VÀ THÁI ĐỘ CẦN CÓ Không có gì phải nghi ngờ khi nói rằng niêm thủ là bài tập quan trọng nhất trong Vĩnh Xuân, khi mà nó được hiểu đúng cách. Nhiều người dường như có những hiểu biết sai lệch về mục đích bài tập này. Một số sử dụng nó như một công cụ để tập dợt cho trận chiến hay thậm chí để đập nhau với võ sinh khác. Những suy nghĩ này tuyệt đối nên tránh. Niêm thủ không bao giờ được thiết kế nhằm với mục đích đó. Nếu bạn muốn chiến đấu tốt nhất nên dùng một số dụng cụ bảo vệ và vũ khí! Niêm thủ có một mục đích lớn hơn nhiều so với chuyện so sánh xem kỹ năng của ai tốt hơn. Với bài tập niêm thủ, người võ sinh sẽ được học những kỹ năng sâu sắc và thiết yếu của năng lượng âm về việc kết nối với người khác. Việc tập luyện nhằm phát triển năng lực lắng nghe chuyển động và phản ứng lại nó theo một cách sáng tạo của riêng bạn. Khi tập luyện niêm thủ đúng cách bạn sẽ tham gia cùng người khác tại một mức độ tâm linh sâu sắc và cùng trải nghiệm về sự thống nhất của một thế giới siêu hình. Với một thái độ đúng trong việc tập luyện niêm thủ, người tập sẽ biểu hiện một sự bình an. Biểu hiện này sẽ mở ra một lời mời với người bạn tập cùng tham gia tạo nên một sự nối kết và điều này sẽ dạy cho cả hai sự tinh tế sâu sắc của việc hiện diện trong giây phút hiện tại.Trong khi tập luyện niêm thủ bạn sẽ học cách vượt qua sự huyên thuyên vô tận của đầu óc để đạt đến trạng thái Mu-Shin1 và đánh thức khả năng kết nối với những gì đang xảy ra để sáng tạo nên những phản ứng hoàn hảo. 1. Học một ngôn ngữ mới. Một hình thức ẩn dụ hay nhất nói về những điều mà niêm thủ sẽ dạy bạn là việc học nói một ngôn ngữ mới. Và điều này không khác gì với việc bạn tập luyện niêm thủ. Bạn đang học để nói chuyện bằng ngôn ngữ của chuyển động chứ không phải âm thanh. Bạn phải hiểu được những di chuyển đó được thực hiện như thế nào và học cách lắng nghe những di chuyển đó để hiểu được bản thân phải di chuyển như thế nào nhằm phản ứng lại với những di chuyển đó. Nếu bạn học nói một ngôn ngữ khác bạn cũng phải đi qua các giai đoạn phát triển để đạt được những kỹ năng cho ngôn ngữ mới. Quá trình đó cũng tương tự như trong tập luyện niêm thủ. Để được tập niêm thủ bạn phải thành thạo các kỹ thuật trước. Kỹ thuật như những từ đơn, việc đầu tiên khi bạn học một ngôn ngữ mới là nhớ các từ như: cái ghế, cái nhà, con chó, con mèo, chạy, nhảy… Những từ này là công cụ để bạn sử dụng nhằm thể hiện suy nghĩ của bản thân với ngôn ngữ mới. Các kỹ thuật của bạn cũng là những công cụ bạn sử dụng để thể hiện mình với ngôn ngữ của chuyển động. Một khi bạn đã nhớ các từ một cách tương đối bạn sẽ học các nguyên tắc tạo ra các sự kết hợp một cách đúng đắn giữa các từ này để tạo ra các 72 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- cụm từ mạch lạc và có thể hiểu được. Còn trong niêm thủ bạn học những nguyên tắc đúng đắn của sự di chuyển để khi bạn di chuyển tạo nên một sự có nghĩa với hoàn cảnh hiện tại. Đây là phần khó nhất của việc học ngoại ngữ. Ta có thể nhớ hàng đống từ về các đồ vật, hành động, nhưng phải tốn rất nhiều nỗ lực để học cách sắp xếp chúng nhằm có thể biểu đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Bạn thường bắt đầu với những nguyên tắc cơ bản và thiết yếu nhất, giống như thứ tự sắp xếp của động từ và danh từ, cách sử dụng thì… Trong ngôn ngữ của chiến đấu (chuyển động) đầu tiên bạn sẽ học sự quan trọng của việc di chuyển quanh đường trung tâm, của việc tìm vị trí hợp lý với bạn tập, của tư thế đúng và chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Bạn sẽ tìm thấy các nguyên tắc đó trong các bài quyền của Vĩnh Xuân. Khi bạn bắt đầu nắm bắt được ngôn ngữ bạn sẽ thực hiện được những cuộc nói chuyện chậm rãi và đầy kiên nhẫn với người bản xứ. Miễn là họ sử dụng những từ và cụm từ đơn giản bạn sẽ có thể hiểu được và trả lời lại. Cũng giống như trong bước đầu tập luyện niêm thủ bạn nên tập một cách chậm rãi, hầu hết đều tập ở một tốc độ chậm, nên nó sẽ là một bài tập dễ dàng, một sự trao đổi đơn giản được thực hiện một cách kiên nhẫn và không có tính cạnh tranh ở đây. Bạn không thể tranh cãi với một người bản xứ được giáo dục tốt khi mà bạn chỉ vừa mới học ngôn ngữ đó. Bạn sẽ không thể nào bắt kịp và không thể trả lời những câu hỏi của họ bởi nó quá phức tạp và được nói với một tốc độ mà bạn chưa thể bắt kịp được. Việc học ngôn ngữ của chuyển động cũng thế, bạn sẽ không thể thành công trong việc trao đổi những kỹ thuật này một cách đúng đắn với một tốc độ trung bình hoặc nhanh nếu như bạn vẫn đang học những nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ chuyển động. Không nên có tính cạnh tranh trong niêm thủ cho đến khi bạn đạt được một trình độ từ trung đến cao cấp. Một khi những nguyên tắc cơ bản trở thành một phần trong cách bạn di chuyển, sau đó bạn chuyển tới học những nguyên tắc sâu hơn của chuyển động và chúng cho phép bạn đặt và trả lời với những câu hỏi phức tạp hơn trong cuộc nói chuyện bằng niêm thủ. Khi bạn đạt được mức độ này bạn sẽ phát hiện ra rằng những nguyên tắc sâu hơn này là những nguyên tắc về khí, và cách sử dụng nó để kết nối, đọc và điều khiển chuyển động của người khác. 2. Vấn đề về khí trong bài tập niêm thủ Bài tập niêm thủ trong Vĩnh Xuân là một quá trình tiến triển nơi mà hai người tập luyện học cách di chuyển cùng với người khác như thể họ bị dính vào nhau. Tại mức độ căn bản nhất nó trông như bài tập được thiết kể để dạy người võ sinh cách dính cánh tay vào cánh tay của bạn tập, và di chuyển cùng với di chuyển của họ. Tuy nhiên, mục đích thực sự của niêm thủ trở nên rõ ràng trong khi tập ở cấp độ cao cấp, 73 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- khi mà những người võ sinh học cách trình diễn bài tập trong mở rộng khí vào tứ chi và lên bạn tập. Trong khi phát triển kỹ năng về khí một cách thành thạo trong bài tập niêm thủ họ sẽ chú ý thấy rằng khí có một bản chất tự nhiên là bám dính. Có lẽ do bề ngoài của bài tập, và thuộc tính cố hữu của năng lượng là bám dính, đã tạo nên một sự hiểu thông thường là niêm thủ là bài tập dính tay, một sự trao đổi đơn giản là những người võ sinh tập luyện với sự bám dính cánh tay với nhau. Mặc dù bề ngoài của bài tập có thể đúng với quan niệm này, kinh nghiệm của việc tập luyện niêm thủ có những thứ mà bài tập nội công không đạt được. Mặc dù từ ngữ được sử dụng để đặt tên cho bài tập được dịch chính xác là “dính tay” nhưng bản thân bài tập có những ý nghĩa sâu hơn là những kỹ năng của việc bám dính và đi theo chuyển động của cánh tay bạn tập. Cảm giác của tôi rằng tổ sư của Vĩnh Xuân chọn một từ không phổ biến “Chi, cho bám dính” để gợi ý cho những người võ sinh rằng nó một ý nghĩa sâu xa hơn chỉ đơn thuần là bài tập bám dính. Nên hiểu biết của chúng ta về niêm thủ sẽ phù hợp hơn với mục đích thực sự của bài tập nếu ta biết rằng nó bao gồm định nghĩa về “cánh tay năng lượng” hay “năng lượng trong cánh tay” như một sự ám chỉ đằng sau từ ngữ dịch trực tiếp là “niêm thủ”. Một kết quả đáng tiếc xuất phát từ sự hiểu sai về bài tập mấu chốn của Vĩnh Xuân là rất nhiều võ sinh của môn võ này tập luyện niêm thủ mà chưa hề có sự trải nghiệm bài tập với khí như một mục đích chính. Với những người võ sinh ở phương Tây bài tập niêm thủ phần lớn trở thành một bài tập đơn thuần về sự chuyển động vật lý hơn là nhằm một sự phát triển và bộc lộ của khí. Xuyên suốt quá trình tập luyện Vĩnh Xuân ta thấy rằng cùng với tập niêm thủ người võ sinh học cách điều khiển và bộc lộ năng lượng của mình từ các bài quyền và 74 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- sự rèn luyện, anh ta cũng sẽ học cách để nhận ra, đọc và điều khiển không những nguồn khí của bản thân mà còn nguồn khí của bạn tập thông qua bài tập niêm thủ 3. Bài tập quan trọng nhất: Niêm thủ đơn Bài tập mấu chốt cho sự phát triển và thể hiện một năng lực sâu sắc về khí trong một mối quan hệ động khi chiến đấu là bài tập niêm thủ đơn. Thường thì bài tập trông khá đơn giản và thừa thãi nhưng bài tập này là trung tâm mà mọi kỹ năng khác về niêm thủ sẽ phát triển từ đó. Sự đơn giản trong việc chuyển động đồng thời cho phép người võ sinh tập trung toàn bộ sự chú ý vào sự tinh tế của bài tập. Trong suốt quá trình tập luyện niêm thủ đơn người võ sinh sẽ phát triển kỹ năng điều hướng nguồn khí của mình bởi một sự điều khiển nhẹ nhàng thông qua sự hiện diện và có chủ đích. Trong bài tập niêm thủ bộ não sự được dạy cách cảm nhận và định hướng nguồn khí thông qua một sự điều chỉnh tinh tế của ý chí. Cũng trong bài tập này người võ sinh sẽ học cách cảm nhận và đọc được chủ đích của bạn bạn tập. Có 12 giai đoạn tập luyện của kỹ năng kết nối được học và tập luyện trong niêm thủ và trước hết là được tập trong bài niêm thủ đơn. Các giai đoạn của sự kết nối cũng được gọi là các giai đoạn trong hiện diện sự tương tác (“being” interaction). Cụm từ này được sử dụng với mục đích thể hiện các giai đoạn phát triển của sự tương tác được học với bài tập niêm thủ đòi hỏi phải có một sự chuyển đổi căn bản trong các bạn hiện diện, nhận thức và hiểu biết về thế giới. Nói một cách khác, nó đánh thức khả năng hiện diện một cách hoàn toàn và đầy đủ trong giây phút hiện tại. Điều này thực sự rất có ý nghĩa khi bạn nhận ra rằng chỉ có một số ít người thực sự sống trong giây phút hiện tại. Để có thể hiện diện một các đầy đủ với hiện tại đòi hỏi phải có sự dừng lại của một giọng nói luôn vang lên trong đầu và không ngừng giải thích và đánh giá thế giới xung quanh bạn. Sự huyên thuyên này đã luôn hiện diện trong chúng ta và tách chúng ta ra khỏi những trải nghiệm hiện thời của bản thân. Các giai đoạn phát triển của sự tương tác này dạy cho bạn cách dừng giọng nói này lại và cho đánh thức khả năng tương tác và cảm nhận thế giới một cách trực tiếp, hoàn toàn và nguyên vẹn. Cho nên, 75 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- cột mốc quan trọng trong sự phát triển của kỹ năng tương tác là trạng thái Mu-Shin hay một sự tĩnh lặng của tâm trí. Mười hai giai đoạn này được sắp xếp vào bốn nhóm với 3 giai đoạn mỗi nhóm. Mỗi giai đoạn trong một nhóm kết hợp với nhau và tạo nên một chất lượng và điều kiện đặc biệt của sự hiện diện. Cho nên, chúng ta gọi nó là: các giai đoạn trong việc hiện diện sự tương tác. Nhóm 3 giai đoạn đầu tiên bao hàm những yếu tố vật lý và thể chất cần thiết để tạo điều kiện cho người võ sinh đặt khí lên các bộ phận của cơ thể. Nhóm thứ hai dạy về những chất lượng những yếu tố thể chất cần có để khí có thể được điều khiển và bộc lộ một cách hiệu quả. Phần thứ ba sẽ làm bài tập trở nên phấn khích với khí. Phần thứ tư dạy người võ sinh cách điều khiển khí của bản thân và của bạn tập thông qua sự trao đổi. Các giai đoạn này được liệt kê ra ở đây. Điều quan trọng cần phải chú ý là các giai đoàn này mang tính tiên quyết. Nói một cách khác là chúng được xây dựng dựa trên nền tảng của cái có trước. Cho nên người võ sinh sẽ không thể thành công trong việc tập luyện ở giai đoạn 7 về “ku” hay “điều khiển cây cầu” nếu một trong 6 giai đoạn trước chưa được hoàn thành đúng. 4. Phát triển một sự kết nối sâu sắc thông qua niêm thủ: 12 giai đoạn tăng tiến của việc hiện diện sự tương tác Chọn vị trí: Để chiếm lấy một lợi thể chiến lược Hiện diện sự tương tác cùng với Vĩnh Xuân kung fu đòi hỏi phải có một sự hiểu biết và ứng dụng đúng về kỹ năng sử dụng vị trí. Đây là cấp độ cơ bản nhất của việc hiện diện sự tương tác. Vị trí đạt được bởi sự ứng dụng đúng đắn và chính xác các kỹ thuật và tư thế trong một mối tương quan với vị thế và kỹ thuật của đối thủ. Vị trí bao gồm tất cả kỹ thuật tay, thế tấn, kỹ thuật chân, hướng của cơ thể và việc sử dụng đúng đắn nguyên tắc đường trung tâm. Vị trí không chỉ đòi hỏi kỹ thuật phải chuẩn xác mà còn những yếu tố tinh tế khác như mức độ thả lỏng, việc chuyển đổi từ vị trí này sang vị trí khác một cách đúng đắn so với chuyển động của đối thủ. Vị trí là một nền móng chính mà các kỹ năng về sự tương tác khác được xây dựng trên nó. Nếu kỹ năng về vị trí bị sai thì việc tập luyện tất cả các kỹ năng khác sẽ không tránh khỏi sự thất bại. Cho nên, nếu một người không thể kết nối được với người khác thì nơi vấn đề đầu tiên cần xem xét là vị trí. Cân bằng: nhằm duy trì sự liên tục và toàn vẹn Cân bằng là nguyên tắc nền tảng thứ hai của việc hiện diện sự tương tác. Một khi kỹ năng về vị trí đã được thành thạo với một mức độ nhất định bạn có bắt đầu tập trung vào việc cân bằng. Để cân bằng một cách đúng đắn bạn phải cân bằng A) với vị 76 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- trí của mình, B) giữa vị trí của của đối thủ và bản thân, và C) giữa các vị trí khác nhau khi bạn chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, khi bạn giữ tay/chân này với một vị trí và tay/chân kia với một vị trí khác. Cho nên cân bằng có tất cả ba khía cạnh cần được áp dụng. Để cân bằng với vị trí cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về vị trí hay kỹ thuật thuật đang được sử dụng. Vai, cùi chỏ và bàn tay cần phải có một sự thả lỏng hợp lý khi thực hiện các kỹ thuật này nếu không bạn sẽ bị mất cân bằng. Cảm giác nặng hay áp lực đè lên đối thủ phải cân bằng được với áp lực mà anh ta sử dụng lên bạn. Đầu tiên thì điều này được thực hiện bằng cách tạo ra một áp lực bằng với áp lực của đối phương. Tuy nhiên, ở những cấp độ cao hơn anh ta sẽ học cách cân bằng áp lực bằng ý của mình hơn là bằng sức mạnh vật lý. Cân bằng áp lực hay trọng lượng của đối thủ chính là sự cân bằng giữa bạn và đối thủ (B). Sau đó, duy trì một sự cân bằng tương tự ở bên trong giữa tứ chi với nhau và giữa bạn và người bạn tập trong khi thay đổi vị trí và tư thế chính là khía cạnh thứ ba của sự cân bằng. Sự cân bằng cũng nên được ứng dụng vào mức độ của sự quyết tâm, cường độ của sự khao khát, tốc độ của chuyển động và lực hay sức mạnh của cú đánh. Về bản chất thì một người phải cân bằng trong nội tại bản thân trước, và sau đó phản chiểu lại cảm giác của đối thủ một cách chính xác. Để làm được điều này bạn phải học cách cảm nhận được khía cạnh này của đối thủ và phản hồi chúng ngược lại. Nếu bạn nhận thấy đối thủ của mình đã bị mất cân bằng theo một cách nào đó thì bạn có thể tìm được một điểm yếu và khai thác điểm yếu này để đánh bại anh ta. Bám dính: Bám dính là chìa khóa và nền tảng vững chắc thứ ba cho việc thực sự hiện diện sự tương tác trong Vĩnh Xuân. Một khi kỹ năng về vị trí và cân bằng đã đạt được với một mức độ thành thạo tương đối thì ta có thể làm cho sự kết nối với bạn tập trở nên sâu hơn bằng cách ứng dụng nguyên tắc bám dính. Để có thể bám dính hiệu quả, sự thả lỏng tại mỗi vị trí phải đạt được ở một mức độ cao. Tay của bạn nên “tan chảy” vào tay của bạn tập. Sự chủ đích tan chảy này là nên có để cân bằng áp lực nhẹ nhàng của bạn tập bằng một áp lực nhẹ nhàng tương đương hướng về phía đường trung tâm của anh ta. Với những điều này ta sẽ cảm thấy được sự chuyển động và di chuyển cùng với bạn tập. Chuyển động của bạn cần thiết phải chính xác phản chiếu lại chuyển động của anh ấy. Bạn di chuyển cùng hướng và tốc độ với chuyển động của anh ta để duy trì sự kết nối và cân bằng. Bằng cách này các chi sẽ ở trạng thái bám dính với nhau. Không nên có một sự trượt nào ở các chi. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là một người đang không di chuyển đúng tốc độ hoặc hướng hoặc anh ta bắt đầu chuyển 77 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- động của mình trước hoặc sau chuyển động của bạn tập thay vì là cùng lúc. Một khi việc bám dính được thực hiện đúng đắn, một người quan sát sẽ không thể biết ai là người khởi tạo chuyển động. Bề ngoài nhìn như là cả hai đơn giản là bắt đầu chuyển động cùng lúc và các động tác của họ hài hòa một cách hoàn hảo với nhau. Việc ứng dụng đúng nhóm 3 nguyên tắc đầu sẽ tạo ra: MỘT SỰ KHÓA. Vị trí, Cân bằng và Bám dính là những nguyên tắc nến tảng để tạo ra một sự kết nối với đối thủ. Khi nó được ứng dụng như được miêu tả ở trên thì kết quả là tạo ra một sự khóa, chốt bạn vào đối thủ. Những nguyên tắc nền tảng này tạo ra một cái KHÓA. Đánh thức và làm sống động kết nối Một khi ba nguyên tắc nền tảng đã được sử dụng thành thạo và tạo ra được một cái khóa kết nối, bước tiếp theo là đánh thức và làm sống động sự kết nối. Việc ứng dụng nguyên tắc của sự đàn hồi sẽ tạo ra kết quả này. Để đàn hồi bạn tạo ra một lực nhẹ nhàng (khoảng 100gram) với các kỹ thuật của mình liên tục hướng về phía đường trung tâm hay điểm cân bằng của đối thủ. Lúc đầu điều này sẽ rất khó để thực hiện nhưng cùng với việc tập luyện nó sẽ trở thành một trạng thái tự nhiên. Với mọi kỹ thuật, từ tấn pháp cho đến vị trí tay mà có kết nối với cánh tay của bạn tập , sẽ có một áp lực lò xo 100 gram nhẹ nhàng đi cùng với nó. Áp lực lò xo này sẽ nhún nhường trước một lực lớn hơn, nhưng nó luôn có chủ đích hướng về phía trước. Ngay cả khi cánh tay bị đẩy về phía sau nó vẫn luôn tồn tại một áp lực 100gram hướng về phía trước. Nếu cánh tay bị rời ra một cách đột ngột nó sẽ ngay lập tức bắn về phía trước với không một chút chậm trễ. Chiếc lò xo trong thế tấn đến từ chân sau và eo. Sự kết hợp của cả tất cả các lò xo trong cơ thể có thể tạo ra một sự phóng thích lực vô cùng ấn tượng mà không cần nỗ lực khi chúng được phối hợp với nhau. Mỗi chi phải được tập luyện để có khả năng đàn hồi một cách độc lập với các chi còn lại. Mỗi vị trí sẽ có một điểm khác biệt nhỏ giữa chuyển động của lò xo bởi nó phải được cân bằng giữa chính nó và các chi khác. Năng lực có các lò xo độc lập trên mỗi chi đòi hỏi phải bỏ ra một nỗ lực lớn để đạt được, nhưng nó quả là rất đáng khi bạn bỏ công sức ra để đạt được điều này. Nó không phải là không phổ biến đối với một người võ sinh với những chiếc lò xo độc lập rằng anh ta sẽ ngạc nhiên khi anh ta đánh trúng bạn cũng như bạn ngạc nhiên không hiểu sao mình bị đánh trúng. Với 78 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- những chiếc lò xo các chi bắt đầu biết “tự suy nghĩ” và tìm ra đường tấn công bởi chính bản thân chúng. Chọn phương hướng: nhằm đóng tấm lá chắn của bản thân và mở tấm lá chắn của đối thủ Để tận dụng được những tác động có lợi và loại bỏ tác động có hại của những chiếc lò xo bạn phải tập trung điều chỉnh chính xác hướng của chúng. Nếu đối thủ của bạn có kỹ năng giữ một áp lực không đổi hướng đến đường trung tâm của bạn thì bạn phải điều khiển áp lực từ những chiếc lò xo của bạn hướng đến anh ta. Điều này trở thành một sự ứng dụng sâu sắc của việc cân bằng. Hướng tác dụng lực của những chiếc lò xo cần phải được hiểu một cách cụ thể cho từng kỹ thuật riêng biệt. Mặc dù nhìn chung mục đích là hướng đến đường trung tâm của đối thủ nhưng mỗi vị trí cần có những sự tinh chỉnh riêng. Nếu vị trí của bạn đúng, phù hợp và cân bằng với vị trí của đối thủ thì hướng tác dụng lực của chiếc lò xo cũng sẽ phù hợp với lực của đối phương. Nếu không đạt được điều này thì bạn sẽ bị hở và anh ta sẽ bắn lò xo vào bạn. Ví dụ như nếu anh ta giữ vị trí tán thủ với một lực lò xo nhẹ nhàng hướng về phía trước là lên trên thì bạn phải sử dụng tay phục thủ lên tay tán thủ của anh ta với một lực nhẹ nhàng hướng về phía trước và xuống khu vực cùi chỏ của anh ta. Sự tinh chỉnh về hướng chính là bí quyết của bức tường phòng thủ không thể xuyên thủng nổi tiếng trong kung fu Vĩnh Xuân và cũng là bí quyết để mở cánh cổng phòng thủ của đối phương. Nếu đối thủ bị đẩy ra xa khỏi đường trung tâm của bạn thì bạn hãy phóng thích áp lực từ anh ta bởi lúc này anh ta không gây được một mối nguy hiểm nào cho bạn cả. Bạn luôn hướng về đường trung tâm của anh ta nhằm chiếm lấy lợi bởi những kẽ hở được mở ra khi bàn tay của đối phương rời khỏi đường trung tâm của anh ta. Tăng sức nặng: nhằm đặt năng lượng vào vũ khí của bản thân Khi tăng sức nặng của cách chi một cách chính xác sẽ thêm khí vào sự kết nối. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ đẩy mạnh hơn và dùng sức nhiều hơn. Tăng sức nặng cho cánh tay được thực hiện thông qua việc chủ đích thả lỏng. Việc tăng sức nặng cũng phải được thực hiện mà không được phá vỡ nguyên tắc của sự cân bằng. Mỗi vị trí có thể sẽ được tăng sức nặng một cách khác nhau tùy thuộc vào việc nó được ứng dụng như thế nào và đối thủ của bạn đang làm gì. Ba điểm cần được tăng sức nặng của cánh tay là vai, cùi chỏ và bàn tay. Hông, đầu gối và bàn chân là những điểm tương tự trên cẳng chân. Nguyên tắc về cùi chỏ không được di chuyển của Vĩnh Xuân là một ví dụ của sự tăng sức cùi chỏ trong kỹ thuật phục thủ. Khi tăng sức nặng một bộ phận nào trên tay hoặc chân, đầu tiên bạn thả lỏng toàn bộ chi đó một cách sâu sắc, sau đó ứng dụng nguyên tắc về phương hướng lên 79 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- vùng này và đặt sự chủ đích của bạn lên điểm cần được tăng trọng lượng. Với một kỹ năng sâu hơn bạn có thể tăng trọng lượng cho nhiều điểm trên cơ thể cùng một lúc. Tăng sức nặng của khí vào các chi là điểm mấu chốt để chuẩn bị sẵn sàng khí cho việc phóng thích nó, được dạy trong bài Tiêu Chỉ. Sự ấp dụng đúng nhóm 3 nguyên tắc thứ hai này sẽ tạo ra: DÒNG CHẢY. Sự đàn hồi, Chọn phương hướng và Tăng sức nặng khi được kết hợp qua các nguyên tắc nền tảng của CÁI KHÓA sẽ tạo ra một trạng thái lỏng linh động để khóa kết nối lại. Trạng thái lỏng này tạo nên một sự trao đổi động giữa hai người võ sinh để chảy với một năng lượng mềm mại và không cần nỗ lực. Ku: Nhằm điều khiển cây cầu Một khi bạn có thể hướng sự chủ đích lên các chi để tăng sức nặng của chúng thì bạn có thể bắt đầu thấy được một khía cạnh sâu hơn về sự kết nối với người bạn tập. Sự chủ đích hướng có định hướng về phía trước có thể được thay đổi từ mặt này sang mặt khác của sự kết nối mà không cần một chuyển động vật lý nào. Sự thay đổi này được chủ đích xuất phát từ tâm trí. Và khi thực hiện điều này ta chú ý thấy rằng chiếc cầu kết nồi (Ku) có rất nhiều cánh cổng. Những cánh cổng này đóng hay mở tùy thuộc vào sự chủ đích được đặt ở đâu. Với mỗi chi ta có ba cánh cổng: vai, cùi chỏ và bàn tay đối với đôi tay, hông, đầu gối và bàn chân đối với đôi chân. Nó đòi hỏi phải có một kỹ năng và năng lực tuyệt với để có thể đóng tất cả cánh cổng lại cùng một thời điểm. Nó thậm chí cũng rất khó khi bạn chỉ giữ ở một vị trí cố định, và hầu như là không thể khi đang chuyển động. Ku là nghệ thuật của sự lắng nghe cây cầu và chú ý xem cánh cổng nào đang mở và cánh cổng nào đang đóng. Một khi bạn thấy được cánh cổng nào đang mở thì đó như một lời mời để tấn công. Một cánh cổng mở như một lời mời đi vô, nếu bạn tấn công vô một cánh cổng đang đóng bạn sẽ luôn bị khóa lại. Việc tấn công vô một cánh cổng đóng giống như là bạn đi từ phòng này qua phòng khác bằng cách cố gắng đi xuyên qua bức tường thay vì là đi qua của. Bằng cách đọc được sự thay đổi trong chủ đích của bạn tập trong khi cánh tay đang được cung cấp năng lượng bởi khí, chúng ta học cách khám phá xem thời điểm và vị trí nào để tán công. Đó là nghệ thuật của sự điều khiển cây cầu, hay Ku. 80 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- Lắng nghe: Để biết điều gì đang diễn ra trong thực tại Trong Vĩnh Xuân mục đích chính của việc lắng nghe là trải nghiệm được những gì mà một số người đã trải nghiệm được với giây phút hiện tại. Nó không phải là việc đoán xem anh ta sẽ làm gì tiếp theo, cũng không phải là hình dung hoặc đánh giá xem cái gì sẽ diễn ra. Lắng nghe đơn giản là mở lòng để trải nghiệm mà không thông qua một một bộ lọc nào được tạo ra bởi cái tôi cá nhân. Đầu tiên là chúng ta cần lắng nghe chính cơ thể mình, năng lượng và trạng thái của những lực vật lý xung quanh chúng ta. Bằng cách lắng nghe chúng, ta uốn mình và xăp xếp theo các trạng thái này. Sau đó chúng ta hướng sự lắng nghe đến chuyện động, sự chủ đích và năng lượng của bạn tập. Điều này đòi hỏi một sự hiện tĩnh lặng của bộ nào. Đây là trạng thái không suy nghĩ và được biết tới như một trạng thái không tư duy hay Mu-Shin. Mọi nỗ lực nhằm hợp lý hóa, phân tích, tìm ý nghĩa hay cố gắng hiểu điều gì đang diễn ra đều không phải là một sự lắng nghe đúng đắn. Mọi sự đánh giá của thời điểm hiện tại phải được dời lại vào những thời điểm sau để không làm thay thế giây phút lắng nghe hiện tại với sự lặng đọng sâu sắc. Sự lắng nghe này có thể so sánh với việc bạn lắng nghe trong một cuộc hội thoại. Tuy nhiên, trong Kung fu nó được cảm nhận bởi toàn bộ cơ thể khi mà cơ thể bạn tiếp nhận kinh nghiệm từ cơ thể người khác. Điều này bao gồm tất cả các cảm giác, sự chủ đích, suy nghĩ, cảm xúc tạo nên một bức tranh tổng thể trong từng khoảnh khắc. Trong khi lắng nghe tất cả những thứ này được cảm nhận cùng một lúc như một sự trải nghiệm tổng thể về người khác. Có có thể lắng nghe được như vậy, trước tiên bạn phải làm cho đầu óc trở nên tĩnh lặng và sau đó tập trung sự tĩnh lặng của nó lên sự kết nối, hiện diện một cách hoàn toàn và đầy đủ trong thời khắc hiện tại. Khi việc lắng nghe được thực hiện ở một mức độ sâu sắc, cảm giác về một kết nối cố hữu giữa bạn và những gì đang diễn ra được phát triển. Khi năng lực này phát triển bạn sẽ học được cách phản ứng lại với năng lượng của người khác mà không cần thông qua sự phân tích của bộ não về những gì bạn đang cảm nhận. Lắng nghe không phải là một điều gì bí ẩn, huyền diệu mà nó được tìm thấy ở trong những con người, người hoàn cảnh đang hiện diện rõ ràng trước bạn. Lắng nghe được thực hiện để biết được cái gì đang tồn tại trong mối quan hệ giữa bạn và bạn tập của bạn. Mở rộng: để kết nối với những gì đang diễn ra Có một sự kết nối giữa lắng nghe và gia nhập. Trong khi lắng nghe là một dạng đầu tiên của việc mở rộng hay hướng ra bên ngoài được diễn ra. Thì sự mở rộng hướng ra bên ngoài với cảm giác hiện diện của chúng ta nhằm kết nối với người khác. Một khi bạn tạo được một cảm giác kết nối với từng bộ phận của cá thể khác thì bạn 81 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- đã đạt được cái gọi là sự mở rộng. Điều này được thực hiện trước tiên là với nhứng tiếp xúc vật lý và sau đó được thực hiện mà không cần đến nhứng tiếp xúc này nữa. Khi bạn có thể cảm nhận từng bộ phận của cơ thể người khác thông qua phần một phần cơ thể mà bạn được tiếp xúc thì bạn đã mở rộng. Bài tập Chi Kwun với cây trường côn tạo nên một bổ trợ rất hiệu quả cho sự phát triển kỹ năng mở rộng với một phạm vi lớn. Năng lực để giữ lại cảm giác và kết nối vật lý với toàn bộ cơ thể, chuyển động và sự chủ đích của bạn tập khi anh ta chuyển đổi là thành tố nền tảng cho một kỹ năng niêm thủ hiệu quả. Mở rộng chính là bí quyết của sự luyện tập Vĩnh Xuân. Bất cứ khi nào mà quy trình này trở nên quen thuộc thì sự luyện tập vươn ra bên ngoài cùng với cảm giác hiện diện nên trở thành phần chính của bài tập của bạn. Sự mở rộng được thực hiện để kết nối với thực tại những gì đang diễn ra trong mối quan hệ giữa bạn và bạn tập. Sự ứng dụng đúng nhóm nguyên tắc thứ ba này sẽ tạo ra SỰ THẤU HIỂU (READING). Ku, Sự lắng nghe và Sự mở rộng khi được đặt với sự kết nối linh động được tạo ra trước đó sẽ cho phép bạn đọc và trải nghiệm chuyển động và sự chủ đích của bạn tập từ khuôn khổ năng lượng của anh ta trong ngay thời khắc mà chúng xuất hiện. Bây giờ thì sự kết nối linh động đã được tạo ra và ta dùng chìa khóa SỰ THẤU HIỂU để đi vào bên trong đối thủ và đồng hành với những điều anh ta đang thực hiện khi mà nó xảy đến. Đi theo: để sống với những gì đang diễn ra Đi theo là di chuyển cùng với bạn tập—bám lấy anh ta nếu anh ta đi ra xa và nương theo anh ta nếu anh ta tiến tới gần. Sự đi theo có thể được thực hiện theo rất nhiều cách, nhưng tất cả đều được thực hiện trong mối quan hệ với bạn tập của bạn và được xác định bởi các chuyển động của anh ta. Tất cả mọi hành động phải được dựa trên hành động và sự chủ định của người bạn tập. Để có thể đi theo một cách hoàn toàn bạn không những phải đi theo những chuyển động thể chất của anh ta mà còn sự chủ đích của bộ não và sự định hướng của năng lượng của anh ấy. Để thành công trong việc này bạn phải học cách cảm nhận sự chủ đích và năng lượng và đi theo nó 82 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- khi nó thay đổi. Bạn đi theo trên nguyên tắc cân bằng của cuộc trao đổi. Nếu năng lượng của anh ta trở nên mất cân bằng, và các kẽ hở trở nên rõ ràng thì bạn sẽ đi theo kẽ hở và tìm điểm lợi thế. Lắng nghe để biết cái gì đang diễn ra, mở rộng để kết nối với chúng và đi theo để tồn tại cùng với chúng. Kết hợp: để tương tác với những gì đang diễn ra Kết hợp là kết quả được tạo ra bởi sự đi theo. Một khi việc lắng nghe, mở rộng và cần bằng trở thành những trạng thái cố đị của bạn thì bạn sẽ đi theo và kết hợp với bất cứ điều gì đang hiện diện trong cuộc trao đổi. Khi mà chúng ta bắt đầu nghĩ về việc tạo ra một kết quả gì đó hay một hành động nào đó ta sẽ dễ dàng rơi vào một trong những cái bẫy nguy hiểm nhất trong việc tập luyện niêm thủ. Bởi sự theo đuổi một ham muốn để tạo ra một kết quả nào đó khiến chúng ta sẽ bỏ quên những nguyên tắc cho việc hiện diện sự tương tác lại phía sau. Và bởi việc tập trung tìm cách thực hiện để tạo ra kết quả mong muốn mà chúng ta chuyển qua một trạng thái mất kết nối trong mối quan hệ và không còn sự kết nối và hiện diện trong thời điểm hiện tại của sự tương tác. Trạng thái mất cân bằng này tạo nên sự thiếu hiệu quả, mặt khác lại tự tạo kẽ hở và cơ hội cho đối phương xâm nhập, tấn công vào bạn. Sư kết hợp thực sự đến từ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác với sự cạnh tranh thắng thua được nuôi dưỡng bởi sự mong muốn tạo ra một kết quả thông qua sự nỗ lực. Sự kết hợp chỉ có thể đến từ một trạng thái hợp tác- cân bằng và không cần nỗ lực. Một thành phần tiềm ẩn trong nguyên tắc của sự kết hợp là nguyên tắc của sự trung hòa. Trung hòa là việc lắng nghe và cân bằng với sự thay đổi của các điều kiện xung quanh khi chung xảy ra trong cuộc trao đổi. Trong sự kết hợp chúng ta ngầm trung hòa sự chủ đích của đối phương nhằm duy trì trạng thái cân bằng đã tồn tại trước đó. Trong việc trung hòa, ta đơn giản là duy trì một sự cân bằng hài hòa khi ta đi theo và kết hợp với sự thay đổi của bạn tập. Không nhất thiết là bạn phải ở trạng thái chủ động hay bị động, mà đơn giản chỉ là một sự phản hồi để tạo lại trạng thái cân bằng từ sự mất cân bằng, lấy lại sự hài hòa từ sự mất hài hòa. Sự trung hòa được ngầm xảy ra trong sự kết hợp và bao bọc lấy sự kết hợp, và nó như là một sản phẩn có thể quan sát được của sự kết hợp. Kết hợp làm cho các hoạt động quay trở lại trạng thái cân bằng của nó và hòa trộn động cơ hành động của người khác với sự biểu lộ của bạn. Ví dụ như: nếu hành động của người khác được thúc đẩy bởi một sự chủ đích muốn gây tổn thương, thì một sự chủ đích tương tự sẽ được hòa trộn để phản ứng lại nó nhằm tạo nên sự cân bằng trong cuộc trao đổi. Để đạt được mức độ này trong cuộc trao đổi mà vấn duy được trạng thái cân bằng của việc hiện diện, chúng ta phải từ bỏ mọi mong muốn tạo 83 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- ra kết quả và phải duy trì, kéo dài và quay trở lại sự cân bằng và hài hòa trong toàn bộ sự tương tác. Trong việc kết hợp chúng ta hợp nhất năng lượng và các mô trong cơ thể với bạn tập và dẫn sự căng thẳng của bạn tập đi xuống bộ rễ của mình và tạo điều kiện cho bản thân phát ra nguồn dương khi đi lên với một sức mạnh không cần cố gắng. Dẫn hướng: nhằm tạo ảnh hưởng lên những điều đang xảy ra Dẫn hướng là kết quả của sự kết hợp. Một khi các mô và năng lượng của cả hai được kết hợp lại trong chuyển động của họ, sự chủ đích và cảm giác sẽ trở nên thống nhất với nhau. Từ điều kiện này, một trong hai người có thể bắt đầu dẫn hướng/điều khiển mà không làm ảnh hưởng đến sự hài hòa và cân bằng trước đó. Bằng cách mở rộng cảm giác có chủ đích của bộ não/năng lượng trong việc phàn ứng lại và trong sự hài hòa với chuyển động và sự chủ đích của bạn tập, một sự hợp nhất sâu sắc xảy ra sẽ cho phép sự chủ đích/năng lượng của một trong hai người dẫn hướng cho người khác. Điều này nghe có vẻ trái với một nguyên tắc quan trọng là: không được có một sự chủ đích nào nhằm tạo ra một kết quả gì đó- điều rất cần thiết cho sự kết hợp. Nhưng thực sự nó không hề trái với điều này. Dẫn hướng không phải là sự ép buộc đặt vô sự trao đổi mà là kết quả được tạo ra bởi chính sự trao đổi. Bạn không “quyết định” để dẫn hướng khí của người khác mà chính xác hơn là dòng chảy khí đi lên từ bộ rễ của bạn được tạo ra trong sự trao đổi lôi kéo khí của người khác chảy theo nó bởi đó là đặc tính tự nhiên của khí. Nó sẽ luôn đi theo dòng năng lượng được điều khiển bởi một ý chí cân bằng, rõ ràng và được kiểm soát ở một mức độ sâu sắc. Cho nên, năng lượng và ý chí của bạn sẽ dẫn hướng mà không hề có một sự chủ đích tạo ra kết quả nào với dòng chảy của sự trao đổi này. Trạng thái Mu-Shin (trạng thái tĩnh lặng của bộ não) là cần phải có để có thể ứng dụng thành công kỹ năng này mà không bị rơi vào các bẫy “cố gắng tạo ra một kết quả”. Sự dẫn hướng có thể xảy ra vào lúc ban đầu ở mức độ thể chất khi mà các mô kết hợp và cân bằng với nhau. Mọi hành động và chuyển động đều nằm trong mói quan hệ và sự kết nối với chuyển động và sự chủ định của đối phương. Trong sự trao đổi cân bằng này, sự dẫn hướng đến bởi sự lắng nghe, chấp nhận, và kết hợp với những sự khởi xướng nhẹ nhàng hay những sự mất cân bằng được tạo ra bởi nhưng sự thay đổi động trong việc kết hợp. Trong khi lắng nghe sự trao đổi và cảm nhận những sự mất cân bằng, ta có thể chủ định di vào các vùng mất cân bằng này và dẫn hướng sự chuyển động, chủ đích và năng lượng của bạn tập theo hướng mà cuối cùng sẽ thể hiện những kẽ hở này trên phương diện thể chất 84 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- Sự áp dụng đúng nhóm nguyên tắc thứ 4 này sẽ tạo ra SỰ ĐIỀU KHIỂN. Sự đi theo, Kết hợp và Dẫn hướng kết hợp với nguyên tắc của SỰ THẤU HIỂU sẽ giúp cho người tập có khả năng ĐIỀU KHIỂN đối thủ một cách hoàn toàn. Bởi điều khiển là mục tiêu cuối cùng trong nghệ thuật chiến đấu và cho phép người võ sư có thể đối diện được mọi tình huống mà không hề sợ hãi và có thể xử lý được mọi đòn tấn công chỉ với một ít nỗ lực. Để thành công với việc bộ lộ khí trong việc tập luyện niêm thủ, người võ sinh phải săn sàng tập luyện một cách kiên nhẫn trong nhiều giờ đồng hồ trong cả tập luyện niêm thủ và phát triển sự tỉnh thức một cách đúng đắn thông qua việc thiền định và luyện thở đã được đề cập trước đó. Sự chuyển đổi từ trạng thái thông thường hàng ngày của bộ não hàng ngày, mà thường được nhắc đến với sự huyên thuyên vô tận của bộ não, đến một trạng thái huyền diệu của sự tỉnh thức- cho phép bạn thấy được sự thống nhất của vạn vật và thường được biết đến như một trạng thái tĩnh lặng của bộ não (Mu-Shin trong tiếng Nhật), là cả một quá trình tiến triển đổi hỏi một sự siêng năng, cần cù và một sự hướng dẫn có chất lượng. Trạng thái Mu-Shin của sự tỉnh thức này là rất cần thiết cho kỹ năng bộ lộ về khí và là nền tảng cho sự trao đổi về khí có thể xảy ra giữa hai người thành thạo tham gia trao đổi trong niêm thủ. Khi người võ sinh đã thành công trong việc duy trì được các nguyên tắc với từng nhóm trong suốt quá trình tập luyện niêm thủ đơn thì anh ta có thể bắt đầu tập luyện những kỹ năng kết nối này trong niêm thủ kép. Nên mỗi nhóm kỹ năng đầu tiên sẽ được học trong niêm thủ đơn trước và sau đó sẽ được chuyển qua những bài tập phức tạp hơn và khó đoán hơn của niêm thủ kép. Trong khi người võ sinh học cách đáp ứng và thể hiện các nguyên tắc trong nhóm thứ nhất với bài tập niêm thủ kép, anh ta cũng nên tập luyện các nguyên tắc của nhóm thứ hai với bài tập niêm thủ đơn. Bằng cách này bài tập niêm thủ đơn sẽ dần đường cho sự phát triển những kỹ năng của sự kết nối cao cấp. 85 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- 5. Niêm thủ kép: một cuộc trò chuyện Mặc dù niêm thủ đơn là bài tập quan trọng nhất cho việc học và luyện tập kỹ năng về sự kết nối, niêm thủ kép mới là bài tập cốt yếu cho sự ứng dụng những kỹ năng này vào cuộc trò chuyện. Sự ẩn dụ là một cuộc trò chuyền là một sự thể hiện hoàn hảo cho điều gì nên xảy ra trong một cuộc trao đổi niêm thủ kép. Khi hai người đều biết về một ngôn ngữ thì họ có thể nói chuyện một cách tự do, thoải mái thể hiện các ý tưởng, suy nghĩ của họ thông qua hệ thống ngôn ngữ đó. Họ không phải nói theo những mẫu câu định sẵn và cũng không cần phải chuẩn bị cho cuộc trò chuyện bằng cách đoán xem câu hỏi nào sẽ được hỏi và họ sẽ trả lời như thế nào. Những lo lắng như thế chỉ dành cho những người chưa đủ rành để có thể thể hiện bản thân một cách tự do trong ngôn ngữ đó. Như ta nói trước đó: niêm thủ là một cuộc trò chuyện sử dụng ngôn ngữ của chuyện động. Các kỹ thuật và vị trí ta sử dụng là các từ đơn, các nguyên tắc sự kết nối và sắp xếp là cấu trúc của ngôn ngữ. Sự trao đổi là sự thể hiện tự do của cuộc nói chuyện. Nếu bạn bạn tập luyện niêm thủ như một tập hợp các mẫu bài tập có sẵn thì bạn không thực sự đang học ngôn ngữ đó. Tất cả bạn đang làm là chỉ vờ như biết nó, nó chỉ làm việc hiệu quả cho đến khi cố gắng trao đổi với một người biết nói ngôn ngữ đó. Việc trao đổi bằng cách thực hiện nhưng khuôn mẫu cho trước chỉ có lợi ích khi bạn bắt đầu học để lấy cảm giác ứng dụng đúng những nguyên tắc của chuyển động. Tuy nhiên, chúng chỉ là những ví dụ của một trong những sự trao đổi đúng và nên được để lại phía sau một khi chúng đã thực hiện xong nhiệm vụ là minh họa sự ứng dụng đúng các nguyên tắc. Một khi người võ sinh đã hiểu được cảm giác về các nguyên tắc thì anh ta nên trừu tượng hóa nó và ứng dụng nó trong mọi kỹ thuật một cách tự do. Các nguyên tắc không phải bị khóa cứng trong một hoặc hai mẫu chuyển động. Thực tế thì các nguyên tắc giúp cho người võ sinh có thể tự sáng tạo và thể hiện bản thân với vô số sự kết hợp các kỹ thuật có thể. Làm thế nào mà ta có thể học cách trao đổi và thể hiện một cách tự do trong niêm thủ? Bí quyết là luyện tập với một tốc độ thật chậm trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm đầu trước khi nỗ lực với tốc độ thực sự. Tại sao? Bởi vì bạn đang học môn ngôn ngữ mới, và cách tốt nhất để học nói chuyện trong một ngôn ngữ mới là nói với 86 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- ai đó đã biết về ngôn ngữ đó trong một cuộc trò chuyện với tốc độ thật chậm. Do đó bạn sẽ có thời gian để hiểu được anh ta đang nói gì và định hình những phản ứng sử dụng các từ và cấu trúc đúng của ngôn ngữ. Khi bạn nói sai một điều gì đó bạn có thể dễ dàng kiểm tra và hiểu tại sao nó không đúng nên bạn sẽ học được cách để không lập lại nhưng sai lầm tương tự trong những câu khác. Niêm thủ cũng như thế. Niêm thủ kép cũng nên được tập luyện một cách thật chậm. Điều này sẽ giúp loại bỏ được tính đối kháng nổi lên một cách tự nhiên giữa hai người và cho những kỹ năng nói chuyện thực sự được tập luyện và mài dũa. Một khi bạn trở nên tự nhiên và thoải mái để việc trao đổi chuyển động và có thể nói chuyện được trong nhiều phút mà không bị khựng hay mắc một lỗi gì thì bạn có thể tăng tốc độ lên một cách dần dần. Chỉ với những giai đoạn cao cấp nhất của kỹ năng niêm thủ mới nên tập luyện ở với tốc độ cao. Việc tập luyện không giống như việc biểu diễn. Khi bạn biểu diễn niêm thủ, nó thường được thực hiện rất nhanh. Bạn không học được những kỹ năng sâu hơn trong việc biểu diễn, bạn chỉ đang khoe khoang về những kỹ năng mà mình đã có. Để học được những kỹ năng một cách sâu sắc hơn bạn phải bắt đầu từ việc tập luyện thật chậm. Một cuộc chiến đấu cũng giống như việc biểu diễn. Bạn không phát triển các kỹ năng mới trong một cuộc chiến thực sự, bạn chỉ đang biểu diến những kỹ năng mình đang có để vượt qua đối thủ. Một điều quan trong là cần phải tách rời việc tập luyện tự do ra khỏi việc tập luyện niêm thủ. Điều này đặc biệt đúng với những võ sinh ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Chúng thực sự là hai bài tập hoàn toàn khác biệt và không nên lẫn lộn hoặc trộn lẫn chúng vô nhau. Bài tập niêm thủ kép truyền thống được bắt đầu với bài tập poon sau hay bài tập lăn tay. Poon sau là một phần quan trọng cho bài tập trao đổi đầy đủ trong niêm thủ. Trong poon sau có các vị trí sẵn sàng động tọa cho cả hai đều có những điểm lợi thế so với đối thủ. Một vị trí sẵn sàng tĩnh sẽ không tạo cơ nhiều cơ hội để bắt đầu cuộc trao đổi. Và đây không phải là một kỹ năng khó để đặt bản thân vào một vị trí tay chạm tay mà không thực sự tạo ra một kẽ hở nào trừ khi bạn di chuyển trước và tự tạo ra các kẽ hở cho đối thủ. Bởi vì bạn đang học một ngôn ngữ của chuyển động trong niêm thủ, chúng ta sẽ bắt đầu di chuyển từ vị trí trung hòa. Và đó chí là chuyển động của poon sau. 87 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
- Bài tập poon sau Sự trao đổi năng lượng xảy ra trong bài tập lăn tay này là rất quan trọng khi ở các trình độ cao cấp hơn của kỹ năng này. Vị trí tay phục thủ sẽ dẫn hay tập hợp năng lượng hiện có ở tay tán thủ ở bạn tập. Bằng việc học cách đọc và cảm nhận với sự mềm mại, sâu sắc của khí bạn sẽ có thể tìm thấy trong bài tập lăn tay những kẽ hở mà đối phương sẽ mắc phải. Những kẽ hở này là lời mời để bạn phá vỡ sự lăn tay và thực hiện một đòn tấn công. Sau đó, cùng với việc anh ta phản ứng lại với đòn tấn cồn của bạn thì bạn cũng phả ứng lại với sự phản ứng của anh ta như trong một cuộc nói chuyện. Sự trao đổi chảy và tiến triển một cách tự nhiên và không thể dự đoán trước được. Trạng thái Mu-Shin của sự tỉnh thức nên được gợi lện như một phần của bài tập niêm thủ. Sự nhịp nhàng, mềm mại của bài tập lăn tay sẽ giúp ích cho sự chuyện đổi trạng thái này. Trong trạng thái này bộ não sẽ được tự do để cảm nhận được những điều đang xảy ra trong hiện tại. Sẽ không có một sự phiên dịch hay giải thích bởi con khỉ nhiều chuyện trong đầu bạn được thực hiện. Với trạng thái tỉnh thức này một sự kết nối mạnh mẽ và hiểu biết của bộ não tiềm thức sẽ được tự do thể hiện, phản ứng và sáng tạo với những sự yêu cầu của giây phút hiện tại. Cùng với việc hai người kết hợp trong một dòng chảy của sự trao đổi, họ hòa vào thành một thể của sự thống nhất của sự sống. Nhiều võ sinh Vĩnh Xuân chỉ phát triển một số mưu mẹo mà họ sử dụng lên bạn tập như những pha ghi điểm. Và thường thì những mưu mẹo này sẽ không hiệu 88 Copyright © Sifu Scott Baker 2000
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 1
14 p | 752 | 304
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 5
15 p | 683 | 284
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 2
16 p | 565 | 262
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 3
14 p | 476 | 237
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 4
18 p | 387 | 220
-
sự phát triển nội công và ứng dụng thực tiễn Vịnh xuân quyền phần 7
13 p | 398 | 189
-
Nguyên Lý Khí Công Đạo Gia: Công Pháp Thai Túc
9 p | 559 | 90
-
Bài thuyết trình: Năm thông số trong du lịch sinh thái
18 p | 162 | 25
-
Thị xã Sông Công - Điểm đến tour du lịch
5 p | 143 | 17
-
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
14 p | 132 | 15
-
6 cung điện tuyệt mỹ nhất Trái đất
5 p | 86 | 10
-
Khám phá công viên quốc gia cổ nhất thế giới ở Hoa Kỳ
4 p | 87 | 7
-
Những thắng cảnh tuyệt vời nhất Bhutan
5 p | 112 | 7
-
Tham quan chùa Linh Ẩn – Trung Quốc
3 p | 73 | 6
-
Chiêm ngưỡng 5 công trình “cô độc” nhất thế giới
6 p | 61 | 4
-
Nước Đức cổ kính và hiện đại
5 p | 82 | 4
-
Đình Phả Trúc Lâm và nghề da giầy ở Thăng Long
4 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn