BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
HUỲNH NGỌC HOANG HẢI<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH<br />
TRONG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI<br />
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÀNH CHÍNH, LUẬT HIẾN PHÁP<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.<br />
Mã số: 60 38 01 02.<br />
<br />
ĐẮK LẮK – NĂM 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Văn Thới<br />
<br />
Phản biện 1:……………………………………………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
Phản biện 2:……………………………………………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành<br />
chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng ………., Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br />
Học viện Hành chính<br />
Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP………………<br />
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc<br />
trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Một nhà nước mà ở đó,<br />
quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến<br />
pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt.<br />
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con<br />
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm<br />
theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật<br />
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức<br />
khỏe của cộng đồng.”.<br />
Nói về vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Viện kiểm sát<br />
nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. ...3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ<br />
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà<br />
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm<br />
chỉnh và thống nhất” (Điều 107). Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 ra đời thể chế hóa Hiến pháp năm<br />
2013, thể chế hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng về cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp nước ta gắn với vai<br />
trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02.6.2005 của Bộ Chính trị về<br />
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Trước mắt Viện kiểm sát nhân dân vẫn giữ nguyên chức<br />
năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.<br />
Hiện nay, trong bối cảnh Nhà nước ta đang tích cực hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật<br />
theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, trong đó có những bộ luật cơ bản nhằm bảo vệ quyền con người như: Bộ<br />
luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò bảo vệ quyền con người<br />
của Viện kiểm sát hay một chế định hiến định nào đó đều là điều cần thiết, cả về mặt lý luận và thực tiễn, cả ở<br />
bình diện quốc gia hay địa phương.<br />
Đắk Lắk là một tỉnh lớn ở Tây Nguyên. Những năm qua, công tác kiểm sát đã được quan tâm nâng cao<br />
chất lượng, nhằm bảo về quyền con người, quyền công dân, cũng như góp phần phát hiện và xử lý nghiêm minh<br />
những vi phạm pháp luật, góp phần ổn định trật tự xã hội, nâng cao văn hóa pháp lý nói chung. Tuy nhiên, trước<br />
bối cảnh đổi mới cơ quan kiểm sát, đổi mới bộ máy nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền, việc nâng cao vai trò<br />
của viện kiểm sát ở luôn là đòi hỏi thường trực, hơn nữa, thời gian qua, công tác kiểm sát ở tỉnh Đắk Lắk xuất<br />
hiện những hạn chế về hiệu quả hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của người dân vào sự công bằng<br />
của pháp luật.<br />
Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người, đánh giá thực<br />
trạng công tác bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk tìm ra những ưu điểm, khuyết<br />
điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm<br />
hoàn thiện vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay, tác giả chọn đề<br />
tài “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong bảo vệ quyền con người – từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Xung quanh đề tài luận văn, đã có nhiều công trình liên quan được công bố, ở những mức độ, nội dung<br />
nghiên cứu khác nhau. Có thể kể tới như:<br />
<br />
1<br />
<br />
- Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ<br />
nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
- Bình luận khoa học Hiến pháp năm 2013, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB. Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội, 2015.<br />
- Giáo trình Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người của Nhóm tác giả (Nguyễn Đăng Dung Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên)), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.<br />
- PGS.TS.Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự”, Tạp chí<br />
khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 23, tr. 64-80.<br />
- Trần Hoàng Nhung, Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân –<br />
Qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật –<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015…v..v<br />
Một số bài viết riêng lẻ tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Chu Mạnh Hùng,<br />
“Các giải pháp đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học – trường Đại<br />
học Luật Hà Nội, số 6/2008; Lê Thị Tuyết Hoa, "Một số nội dung trọng tâm để thực hiện chủ trương tăng cường<br />
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp", tạp chí Kiểm sát số 6 16/2012;<br />
Nguyễn Hòa Bình, "Một số định hướng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLTTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư<br />
pháp", tạp chí Kiểm sát 16/2012 và tạp chí Kiểm sát số 21/2012,...<br />
Qua khảo sát, cho thấy: Nhiều công trình đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò, các chức<br />
năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người thông qua các chức năng của cơ quan này và<br />
thông qua các giai đoạn trong tố tụng hình sự; có những nghiên cứu ban đầu về việc thực hiện nhiệm vụ, vai trò<br />
bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát ở những địa phương cụ thể. Tuy nhiên, chưa có công trình nào<br />
nghiên cứu hệ thống việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền con người của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Đắk<br />
Lắk.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu về vai trò Cơ quan viện kiểm sát trong việc bảo vệ quyền con người theo quy định hiện<br />
hành và đánh giá thực hiện vai trò đó qua thực tiễn ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các<br />
giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan này trong bảo vệ quyền con người trong thời gian tới.<br />
- Các nhiệm vụ của luận văn:<br />
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước; quyền con<br />
người và bảo vệ quyền con người trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; nội dung vai trò bảo vệ quyền con người<br />
của Viện kiểm sát nhân theo quy định hiện hành.<br />
+ Nghiên cứu về thực tiễn tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk hiện nay; nghiên cứu thực tiễn<br />
thực hiện vai trò bảo vệ quyền con người thông qua các mặt công tác của Viện kiêm sát nhân dân tỉnh, tìm hiểu<br />
các thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân của chúng;<br />
+ Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân nói<br />
chung trong giai đoạn hiện nay, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.<br />
4. Ý nghĩa của luận văn<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vai trò bảo vệ quyền con người của viện kiểm sát<br />
nhân dân;<br />
- Đánh giá sự phù hợp của các quy định pháp luật về vai trò bảo vệ quyền con người của viện kiểm<br />
<br />
2<br />
<br />
sát qua đối chiếu thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.<br />
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho tổ chức, cá nhân hữu quan; cho nghiên cứu luật học về chủ đề.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp luận<br />
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,<br />
các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền con người.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp<br />
luật có liên quan đến vai trò bảo vệ quyền con người thông qua các mặt công tác của Viện kiểm sát nhân dân<br />
tỉnh; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về vai<br />
trò bảo vệ quyền con người thông qua các mặt công tác của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và đánh giá, khái quát<br />
thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn.<br />
- Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả sử dụng phương pháp này thông qua các hình thức khảo sát<br />
và phỏng vấn sâu đối với một số chủ thể có liên quan.<br />
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số<br />
liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn<br />
chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.<br />
6. Ý nghĩa của luận văn<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vai trò bảo vệ quyền con người của viện kiểm sát<br />
nhân dân;<br />
- Đánh giá sự phù hợp của các quy định pháp luật về vai trò bảo vệ quyền con người của viện kiểm sát<br />
qua đối chiếu thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.<br />
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho tổ chức, cá nhân hữu quan; cho nghiên cứu luật học về chủ đề.<br />
7. Kết cấu của Luận văn<br />
Luận văn gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm hai<br />
chương:<br />
Chương 1: Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước và vai trò bảo vệ quyền con người của Viện<br />
kiểm sát nhân dân.<br />
Chương 2: Thực tiễn bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk và một số giải<br />
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay.<br />
<br />
3<br />
<br />