intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi trả chế độ Ốm đau thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở lý luận để làm rõ, đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc quản lý chi trả chế độ Ốm đau thai sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi trả chế độ Ốm đau thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TRƢỜNG THÀNH QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU THAI SẢN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Trong những năm qua, chính sách BHXH tại Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, hướng tới việc mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho NLĐ trong việc tham gia và thụ hưởng các chính sách, góp phần bảo đảm ASXH, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BHXH. Chế độ ÔĐTS, DSPHSK thực sự đi vào đời sống NLĐ; là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho NLĐ trước các rủi ro trong cuộc sống. Mức hưởng chế độ ÔĐTS cao; nhằm đảm bảo thay thế và bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được; cũng như các chính sách, chế độ khác, chế độ ÔĐTS, DSPHSK còn một số khó khăn, vướng mắc, bất cập từ quy định của chính sách, chế độ; quá trình tổ chức thực hiện; nhận thức và trách nhiệm của NLĐ, người SDLĐ trong việc chấp hành pháp luật BHXH; cơ quan BHXH và các cấp ủy đảng, chính quyền, hội, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Với các lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chi trả chế độ Ốm đau thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “- Mục tiêu chung: Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở lý luận để làm rõ, đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc quản lý chi trả chế độ ÔĐTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH, trong đó có chi trả chế độ ÔĐTS.
  4. 2 + Phân tích, đánh giá thực trạng chi trả chế độ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai, từ đó chỉ ra những thành tựu, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. + Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi trả chế độ chế độ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề quản lý về chi trả chế độ ÔĐTS tại BHXH tỉnh Gia Lai. + Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung trên tại BHXH tỉnh Gia Lai. - Về thời gian: Đề tài tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu từ năm 2017-2019. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ 3 đến 5 năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp sau: 4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 4.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh.” 5. Bố cục đề tài Ngoài các phần: Mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh
  5. 3 mục tài liệu tham khảo và phụ lục các bảng biểu số liệu, luận văn được bố cục gồm 03 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế của Phan Huy Đường (2015) [13], NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân của tác giả Nguyễn Văn Định (2008) [13]. Nguyễn Thị Hào (2015), Đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [15]. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.1. Một số khái niệm a . Bảo hiểm xã hội Theo khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, BHXH được định nghĩa “là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ÔĐTS, TNLĐ, BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. b. Quỹ Bảo hiểm xã hội “Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với NSNN, được hình
  6. 4 thành từ sự đóng góp của NLĐ, người SDLĐ và có sự hỗ trợ của nhà nước”. d. Quản lý chi BHXH Quản lý nhà nước về chi BHXH được hiểu là: “sự tác động của các chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý trong các hoạt động lập, xét duyệt dự toán, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả các chế độ BHXH nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra theo những nguyên tắc và phương pháp quản lý nhất định”. 1.1.2. Những vấn đề chung về chế độ ốm đau, thai sản a . Chế độ ốm đau - Đối tượng hưởng chế độ ốm đau: + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người SDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức. b . Chế độ thai sản “- Đối tượng áp dụng chế độ thai sản + Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người SDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng
  7. 5 đến dưới 03 tháng; + Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; 1.1.3. Vai trò của quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản Đối với người SDLĐ và nhà nước; chế độ ÔĐTS thể hiện trách nhiệm của nhà nước và người SDLĐ quan tâm đến nhân thân, đời sống NLĐ. Còn đối với NLĐ; bảo hiểm ÔĐTS là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ NLĐ và thành viên gia đình NLĐ khi họ bị gián đoạn về thu nhập, góp phần bảo đảm cân bằng về thu nhập và ổn định sức khỏe cho NLĐ; là sự bù đắp giúp NLĐ có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình NLĐ. 1.1.4. Đặc điểm của quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản Các hoạt động chi trả chế độ ÔĐTS được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động của BHXH chịu sự quản lý của Nhà nước và chịu sự giám sát chặt chẽ của NLĐ. Quản lý chi BHXH mang tính đặc thù, người lao động tham gia BHXH sẽ được giải quyết chế độ ốm đau khi bị ốm, lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi. 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN
  8. 6 1.2.1. Tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật về chế độ, ốm đau, thai sản Nhiều người lao động quan niệm đóng BHXH để được hưởng lương hưu hoặc lao động nữ mới được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nên nhiều người tham gia đóng BHXH rất nhiều năm nhưng chưa được hưởng bất cứ chế độ nào từ cơ quan BHXH, mặc dù nhiều người đủ điều kiện để được hưởng các chế độ như nghỉ ốm đau, dưỡng sức...Chính vì vậy, bên cạnh việc tích cực động viên, khuyến khích người SDLĐ, NLĐ tham gia BHXH; cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến người tham gia BHXH về các chế độ, quyền lợi mà họ được hưởng theo quy định. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết các chế độ cho người tham gia BHXH khi họ làm các thủ tục thanh toán hưởng các chế độ có liên quan như đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm các loại giấy tờ, thời gian... Điều này sẽ góp phần quảng bá, khuyến khích, thu hút được đông đảo người lao động NLĐ tham gia BHXH, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng, hạn chế thiệt thòi cho NLĐ khi tham gia đóng BHXH.” 1.2.2. Lập dự toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản Dự toán chi trả chế độ ÔĐTS là chi trả chế độ do hai nguồn kinh phí (nguồn NSNN và Quỹ BHXH), nhằm đảm bảo đủ nguồn chi cho các đối tượng khi bị ốm đau, nghỉ hưởng chế độ thai sản và DSPHSK.Việc lập dự toán chi trả chế độ là công việc khởi đầu và có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ các khâu của quá trình quản lý chi BHXH. Kết quả của khâu này là phải đảm bảo mục tiêu sẽ đáp ứng được việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách của đơn vị. 1.2.3. Tổ chức thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản a. Quản lý đối tượng hưởng các chế độ ÔĐTS
  9. 7 + Việc quản lý đối tượng bao gồm các nội dung: Quản lý về đối tượng, các loại chế độ được hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng và địa điểm thực hiện chi trả. Quản lý đối tượng là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý chi BHXH nhằm đảm bảo hoạt động chi trả được thực hiện đúng phương châm “Đúng kỳ, đủ số, tận tay” người hưởng. b. Tổ chức thực hiện chi trả ÔĐTS - Phân cấp thực hiện chi chế độ ốm đau thai sản - Quy trình chi trả chế độ ốm đau, thai sản Quy trình chi trả các chế độ ÔĐTS, DSPHSK được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Chương II, Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam. 1.2.4. Công tác quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản Quyết toán là việc kiểm tra, tập hợp lại toàn bộ khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ, hợp lý... của toàn bộ các nội dung công việc đã làm. Công tác quyết toán chi trả chế độ ÔĐTS, DSPHSK: được Quyết toán theo số thực tế chi trả. Thu hồi kinh phí chi sai chế độ ÔĐTS: Khi có phát sinh thu hồi chi sai, bộ phận Kế toán thực hiện phân tích rõ: nội dung, nguyên nhân thu hồi chi sai, cơ quan nào phát hiện và ra quyết định thu hồi, cơ quan nào thực hiện thu hồi. Chỉ tiêu đánh giá: Công tác quyết toán và lập báo cáo quyết toán chi trả chế độ ÔĐTS, DSPHSK; Số tiền được thu hồi về quỹ BHXH do chi sai qua các năm. 1.2.5. Kiểm tra, giám sát công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản Cơ quan BHXH sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra những vụ
  10. 8 việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác chi hoặc khi được người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH giao thanh tra, kiểm tra. Hàng quý, Cơ quan BHXH tỉnh sẽ thực hiện xét duyệt và quyết toán chi các chế độ cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố theo chế độ kế toán quy định. Đồng thời, căn cứ vào các kết quả thẩm định của các đối tượng hưởng chế độ, chính sách do phòng chế độ chính sách chuyển đến, phòng Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm kiểm tra trước khi thực hiện chuyển tiền cho BXHXH huyện hoặc chủ SDLĐ để chi trực tiếp cho đối tượng hưởng chế độ. 1.2.6. Xử lý vi phạm pháp luật về chi trả chế độ ốm đau thai sản - Nguyên tắc và thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH. + Mọi hành vi vi phạm pháp luật về BHXH được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, phải bị xử lý nghiêm minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về BHXH phải được khắc phục theo đúng các quy định của pháp luật. + Các tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm pháp luật về BHXH. + Việc xử lý hành vi vi phạm về BHXH do người có thẩm quyền thực hiện. + Một hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần. + Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì tất cả mọi người vi phạm đều bị xử lý. + Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. + Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH phải căn
  11. 9 cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; để ra quyết định mức xử lý thích hợp. + Trình tự, thủ tục xử phạt được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.3.3. Nhân tố thuộc hệ thống tổ chức cơ quan BHXH CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH GIA LAI 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH GIA LAI ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN TẠI BHXH TỈNH GIA LAI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a . Vị trí địa lý Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. b. Địa hình Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, được chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. c. Khí hậu Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
  12. 10 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội a. Điều kiện kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 8,42% đến năm 2019 là 8,16%. Giá trị sản xuất năm 2017 đạt 91.785,8 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 119.704 tỷ đồng. Trong đó: Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) đạt 28.521 tỷ đồng, tăng 5,14 %; Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) đạt 21.123 tỷ đồng, tăng 7,6%; Khu vực III (Thương mại - dịch vụ) đạt 70.060 tỷ đồng, tăng 20,16 %. Các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ. b. Điều kiện xã hội “Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Pleiku, Thị xã An Khê, Thị xã Ayun Pa và 14 huyện. Trong đó, Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và là trung tâm thương mại của tỉnh. Dân số phân bố không đều; trong đó dân số sống tại thành thị là 450,5 nghìn người, chiếm 30,88% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.008,0 nghìn người, chiếm 69,12% dân số. Dân số nam đạt 727,4 nghìn người, trong khi đó nữ đạt 727,1 nghìn người..” 2.1.3. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai BHXH tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 04 tháng 8 năm 1995 theo Quyết định số 117/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. 2.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn a. Thuận lợi BHXH tỉnh và Sở LĐ-TB&XH tỉnh luôn có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN theo đúng quy trình, quy định của pháp luật; công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHTN được cơ quan BHXH và Sở LĐ-
  13. 11 TB&XH tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt. Các chính sách BHXH có nhiều chính sách mới, đột phá có hiệu lực, đã đi vào cuộc sống, tạo sự lan tỏa và thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, NLĐ, người dân, và các cơ quan quản lý từ những vấn đề cụ thể như mức đóng, mức hưởng, số lượng người tham gia và xử lý nghiêm các trường hợp chậm đóng, trốn đóng hay lợi dụng các chính sách BHXH. b. Khó khăn “Trong những năm qua, cùng với tình hình chung của cả nước, kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng nông sản chiến lược của tỉnh. Đối tượng tham gia BHXH, BHTN tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu; nhiều doanh nghiệp vẫn còn tình trạng chưa đăng ký tham gia BHXH, thậm chí trốn đóng BHXH cho NLĐ. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHTN vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU THAI SẢN TẠI BHXH TỈNH GIA LAI 2.2.1. Công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật về chế độ ốm đau, thai sản Qua các năm BHXH tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện biên tập đăng tải hàng trăm tin, bài, mở rộng thêm nhiều chuyên mục, tiện ích mới trên Trang thông tin điện tử BHXH tỉnh Gia Lai. Bên cạnh đó, hàng quý BHXH tỉnh Gia Lai đã tổ chức giao lưu trực tuyến với bạn đọc trên trang thông tin của BHXH tỉnh. Số lượt biên tập bài viết để đăng tải lên website của Ngành về công tác tuyên
  14. 12 truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT tăng qua các năm; Năm 2017, đã biên tập và đăng tải 595 bài viết, thì đến năm 2019 số bài viết đã tăng lên 900 bài, tương ứng tăng 151,26%. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Gia Lai cũng thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành và các văn bản hướng dẫn của BHXH tỉnh Gia Lai lên webiste của BHXH, phản ánh kịp thời về tình hình thực hiện chế độ, chính sách và các thông tin liên quan đến hoạt động của ngành. Định kỳ hàng quý cơ quan BHXH, tổ chức giao lưu trực tuyến trên website, đơn vị SDLĐ và NLĐ đã gửi hàng trăm câu hỏi liên quan đến chính sách BHXH và được cơ quan BHXH trả lời cụ thể, thấu đáo, nhằm tuyên truyền sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu chế độ, chính sách của NLĐ, đơn vị SDLĐ. Đến nay, đã có hơn 1,23 triệu lượt truy cập trên trang website của BHXH tỉnh Gia Lai để tìm hiểu các thông tin có liên quan. 2.2.2. Công tác lập dự toán, chi trả chế độ ốm đau, thai sản Thực hiện hướng dẫn của BHXH Việt Nam, căn cứ vào dự toán chi trả chế độ ÔĐTS hàng năm của BHXH các huyện, thị xã, thành phố và văn phòng BHXH tỉnh Gia Lai. Vào quý III hàng năm việc lập dự toán chi trả các chế độ cho năm sau được thực hiện, dựa trên căn cứ số thực chi của năm trước và số thực chi của 6 tháng đầu năm sẽ dự kiến số chi cho năm kế tiếp. BHXH tỉnh Gia Lai sẽ tổng hợp và lập dự toán chi gửi BHXH Việt Nam xem xét phê duyệt dự toán. Sau khi được BHXH Việt Nam phê duyệt, BHXH tỉnh sẽ phân bổ kinh phí về cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố. Hiện nay, công tác lập kế hoạch và dự toán chi trả chế độ ÔĐTS tại BHXH tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Việc
  15. 13 lập kế hoạch, dự toán chi vẫn chưa có quy trình hoàn thiện từ khâu xây dựng đến kiểm soát việc chấp hành dự toán; tại một số đơn vị BHXH cấp huyện chưa lường trước được những biến động về việc tăng giảm đối tượng thụ hưởng, cũng như mức hưởng chế độ ÔĐTS của các đối tượng. 2.2.3. Tổ chức thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản a . Quản lý đối tượng hưởng chế độ ÔĐTS Căn cứ Luật BHXH năm 2014, Nghị định 182/2016 ngày 14/11/2016; Nghị định 103/2017 ngày 11/11/2017, Nghị định 157/2018 ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức thuê mướn lao động. Tỷ lệ % (phần trăm) thu vào quỹ BHXH từ người SDLĐ là 21,5% trên tổng quỹ lương đóng BHXH của đơn vị, trong đó quỹ ÔĐTS là 3%. Đối tượng thụ hưởng các chế độ ÔĐTS là chính bản thân NLĐ và gia đình họ; đối tượng hưởng trợ cấp BHXH có thể được hưởng một lần hay hàng tháng, hàng kỳ, hưởng trợ cấp nhiều lần hay ít tùy thuộc vào thời gian đóng góp và mức độ đóng góp, vào các điều kiện lao động và các biến cố rủi ro mà NLĐ gặp phải. Việc quản lý đối tượng bao gồm các nội dung: Quản lý về lý lịch đối tượng, các loại chế độ được hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng, và địa điểm thực hiện chi trả. Quản lý đối tượng là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý chi BHXH nhằm đảm bảo các hoạt động chi trả chế độ được thực hiện đúng phương châm “Đúng kỳ, đủ số, tận tay” đến người thụ hưởng. b . Tổ chức thực hiện chi trả chế độ ÔĐTS Thời gian qua, BHXH tỉnh Gia Lai tập trung tổ chức, quản lý
  16. 14 chặt chẽ các đối tượng hưởng ngay từ cơ sở, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý chi trả cácchế độ BHXH; tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý sự biến động tăng, giảm của đối tượng cũng như thực hiện in danh sách chi trả trợ cấp kịp thời. Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH của các đối tượng trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm đúng mức vì hồ sơ hưởng BHXH là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các chế độ BHXH khác, việc giải quyết tranh chấp về BHXH (như khiếu nại, tố cáo) và là cơ sở để thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm việc thực hiện chế độ chính sách về BHXH. * Phân cấp thực hiện chi các chế độ ÔĐTS: Cơ quan BHXH tỉnh thực hiện phân cấp chi trả chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định của BHXH Việt Nam, việc thực hiện chế độ ÔĐTS, DSPHSK cho NLĐ được phân cấp theo đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh quản lý thu và do BHXH cấp huyện quản lý thu. Hiện nay, cơ quan BHXH thực hiện chi trả tiền chế độ ÔĐTS, DSPHSK cho người lao động thông qua các hình thức: thông qua đơn vị SDLĐ, qua tài khoản cá nhân của NLĐ và chi trực tiếp tại cơ quan BHXH.” 2.2.4. Công tác quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản a . Báo cáo quyết toán chi các chế độ BHXH “Hàng quý, căn cứ số liệu Báo cáo tổng hợp giải quyết hưởng chế độ ÔĐTS, DSPHSK (mẫu 02A-HSB) do BHXH các huyện, thị xã, thành phố lập và gửi về BHXH tỉnh. BHXH tỉnh thực hiện quyết toán và lập biểu Báo cáo tổng hợp giải quyết hưởng chế độ ÔĐTS, DSPHSK của toàn tỉnh (mẫu 02B-HSB) gửi BHXH Việt Nam, thời gian thực hiện thẩm định quyết toán chi quý được thực hiện bắt đầu từ ngày 05 của tháng đầu quý sau.
  17. 15 Trước ngày 10 tháng 01 hàng năm, BHXH tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp giải quyết hưởng các chế độ BHXH của năm trước gửi về BHXH Việt Nam. Quyết toán chi chế độ BHXH hàng năm được thực hiện quyết toán theo số chi thực tế cho các đối tượng được thụ hưởng trong năm. Phải tập hợp đầy đủ, kịp thời chứng từ chi đã được thẩm định ,xét duyệt, để quyết toán trong năm. b . Tổng hợp thu hồi chi sai chế độ ốm đau, thai sản Khi có phát sinh thu hồi chi sai, phải phân tích rõ số thu hồi năm nay thì được giảm số đã chi tại đơn vị, số thu hồi năm trước thì phải chuyển nộp toàn bộ về BHXH Việt Nam. Thuyết minh cụ thể nội dung, nguyên nhân thu hồi chi sai, làm rõ là do cơ quan BHXH chi sai, giải quyết sai, và lập Bảng tổng hợp thu hồi chi sai toàn tỉnh đóng kèm vào báo cáo quyết toán hàng quý, năm.” Bảng 2.12. Tổng hợp thu hồi chi sai chế độ ÔĐTS, DSPHSK tại tỉnh Gia Lai qua các năm 2017-2019 ĐVT: Triệu đồng Năm Năm TT Loại chế độ Năm 2017 2018 2019 1 ÔĐTS, 6 8 1 DSPHSK 580 70 40 (Nguồn: BHXH tỉnh Gia Lai) 2.2.5. Thực trạng kiểm tra giám sát công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản a . Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH Theo báo cáo của BHXH tỉnh Gia Lai, đến ngày 31/12/2017 số nợ BHXH trên 45 tỷ đồng, bằng 3,62% dự toán BHXH Việt Nam
  18. 16 giao, năm 2018, nợ 47,5 tỷ đồng, bằng 4,47% dự toán BHXH Việt Nam giao, năm 2019, nợ 61,9 tỷ đồng, chiếm 2,37% dự toán BHXH Việt Nam giao. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đã xử lý thu hồi và nộp quỹ BHXH, BHTN, BHYT số tiền nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT với số tiền trên 15,2 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền hành xử lý truy thu BHXH, BHTN, BHYT đối với 176 NLĐ tại 65 đơn vị SDLĐ với tổng số tiền phải truy đóng BHXH, BHTN, BHYT và tiền lãi phát sinh do chậm đóng là gần 6,4 tỷ đồng. Xử lý thu hồi, nộp quỹ BHXH, BHYT tại các đơn vị được kiểm tra do chi trả sai chế độ quy định với tổng số tiền là hơn 1,90 tỷ đồng. b . Thực trạng giải quyết khiếu nại, kiến nghị về chế độ ốm đau thai sản Năm 2017 tiếp nhận 67 đơn thư, trong đó có 12 đơn thư về chế độ BHXH, đã giải quyết 62 đơn thư, trong đó có 11 đơn thư về chế độ BHXH; năm 2018 tiếp nhận 55 đơn thư, trong đó có 08 đơn thư về chế độ BHXH, đã giải quyết 53 đơn thư, trong đó có 8 đơn thư về chế độ BHXH đều đã được giải quyết; năm 2019 tiếp nhận 40 đơn thư, trong đó có 03 đơn thư về chế độ BHXH, đã giải quyết 39 đơn thư, trong đó 3 đơn thư về chế độ BHXH đã giải quyết xong.” c . Mức độ hài lòng của NLĐ tham gia và hưởng các chế độ BHXH Theo báo cáo của BHXH tỉnh Gia Lai về công tác cải cách TTHC năm 2019, BHXH tỉnh đã tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân đối với toàn bộ cán bộ, viên chức ngành BHXH trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả khảo sát qua
  19. 17 9.120 phiếu, có 39,6% rất hài lòng; 51,8% hài lòng; 8,95% bình thường; 0,2% không hài lòng. 2.2.6. Công tác Xử lý vi phạm pháp luật về chi trả chế độ ÔĐTS Công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm được BHXH tỉnh Gia Lai luôn coi trọng và đề cao. Ngay từ đầu nămm BHXH tỉnh Gia Lai đã lập kế hoạch kiểm tra tới từng BHXH huyện, thị xã, thành phố, đến các điểm chi trả và đơn vị SDLĐ để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện để uốn nắn và khắc phục.” 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN TẠI BHXH TỈNH GIA LAI “Trải qua 25 năm hoạt động, với rất nhiều gian nan, vất vả, BHXH tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả lớn trong tất cả các mặt công tác, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ làm việc trong ngành BHXH tỉnh Gia Lai hôm nay tự hào về những thành tích, sự đóng góp của mình trong sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành BHXH và vì chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước. 2.3.1. Những thành công Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. “Hàng năm, BHXH tỉnh thực hiện lập dự toán, xác định nhu cầu kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho năm dự toán và các năm tiếp theo, nhằm chủ động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí chi trả chế độ cho người thụ hưởng. Trên cơ sở các quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện, BHXH tỉnh Gia Lai đã xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện giải quyết các chế độ BHXH nói chung, chế độ BHXH ngắn hạn nói riêng từ BHXH tỉnh đến BHXH cấp huyện, nhờ
  20. 18 đó những năm qua, quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH luôn được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. “Công tác quyết toán chi được thực hiện đúng quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Công tác giải quyết chế độ ÔĐTS cho NLĐ được giải quyết kịp thời, đầy đủ, đúng thời hạn, để từ đó đảm bảo được mọi quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH đã được chú trọng hơn. 2.3.2. Những hạn chế Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH đã được đổi mới, đa dạng hóa bằng nhiều hình thức, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định, như chưa thường xuyên, các cuộc đối thoại trực tiếp chưa nhiều; phương thức, nội dung chưa phù hợp với đối tượng nên một bộ phận doanh nghiệp, người lao động, người dân chưa hiểu đầy đủ về chính sách BHXH. Công tác lập dự toán, dự báo số đối tượng hưởng chế độ BHXH của một số đơn vị BHXH cấp huyện và cả BHXH tỉnh vẫn còn một số bất cập, chưa sát với thực tế ở địa phương. Trình độ, khả năng dự báo tình hình trong công tác lập dự toán chi BHXH của một số viên chức còn hạn chế. Số đối tượng hưởng chế độ ÔĐTS, DSPHSK ngày càng nhiều, trong khi số lượng cán bộ, viên chức của ngành BHXH lại không tăng. Hồ sơ, thủ tục thanh toán thanh toán chế độ ÔĐTS chưa đầy đủ và đúng quy định. Các số liệu trong công tác quyết toán chi trả các chế độ, các chứng từ quyết toán để lập báo cáo quyết toán đôi lúc chưa được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2