ÔN TẬP HỌC KÌ I
lượt xem 4
download
Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs tự hệ thống hoá các kiến thức cơ bảnvề di truyền và biến dị và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. - Rèn luyệnkĩ năng tư duy, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ÔN TẬP HỌC KÌ I
- Bài: ÔN TẬP HỌC KÌ I. A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs tự hệ thống hoá các kiến thức cơ bảnvề di truyền và biến dị và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. - Rèn luyệnkĩ năng tư duy, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống. B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: Tranh ảnh liên quan đến phần di truyền. Hệ thống kiến thức phần di truyền và biến dị. 2: HS: Phiếu học tập bảng 40.1 - 40.5 sgk ( T116- 117) C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta đã nghiên cứu xong phần Di truyền và biến dị. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức đó. 2. Phát triển bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: (26’) I. Hệ thống hoá kiến thức. - GV phân chia lớp thành 10 nhóm: 2 nhóm nghiên cứu 1 bảng.( bảng 40.1 - - Kiến thức chuẩn ( Bảng 40.1 - 40.5 sgk) 40.5 sgk) - GV quan sát các nhóm ghi những kiến
- thức cơ bản. - GV chữa bài cách: y/c các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - GV lấy kiến thức trong sgk làm chuẩn trong các bảng từ 40.1 - 40.5 sgk( T129- 131) HĐ 2: ( 11’) II. Câu hỏi ôn tập. - GV cho hs thảo luận toàn lớp theo câu - Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và hỏi sgk ( T 117) để hs được trao đổi bổ tính trạng. sung kiến thức cho nhau. + Cụ thể: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu thành nên prôtêin. + P chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng. Câu 2: Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. + Vận dụng: Bất kì 1 giông nào( kiểu gen) muốn có năng suất( số lượng- kiểu hình) cần được chăm sóc tốt( ngoại cảnh) Câu 3: Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì: + ở người sinh sản muộn và đẻ ít con. + Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây
- đột biến vì lí do XH. Câu 4: Ưu thế của công nghệ TB. + Chỉ nuôi cấy TB, mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo tạo ra cơ quan hoàn chỉnh. + Rút ngắn thời gian tạo giống. + Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người. …………………………………………… - GV nhận xét hoạt động của hs và giúp hs hoàn thiện kiến thức. IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’) - GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động nhóm. V. Dặn dò: ( 1’) - Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở sgk( T117) .
- Bài: KIỂM TRA HỌC KÌ I. A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs củng cố, bổ sung, chính xác hoá kiến thức đã học : Di truyền và biến dị. - Rèn luyện cho hs kĩ năng điều chỉnh phương pháp học tập, xây dựng ý thức trách nhiệm trong học tập. - GV đánh giá trình độ, kết quả học tập của hs đồng thời điều chỉnh ph ương pháp học tập và dạy học. B. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: Đề kiểm tra 2. HS: Kiến thức đã học C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: - Đề kiểm tra: Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Nguyên nhân gây đột biến gen là gì ? a. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên. b. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hoá học. c. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài d. Cả a và b.
- 2. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào ? a. Thể tam nhiễm b. Thể 1 nhiễm c. Thể không nhiễm d. Cả a, b và c 3. Mức phản ứng là gì ? a. Mức phản ứng là giới hạn thường biếncủa 1 kiểu gen ( hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. b. Mức phản ứng do kiểu gen qui định và được biểu hiện ra kiểu hình trong những môi trường nhất định. c. Kiểu gen qui định mức phản ứng, môi tr ường qui định sự biểu hiện tính trạng. d. Cả a & b 4. Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ? a. Do con cái sinh ra mang cặp gen dị hợp với tỉ cao. b. Do làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện trên thể đồng hợp ở đời con. c. Do làm tăng tỉ lệ đồng hợp trội ở đời con. d. Do bố mẹ không thích ứng với điều kiện sống. Câu 2: Chọn những cụm từ: Độ ô nhiễm, chống vủ khí, môi trường, hoá chất, tật di truyền. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: Các chất phóng xạ, các………..có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ……môi trường & làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, ………..nên cần phải đấu tranh………hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm……………………… Câu 3: Cho sơ đồ phả hệ với sự di truyền màu mắt ở người như:
- - Với qui ước: + Mắt nâu: ở nam + Mắt đen: ở nam ở nữ ở nữ - Đời P: F1: F2: Dựa vào sơ đồ phả hệ trên cho biết: a. Màu mắt đen và nâu, màu mắt nào là trội ? b. Sự di truyền của màu mắt này có liên quan đến giới tính hay không? Tính trạng màu mắt do bao nhiêu kiểu gen qui định? Câu 4: Thế nào là trẻ đồng sinh cùng trứng? Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng? - Đáp án: - Câu 1: 1d; 2d; 3a; 4b; ( 0,5 x 4 = 2 điểm) - Câu 2: Trình tự là: Hoá chất, độ ô nhiễm, tật di truyền, chống vũ khí, môi trường, ( 0,5x5=2,5) - Câu 3: a. Qua sơ đồ phả hệ ta thấy: Ở đời con: F1 chỉ có màu mắt nâu được biểu hiện. Như vậy màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen ( 1,5 điểm) b. Ở đời F2, màu mắt nâu và màu mắt đen đều xuất hiện ở cả nam lẫn nữ với tỉ lệ 1: 1 chứng tỏ Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính và sự di truyền màu mắt này chỉ di 1 cặp gen kiểm soát. ( 1,5 điểm) - Câu 4: Trẻ đồng sinh cùng trứng là: Từ 1 trứng thụ tinh cùng với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử, trong các lần nguyên phân từ thứ 1 đến thứ 3 của hợp tử, các TB con tách riêng, có thể phát triển thành các trẻ đồng sinh cùng trứng ( 0,5 điểm)
- - Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng: ( 2 điểm) + Có kiểu gen giống nhau cùng giới tính. + Nếu được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện giống nhau thì các tính trạng biểu hiện thường giống nhau. + Khi nuôi dưỡng trong những điều kiện khác nhau thì kiểu hình biểu hiện cũng có thể khác nhau. + Trong quá trình phát triển cá thể, kiểu gen có thể đột biến khác nhau dẫn đến kiểu hình biểu hiện khác nhau. IV. Kiểm tra, đánh giá: ( 3’) - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. V. Dặn dò: (1’) - Về nhà đọc trước bài: Gây đột biến nhân tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN TẬP PHẦN ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG KHỐI 11
2 p | 944 | 289
-
Bài tập ôn tập Đại số tuyến tính - Học kì I năm học 2016 - 2017
10 p | 578 | 56
-
Giáo án Sinh 11 (NC) - ÔN TẬP HỌC KÌ I
4 p | 140 | 31
-
Bài tập ôn tập Xác suất thống kê - Học kì I năm học 2016 - 2017
10 p | 435 | 25
-
Đề cương ôn tập Toán cao cấp - Học kì I năm học 2016 - 2017
9 p | 307 | 25
-
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN TOÁN LỚP 11
1 p | 140 | 22
-
Giáo án công nghệ lớp 7 - ÔN TẬP HỌC KÌ I
5 p | 441 | 17
-
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I SỐ1 Môn : vật lý 1
3 p | 102 | 7
-
Đề thi kết thúc môn Giải tích I học kì 1 năm học 2022-2023 - Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội
1 p | 14 | 6
-
Bài: ÔN TẬP HỌC KÌ I A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các
5 p | 83 | 5
-
Bài tập ôn tập Giải tích - Học kì I năm học 2016-2017
8 p | 72 | 4
-
Đề thi cuối kỳ học kỳ I năm học 2019-2020 môn Toán 2 - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
2 p | 52 | 4
-
Đề thi môn Tính biến phân (Học kì I, năm học 2013-2014)
1 p | 57 | 3
-
Đề thi học kỳ I năm học 2019-2020 môn Vật lý 1 - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
2 p | 98 | 3
-
Đề thi học kỳ I năm học 2019-2020 môn Vật lý 2 (Đề số 1) - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
2 p | 49 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2016-2017 môn Điều khiển quá trình (Đề số 1) - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
2 p | 45 | 3
-
Đề thi giữa học kỳ I năm học 2014-2015 môn Đại số (Đề số 3+4)
2 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn