intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi đại học môn Văn Bài Tây tiến

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

208
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đềm Mường Hịch cọp trêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi đại học môn Văn Bài Tây tiến

  1. Ôn thi đại học môn Văn - Bài Tây tiến Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đềm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
  2. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. (Ngữ văn 12 – tập I, tr.89) Đáp án – Hướng dẫn làm bài I. Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và bút pháp (xem trong sách giáo khoa) II. Phân tích – bình giảng đoạn thơ 1. Trước hết, tác giả gửi về Tây Tiến nỗi nhớ rừng núi, nỗi nhớ về đơn vị cũ đến da diết “chơi vơi”. - Nỗi nhớ đã trở thành cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ, đoạn thơ bao trùm lên cả không gian và thời gian. Nỗi nhớ ấy như trào dâng cả tâm hồn đến mức không kìm nén nổi, đã cất lên thành tiếng gọi: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Chú ý phân tích từ láy “chơi vơi” rất đặc sắc, vừa gợi cảm, vừa gợi hình: nỗi nhớ da diết, cháy bỏng như có hình, có khối gợi được một không gian bao la, thời gian như xa thẳm. 2. Hình ảnh núi rừng trùng điệp hoang sơ mà nên thơ khỏe đẹp và con đường hành quân gian khổ của người lính. a. Nỗi nhớ “chơi vơi” trên đây đã khơi nguồn cho cảnh núi dốc, đèo cheo leo, vực thẳm, rừng dày và con đường hành quân chênh vênh bên dốc núi, trong làn sương mờ lần lượt hiện ra như một cuốn phim màu quay chậm theo bước chân người lính. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” Những địa danh “Sài Khao”, “Mường Lát”… gợi lên không gian hoang sơ nơi xứ lạ. Câu thơ trên tả sương rất dữ dội. Câu dưới, cảm giác mệt mỏi của người lính như được xua đi bởi một hình ảnh đẹp lung linh như trong cõi mộng “Mường Lát
  3. hoa về trong đêm hơi”. Câu thơ có nhiều cách hiểu, nhưng cách dễ hiểu được người đọc chấp nhận là tả cảnh đoàn người đốt đuốc đi trong đêm mịt mù hơi sương trông lung linh như những bông hoa. Đúng là “một hình ảnh thơ mang đậm tâm hồn thi nhân”. Câu thơ được viết hầu hết là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, chơi vơi, tài hoa và lãng mạn. b. Tiếp tục cảm hứng lãng mạn ấy, khung cảnh núi rừng hiểm trở với thác lũ mưa nguồn, dữ dội, hoang sơ, heo hút, điệp trùng và độ cao ngất trời của Tây Bắc cứ sống dậy trước mắt người đọc. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” c. Hai câu thơ đầu diễn tả độ cao ngất trời và sự chênh vênh heo hút của núi đèo Tây Bắc. Chú ý các từ láy rất giàu giá trị tạo hình được sử dụng với mật độ cao: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”… Thủ pháp điệp từ, đối lập được khai thác triệt để. Câu thơ đầu nghe như có tiếng thở nặng nhọc của người lính. Câu sau có chữ “ngửi”; “súng ngửi trời” được sử dụng rất bạo và có tính chất tinh nghịch rất “tếu” thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời, có cái gì đó như là thách thức với gian khổ, hiểm nguy của người lính. d. Hai câu sau: Câu thứ ba có sự ngắt nhịp ở giữa như bẻ đôi, diễn tả hai sườn núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng. - Câu thứ tư toàn thanh bằng, tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi. Có thể hình dung người lính đã nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm, đến đây như dừng chân bên dốc núi, phóng tầm mắt nhìn ngang ra xa để thấy nhà ai đó thấp thoáng ẩn hiện một không gian mịt mù sương rừng mưa núi như trôi “bồng bềnh” giữa biển khơi. Câu thơ tạo ấn tượng như thực, như ảo rất thú vị.
  4. 3. Hình ảnh người lính và kỉ niệm tình quân dân a. Hai câu thơ tiếp theo vừa tiếp nối mạch cảm xúc về thiên nhiên Tây Bắc, vừa làm nổi rõ hình ảnh người lính: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Tây Bắc dữ dội, hoang sơ, không chỉ được mở ra chiều không gian, theo những địa danh xứ lạ: “Sài Khao”, “Mường Lát” … mà còn được kéo dài theo chiều dài thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm”. Dường như nơi ấy chỉ có thác gầm cọp hú suốt ngày đêm. b. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ, hoang dã ấy, nổi bật lên hình ảnh người lính “gục lên súng mũ bỏ quên đời” giữa chặng đường hành quân dãi dầu gian khổ. Câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa: Người lính mệt mớỉ gục lên súng mũ ngủ quên hết thày sự đời. Và cũng có thể hiểu theo nghĩa thứ hai: Người lính chết trong tư thế lên đường, tư thế hành quân. Hiểu theo cách này làm nổi bật hơn khí phách và chất bi tráng của người lính. c. Giữa những kỉ niệm đầy hi sinh, gian khổ, 2 đoạn thơ được Quang Dũng khép lại bằng hình ảnh “cơm lên khói”, “thơm nếp xôi”, một hình ảnh bình dị ấm áp đầy tình người và ngọt ngào tình quân dân, gợi không khí gia đình của đồng bào dân tộc, đặc biệt là những cô gái xinh đẹp như những bông hoa rừng, có tấm lòng thơm thảo đón tiếp niềm nở các anh bộ đội Tây Tiến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2