intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Oxycodon và acetaminophen

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

132
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Oxycodon và acetaminophen Tên thương mại: PERCOCET, ROXICET, TYLOX Nhóm thuốc và cơ chế: Oxycodon là thuốc giảm đau và giảm ho gây ngủ tương tự codein và hydrocodon. Cơ chế giảm đau chính xác của oxycodon và các thuốc ngủ khác còn chưa được rõ. Acetaminophen là thuốc giảm đau hạ sốt không gây ngủ. Acetaminophen làm giảm đau bằng cách nâng cao ngưỡng đau. Thuốc làm hạ sốt thông qua tác dụng trên trung khu điều nhiệt của não. Phối hợp oxycodon và acetaminophen đạt được hiệu quả giảm đau lớn hơn khi dùng từng thuốc riêng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Oxycodon và acetaminophen

  1. Oxycodon và acetaminophen Tên gốc: Oxycodon và acetaminophen Tên thương mại: PERCOCET, ROXICET, TYLOX Nhóm thuốc và cơ chế: Oxycodon là thuốc giảm đau và giảm ho gây ngủ tương tự codein và hydrocodon. Cơ chế giảm đau chính xác của oxycodon và các thuốc ngủ khác còn chưa được rõ. Acetaminophen là thuốc giảm đau hạ sốt không gây ngủ. Acetaminophen làm giảm đau bằng cách nâng cao ngưỡng đau. Thuốc làm hạ sốt thông qua tác dụng trên trung khu điều nhiệt của não. Phối hợp oxycodon và acetaminophen đạt được hiệu quả giảm đau lớn hơn khi dùng từng thuốc riêng rẽ. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén: 5mg oxycodon/325mg acetaminophen; Viên nang 5mg oxycodon/500mg acetaminophen; Dung dịch: 5mg oxycodon/325mg acetaminophen/thìa cà phê. Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong bao bì kín, tránh ánh sáng.
  2. Chỉ định: Oxycodon và acetaminophen được kê đơn để làm giảm chứng đau từ vừa phải tới tương đối nặng. Cách dùng: Liều oxycodon và acetaminophen thay đổi và phụ thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân và từng bệnh cảnh đặc trưng. Tương tác thuốc: Oxycodon, giống như các thuốc giảm đau gây ngủ khác, có thể làm tǎng tác dụng của các thuốc làm chậm tiến trình não, như rượu, các barbiturat và các benzodiazepin (như lorazepam, ATIVAN). Đối với phụ nữ có thai: Có rất ít thông tin về tác dụng của oxycodon và acetaminophen trên thai nhi. Thầy thuốc có thể chọn dùng thuốc nếu lợi ích của nó tỏ ra vượt quá những nguy cơ tiềm ẩn. Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa rõ liệu oxycodon có bài tiết ra sữa mẹ hay không. Tác dụng phụ: Những phản ứng có hại hay gặp nhất của oxycodon và acetaminophen bao gồm kém minh mẫn, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn và nôn. Những tác dụng phụ khác bao gồm đờ đẫn, táo bón và co thắt niệu đạo, có thể dẫn tới tiểu khó. Oxycodon có thể ức chế hô hấp và do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở người già, bệnh nhân suy nhược và bệnh nhân bị bệnh phổi nặng. Oxycodon có thể làm giảm khả nǎng tư duy và thể chất cần có khi lái xe hoặc vận hành máy
  3. móc. Oxycodon có thể gây quen. Phụ thuộc tâm thần và thể xác có thể xảy ra nhưng hiếm gặp khi dùng điều trị giảm đau ngắn ngày.
  4. Paroxetin Tên gốc: Paroxetin Tên thương mại: PAXIL Nhóm thuốc và cơ chế: Paroxetin là thuốc chống trầm cảm tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Các chất dẫn truyền thần kinh được dây thần kinh này giải phóng ra và được dây thần kinh khác hấp thu. Những chất dẫn truyền thần kinh giải phóng ra không được dây thần kinh khác hấp thu thường được hấp thu trở lại bởi chính dây thần kinh đã sản sinh ra nó (tái hấp thu). Nhiều chuyên gia cho rằng sự mất cân bằng trong lượng các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau được giải phóng gây ra trầm cảm. Paroxetin ức chế tái hấp thu serotonin ở dây thần kinh đã giải phóng ra nó, nhờ đó lượng serotonin được các dây thần kinh khác hấp thu sẽ tǎng lên. Paroxetin thuộc nhóm các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), trong nhóm này còn có fluoxetin (PROZAC) và sertralin (ZOLOFT). Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén (hình bầu dục) 10mg (màu vàng), 20mg (màu hồng), 30mg (màu xanh lơ) và 40 mg (xanh lá cây). Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng 15-30oC.
  5. Chỉ định: Paroxetin được chỉ định điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh- cưỡng bách và hoảng loạn. Cách dùng: Paroxetin được dùng liều duy nhất mỗi ngày, thường vào buổi sáng. Cũng như tất cả các thuốc chống trầm cảm khác, tác dụng đầy đủ chỉ xuất hiện sau một vài tuần điều trị. Liều dùng điều trị rối loạn ám ảnh-cưỡng bách và hoảng loạn thường cao hơn điều trị trầm cảm. Liều thường được điều chỉnh để đạt được liều tối ưu. Bệnh nhân già, bệnh nhân suy nhược và bệnh nhân bị một số bệnh gan hoặc thận cần giảm liều vì họ chuyển hóa và đào thải thuốc chậm hơn nhiều, do đó dễ có nồng độ thuốc trong máu cao. Tương tác thuốc: Tất cả các SSRI, kể cả paroxetin, đều không nên dùng cùng với nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế monoamin oxidase (MAOI) [ví dụ isocarboxazid (MARPLAN), phenelzin (NARDIL), tranylcypromin (PARNATE) và procarbazin (MATULANE)]. Những phối hợp này có thể dẫn đến lú lẫn, cao huyết áp, run và tǎng hoạt động. Loại tương tác này cũng xảy ra với selegillin (ELDEPRYL), fenfluramin (PONDIMIN) và dexfenfluramin (REDUX). Thuốc chống loét cimetidin (TAGAMET) làm tǎng lượng paroxetin trong máu, có thể dẫn tới tác dụng phụ. Paroxetin làm tǎng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân đang uống warfarin (COUMADIN) mặc dù chưa rõ cơ chế tương tác. Trytophan có thể gây đau đầu, buồn nôn, ra mồ hôi và chóng mặt khi dùng cùng với SSRI. Phenytoin (DILANTIN) và phenobarbital có thể làm giảm lượng paroxetin trong cơ thể, dẫn đến giảm tác dụng của thuốc.
  6. Đối với phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về paroxetin trên phụ nữ có thai. Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa rõ liệu paroxetin có tiết ra sữa mẹ hay không. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ đáng lưu ý hay gặp nhất liên quan với paroxetin là lo âu, ra mồ hôi, buồn nôn, chán ǎn, buồn ngủ, chóng mặt, mất ngủ và rối nhiễu hoạt động tình dục nam. Khô miệng xảy ra ở 18% số bệnh nhân uống Paxil. Một số bệnh nhân bị các triệu chứng cai khi ngừng liệu pháp SSRI như paroxetin. Các triệu chứng cai có thể bao gồm chóng mặt, ngứa, mệt mỏi, mơ nhiều màu sắc, kích thích hoặc tâm trạng chán nản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2