intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pentoxifyllin

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Pentoxifyllin Tên thương mại: TRENTAL Nhóm thuốc và cơ chế: Pentoxifyllin làm giảm độ nhớt máu và do đó cải thiện lưu lượng máu. Lưu lượng máu tǎng giúp bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại vi có tuần hoàn tốt hơn và cung cấp oxy tốt hơn cho các mô quan trọng. Pentoxifyllin được dùng điều trị một chứng bệnh gây đau cẳng chân xảy ra khi gắng sức do tuần hoàn ở cẳng chân và bàn chân không đủ (chứng tập tễnh cách hồi). Chỉ định: Có Dạng dùng: Viên nén uống 400mg. Bảo quản: Bảo quản nơi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pentoxifyllin

  1. Pentoxifyllin Tên gốc: Pentoxifyllin Tên thương mại: TRENTAL Nhóm thuốc và cơ chế: Pentoxifyllin làm giảm độ nhớt máu và do đó cải thiện lưu lượng máu. Lưu lượng máu tǎng giúp bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại vi có tuần hoàn tốt hơn và cung cấp oxy tốt hơn cho các mô quan trọng. Pentoxifyllin được dùng điều trị một chứng bệnh gây đau cẳng chân xảy ra khi gắng sức do tuần hoàn ở cẳng chân và bàn chân không đủ (chứng tập tễnh cách hồi). Chỉ định: Có Dạng dùng: Viên nén uống 400mg. Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo nhiệt độ 15-30oC, trong bao bì kín tránh ánh sáng. Chỉ định: Pentoxifyllin được dùng cho bệnh nhân kém tuần hoàn ở chi và bị chứng tập tễnh cách hồi. Chứng tập tễnh cách hồi gây đau cẳng chân khi đi bộ. Mặc dù chưa có phê chuẩn cho những chỉ định khác, thuốc thường được dùng điều
  2. trị những rối loạn tuần hoàn do đái đường, bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, hội chứng Raynaud hoặc một số chứng bệnh khác gây ra. Cách dùng: Nên uống pentoxifyllin theo đúng liều hướng dẫn của thầy thuốc. Có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng đồ ǎn. Tương tác thuốc: Không dùng pentoxifyllin cho bệnh nhân bị xuất huyết não cách đó chưa lâu. Thuốc cùng họ với caffein và theophyllin và sử dụng thận trọng cho bệnh nhân mẫn cảm với những chất này. Tác dụng phụ: Pentoxifyllin khá an toàn và không tương tác với nhiều thuốc khác. Tuy nhiên, pentoxifyllin có thể cản trở đông máu, đặc biệt nếu uống cùng với thuốc chống đông COUMADIN. Pentoxifyllin hiếm khi gây buồn nôn, đau đầu, lo âu, mất ngủ, chóng mặt và chán ǎn. Có thể xảy ra tǎng huyết áp và cần theo dõi huyết áp.
  3. Phentermin Tên gốc: Phentermin Tên thương mại: ADIPEX-P, OBENIX, OBY-TRIM Nhóm thuốc và cơ chế: Phentermin thuộc nhóm thuốc gây chán ǎn, thuốc làm giảm thèm ǎn có lẽ do làm thay đổi nồng độ serotonin trong não. Phentermin là một chất kích thích hệ thần kinh giống như amphetamin, gây kích thích, tǎng huyết áp và nhịp tim nhanh. Béo phì thường được định nghĩa là có trọng lượng vượt quá trọng lượng chuẩn 20%, với hậu quả là tǎng một số bệnh như cholesterol cao, bệnh tim, cao huyết áp, bệnh gan mật, đái tháo đường type II, xơ cứng động mạch và viêm khớp thoái hóa. Cân nặng giảm thường làm giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và cải thiện việc kiểm soát đái tháo đường. Kê đơn: Có Dạng dùng: viên nén 30mg, 37,5mg.
  4. Bảo quản: Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng. Chỉ định: Phentermin thường được dùng điều trị ngắn ngày kèm theo chế độ ǎn và thay đổi hành vi để điều trị béo phì. Gần đây, thuốc được phối hợp với chế độ ǎn và fenfluramin (PONDIMIN) và dùng dài ngày hơn trên một số bệnh nhân béo phì chọn lọc với mức cân nặng giảm vừa phải kéo dài đúng mong muốn. Cách dùng: Nên uống phentermin sau bữa sáng; nên tránh dùng vào buổi tối vì tác dụng gây mất ngủ thứ phát. Tương tác thuốc: Không dùng phentermin cho bệnh nhân bị glôcôm, cường giáp, có tiền sử nghiện ma tuý hoặc bệnh tâm thần. Không khuyến nghị dùng phentermin cho bệnh nhân cao huyết áp chưa được kiểm soát tốt. Bệnh nhân dùng phentermin cần theo dõi chặt chẽ huyết áp. Nhu cầu insulin có thể thay đổi ở bệnh nhân dùng phentermin; rượu có thể gây tương tác thuốc. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây hội chứng cai với mệt mỏi và trầm cảm. Phentermin có thể gây nghiện. Không khuyến nghị dùng phentermin cho bệnh nhân bị bệnh tim có triệu chứng, bao gồm các bệnh nhịp tim. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ bao gồm ỉa chảy, khô miệng, táo bón, có vị khó chịu, mày đay, liệt dương, đánh trống ngực, cao huyết áp và nhịp tim nhanh. Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương gồm kích thích, mất ngủ, cǎng thẳng, run và chóng mặt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2