intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phần I: Cơ bản về lỗi "màn hình xanh" trong WindowsTTO

Chia sẻ: Đinh Văn Hiểu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

104
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TTO - Đối với người dùng Windows 98 ngày trước và cả những phiên bản Windows 2000/XP, "màn hình xanh" không phải là điều xa lạ. Màn hình xanh đem lại "điềm xấu" cho cả phần cứng lẫn phần mềm trên hệ thống của bạn. Tuy nhiên, cũng có thể nhận biết và xử lý khi gặp "màn hình xanh chết chóc" này. "Màn hình xanh chết chóc" hay "Blue Screen Of Death" Lỗi màn hình xanh là điều rất (BSOD) là thuật ngữ dùng để diễn tả về việc ngưng trệ toàn khó chịu cho người sử dụng bộ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phần I: Cơ bản về lỗi "màn hình xanh" trong WindowsTTO

  1. Phần I: Cơ bản về lỗi "màn hình xanh" trong Windows TTO - Đối với người dùng Windows 98 ngày trước và cả những phiên bản Windows 2000/XP, "màn hình xanh" không phải là điều xa lạ. Màn hình xanh đem lại "điềm xấu" cho cả phần cứng lẫn phần mềm trên hệ thống của bạn. Tuy nhiên, cũng có thể nhận biết và xử lý khi gặp "màn hình xanh chết chóc" này. "Màn hình xanh chết chóc" hay "Blue Screen Of Death" Lỗi màn hình xanh là điều rất (BSOD) là thuật ngữ dùng để diễn tả về việc ngưng trệ toàn khó chịu cho người sử dụng bộ hoạt động của hệ thống và xuất hiện màn hình thông báo lỗi có màu xanh dương, với những dòng chữ "khó hiểu" thông Windows. báo các lỗi (Ví dụ: FILE_SYSTEM, 0x00000022). Lỗi có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: trục trặc về driver thiết bị, bộ nhớ bị lỗi, registry hư hỏng... và nếu may mắn, hệ thống sẽ tự sửa chữa lại sau khi reboot hệ thống. Tuy nhiên, lỗi "màn hình xanh" thường gây ra cảm giác bất an của ngày cận kề "cái chết" của hệ thống. Do đó, việc tự khám phá và khắc phục chúng là rất quan trọng. Lỗi "màn hình xanh" xuất hiện khi Windows tìm thấy một lỗi hoặc một vấn đề hỏng hóc nào đó (phần cứng lẫn phần mềm) mà nó không thể khắc phục được. Ngay lập tức Windows sẽ ngưng toàn bộ hoạt động, tiến hành chẩn đoán thông tin "bệnh" của hệ thống và hiển thị màn hình xanh. Trong phiên bản Windows XP thì những nội dung của bộ nhớ PC được kết xuất vào một tập tin để có thể phân tích về sau. Đọc "màn hình xanh" (BSOD) Một lỗi màn hình xanh thông thường trong Windows XP được chia làm 4 phần và đôi khi chúng hiển thị những đầu mối dẫn đến việc phát sinh lỗi. Phần kiểm tra hiển thị số lỗi với định dạng hệ thập lục phân (hexadecimal) và thông tin tại sao hệ thống xuất hiện BSOD, theo ví dụ là: "DRIVER_IRQI_NOT_LESS_OR_EQUAL".
  2. Phần thứ 2 là phần khuyến cáo người dùng nên làm gì khi gặp lỗi BSOD. Tuy nhiên, đây chỉ là khuyến cáo chung để tham khảo các bước xử lý cho mọi lỗi phát sinh BSOD. Công đoạn khởi động lại hệ thống (reboot) luôn là cách thức đầu tiên và tốt nhất để thoát khỏi màn hình xanh. Phần thứ 3, thông tin driver, có thể hàm chứa những thông tin "sống còn". Nếu thật sự tập tin driver có liên đới với màn hình xanh, nó sẽ được hiển thị tại phần này. Phần thứ 4 cuối cùng của màn hình lỗi là cổng sửa lỗi (debug) và thông tin trạng thái. Windows XP sẽ kết xuất những nội dung của bộ nhớ hệ thống vào một tập tin trên ổ đĩa cứng hoặc vào một trong những cổng COM. Ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân cụ thể dẫn đến lỗi BSOD và cách xử lý cho từng trường hợp ở phần sau. Phần II: Nguyên nhân xuất hiện lỗi "màn hình xanh" TTO - Lỗi "màn hình xanh" trong Windows không chỉ đơn thuần xử lý bằng cách khởi động lại hệ thống. Bạn cần phải biết nguyên nhân cụ thể để có thể khắc phục được hoàn toàn lỗi nguy hiểm nhất của hệ thống. Lỗi BSOD trong Windows XP thường rơi vào một trong năm trường hợp sau: Giao diện lỗi "màn hình xanh" hay BSOD trong Windows. 1. Lỗi phần mềm: Lỗi xuất phát từ các phần mềm ứng dụng hoặc driver của thiết bị trên hệ thống có thể bị lỗi thường xuyên. 2. Lỗi phần cứng khi Windows vận hành: Nếu một thiết bị phần cứng gặp sự cố hoặc bị gỡ bỏ khỏi hệ thống trong khi Windows đang vận hành, hay phần cứng của bạn không hoàn toàn hỗ trợ những hoạt động mà Windows XP yêu cầu, lỗi màn hình xanh về phần cứng sẽ xuất hiện. Thông tin BIOS lỗi thời trên các máy tính cũ có thể cũng là một nguyên nhân. 3. Lỗi cài đặt: Tiến trình cài đặt Windows là khoảng thời gian dễ bị tổn thương của phần cứng và các lỗi ổ cứng. Nếu có một sự cố trên máy tính của bạn về cấu hình phần cứng hay môi trường mà bạn sử dụng để cài đặt Windows XP, lỗi BSOD sẽ xuất hiện. 4. Các lỗi khởi động: Hư hỏng các tập tin hệ thống, phần cứng và lỗi driver đều có thể là nguyên nhân Windows XP hiển thị lỗi BSOD thay vì khởi động như bình thường. Những trường hợp này bắt buộc hệ thống phải được xử lý trước khi có thể khởi động bình thường.
  3. 5. Các lỗi bất thường: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của lỗi "màn hình xanh" BSOD. Những "thủ phạm" chính bao gồm: trục trặc trong bộ nhớ hệ thống, nhiệt độ vi xử lý quá nóng, ổ cứng bị lỗi vật lý hoặc sắp hỏng, lỗi phần mềm hay driver. Việc tìm ra nguyên nhân chính xác trong 5 trường hợp phổ biến vừa nêu đòi hỏi bạn phải có trình độ về kỹ thuật và am hiểu về hệ thống (phần cứng lẫn phần mềm). Một tiếng kêu rột roạt đứt quãng của ổ cứng là điềm báo cho lỗi hư hỏng về đầu từ quay hay thường xuyên treo hoặc khởi động lại máy thì bạn nên kiểm tra lại nhiệt độ trong thùng máy... Những trường hợp này thường là từ kinh nghiệm sử dụng. Do đó, nếu không xử lý được thì tốt nhất bạn vẫn nên nhờ đến các chuyên viên kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin rất chi tiết tại website Aumha.org để biết cụ thể lỗi màn hình xanh. Trang web cũng liên kết theo từng trường hợp đến thư viện MSDN của Microsoft rất hữu ích. Phần III: Xử lý sự cố "Màn hình xanh" TTO - Trong phần này, ta sẽ tiến hành thực hiện các bước xử lý lỗi chung cho các trường hợp để khắc phục lỗi. Khi gặp trường hợp lỗi BSOD (Blue screen of dead - màn hình xanh chết chóc), trước tiên bạn cần phải xem xét nó thuộc nhóm lỗi nào như ở phần trước đã giới thiệu, nhưng mặc định Windows sẽ tự động khởi động lại hệ thống khi bắt gặp lỗi. Do đó, ta cần thay đổi thiết lập này trong Windows XP bằng cách: phải chuột lên My Computer - Properties, chọn thẻ "Advanced" và bên dưới phần "Startup and Recovery" nhấn vào nút "Settings". Cửa sổ mới sẽ xuất hiện và dưới phần "System Failure", bỏ chọn "Automatically restart". Sau khi thực hiện thao tác trên, ta có thể khởi động lại Windows thủ công để xem lỗi BSOD có được khắc phục hay chưa. Nếu đã xử lý được, thì bạn cứ tiếp tục sử dụng trừ trường hợp số lần bị lặp lại nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn thì tham khảo những trường hợp và cách xử lý bên dưới đây. Lưu ý là lỗi BSOD có rất nhiều nguyên nhân nên ta cần phải xem xét qua khá nhiều trường hợp dẫn đến việc hệ thống hư hỏng mà có cách giải quyết riêng. Trường hợp Windows vẫn không khởi động lại được như bình thường hoặc BSOD vẫn xuất hiện thì khi ở màn hình khởi động (POST - giai đoạn kiểm tra bộ nhớ), nhấn F8 nhiều lần. Tùy chọn khởi động Windows sẽ xuất hiện với nhiều chọn lựa. Kế tiếp, chọn Safe Mode để Windows khởi động ở chế độ Safe mode. Safe mode sẽ tải Windows XP với mức độ hạn chế nhất của driver và các phần mềm tự khởi động cùng Windows. Bằng việc thử nghiệm này, ta sẽ lọc ra được trường hợp lỗi từ phần mềm ứng dụng và driver.
  4. * Cách xử lý: Chạy các chương trình diệt virus, spyware như Ad-Aware, Spybot Search & Destroy... nếu sau khi quét mà phát hiện ra các virus, spyware lây nhiễm trong hệ thống, loại trừ chúng rồi khởi động lại hệ thống. Nếu cách trên vẫn không khắc phục được, ta khởi động trở lại hệ thống ở chế độ Safe mode. Bước kế tiếp này sẽ sử dụng đến chức năng khôi phục lại hệ thống với "System restore". Vào Start - Programs - Accessories - System tools - system restore. Tiện ích System restore trong Windows rất cần thiết khi cần khôi phục lại hệ Tiện ích "System restore" dự phòng dung lượng đĩa cứng và thống trước khi bị lỗi. tạo một điểm khôi phục mỗi khi bạn cài đặt hay gỡ bỏ phần mềm. Nếu bạn cảm thấy lỗi xuất phát từ việc cài hay gỡ bỏ một phần mềm vào một thời điểm xác định, bạn có thể khôi phục hệ thống trở về thời điểm đó với "System restore". Tuy nhiên, cần lưu ý là những phần mềm hay thiết lập kể từ thời điểm đó trở đi cũng bị mất, các giá trị registry mới cũng sẽ bị xóa sau khi khôi phục. Ngoài ra, người dùng cũng có thể không cần phải sử dụng "System restore" nếu sau khi bạn cài đặt một driver hay phần mềm nào đó dẫn đến việc hệ thống bị lỗi, thì hãy ngưng hoạt động của chúng và gỡ bỏ ra khỏi hệ thống. * Xử lý với driver: Với driver các thiết bị phần cứng, bạn có thể lùi (roll-back) chúng trở về phiên bản driver trước hoặc khóa lại. Nhắp phải chuột lên My Computer, chọn Properties và chuyển đến thẻ Hardware và chọn Device Manager. Tại phần này, ta có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của chúng (Video card driver nằm trong "Display Adaptors", của sound card nằm trong "Sound card and game controllers" và của bo mạch chủ thì "IDE/ATAPI controllers"). Chọn thiết bị nào muốn kiểm tra, phải chuột và nhấn "Properties", chuyển đến thẻ "Drivers". Trong thẻ "Driver", có thể dùng tùy chọn "Roll back" để lùi phiên bản driver thiết bị lại phiên bản trước đó hoặc "Uninstall" để gỡ bỏ hoàn toàn driver. Một lưu ý là bạn không nên "Uninstall" driver sound card, video card hay motherboard vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến phần khởi động Windows. Thay vào đó thì bạn nên "roll back" trước. Device Manager. Roll back driver của thiết bị. Tùy chọn thứ 2 ta có thể thực hiện là khóa (disable) driver bằng cách phải chuột lên thiết bị trong phần "Device Manager" và chọn "Disable" để ngăn không cho Windows XP tải driver thiết bị khi khởi động. Và cũng như trên, không nên khóa driver của sound card, video card và motherboard. Nếu công đoạn xử lý này thành công thì bạn nên cập nhật lại driver mới của thiết bị từ CD hay website nhà sản xuất để tránh lỗi. * Xử lý với phần mềm: Đối với những phần mềm bị lỗi, không tương thích và chúng tự động khởi động khi Windows khởi động dẫn đến việc hệ thống bị lỗi, ta có 2 cách để xử lý.
  5. Cách nhanh chóng và tiện lợi là dùng tiện ích miễn phí AutoRuns của Sysinternal (đã được Microsoft mua lại). AutoRuns sẽ hiển thị toàn bộ những phần mềm (kể cả những tập tin của Windows) được tự động tải khi khởi động. Bằng việc bỏ chọn để ngăn không cho phần mềm, dịch vụ đó được tải lên. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý không được khóa các dịch vụ, tập tin hệ thống của Windows như userini.exe, explorer.exe. Giao diện AutoRuns. System Configuration Utility. Cách thủ công hơn là vào Start - Run, gõ "msconfig" rồi chọn thẻ "Startup" trong cửa sổ "System Configuration Utility". Cũng như trên, bạn bỏ chọn các chương trình có nguy cơ làm tổn hại đến hệ thống. Phần IV: Xử lý sự cố phần cứng TTO - Phần cứng trong hệ thống là những thiết bị không dễ dàng bị hư hỏng. Tuy nhiên, rất có thể một ngày đẹp trời nào đó các thiết bị này bị trục trặc và lỗi "màn hình xanh" là một triệu chứng nguy hiểm thông báo cho người dùng đã đến mức tuổi thọ của chúng. Trong phần III, với trường hợp hệ thống thậm chí không thể khởi động được trong Safe mode và tùy chọn "Last known good configuration" cũng không trợ giúp được gì thì nguyên nhân hư hỏng phần cứng đang chiếm một tỉ lệ rất cao. Cũng như với phần mềm, trước tiên, ta Kiếm tra lỗi bộ nhớ với Docmem. cần khảo sát từng trường hợp. Bạn hãy xem xét có phần cứng nào mới nhất được gắn vào hệ thống có nguy cơ làm phát sinh lỗi hay không. Tiến hành tắt nguồn, tháo linh kiện đó ra (trừ CPU) và khởi động lại hệ thống. Trường hợp bạn không thường tháo gỡ hay thay đổi linh kiện phần cứng hoặc cách xử lý ở trên không giải quyết được vấn đề thì ta tiến hành xử lý đến bộ nhớ của hệ thống. Kiểm tra bộ nhớ
  6. Trước khi bắt đầu thử nghiệm bất cứ chương trình kiểm tra bộ nhớ nào thì bạn lưu ý rằng mình đang cài đặt bao nhiêu thanh bộ nhớ (RAM) trên hệ thống. Nếu bạn có trên 2 thì hãy thử nghiệm với từng thanh một. Sau đó, ta có thể dùng các chương trình kiểm tra bộ nhớ như Windows Memory Diagnostic , Docmem hay Memtest86+. Cả ba đều là những tiện ích miễn phí nhưng có độ chính xác cao, thường được dùng bởi những kỹ sư sửa chữa phần cứng. Sử dụng trên đĩa mềm hoặc CD để kiểm tra trong khi khởi động (boot) hệ thống. Phiên bản Memtest86+ 1.70 có 2 chế độ kiểm tra là "basic" và "advanced", chúng khác nhau về cơ chế, mức độ kiểm tra kỹ lưỡng và thời gian kiểm tra. Cài Memtest86+ lên đĩa mềm hoặc CD rồi boot hệ thống, nhấn phím "C" để mở một trình đơn mới cho phép bạn chọn lựa chế độ kiểm tra. Bất kỳ lỗi nào trong bộ nhớ cũng đều được hiển thị phía dưới màn hình. Kiểm tra lỗi bộ nhớ với Memtest86+
  7. Windows Memory Diagnostic Xử lý: Nếu phát hiện ra lỗi từ thanh RAM nào, bạn tắt nguồn, tháo phích cắm ra khỏi ổ điện và tháo thanh RAM bị lỗi ra khỏi khe cắm. Làm vệ sinh cẩn thận với chân RAM và khe cắm. Sau đó, hãy thử cắm sang một khe khác. Bật nguồn và khởi động lại hệ thống để kiểm tra lại bộ nhớ có hoạt động tốt hay không. Nếu vẫn bị lỗi thì thanh RAM đã bị hư hỏng và đến lúc thay một thanh RAM mới. Hoặc để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể đem thanh RAM gắn sang một hệ thống khác rồi kiểm tra. Kiểm tra hệ điều hành Windows XP thường hay ngưng hoạt động nếu những tập tin hệ thống bị mất đi hay lỗi do ổ đĩa, virus phá hoại. Ngoài ra, khi bạn chuyển toàn bộ hệ điều hành đã cài đặt trên ổ cứng sang một hệ thống phần cứng khác thì rất có thể sẽ gặp lỗi "màn hình xanh". Để HĐH hoạt động tốt trở lại, ta phải thực hiện công việc sửa chữa và cập nhật tập tin hệ thống. Xử lý: ta sử dụng chức năng "Repair Install". Chức năng này cho phép tái cài đặt lại toàn bộ những tập tin hệ thống trong Windows nhưng bỏ qua các thư mục, thiết lập và không ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng. 1. Cho đĩa CD cài đặt Windows XP vào ổ CD-Rom. 2. Vào CMOS thiết lập khởi động từ ổ CD để boot với Windows. 3. Chọn tùy chọn "Press Enter to set up Windows XP now" 4. Nhấn F8 để bỏ qua bản quy định bản quyền (EULA) 5. Nhấn phím "R" để bắt đầu sửa chữa cài đặt. Những dữ liệu có sẵn của bạn sẽ không bị thay thế, hệ thống chỉ đơn giản là cài đặt lại các tập tin hệ thống và quét lại tất cả thông tin phần cứng. Khi tiến trình xử lý xong, hệ thống sẽ khởi động lại. Lưu ý rằng sau khi thực hiện công việc này, bạn nên cập nhật lại Windows tại Windows Update để cập nhật các bản vá lỗi vì tiến trình xử lý sẽ gỡ bỏ toàn bộ phần cập nhật. Nếu các trường hợp và cách xử lý trên vẫn không giúp bạn giải quyết được vấn đề, hãy tham khảo các trường hợp còn lại có thể phát sinh lỗi ở phần cuối. Lỗi màn hình xanh phần cuối: Xử lý với những trường hợp khác
  8. TTO - Những lỗi phần cứng khiến bạn gần như phải "mò mẫm" từng thiết bị để dò tìm lỗi. Ngoài bộ nhớ, bạn còn phải lưu ý đến các thành phần khác có liên kết đến bo mạch chủ như ổ cứng, CPU ... Ổ cứng: Thông thường nếu nguyên do từ ổ đĩa cứng, thì không may cho bạn rằng ổ cứng có thể đã bị hư hỏng phần đầu từ (ổ quay). Việc đầu tiên cần làm khi nghe ổ cứng phát ra tiếng động "rột roạt" nặng nề trong lúc hoạt động hoặc tỏa nhiệt quá nóng một cách bất thường là sao lưu lại toàn bộ dữ liệu quan trọng lên CD, DVD hoặc ổ cứng sao lưu khác. Tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên dự trữ, mua mới một ổ cứng khác vì tuổi thọ của ổ cứng mà bạn đang sử dụng đã đến "hạn". Bo mạch trên ổ cứng có thể thay được Giao diện SpeedFan với nhiều khi hư hỏng nhưng ổ quay đầu từ thì không thể vì bao bọc nó chức năng hỗ trợ theo dõi là chân không. thông tin nhiệt độ, tốc độ quạt ... của phần cứng. Vi xử lý: Chính xác hơn ở đây là quạt tản nhiệt của vi xử lý có bị hư hỏng hay không. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của vi xử lý, nhiệt độ bên trong thùng máy (case) xem có quá mức cho phép trong BIOS hoặc với phần mềm SpeedFan. Ngoài ra, card màn hình (video card), nguồn điện (PSU) cũng có thể là nguyên nhân. Do đó, một khi bạn đã muốn xác định lỗi để có thể giải quyết tận gốc thì tham khảo lần lượt từ phần mềm đến phần cứng hoặc tùy theo kinh nghiệm xử lý rồi thao tác với từng thành phần một. Nếu bạn không am tường việc tháo lắp, thử nghiệm, kiểm tra thì hãy đem hệ thống đến cho nhân viên kỹ thuật xử lý khi thường xuyên gặp "màn hình xanh chết chóc" (BSOD) vì đó là tín hiệu báo hệ thống bạn đang gặp nguy cơ hư hỏng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1