PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ
lượt xem 151
download
Hiện nay hầu hết tại các bệnh viện đã có quy định phân loại rác thải y tế và rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên có một thực tế là hai loại rác này vẫn chưa được phân loại một cách triệt để. Vì sao lại như vậy? Trước hết xin nói về phân loại rác thải y tế Rác thải y tế bao gồm các loại sau đây: 1-Rác thải lâm sàng +Nhóm A: Rác thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm v.v., bao gồm các vật liệu thấm máu, dịch, chất bài tiết của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ
- PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ I. Hiện nay hầu hết tại các bệnh viện đã có quy định phân loại rác thải y tế và rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên có một thực tế là hai loại rác này vẫn chưa được phân loại một cách triệt để. Vì sao lại như vậy? Trước hết xin nói về phân loại rác thải y tế Rác thải y tế bao gồm các loại sau đây: 1-Rác thải lâm sàng +Nhóm A: Rác thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm v.v., bao gồm các vật liệu thấm máu, dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu… +Nhóm B:
- Là các vật sắc nhọn: kim tiêm, lưỡi dao, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật dụng có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng da. +Nhóm C: Rác thải có nguy cơ lây nhiễm từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu… +Nhóm D: Rác thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị bỏ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào. +Nhóm E:
- Rác thải giải phẫu bệnh Là mô, cơ quan nội tạng người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai… 2-Rác thải gây độc tế bào Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc… thuốc quá hạn, nước tiểu, phân.
- 3-Rác thải phóng xạ Rác thải có hoạt độ riêng như các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu. Rác thải phóng xạ gồm 3 thể rắn, lỏng, khí. -Rác thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm… -Rác thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết. -Rác thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ. 4-Rác thải hoá học Rác thải từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán bao gồm: formaldehyd, hoá chất cản quang, dung môi, etylen, hỗn hợp hoá chất… 5-Các loại bình chứa có áp suất Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần… các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại riêng. 6-Rác thải sinh hoạt
- Không được xem là rác thải nguy hại, phát sinh từ bệnh viện, phòng làm việc như giấy báo, tài liệu đóng gói, thùng, túi nilon, thức ăn dư thừa… Rác thải y tế chưa được phân loại Theo các quy định hiện hành, gần như 100% bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải từ nguồn, nhưng khó có thể đảm bảo thực hiện tốt hoàn toàn do điều kiện nhân lực của từng bệnh viện rất khác nhau. Việc phân loại rác thải rắn y tế còn chưa đúng quy định, còn lẫn vào chất thải sinh hoạt. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, vật sắc nhọn chưa được cô lập an toàn.
- Không có phương tiện vận chuyển riêng biệt, chuyên dụng, nơi lưu giữ không bảo đảm vệ sinh, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập
- Thực tế cho thấy thiếu kinh phí là vấn đề chính. Đây cũng là ý kiến của rất nhiều đại diện các bệnh viện cũng như trung tâm y tế. Kinh phí đầu tư cho các hệ thống xử lý chất thải y tế nói riêng, công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường nói chung tại các bệnh viện, cơ sở y tế còn thiếu
- nhiều, chưa tương xứng với nhiệm vụ quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Phân loại rác thải y tế ngay tại buồng bệnh
- Công tác quản lý nhà nước đối với bệnh viện, cơ sở y tế tuy từng bước có đi vào nề nếp nhưng vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng. Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi tr ường các bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức. Hồ sơ kỹ thuật, quy trình vận hành các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải chưa được chuyển giao, huấn luyện đối với các bệnh viện xây mới hoặc nâng cấp. Sự quan tâm của cơ quan chủ quản, lãnh đạo các bệnh viện và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế chưa đúng mức. Chưa thường xuyên theo dõi, kiểm tra; không mạnh dạn, quyết liệt trong việc tháo gỡ khó khăn, đổi mới công tác quản lý chất thải y tế. Công tác thanh tra, kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường ở các bệnh viện, cơ sở y tế có phần buông lơi, chưa được phân công, phân cấp rõ ràng. Thêm vào đó là tình hình nhận thức còn hạn chế của một số cán bộ, nhân viên y tế trong các bệnh viện đối với công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường. Cán bộ, nhân viên được phân công quản lý, vận hành hệ thống, thiết bị, phụ trách công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các bệnh viên chưa được huấn luyện, đào tạo một cách bài bản.
- Mặc dù việc đào tạo cho nhân viên y tế về kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn có thể được các đơn vị đặc biệt quan tâm nhưng kiến thức của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn còn nhiều hạn chế. Nhân viên y tế chưa biết xử lý dụng cụ dùng lại. Nhiều cán bộ y tế còn lúng túng trong phân loại rác thải y tế, tiêu hủy và xử lý vật sắc nhọn…
- Phân loại rác thải theo từng loại để tái chế II. Chúng ta nên làm thế nào để việc phân loại rác thải y tế đạt hiệu quả cao? Để khắc phục tình trạng này, cần chỉ đạo các đơn vị thành lập mới và củng cố kiện toàn lại các khoa, tổ kiểm soát nhiễm khuẩn tương xứng với số giường bệnh và xây dựng nội dung cụ thể cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư, bao bì, hóa chất cơ bản để thực hiện tốt quy trình xử lý dụng cụ, phân loại rác thải. Đặc biệt cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ở các cơ sở Cần khẩn trương lập các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và rác thải y tế rắn trong các bệnh viện. Cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phân loại và quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, nhân viên phụ trách quản lý rác thải y tế, bảo vệ môi trường trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
- Các bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải phải vận hành đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống. Xem xét việc phân bổ và sử dụng kinh phí xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện, bảo đảm cân đối đủ và phù hợp với thực tế tại từng bệnh viện. Cần phối hợp tốt với ngành Tài nguyên và Môi trường trong việc lập kế hoạch, phân bổ, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường; thanh kiểm tra việc quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Nâng cao trách nhiệm quản lý chất thải y tế của người đứng đầu các cơ sở y tế: a) Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu ti êu hủy cuối cùng. b) Khâu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế, có thể hợp đồng với tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân thực hiện. c) Lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị. d) Mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.
- đ) Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng chất thải y tế phải tiêu hủy qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định. III. Khi rác thải y tế đã bị lẫn với rác thải sinh hoạt, thì có cách gì để ngăn nó không bị thải ra ngoài môi trường theo rác thải sinh hoạt? Khi rác thải y tế đã bị lẫn với rác thải sinh hoạt, thì cần kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở lại việc cần thiết phải phân loại rác đối với các nhân vi ên chuyên trách, đồng thòi xử lý trước để ngăn chúng không bị thải ra ngoài môi trường theo rác thải sinh hoạt A-Đối với rác thải y tế thể rắn Cách xử lý rác thải y tế duy nhất hiện nay là đốt ở nhiệt độ cao trong lò chuyên dụng. Để tránh ô nhiễm môi trường, rác thải của các bệnh viện nên tập trung đến đốt tại các công ty xử lý rác thải y tế. Ngay tại bệnh viện, rác đã được phân loại theo hạng mục và mức độ nguy hiểm, đựng trong bao bì có ký hiệu khác nhau. Công ty Môi trường đô thị sau khi thu gom về chỉ việc cho tất cả vào lò, đốt ở nhiệt độ 1050 độ C. Tất cả các chất thải đều ra tro, mầm bệnh vi sinh cũng bị tiêu diệt. Sử dụng lò đốt rác thải công nghệ có nhiều tính năng ưu việt để xử lý rác.
- Lò gồm có hai buồng cháy không ngăn cách cùng các thiết bị điều khiển chế độ đốt làm cho quá trình đốt cháy hoàn toàn. Khói thải sau khi hình thành ở buồng đốt cấp 1 (khoảng 700 - 1.000 độ) tiếp tục được đốt cháy hoàn toàn ở buồng đốt cấp 2 với nhiệt độ 1.050 - 1.200 độ, đảm bảo tiêu huỷ mầm bệnh và phân huỷ hết dioxin. Lớp vỏ lò được làm mát bằng áo nước xung quanh tận dụng hâm nóng không khí trước khi vào buồng đốt, nâng cao hiệu suất đốt và tiết kiệm được nhiên liệu đốt, hơi nước sinh ra được sử dụng một phần trong việc xử lý bụi và khói.
- Đốt rác thải y tế thể rắn ở nhiệt độ cao trong lò chuyên dụng Khí thải của lò được giảm nhiệt nhanh xuống còn dưới 250 độ trước khi thải ra môi trường bằng luồng khí do quạt gió cung cấp, ngăn ngừa khả năng tái tạo dioxin và furan.
- Trong lò có thiết kế hệ thống dẫn khí cung cấp đều khắp các vị trí, tránh t ình trạng đốt om, hạn chế tro bay. Nhóm lò để nhiệt độ khoảng 700 độ rồi mới đưa rác thải vào, phân loại rác thải đóng túi, rác quá ẩm cần phối trộn với các rác khô và đốt từ từ thì sẽ không khói, không mùi. Các kim tiêm, bơm tiêm, thậm chí cả phế phẩm như nhau thai, các mô cũng có thể đốt an toàn mà không bị khói. Lò đốt này tiện dụng cho các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, nơi có diện tích rộng... B-Đối với nước thải y tế Hiện nay hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn bằng hệ thống các lò đốt. Đốt với chất thải lỏng mới chỉ dừng lại ở công đoạn thu gom. Trong khi đó nước thải bệnh viện lại có đến 20% chất thải nguy hại. Các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của chúng, nếu xả thải ra môi trường không qua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung thư cho người tiếp xúc.
- Nước thải bệnh viện ô nhiễm nặng gấp nhiều lần so với ti êu chuẩn, tổng số coliform trung bình là 2 x 107 MPN/100ml cao hơn 20.000 lần tiêu chuẩn thải. Lượng nước thải chưa được xử lý này thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Đây là tình trạng chung của các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của Bộ Y Tế, hiện nay mới chỉ có khoảng 1/3 số bệnh viện tuyến huyện có hệ thống xử lý nước thải. Các bệnh viện có quy mô nhỏ nên hầu như không có đơn vị vận hành trạm xử lý nước thải. Nên xây dựng công trình xử lý nước thải sử dụng công nghệ AAO, kết hợp nhiều quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh, đảm bảo xử lý nước thải với chi phí vận hành thấp và ổn định. Chi phí vận hành bao gồm điện năng, lương công nhân, sửa chữa bảo trì, và chi phí khác (như hút bùn, nước sạch). Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải này đang được áp dụng thử nghiệm tại nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM.
- Hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện, trạm y tế Các trung tâm y tế có thể tham khảo và lựa chọn mô hình xử lý nước thải nào phù hợp với diện tích của mình. Mô hình mới sử dụng công nghệ giảm thiểu bùn dư: không cần bể lắng, không cần bể chứa b ùn và không cần xử lý bùn, hoạt động với công suất 2m3/ngày. Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải này là chi phí vận hành thấp, có thể di dời khi cơ sở y tế chuyển địa điểm. Khi cơ sở y tế mở rộng quy mô, tăn g giường bệnh, có thể nối lắp thêm các môđun hợp khối mà không cần phải dỡ bỏ để thay thế.
- Mô hình xử lý nước thải này cần có bộ phận tiền xử lý để tiêu diệt được các virus nguy hiểm như HIV, các chất phóng xạ trị ung thư. Đối với các bệnh viện ung bướu, bệnh viện điều trị các bệnh lây nhiễm cần phải lắp công nghệ tiền xử lý mới được đưa nước thải y tế vào xử lý với nước thải chung của bệnh viện. Đối với nhiều bệnh viện, nên lựa chọn hệ thống xử lý nước thải hợp lý và tiết kiệm mặt bằng, điện, nhân công vận hành. Bs Đồng Ngọc Khanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị - GS.TS. Lê Văn Khoa
10 p | 1028 | 204
-
BÀI TIỂU LUẬN 'CHÍNH SÁCH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TẠI TP HỒ CHÍ MNH"
4 p | 781 | 144
-
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THIẾT BỊ PHÂN LOẠI TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN TỪ XA VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ SUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ RÁC
37 p | 310 | 77
-
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón và bảo vệ môi trường
5 p | 263 | 51
-
Phân loại rác tại nguồn – Sự khởi đầu của công nghệ tái chế chất th
5 p | 240 | 47
-
Rác thải cũng là nguồn tài nguyên cần tận dụng
3 p | 185 | 38
-
Sổ tay hướng dẫn hướng dẫn thu gom và xử lý rác hộ gia đình
17 p | 210 | 30
-
Kết quả bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu cam, bưởi phục vụ xử lý rác thải xốp
5 p | 156 | 16
-
Bài giảng Phân tích và xử lý số liệu môi trường: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Thủy
114 p | 15 | 6
-
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn, nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội và các kiến nghị
7 p | 63 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân loại rác của người dân trên địa bàn quận 8, TP.HCM
7 p | 54 | 5
-
Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 51 | 4
-
Hướng dẫn vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở nông thôn: Phần 1
87 p | 11 | 4
-
Đánh giá hiện trạng việc bảo vệ môi trường và xử lí rác thải
5 p | 36 | 3
-
Thí điểm mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại hộ gia đình tại thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
9 p | 15 | 3
-
Xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên
7 p | 126 | 3
-
Thực trạng rác chưa phân loại trước xử lý và ảnh hưởng của nó tới môi trường
4 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn