intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích 12 câu thơ Việt Bắc

Chia sẻ: Van Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

419
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Bắc của Tố Hữu ra đời trong không khí chia ly bịn rịn nhớ thương giữa Đảng và chính phủ với đồng bào Việt Bắc. Đồng thời thể hiện ân nghĩa thủy chung của kẻ ở người về. Đặc biệt 12 câu thơ sau đây tái hiện một cách chân thật và xúc động những năm tháng đấu tranh gian khổ nhưng sâu nặng nghĩa tình của Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Chính đoạn thơ này đã để lại trong lòng người đọc giả một cách ân tượng khó quên. “Mình đi có nhớ những ngày…...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích 12 câu thơ Việt Bắc

  1. Phân tích 12 câu thơ Việt Bắc Việt Bắc của Tố Hữu ra đời trong không khí chia ly bịn rịn nhớ thương giữa Đảng và chính phủ với đồng bào Việt Bắc. Đồng thời thể hiện ân nghĩa thủy chung của kẻ ở người về. Đặc biệt 12 câu thơ sau đây tái hiện một cách chân thật và xúc động những năm tháng đấu tranh gian khổ nhưng sâu nặng nghĩa tình của Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Chính đoạn thơ này đã để lại trong lòng người đọc giả một cách ân tượng khó quên. “Mình đi có nhớ những ngày… Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” Đoạn thơ mở đầu với lối xưng hô quen thuộc, âm điệu ngọt ngào tha thiết “Minh đi,… nặng vai”. Ở khổ thơ, xuất hiện một loạt cụm từ “có nhớ”, điều này gợi cho ta cảm nhận được tâm trạng của người ở lại – một tâm trạng quan tâm, lo lắng không biết: “Cán bộ về xuôi, cán bộ có còn nhớ chiến khu Việt Bắc nữa không ?”. Có nhớ Việt Bắc với nhưng ngày “mưa nguồn suối lũ” câu thơ đã tả được cảnh thiên nhiên hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc, một vùng quê núi non hùng vĩ, nơi bản thôn chìm trong mù sương...
  2. Ngoài việc phải đối mặt với sự khắc nghiệt, khó khăn của thiên nhiên, “mình và ta”còn phải đối diện với cuộc sống thiếu thốn, đầy gian khổ“miếng cơm chấm muối”. Hình ảnh hoán dụ “mối thù nặng vai”, gợi liên tưởng đến “mối thù” sâu nặng của nhân dân đối với những kẻ cướp nước, những kẻ nhẫn tâm bán nước ta cho giặc. Đồng thời còn là lời nhắc nhở kín đáo của người ở lại về một thời rất đỗi tự hào, “mình và ta” đã cùng sát cánh bên nhau, cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung, giành lại độc lập tự do và đem đến cho nhân dân cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Vẫn tiếp tục với giọng thơ ngọt ngào với những câu hỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ thơ thiết: “mình về…. mai để già”Tố Hữu đã sử dụng biện pháp hoán dụ “rừng núi nhớ ai” – “rừng núi” chính là hình ảnh người ở lại, còn đại từ “ai” là chỉ người cán bộ về xuôi – nhằm nhấm mạnh tình cảm thắm thiết và nỗi nhớ da diết của nhân dân Việt Bắc đối với những người kháng chiến, với Đảng và chính phủ… Tác giả phải là người rất gắn bó máu thịt với vùng quê Việt Bắc này, nên mới có thể am hiểu thiên nhiên ở đây một cách sâu sắc đến vậy “trám bùi…để già” tác giả lại sử dụng câu hỏi tu từ như khắc sâu hơn nỗi nhớ: “ Mình đi có nhớ những nhà...thuở còn Việt Minh”Cụm từ “nhớ những nhà” – biện pháp hoán dụ - gợi cho ta cảm nhận được tâm trạng lo lắng không biết rằng: Cán bộ có nhớ những người dân Việt Bắc hay không ?Chứ nhân dân Việt Bắc nhớ cán bộ nhiều lắm, nhớ đến nỗi “hắt hiu lau xám”. Từ láy “hắt hiu” kết hợp với hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc “lau xám” càng làm nổi bật hơn khung cảnh hoang vắng, đơn sơ, im lặng của núi rừng.
  3. Nhưng đối lập với khung cảnh ấy là “Đậm đà lòng son”là lòng thủy chung, trước sau như một và chân thành của con người Việt Bắc đối với Đảng và chính phủ. Ngoài ra, nhân dân Việt Bắc còn muốn biết thêm rằng: Cán bộ về xuôi có nhớ “núi non”, nhớ thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ hay không? Có nhớ khoảng thời gian cùng nhau “kháng Nhật”, “thuở còn làm Việt Minh” hay không? Đây là những năm tháng đầy ác liệt nhất. Từ những năm tháng gây go ác liệt ấy đã tạo nên sức mạnh để trung ương Đảng – Chính phủ và người Việt Bắc vượt qua tất cả làm nên chiến thắng. Kết lại đoạn thơ là nỗi nhớ về những địa danh lịch sử: “ Mình đi... Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” Chỉ với hai câu thơ, nhưng tác giả đã gửi gắm rất nhiều tình cảm, ẩn chứa rất nhiều điều; đặc biệt là ở câu thơ sáu chữ có đến ba từ “mình” quyện vào nhau nghe thật tha thiết và chân thành, khó mà phân biệt được ai là kẻ ở ai là người về. Ở câu thơ cuối trong khổ này, tác giả đã sử dụng phép liệt kê “Tân Trào, Hồng Thái..”để nhắc lại những địa danh nổi tiếng đã từng đi vào lịch sử của dân tộc, nơi đã chứng kiến sự trưởng thành và lớn mạnh của lực lượng Cách mạng. Chính những địa danh này đã đi vào kí ức của người về và là niềm tự hào kiêu hãnh của người ở lại. Đoạn thơ ngắn gọn thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Tố Hữu: Lối xưng hô, hình ảnh quen thuộc âm điệu tha thiết, câu hỏi tu từ và động từ như khắc chàm nỗi nhớ kẻ ở người đi đó là tình cảm chân thành sự gắn bó tha thiết nỗi nhớ mong đầy ấp. Đó chính là sự son sắt thủy chung của Trung ương Đảng đối với Cách
  4. mạng và của Cách mạng với Việt Bắc. Có đọc có suy ngẫm đoạn thơ này mới vấn vương lưu luyến son sắc của “mình” với “ta” của “ta” với “mình”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2