Phân tích đoạn thơ : Những đường Việt Bắc của ta - Vui lên Việt Bắc , đèo De , núi Hồng
lượt xem 31
download
Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam .Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú , giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho những tìm tòi sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Có thể nói , tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích đoạn thơ : Những đường Việt Bắc của ta - Vui lên Việt Bắc , đèo De , núi Hồng
- Phân tích đoạn thơ : Những đường Việt Bắc của ta ………………………… Vui lên Việt Bắc , đèo De , núi Hồng I.MB Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam .Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú , giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho những tìm tòi sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Có thể nói , tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh Việt Bắc hùng tráng trong kháng chiến : “ Những đường Việt Bắc của ta ……………………………….. Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”. II.TB 1.Giới thiệu chung Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi , các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội . Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt chiến khu để về xuôi . Bài thơ như được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó .
- Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc động bâng khuâng . Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống , sử dụng sáng tạo cặp đại từ nhân xưng mình-ta , lối đối đáp quen thuộc của ca dao , giọng thơ tâm tình ngọt ngào , lời thơ đậm sắc thái dân gian để mở ra bao nỗi niềm nhớ thương , bao kỉ niệm về một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng . Qua đó nghĩa tình gắn bó thắm thiết thuỷ chung của những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc , với đất nước được bộc lộ một cách thấm thía , chân thành , cảm động . Phần đầu của bài thơ , dưới hình thức đối đáp giữa mình và ta , đã tập trung khắc hoạ một khung cảnh tiễn đưa đầy thương nhớ , bịn rịn , bồn chồn , lưu luyến của kẻ ở người đi . Qua lời đối đáp ân tình , cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp . 2.Phân tích đoạn thơ Và có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phai về những con đường kháng chiến : Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Các từ chỉ số nhiều về không gian ( những đường) , về thời gian( đêm đêm ) , về chủ thể sở hữu ( của ta ) kết hợp với biện pháp so sánh , cách điệp phụ âm r đã tái dựng lại một không khí kháng chiến đông vui , nhộn nhịp , mạnh mẽ của một lực lượng , một tập thể lớn , khiến cho đất trời rung chuyển . Không khí của câu thơ khiến ta hồi tưởng lại hào khí Đông A ngút trời “ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” ngày nào . Sức mạnh ấy trước hết toả ra từ đoàn quân hùng hậu :
- Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Tác giả sử dụng nghệ thuật tách từ “trùng điệp” thành hai từ láy trùng trùng điệp điệp để ghi lại ấn tượng về những cuộc hành quân không nghỉ của một đoàn quân đông đảo như trải dài vươn rộng trong khắp núi rừng Việt Bắc . Hình ảnh hoán dụ “ ánh sao đầu súng” , “mũ nan” kết hợp với biện pháp nhân hoá “ ánh sao bạn cùng mũ” vừa tả thực vừa gợi ra một vẻ đẹp thơ mộng về đoàn quân kháng chiến . Những hình ảnh này diễn tả sự sát cánh kề vai của mọi lực lượng trên đất nước VN , từ bộ đội chính quy đến dân quân du kích , từ con người đến thiên nhiên sông núi vũ trụ , tất cả hợp thành một khối đoàn kết vững vàng , có sức mạnh vũ bão . Hình ảnh “ ánh sao đầu súng” gợi nhắc đến vẻ đẹp của những chiến sĩ kiên trung mà vẫn lãng mạn yêu đời trong thơ Chính Hữu “ Đêm nay rừng hoang sương muối-Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới-Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh những người dân công phục vụ kháng chiến cũng được Tố Hữu tô đậm: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Những từ chỉ số nhiều “ từng đoàn”, “muôn tàn lửa” kết hợp với các động từ đỏ đuốc , bước chân , nát đá, lửa bay , kết hợp với phép cường điệu “bước chân nát đá”
- đã ca ngợi lòng nhiệt tình , sự hăng hái , sự đông đảo và sức mạnh khiến thiên nhiên phải khuất phục của những đoàn dân công.Sức mạnh bạt núi san rừng , tinh thần làm việc bất kể đêm ngày của họ khiến cho núi cao cũng phải cúi đầu , đêm tối cũng phải bừng sáng . Những đoàn xe vận tải càng làm cho không khí những con đường kháng chiến thêm phấn chấn : Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên Tác giả sử dụng những từ chỉ số nhiều “ nghìn đêm” kết hợp với các từ láy thăm thẳm để khắc hoạ những khó khăn gian nan của kháng chiến nhưng với sức mạnh và lòng quyết tâm , những đoàn xe vận tải vẫn vượt qua đêm tối , đèo cao mây mù , sương dày để vận chuyển vũ khí lương thực tới tiền tuyến . Biện pháp so sánh phóng đại “ đèn pha bật sáng như ngày mai lên” vừa thể hiện khí thế sôi nổi , hào hùng , vừa bộc lộ niềm vui sướng hi vọng , tin tưởng vào tương lai tất thắng . Tám câu thơ trên sử dụng nhiều từ láy , nhiều hình ảnh so sánh phóng đại , sử dụng một loạt những từ chỉ số nhiều , những hình ảnh giàu sức gợi , âm điệu và nhịp điệu thơ khoẻ khắn , dồn dập đã tái hiện sự hùng tráng , khí thế sôi nổi của Việt bắc trong kháng chiến . Sự hào hùng ấy biểu hiện rõ trên con đường Vieetj Bắc trải dài bất tận , có sự hoà hợp tiếp nối của mọi lực lượng từ bộ đội du kích dân công đến những đoàn xe vận tải . Con đường đi đến tiền tuyến là con đường đến chiến thắng . Tin vui chiến thắng trăm miền …………………………….. Vui lên VB , đèo De , núi Hồng
- Trong 4 câu thơ , tác giả đã liệt kê một loạt 8 địa danh , kết hợp với điệp từ vui , nhịp thơ nhan , mạnh , dồn dập bộc lộ 1 cách sâu sắc niềm sung sướng về chiến thắng của dân tộc . Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể dân tộc ta . Những đoạn thơ tiếp theo , tác giả tiếp tục nhớ về Việt Bắc , đặc biệt là hình ảnh Bác Hồ , vai trò của chiến khu và thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai đât nước . III . Kết luận . Đoạn thơ 12 câu diễn tả khí thế hào hùng sục sôi của Việt Bắc kháng chiến . Qua đó , đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dan tộc . Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi , dồn dập , mạnh mẽ , sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại , là đạon thpơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp 3 bài phân tích đoạn thơ "Những đường Việt Bắc của ta...đèo De, núi Hồng" trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
10 p | 460 | 48
-
Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
6 p | 806 | 33
-
Cảm nhận đoạn thơ Những người vợ ...Đã hóa núi sông ta trong đoạn trích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm
22 p | 1406 | 20
-
Phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
27 p | 175 | 16
-
Phân tích đoạn thơ từ Trong anh và em hôm nay...làm nên đất nước muôn đời trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
17 p | 989 | 13
-
Tổng hợp 3 bài phân tích đoạn thơ Những đường Việt Bắc của ta....Đèo de, núi hồng trong bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
10 p | 220 | 7
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu: "Những đường Việt Bắc của ta/... / Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
5 p | 47 | 6
-
Bài thơ Việt Bắc là bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta. Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu để làm sáng tỏ: "Những đường Việt Bắc của ta,… Đèn pha bật sáng như ngày mai lên"
10 p | 52 | 5
-
Phân tích đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" trong bài Việt Bắc
21 p | 61 | 5
-
Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ… Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
7 p | 61 | 5
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất nước: "Em ơi em... Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"
5 p | 149 | 5
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống: "Bên kia sông Đuống... Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ"
5 p | 45 | 4
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống: "Bên kia sông Đuống... Bây giờ tan tác về đâu"
4 p | 47 | 4
-
Phân tích đoạn thơ: "Ở ngoài kia đại dương... Để ngàn năm còn vỗ" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
3 p | 62 | 4
-
Phân tích đoạn thơ từ câu "Không học được tiên ông phép ngủ" ... đến hết bài trong Sa hành đoản ca
2 p | 32 | 4
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa... Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
6 p | 68 | 3
-
Phân tích đoạn thơ: Ta về mình có nhớ ta…..Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung, trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
4 p | 60 | 3
-
Phân tích đoạn 2 bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
4 p | 179 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn