Đề bài: Phân tích đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy <br />
chung" trong bài Việt Bắc<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp <br />
xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đến Việt Bắc của Tố Hữu. Đây là <br />
một bài thơ mang đậm màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua <br />
đó, thể hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt son, đằm thắm của nhân dân Việt <br />
Bắc với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người <br />
cán bộ kháng chiến với thiên nhiên, núi rừng và con người Việt Bắc.<br />
<br />
Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhất về cánh <br />
và người Việt Bắc trong hồi ức của người cán bộ cách mạng miền xuôi, ở đây chính là <br />
nhà thơ.<br />
<br />
Ta về mình có nhớ ta<br />
<br />
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.<br />
<br />
Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoạn. "Ta" là người ra <br />
đi mà cũng là chính tác giả. Ở đây đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp thông thường trong <br />
dân ca truyền thống. Do đó, đây chính là lời nói ngọt ngào của người ra đi với người ở lại <br />
để liên tưởng đây là một thiếu nữ địa phương. Và câu hỏi tu từ này là cái cớ bày tỏ tình <br />
yêu của một chàng trai miền đồng bằng với cô gái miền cao.<br />
<br />
"Hoa và người" thực là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Ở đây, thiên nhiên <br />
hòa điệu với con người, giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗ còn có mối tương sinh <br />
lẫn nhau. Việt Bắc sinh ra con người và con người làm nóng ấm quê hương Việt Bắc.<br />
<br />
Tiếp theo, tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con <br />
người nơi đây. Với bốn dòng lục, nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa, <br />
mỗi mùa là một bức tranh thiên nhiên có nét đẹp riêng biệt. Qua đây, ta thấy chỉ riêng <br />
đoạn thơ này đã thấm đậm tính chất dân gian.<br />
<br />
Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thương của mùa <br />
đông Việt Bắc. Tại sao lại là mùa đông? Vì đây là hồi ức của tác giả trong giờ phút chia <br />
tay. Chúng ta còn nhớ, vào một đêm mùa đông 1946, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân <br />
kháng chiến. Đặc biệt ở Hà Nội, những người lính cảm tử sau hai tháng giam chân địch <br />
trong thành phố đã bí mật vượt sông Hồng để lên căn cứ cách mạng Việt Bắc. Sự kiện <br />
này, đến tận bây giờ vẫn sống mãi bởi một khúc hát quen thuộc:<br />
<br />
Đêm cái đêm rét quá chân cầu<br />
<br />
Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại<br />
<br />
Sông, sông Hồng bên bờ hát mãi<br />
<br />
Tỏ niềm tin khúc khải hoàn ca.<br />
<br />
Lưu Trọng Lư trong Một mùa đông đã từng viết:<br />
<br />
Đôi mắt em lặng buồn,<br />
<br />
Nhìn tôi mà không nói.<br />
<br />
Tình đôi ta vời vợi,<br />
<br />
Có nói cũng vô cùng<br />
<br />
Trời hết một mùa đông<br />
<br />
Không một lần đã nói...<br />
<br />
Thế mà, ở chốn núi rừng heo hút này đột ngột bừng lên màu đỏ tươi của hoa chuối rừng <br />
như những bó đuốc thắp lên sáng rực. Vẻ đẹp nên thơ và rực rỡ của Việt Bắc vào mùa <br />
đông gợi cho người đọc những rung động sâu xa. Thông qua bức tranh, ta thấy dù mùa <br />
đông lạnh giá nhưng sự sống núi rừng vẫn cứ như tuôn trào, cảm giác đem đến cho lòng <br />
người sự ấm áp lại.<br />
Thiên nhiên đáng yêu như thế, còn con người thì sao? Ta xét tiếp câu hát:<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.<br />
<br />
Thời gian được xác định bởi yếu tố "ngày xuân". Chính ấn tượng thời gian này tạo sự vận <br />
động, sinh sôi nảy nở. Không gian ở đây như là cổ tích. Mới vừa rồi màu xanh bạt ngàn <br />
điểm hoa chuối đỏ, bây giờ nở bung ra những rừng mơ trắng muốt thoảng hương thơm. <br />
Cái màu trắng dìu dịu tinh khiết ấy phủ lên cả cánh rừng, gợi lên trong lòng ta một cảm <br />
giác thơ mộng bâng khuâng. Ngoài ra màu trắng của hoa mơ gợi cho người ta cái thanh <br />
thoát hơn, đem lại cho lòng người sự thanh thản, thảnh thơi. Câu thơ làm cho ta thấy <br />
dường như màu xanh đã bị lấn lướt. Mùa xuân ở đây không tưng bừng như mùa xuân của <br />
Xuân Diệu mà nó đến một cách lặng lẽ, âm thầm nhưng không kém niềm vui.<br />
<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.<br />
<br />
Mùa xuân miêu tả trong câu thơ rất đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc. Sợi giang là sản <br />
phẩm của Việt Bắc. Do vậy, người lao động đó là người Việt Bắc chứ không phải là <br />
người miền xuôi. Nhìn thấy được từng sợi giang, tức là con người được nhìn ở tầm gần.<br />
<br />
Thế rồi, khoảnh khắc của mùa xuân cũng qua mau, con người tiếp tục sống cuộc sống <br />
của họ.<br />
<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình.<br />
<br />
Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác, lẫn thính giác. Đầu tiên, cái độc đáo <br />
ở đây chính là âm thanh, âm thanh mùa hạ, tiếng "ve kêu". Câu thơ tạo ra hình ảnh nhân <br />
hóa. Con ve là loài vật, vậy mà nó biết kêu, biết gọi, nó xui khiến rừng phách "đổ vàng''. <br />
Chúng ta nên dành một ít thời gian để tìm hiểu cái rừng phách kỳ lạ này. Phách là một loài <br />
cây thân gỗ ở rừng Việt Bắc, nở hoa vàng vào đầu mùa hạ.<br />
<br />
Tiếng ve kêu râm ran đây đó báo hiệu mùa hạ, nhưng lúc này đã là cuối hạ. Lá cây bắt <br />
đầu chuyển sang màu vàng, cả rừng phách thay áo mới, chiếc áo vàng óng ánh dưới ánh <br />
nắng mặt trời. Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thêm lại càng lãng mạn hơn, vì trong cánh <br />
rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của một sơn nữ "hái măng một mình". Đọc tới đây <br />
khiến ta liên tưởng đến một hình ảnh tương tự trong thơ Nguyễn Bính, nhà thơ của đồng <br />
quê trong phong trào Thơ mới.<br />
<br />
Thơ thẩn đường chiều một khách thơ<br />
<br />
Say nhìn ra rặng núi xanh lơ<br />
<br />
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo<br />
<br />
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.<br />
<br />
Đây là khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Cô hái mơ. Ta thấy có sự giống nhau rất ngẫu <br />
nhiên: cũng là rừng núi và cô gái đang làm việc. Chỉ có điều ở đây là "hái mơ" chứ không <br />
phải "hái măng".<br />
<br />
Từ "hái" ở đây dường như không thể thay thế bằng một động từ khác như bẻ, đốn... vì <br />
chỉ có nó mới phù hợp với nét dịu dàng, uyển chuyển, mềm mại của cô gái mà thôi. Ta <br />
hãy thử tưởng tượng bức tranh mùa hạ như thế này đẹp biết bao! Cảnh thiên nhiên tuyệt <br />
mỹ như thế lại khảm chạm thêm vào hình ảnh một người thiếu nữ nhẹ nhàng làm việc. <br />
Quả thật bức tranh vừa đẹp vừa có hồn. Rõ ràng thiên nhiên và con người đã hòa quyện <br />
vào nhau, tô điểm cho nhau.<br />
<br />
Cuối cùng đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng không kém phần đẹp đẽ:<br />
<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung<br />
<br />
Câu thơ đã xác định rõ, đây là mùa thu. Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng ánh trăng. <br />
Việc sử dụng hình ảnh trăng thật ra cũng không có gì độc đáo và mới mẻ. Tuy nhiên, đặt <br />
vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ, ta thấy được niềm mơ ước hòa bình của người cán <br />
bộ cũng như toàn dân Việt Bắc. Tất cả đều nói lên niềm tin tưởng chiến thắng sẽ đến <br />
với cách mạng, với đất nước.<br />
<br />
Câu thơ thiếu cụ thể nên con người ở đây cũng thiếu cụ thể. Từ "ai" nhòa đi để tạo nền <br />
cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi đầu tiên: "Mình về có nhớ ta chăng?". Tuy <br />
hỏi thế nhưng trong lòng họ vẫn biết rằng con người ấy vẫn thủy chung, son sắt. Đây là <br />
lời đồng vọng trong tâm hồn của cả người đi và người ở lại.<br />
<br />
Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tục âm hưởng <br />
chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, ý nọ gợi ý kia cứ <br />
trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở lại. Đặc biệt là qua cách xưng hô <br />
"mình" với "ta". Ở đây điệp từ "nhớ" dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức. <br />
Bên cạnh đó, nhạc điệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng <br />
khuâng, êm êm như một khúc hát ru khúc hát ru kỉ niệm. Có lẽ khúc hát ru này không của <br />
ai khác mà là của "ta" và cho người nhận là "mình". Cả "ta" và "mình" đều cùng chung nỗi <br />
nhớ, cùng chung "tiếng hát ân tình" và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương <br />
trong những tâm hồn chung thủy.<br />
<br />
Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài Việt Bắc. Cảnh thiên nhiên và <br />
con người trong đoạn thơ được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp tràn ngập sức sống. <br />
Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung <br />
thủy, sắt son của người cách mạng đối với nhân dân, quê hương Việt Bắc.<br />
<br />
Sau khi đã Phân tích đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy <br />
chung" trong bài Việt Bắc các em có thể đi vào Việt Bắc thể hiện rất đậm đà tính dân tộc <br />
trong nghệ thuật thơ Tố Hữu hoặc tham khảo Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân <br />
ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài <br />
Tây Tiến và Việt Bắc nhằm củng cố kiến thức của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
Bài Mẫu Số 2: <br />
<br />
Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân tình <br />
tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến <br />
chống Pháp. Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về cuộc <br />
sống đời thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp:<br />
<br />
Ta về, mình có nhớ ta<br />
<br />
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.<br />
<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.<br />
<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.<br />
<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình<br />
<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.<br />
<br />
Đây là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hòa quyện giữa cảnh <br />
và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ 1 cách mạng.<br />
<br />
Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tư tình cảm của <br />
người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt. <br />
Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi:<br />
<br />
Ta về, mình có nhớ ta.<br />
<br />
Nhưng thực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:<br />
<br />
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.<br />
Câu thơ có nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng B (6/8) như một lời <br />
ru, một câu hát không chỉ diễn tả tâm trạng tha thiết của nhân vật trữ tình. Đây còn là lời <br />
ngợi ca về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Trong ngôn ngữ Việt, hoa còn có ý nghĩa <br />
biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người là sự tôn vinh <br />
về thiên nhiên và con người Việt Bắc.<br />
<br />
Vả lại hoa và người hòa quyện, gắn bó với nhau. Nói tới thiên nhiên không thể không nói <br />
đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp gần gũi.<br />
<br />
Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt <br />
Bắc. Nhiều người gọi đây là bộ tứ bình(xuân, hạ, thu, đông). Nhà thơ kế thừa nghệ thuật <br />
hội họa cổ truyền của dân tộc trong khi miêu tả thiên nhiên. Mỗi một câu thơ khắc hòa <br />
một bức tranh cụ thể nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn.<br />
<br />
Bức tranh thứ nhất:<br />
<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.<br />
<br />
Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Trên cái nền xanh bạt ngàn của rừng, nổi bật lên <br />
hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ (Cỏ non <br />
xanh rợn chân trời cành lê trắng điểm một vài bông hoa Nguyễn Du) tỏ ra rất hữu hiệu. <br />
Giữa bạt ngàn xanh của núi rừng Việt Bắc, màu đỏ của hoa chuối bỗng gợi lên sự ấm áp, <br />
có sức lan tỏa. Vì thế, thiên nhiên hùng vĩ ấy không xa lạ; trái lại, gần gũi, thân thiết với <br />
con người:<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.<br />
<br />
Cũng là cách điểm xuyết những hình ảnh điểm nổi rõ hơn cảnh. Hơn nữa, cách điểm <br />
xuyết ấy rất độc đáo: càng chọn điểm nhỏ nhất thì sức gợi càng lớn hơn. Vì thế, câu thơ <br />
có sự nhấp nháy (nắng ánh) của hình ảnh và cảnh vật vốn tĩnh lặng, thậm chí tịch mịch, <br />
bỗng có sức sống, sự chuyền động Thơ ca là nghệ thuật của thời gian. Với những nghệ <br />
sĩ tài hoa đó, việc tạo dựng nên những lớp thời gian chồng lấp và không gian không bất <br />
động, bất biến mà ngang sức sống nhờ sự tái sinh của những lớp ngôn từ. Rừng xanh hoa <br />
chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng là một câu thơ như thế.<br />
<br />
Bức tranh thứ hai:<br />
<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.<br />
<br />
Khác bức. tranh thứ nhất, bức tranh thơ thứ hai mở đầu có sự định vị về thời gian (Ngày <br />
xuân). Nhưng tự thân thời gian ấy cũng đã mở ra không gian:<br />
<br />
Ngày xuân mở nở trắng rừng.<br />
<br />
Cách điệp âm (mơ / nở; trắng / rừng) cùng với hình ảnh của hoa mơ (màu trắng) tạo ra <br />
một không gian vừa rộng lớn, vừa có sự rộn ràng, náo nức của thiên nhiên. Nếu ở bức <br />
tranh thơ thứ nhất, nghệ thuật miêu tả của tác giả ở điểm xuyết, tìm hình ảnh gợi, sắc <br />
màu sáng (hoa đỏ, nắng ánh để diễn tả sự chuyển động của cảnh vật thì ở đây, nhà thơ <br />
lại hướng cái nhìn vào sự bao quát điệp trùng để tìm cái rạo rực (tiềm ẩn) của thiên <br />
nhiên.<br />
<br />
Trên cái nền không gian rộng lớn và náo nức ấy, nhà thơ hướng mắt nhìn về một hoạt <br />
động có vẻ tỉ mỉ:<br />
<br />
Người đan nón chuốt từng sợi giang.<br />
<br />
Nhiều người nói câu thơ ca ngợi "dáng diệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa" trong "công <br />
việc thầm lặng" của người Việt Bắc. Có người nói "dưới ánh sáng của rừng mơ mùa <br />
xuân, hình ảnh cô gái Việt Bắc hiện lên thanh mảnh, dịu dàng". Câu thơ có hình ảnh ấy. <br />
Con người Việt Bắc trong hoài niệm của Tố Hữu là như thế. Nhưng đó là hình ảnh thực. <br />
Trong chuồi hoài niệm của tác giả, hình ảnh kia chỉ là một điểm gợi nhớ. Câu thơ gợi lên <br />
cách cảm, cách nhìn của tác giả hơn là tả thực. Đó là hình ảnh đặc trưng của sinh hoạt <br />
đời thường ở Việt Bắc. Với nhiều người, nó có thể nhỏ nhật, không đáng nhớ. Với một <br />
nhà thơ ân tình như Tố Hữu, đó lại là hình ảnh khắc ghi trong tâm khảm.<br />
<br />
Bức tranh thứ ba:<br />
<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình.<br />
<br />
Câu thơ mở đầu bằng âm thanh (ve kêu), nhưng cũng là cách định vị bằng thời gian (mùa <br />
hè). Dòng thơ vừa có âm thanh rộn ràng, vừa có màu sắc đặc trưng của rừng Việt Bắc. <br />
Âm thanh và màu sắc ấy tạo nên cảnh tưng bừng của thiên nhiên. Nếu nói thiên nhiên <br />
cũng có đời sống riêng của nó thì đây quả thực là ngày hội của cảnh vật. Vì vậy, trong <br />
"ngày hội" ây hình ảnh cô em gái hái măng một mình không lẻ loi mà góp phần tạo nên <br />
bức tranh thơ hoàn chỉnh:<br />
<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình.<br />
<br />
Như đã nói, hoa và người Việt Bắc trong thơ Tố Hữu hòa quyện, cùng tôn vinh lẫn nhau. <br />
Trong hoài niệm này, tác giả dùng bút lực của mình để ca ngợi, tôn vinh sự hài hòa đó. Và <br />
chính sự hài hòa đó đã tạo nên chất thơ. Vì thế, không nên suy diễn, giàu chất tượng trứng <br />
với những nét sinh hoạt, lao động của cuộc sống thực.<br />
<br />
Bức tranh thứ tư:<br />
<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.<br />
<br />
Câu thơ có kiểu mở đầu bằng sự định vị cả không gian lẫn thời gian (rừng thu). Đến đây, <br />
ta chú ý các kiểu định vị ở những câu thơ trên:<br />
<br />
Rừng xanh => không gian.<br />
<br />
Ngày xuân => thời gian<br />
Ve kêu => âm thanh (thời gian)<br />
<br />
Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa <br />
xuân, mùa hạ). Câu thơ này cũng là bức tranh về một mùa của thiên nhiên (mùa thu). <br />
Nhưng có lẽ vì đó là bức tranh cuối của bộ tứ bình và là tiếng hát cuối của một trường <br />
đoạn hoài niệm nên hình ảnh tất thảy đều trở nên tượng trưng, âm hưởng cũng bao quát <br />
hơn:<br />
<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung<br />
<br />
Không gian mênh mông chẳng khác gì cảnh thu huyền ảo của thơ mới:<br />
<br />
Nai cao gót lẫn trong mù<br />
<br />
Xuống rừng nẻo thuộc nghìn thu mới về.<br />
<br />
(Huy Cận)<br />
<br />
Trời thu nhuộm ánh tà dương<br />
<br />
Gió thu trong quãng canh trường nỉ non.<br />
<br />
Trăng thu soi bóng cô thôn,<br />
<br />
Hỏi người lữ thứ mộng hồn về đâu?<br />
<br />
(Hằng Phương)<br />
<br />
Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông nhưng không lạnh lẽo. "Trăng rọi hòa <br />
bình" vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy, lại vừa mang ý nghĩa cuộc <br />
sống có sự soi rọi ấm áp của niềm tin, tự do. Và, trong cuộc sống ấm áp ấy, có biết bao <br />
nhiêu nghĩa tình sâu nặng.<br />
<br />
Thơ Tố Hữu là khúc hát của tự do, của ân tình cách mạng. Bản thân cuộc đời ân tình ấy, <br />
đối với nhà thơ, luôn là bài ca sâu nặng. Vì thế, nhà thơ không chỉ cảm, nghĩ về cuộc đời <br />
mà cất tiếng ca ngợi. Tiếng hát ân tình thuỷ chung trong bài thơ Việt Bắc là tiếng hát như <br />
thế.<br />
<br />
Bộ tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được dệt dưới ánh sáng của hoài niệm <br />
da diết. Thông thường, người ta chỉ nhớ những gì mang ấn tượng nhất của quá khứ và <br />
thời gian càng lùi xa thì ấn tượng ấy càng trở nên tươi đẹp, huyền ảo hơn. Hàng loạt điệp <br />
từ nhớ (5 từ) trong một thơ như là sự nối dài của lòng hoài niệm không dứt.<br />
<br />
Việt Bắc là bài thơ hay của Tố Hữu. Ở đó, nhà thơ thể hiện sự tài hoa của mình trên <br />
nhiều phương diện của nghệ thuật sáng tạo thi ca. Sự tài hoa ấy được dẫn dắt của một <br />
điệu tâm hồn đầy tình nghĩa của nhà thơ. Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay <br />
nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa <br />
mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn say đắm.<br />
<br />
Bài làm 3<br />
<br />
Tố Hữu một nhà thơ xếp thứ hai sau Hồ Chí Minh về thơ ca cách mạng. Chàng thi sĩ <br />
ngày nào vẫn còn bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời với ước nguyện sống sao cho có ích thì <br />
nay đã được giác ngộ cách mạng và trở thành một nhà thơ chiến sĩ xuất sắc trên cả hai <br />
lĩnh vực thơ ca và chiến đấu trên mặt trận. Bài thơ Việt Bắc được viết để nói về sự kiện <br />
thắng lợi Điện Biên Phủ của nhân dân ta. Chiến sĩ bộ đội phải chia tay với đồng bào Việt <br />
Bắc để trở về Hà Nội. Bấy nhiêu thời gian sinh sống và sinh hoạt cùng nhau tình quân dân <br />
gắn kết khiến cho cuộc chia ly bịn rịn. Đặc biệt trong bài thơ đoạn thơ "Ta về mình có <br />
nhớ ta/..../ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" là đoạn thơ vừa tả cảnh vừa ca ngợi vẻ <br />
đẹp của người dân Việt Bắc. Đây là bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt bốn mùa <br />
nơi Việt Bắc yêu dấu.<br />
<br />
Bức tranh thiên nhiên ấy mở đầu bằng mùa đông. Không phải tự nhiên nhà thơ lại chọn <br />
mùa đông mở đầu cho bức tranh ấy, theo lẽ thường thì xuân hạ thu rồi mới đến đông. <br />
Thế nhưng ở đây nhà thơ chọn mùa đông trước vì đây chính là khoảng thời gian mà người <br />
cách mạng đến với Việt Bắc:<br />
Ta về mình có nhớ ta<br />
<br />
Ta về ta nhớ những hoa cùng người<br />
<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng<br />
<br />
Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. <br />
Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, <br />
gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc. Bức tranh <br />
thiên nhiên mùa đông được tô điểm bằng hình ảnh của những bông hoa chuối rừng. Trên <br />
nền rừng xanh ngát những bông chuối màu đỏ tươi nở rộ như tô thắm cả một cánh rừng. <br />
Nói đến mùa đông người ta thường nghĩ đến những khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo, cây lá <br />
rụng cành lìa gốc mà rơi vậy mà ở xưa Việt Bắc này màu sắc lại tươi đẹp đến thế. Trên <br />
nền cảnh tươi sáng ấy con người xuất hiện với hình ảnh lao động. Trên đèo cao ánh nắng <br />
ban chiếu vào con dao gài ở thắt lưng người Việt Bắc khiến cho con dao sáng lên. Đèo <br />
cao đấy, con người nhỏ bé thật đấy nhưng con người vẫn cao hơn đèo. Ở đây ta có thể <br />
thấy sự làm chủ thiên nhiên, sự chủ động của người Việt Bắc.<br />
<br />
Tiếp theo là bức tranh mùa xuân, nơi Việt Bắc thân yêu của nhà thơ những cảnh vật mùa <br />
xuân hiện lên là hoa mơ trắng và người đan nón:<br />
<br />
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
<br />
Nhớ ai đan nón chuốt từng sợi giang"<br />
<br />
Việt Bắc mùa xuân đến hoa mơ trắng nở rộ khắp cánh rừng, nó mang đến cho thiên nhiên <br />
một cảnh đẹp nền nã, dịu dàng. Những cánh trắng hoa mơ trước ánh nắng nhẹ nhàng của <br />
mùa xuân trở nên tinh khiết và trong trắng làm sao. Người chiến sĩ cách mạng trước cảnh <br />
đẹp nên thơ ấy lại nhớ đến hình ảnh người Việt Bắc chăm chỉ kiên trì chuốt từng sợi <br />
giang đan nón. Ở đây ta thấy được vẻ đẹp chăm chỉ, bền bỉ và kiên trì của con người Việt <br />
Bắc.<br />
Mùa xuân qua đi mùa hạ lại về, hoa mơ được thay thế bằng rừng phách, màu trắng được <br />
thay thế bằng màu vàng màu đặc trưng của mùa hạ. Đặc biệt trong cảnh ngày hè ấy <br />
không thể thiếu âm thanh của những dàn đồng ca mùa hạ là tiếng của những chú ve:<br />
<br />
“Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
<br />
Nhớ con em gái hái măng một mình"<br />
<br />
Nhà thơ sử dụng thật đắt, thật hay từ "đổ", nối tiếp câu thơ tả cảnh mùa xuân, mùa hè <br />
hiện ra như đổ màu vàng thay thế cho cánh rừng hoa mơ trắng. Cánh rừng ấy đang ngả <br />
mình đón mùa hè với màu sắc khác biệt, rực rỡ hơn. Người chiến sĩ nhớ người con gái <br />
Việt Bắc hái măng một mình. Hai từ "một mình" cho ta thấy sự nguy hiểm luôn dình dập <br />
bên cạnh cô gái nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự gan góc, dũng cảm của người em <br />
gái Việt Bắc.<br />
<br />
Cuối cùng là bức tranh mùa thu, bức tranh ấy hiện lên với những hình ảnh của ánh trăng <br />
và tiếng hát của người thủy chung:<br />
<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung<br />
<br />
Mùa thu là mùa của ánh trăng, nếu trước đây Hồ Chí Minh từng viết:<br />
<br />
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.<br />
<br />
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,<br />
<br />
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.<br />
<br />
Thì nay Tố Hữu đã được "Rừng thu trăng rọi hòa bình". Trước đây Hồ Chí Minh vị lãnh <br />
tụ của đất nước còn lo nỗi nước nhà trước ánh trăng đẹp thì giờ đây ánh trăng nơi Việt <br />
Bắc đã là ánh trăng của hòa bình. Ánh trăng ấy mang ánh sáng của niềm tin yêu cuộc <br />
sống,của sự ấm no yên bình. Người Việt Bắc hiện lên với những tiếng hát tình nghĩa <br />
thủy chung. Người chiến sĩ và người Việt Bắc có thể tạm thời phải chia ly nhưng nhưng <br />
trong lòng cả hai bên vẫn luôn nhớ về nhau với những kỉ niệm đẹp.<br />
<br />
Có thể nói nhà thơ Tố Hữu đã rất thành công khi vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bốn <br />
mùa nơi Việt Bắc núi cao, đèo lớn. Những hình ảnh thiên nhiên ấy gắn liền với hai từ <br />
Việt Bắc, con người nơi đây hiện lên với những nét đẹp tâm hồn và tính cách chăm chỉ, <br />
kiên trì, làm chủ, gan góc, tình nghĩa. Những đức tính ấy cũng góp phần làm nên chiến <br />
thắng cho dân tộc ngày hôm nay. <br />
<br />
Bài Mẫu Số 4:<br />
<br />
Tố Hữu luôn viết về lí tưởng, về lẽ sống, lòng trung thành với cách mạng, là một trong <br />
những nhà thơ lớn, tiêu biểu nhất của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông là người có <br />
tấm lòng yêu dân, yêu nước sâu sắc, vì vậy các sáng tác của ông rất gần gũi với nhân dân. <br />
Bài thơ Việt Bắc là một bức tranh trữ tình mà hoành tráng, bao quát cả một không gian <br />
toàn bộ Việt Bắc là một bài thơ dài, không phải đoạn nào viết cũng đều tay. Nhưng có <br />
những đoạn quả thật là đặc sắc mà ở đó người đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút Tố <br />
Hữu.<br />
<br />
Đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất trong toàn thể bài thơ. Tác giả chỉ dùng 10 câu, tập <br />
trung nói đến một chủ đề, nhưng nó đã đạt đến sự toàn bích. Đoạn thơ này có thể chia <br />
làm hai phần: phần đầu gồm hai câu đầu và phần còn lại. Phần đầu nó như lời mở đầu <br />
đưa đẩy trong cuộc hát giao duyên. Trong đó người con trai (người về xuôi) vừa ướm hỏi <br />
lòng người ở lại, vừa khẳng định tình cảm trong lòng mình. Phần sau gồm 8 câu chia <br />
thành 4 cặp lục bát.<br />
<br />
Trong mỗi câu thơ tác giả đã có sự kết hợp giữa hoa và người. Nó là một bức tranh tứ <br />
bình diễn tả họa và người ở Việt Bắc trong bốn mùa bằng những nét đặc trưng nhất của <br />
miền này. Có thể nói, cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc tuy được mô tả rải rác trong cả bài <br />
thơ nhưng dường như nó được kết tinh vào đoạn này một cách hàm súc, cô đúc nhất.<br />
<br />
Mỗi một câu thơ như một lời đối đáp thân tình của cặp đôi trai gái, lời thơ ngọt ngào tha <br />
thiết, đi vào lòng người:<br />
"Ta về mình có nhớ ta"<br />
<br />
Lời đối đáp nghe thật thắm thiết, quyến luyến của đôi trai gái, nhưng với cách xưng hô ta <br />
mình, mình ta, khiến cho tình cảm của hai người lại trở nên bình dị, vô tư. Cũng nhờ <br />
cách xưng hô này, đôi trai gái lại có điều kiện thoải mái để bày tỏ tình cảm của mình. Ta <br />
vẫn chẳng biết mình có nhớ ta không, nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn cứ <br />
nhớ mình. Mà nỗi nhớ mới duyên dáng và tế nhị làm sao:<br />
<br />
"Ta về ta nhớ những hoa cùng người"<br />
<br />
Người ra về lưu luyến với Việt Bắc không chỉ có cảnh đẹp mà còn cả con người tình <br />
nghĩa nơi đây. Trong nỗi nhớ của người đi, hai hình ảnh này là đồng hiện, soi chiếu vào <br />
nhau. Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, còn người ta lại là "hoa của đất". Vì vậy, hễ <br />
nhớ đến người thi hiện bóng hoa, hễ nhớ về hoa thì hiện hình người. Hoa và người không <br />
thể tách rời. Mà nói với một người con gái, lại nói "hoa cùng người" thì đó chẳng phải là <br />
một lời đánh giá kín đáo hay sao?<br />
<br />
Hình ảnh đẹp và được tác giả nhắc đến là hình ảnh hết sức bình dị, diễn ra ở mọi nơi <br />
trên đất trời Việt Bắc:<br />
<br />
"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"<br />
<br />
Một màu xanh man mác, dấu hiệu của cuộc sống tươi đẹp, tràn trề nhựa sống đang bao <br />
trùm không gian, đất trời vùng Việt Bắc. Đó là một màu xanh mênh mông, trầm tĩnh của <br />
rừng già. Nó gợi ra hình ảnh một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, yên tĩnh. Nhưng trên cái nền <br />
xanh ấy, chúng ta nhìn thấy hình ảnh hoa chuối rừng bập bùng cháy như những bó đuốc. <br />
Ai đã biết hoa chuối nở, sẽ thấy rằng tuy tác giả viết hai chữ "đỏ tươi" nhưng cũng đủ <br />
gợi cho chúng ta biết hoa chuối đã làm sáng lên một góc rừng. Thế là hoa chuối làm cho <br />
cảnh rừng trở nên sống động hơn. Đồng thời hình ảnh hoa chuối lại được tô điểm thêm <br />
những tia nắng ở câu thứ hai càng làm cho không khí vốn trầm mặc ở nơi này lại trở nên <br />
tươi sáng và linh động. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh con người xuất hiện:<br />
''Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"<br />
<br />
Đó là hình ảnh những con người lao động của núi rừng Việt Bắc. Họ đang bước lên đèo <br />
với một tinh thần lao động miệt mài, không quản khó nhọc. Thiên nhiên cũng như hòa <br />
cùng vào niềm vui với những người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, ánh nắng <br />
chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng, lóe sáng. Nó gợi được một tư thế vững chãi, tự tin của <br />
người làm chủ núi rừng. Tố Hữu thường mô tả con người trong những tư thế ấy. Trong <br />
bài Lên Tây Bắc tác giả có viết:<br />
<br />
"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều<br />
<br />
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo<br />
<br />
Núi không đè nổi vai vươn tới<br />
<br />
Lá ngụy trang reo với gió đèo".<br />
<br />
Trong đoạn thơ trên nhà thơ không vẽ kĩ mà chỉ chấm phá vài nét song cũng đủ cho ta hình <br />
dung khá rõ nét về hình tượng. Vậy là, tương ứng với một cảnh hoa là một dáng điệu <br />
người, mỗi dáng điệu toát lên một phẩm chất của người Việt Bắc.<br />
<br />
Mùa xuân ở Việt Bắc thì đẹp lắm, làm say đắm lòng người. Nhưng đi vào thơ ca Tố Hữu <br />
thì vẽ đẹp ấy thật đời thường, nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra vẻ đẹp ấy.<br />
<br />
"Ngày xuân hoa nở trắng rừng<br />
<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"<br />
<br />
Một màu trắng tinh khiết của hoa mơ đã bao trùm khắp núi rừng Việt Bắc. Hai chữ <br />
"trắng rừng" khiển cảnh rừng bừng sáng. Phải nói rằng đây là một hình ảnh có sức ám <br />
ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu. Việt Bắc trong nỗi nhớ của Tố Hữu dường như không <br />
thể thiếu được sắc hoa này. Về sau, trong bài Theo chân Bác, Tố Hữu viết:<br />
<br />
"Ôi sáng xuân nay, xuân 41<br />
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ<br />
<br />
Bác về. Im lặng. Con chim hót<br />
<br />
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ"<br />
<br />
Giữa một không gian bao la tươi đẹp ấy là hình ảnh những người lao động cần cù, đáng <br />
quý. Hai chữ "chuốt từng" gợi ra được dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa. Không gì <br />
người đan nón kia gửi vào từng sợi giang nỗi niềm gì, ước mơ gì?<br />
<br />
"Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình"<br />
<br />
Bức tranh thiên nhiên tác giả nói đến không chỉ thấy màu sắc, đường nét và ánh sáng, mà <br />
chúng ta còn nghe thấy được âm thanh của rừng, đó là tiếng nhạc ve. Nhạc ve làm cho <br />
không khí trở nên xao động. Phải nói rằng trong các bức tranh ở đây thì Việt Bắc mùa hè <br />
là đặc sắc hơn cả. Trong câu thơ, chúng ta thấy dường như có một có một phản ứng dây <br />
chuyền chạy từ đầu đến cuối câu thơ. Ve kêu gọi hè đến, hè đến làm cho những rừng <br />
phách ngả sang màu vàng. Ai đã lên Việt Bắc, dễ thấy hình ảnh kỳ lạ của những cánh <br />
rừng phách vẫn là màu xanh, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá. Nhưng khi những <br />
tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên thì chúng đồng loạt trổ hoa vàng. Chỉ có một vài ba <br />
ngày mà những rừng phách đã lênh láng sắc vàng. Chữ "đổ" là một chữ tinh tế. Nó nhấn <br />
mạnh khía cạnh mau lẹ trong việc biến đổi màu sắc, đồng thời diễn tả những trận mưa <br />
hoa vàng rừng phách mỗi khi có một luồng gió ào qua. Rõ ràng, gam màu đến đây đã thay <br />
đổi hẳn, sắc trắng đã nhường chỗ hẳn cho sắc vàng. Dường như âm thanh đã làm biến <br />
đổi thay màu sắc. Trên nền cảnh ấy xuất hiện một hình ảnh lao động đầy kiên nhẫn của <br />
một cô gái Việt Bắc: "Nhớ cô em gái hái măng một mình". Hình ảnh này làm toát lên dáng <br />
điệu chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm, giàu đức hi sinh. Bao bọc lên hình ảnh này <br />
dường như chúng ta thấy sự cảm thương kín đáo của người viết.<br />
<br />
Ngày ở Việt Bắc đã đẹp, đêm trăng mới tĩnh mịch, thơ mộng làm sao. Bức tranh vẽ ra <br />
những ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khung cảnh huyền ảo:<br />
"Rừng thu trăng rọi hòa bình".<br />
<br />
Tác giả đã tái hiện lên cảnh đêm trăng trên núi rừng Việt Bắc, của những đêm hòa bình, <br />
không có bóng giặc, tạo cho dân làng cuộc sống yên bình. Đây đúng là khung cảnh hữu <br />
tình dành cho những cuộc hát giao duyên. Cho nên nó cũng là cảnh cuối cùng:<br />
<br />
"Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"<br />
<br />
Chữ "ai" là cách nói bóng gió, ám chỉ người đang hát cùng với mình, làm cho lời lẽ trở nên <br />
tình tứ hơn. Và qua tiếng hát chúng ta thấy được phẩm chất ân tình, chung thủy của <br />
người Việt Bắc.<br />
<br />
Với những từ ngữ hết sức bình dị, lời thơ du dương Tố Hữu đã tái hiện lại những gì là <br />
đặc trưng nhất của quê hương cách mạng. Đó là tình yêu của tác giả với căn cứ quan <br />
trọng của cuộc cách mạng. Chính nơi thơ mộng này đã nuôi dưỡng và rèn luyện những <br />
người con của cách mạng, làm cho họ thấm nhuần lý tưởng cách mạng và thêm yêu đất <br />
nước quê hương, làm động lực để tiếp tục đứng lên chống lại bom đạn của kẻ thù.<br />
<br />
Bài Mẫu Số 5: <br />
<br />
Lịch sử dân tộc không ít những trang viết bằng thơ. Một trong những trang viết tiêu biểu <br />
ấy là thơ Tố Hữu một nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam. Ta bắt gặp trong <br />
thơ Tố Hữu chặng đường cách mạng của dân tộc. Các sự kiện, các dấu mốc của lịch sử <br />
Việt Nam suốt hơn nửa thế kỉ từ khi Đảng ra đời đến sau chiến thắng mùa xuân 1975 <br />
được ông ghi lại trong những vần thơ trữ tình cách mạng tha thiết. Việt Bắc là một trong <br />
số đó. Bài thơ ghi lại sự kiện Đảng và Nhà nước chuẩn bị rời Việt Bắc về Hà Nội sau <br />
cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Trong bài thơ của mình, Tố Hữu đã thể hiện <br />
những tình cảm tha thiết của người đi kẻ ở, thể hiện những cảm nhận sâu sắc của tác <br />
giả về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ:<br />
<br />
Ta về mình có nhớ ta,<br />
<br />
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng<br />
<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang<br />
<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình<br />
<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung<br />
<br />
Đoạn thơ là một bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa và hàm chứa một nỗi nhớ nhung da diết <br />
cũng như biểu lộ tấm lòng chung thủy của tác giả nói riêng cũng như người cán bộ nói <br />
chung đối với Việt Bắc.<br />
<br />
Hai câu đầu của đoạn thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng người ở lại <br />
như thế nào và tự bộc lộ tấm lòng mình. Tám câu tiếp theo vẽ nên thiên nhiên Việt Bắc <br />
đầy thơ mộng và con người Việt Bắc đầy thân thương qua lời của người đi. Đầu tiên <br />
mùa đông xuất hiện với những bông chuối đỏ rực trên nền rừng xanh thẫm của những <br />
buổi hoàng hôn và hình ảnh con người lao động vui tươi. Tiếp đến là mùa xuân rực rỡ <br />
màu trắng của mơ và hình ảnh người đan nón. Rồi mùa hạ đến đầy màu vàng của rừng <br />
phách và đầy âm thanh của tiếng ve. Con người lại xuất hiện dưới hình ảnh cô gái một <br />
mình đang hái măng. Kết thúc là rừng thu ngập ánh trăng và không gian ngập tiếng hát. Cứ <br />
mỗi câu thơ tả thiên nhiên lại có một câu thơ tả con người, con người hòa quyện trong <br />
thiên nhiên nhưng không chìm trong thiên nhiên và luôn ở tư thế lao động, chủ động, thiên <br />
nhiên là nền nâng con người, tô điểm cho con người.<br />
<br />
Có thể nói đây là một đoạn thơ với nhiều nghệ thuật tinh tế, tình cảm chân thực, xứng <br />
đáng là đoạn thơ hay nhất trong bài Việt Bắc. Ngay từ câu mở đầu, lời của người đi đã có <br />
một sức truyền cảm đặc biệt nhờ tính mộc mạc chân thực của nó. Câu thơ chỉ như một <br />
câu nói bình thường nhưng lại rất chân thành làm người đối diện xúc động. Nó đơn giản <br />
song lại da diết, thể hiện được sự mong mỏi của người đặt câu hỏi muốn biết tình cảm <br />
người kia dành cho mình cũng như một ước mong: hãy nhớ tôi nhé! Như muốn chứng tỏ <br />
tình cảm của mình người đặt câu hỏi lại kể hàng loạt những kỉ niệm về cảnh, về người:<br />
<br />
Ta về ta nhớ những hoa cùng người<br />
<br />
Cái đẹp của câu thơ là hình ảnh hoa cùng người, bởi chăng con người cũng là một bông <br />
hoa trong vườn hoa sự sống. Hình ảnh tạo nên nét hài hoà giữa thiên nhiên và con người, <br />
hoa và người tôn vẻ đẹp của nhau. Bốn câu lục bát sau tả bức tranh bốn mùa với những <br />
hình ảnh, màu sắc tươi tắn và âm thanh rộn ràng. Dù là mùa đông hay mùa hạ, mùa xuân <br />
hay mùa thu, tất cả đều có màu tươi vui. Màu đỏ của hoa chuối làm cho mùa đông bớt <br />
lạnh. Màu trắng của hoa mơ và màu vàng của rừng phách càng tô thêm vẻ rực rỡ của <br />
thiên nhiên một sự êm ả, thơ mộng và cảm giác thanh bình cho lòng người. Tất cả những <br />
đường nét đó vẽ nên bức tranh tứ bình đặc sắc bởi lời thơ mềm mại. Song nếu chỉ là bức <br />
tranh thì chưa đủ bởi thiếu âm thanh thiên nhiên Việt Bắc: Ta về, ta nhớ những hoa cùng <br />
người, không thiếu âm thanh, còn có tiếng ve kêu mùa hạ và tiếng hát của con người. Tác <br />
giả chọn tiếng ve là một sự lựa chọn hợp lý và mang tính tiêu biểu. Bởi ở Việt Nam, nói <br />
đến tiếng ve là người ta nghĩ ngay đến mùa hè. Tiếng ve rả rích tuy bình thường nhưng là <br />
một biểu tượng bằng âm thanh cho mùa hạ với màu vàng rất riêng của Việt Bắc tạo nên <br />
một sự kết hợp nghe nhìn đặc biệt làm cho bức tranh mùa hạ vừa có nét riêng của Việt <br />
Bắc vừa có nét chung của đất nước. Phải chăng dụng ý của tác giả là để từ đó, dù mai <br />
sau có ở đâu, khi nghe tiếng ve kêu, ai cũng có thể liên tưởng và nhớ lại Việt Bắc? Vậy là <br />
thiên nhiên Việt Bắc, chỉ qua vài câu thơ đã được miêu tả đầy đủ và mang tính cách riêng <br />
độc đáo với hình ảnh và âm thanh chọn lọc khéo léo.<br />
<br />
Trên nền thiên nhiên tuyệt đẹp đó, con người hiện ra trong tư thế chủ động và đầy sức <br />
sống. Bốn câu bát nói về con người cũng rất tinh tế và tình cảm. Tác giả chọn lọc phác <br />
họa những hình ảnh con người lao động thấp thoáng nhưng đủ sức gợi. Đó là hình ảnh <br />
người đi rẫy, đan nón, hái măng, hay kín đáo hơn một tiếng hát khi lao động hay trong một <br />
đêm sinh hoạt văn nghệ. Hình ảnh nắng ánh dao gài thắt lưng rất đặc trưng khoẻ khoắn <br />
và vui tươi. "Nắng" như tiếp thêm sự sống động cho con người chứ không mang vẻ gay <br />
gắt. Khi nhớ về hình ảnh người đan nón, tác giả gián tiếp bày tỏ lòng biết ơn đối với <br />
những đóng góp của Việt Bắc cho kháng chiến. Một cách bày tỏ kín đáo và tế nhị! Kí ức <br />
về cô em gái hái măng rất tình cảm bởi cách sử dụng từ "cô em gái" một cách trìu mến. <br />
Hơn nữa cảnh thiên nhiên thật rực rỡ, tươi đẹp, đầy âm thanh và màu sắc sống động. <br />
Cuối cùng, kỉ niệm về tiếng hát gây cho người đối thoại của nhân vật trữ tình xưng "ta" <br />
cũng như cả người đọc sự xúc động thật sự. Bởi tiếng hát xuất phát từ tâm hồn và tiếng <br />
hát "ân tình thuỷ chung" theo người đi là một kỷ niệm, một tình cảm êm dịu và lâu dài. <br />
Tiếng hát ấy phải chăng cũng chính là tâm hồn của tác giả.<br />
<br />
Tố Hữu có biệt tài chọn lọc hình ảnh và phối hợp ánh sáng rất độc đáo. Ông có một tâm <br />
hồn nhạy cảm và có khả năng truyền cảm xúc của mình cho người khác. Chẳng hạn như <br />
chỉ với hai câu thơ:<br />
<br />
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan<br />
<br />
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.<br />
<br />
Cũng đủ khiến cho người đọc có cảm giác như mình đang ở Ba Lan thật sự. Tâm hồn Tố <br />
Hữu say mê và mạnh mẽ nhưng cũng rất sâu lắng và thủy chung. Với Tố Hữu, chính trị là <br />
một nguồn thơ thực sự, ông say mê sống với lý tưởng cách mạng và với niềm tin chân <br />
thật, ông muốn mang lí tưởng đó đến cho mọi người, ông thực hiện điều đó bằng tài năng <br />
thi ca của mình. Một điều đáng tiếc là những tập thơ sau này của ông như Ra trận, Máu <br />
và hoa có phần trở nên khô khan, đôi khi mang nặng tính triết lý và giáo huấn. Tuy nhiên, <br />
đoạn thơ vừa được phân tích ở trên là một bằng chứng hùng hồn cho tài năng sáng tạo <br />
của ông. Với tôi, đoạn thơ thực sự là một điểm son trong những sáng tác của Tố Hữu <br />
mang đậm tính dân tộc và cảm xúc chân thực.<br />
<br />
<br />