Phân tích bản chất phạm trù của giá trị thặng dư trong bộ Tư Bản- Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị
lượt xem 10
download
Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đo dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích bản chất phạm trù của giá trị thặng dư trong bộ Tư Bản- Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị
- ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I. SỰ CHUYỂN HOÁ TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN: 1. Công thức chung c ủa tư bản: Mọi tư bản mới đầ u đề u biểu hiện dướ i một số tiền nhất định nhưng tiền tệ chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Nếu là tiề n thông thườ ng thì hoạt động theo phương thức hàng - tiền - hàng (H-T-H). Công thức này gọi là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn, còn nếu tiền là tư bản thì vận động theo công thức tiền - hàng - tiền (T-H-T). Công thức này gọi là công thức lưu thông c ủa tư bản. Mục đích c ủa lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy sự vận động sẽ kết thúc khi những ngườ i trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đế n. Trái lại, mục đích sự vận động c ủa tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Hơn nữa là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vậ n động trở nên vô nghĩa. Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó công thức vận động đầ y đủ c ủa tư bản là T-H-T’ trong đó T’= T + t. Số dôi ra đó (t) Mác gọi là giá trị thặng dư và số tiền ban đầ u chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Sự lớn lên c ủa giá trị là không có giới hạn. Vì vậy s ự vận động c ủa tư bản c ũng không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đề u biểu hiện trong lưu thông dướ i dạng tổng quát đo dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. 2. Mâu thuẫn chung c ủa công thức chung của tư bản Tư bản vận động theo công thức T-H-T’ trong đó T’ = T + t. Vậy t được sinh ra như thế nào? Như vậy chỉ có 2 trườ ng hợp: trong lưu thông và ngoài lưu thông. 1
- a. Trong lưu thông (Trao đổi, mua bán): Dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá c ũng không tạo ra giá trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư - Trường hợp trao đ ổi ngang giá (mua bán đúng giá trị ) chỉ là sự chuyể n hoá hình thái giá trị từ H - T và ngược lại . Do đó, tiền không lớn lên, giá trị không tăng thêm. - Trao đ ổi không ngang giá: Mua rẻ (thấp hơn giá trị) thì có lợi trong khi mua. Nhưng khi bán, bán thấp hơn giá trị thì chịu thiệt thòi. Bán đắt (cao hơn giá trị): cái được lợi khi là ngườ i bán thì sẽ chịu thiệt khi là ngườ i mua. Mua rẻ, bán đắt: điều này chỉ giải thích sự làm giàu c ủa những thương nhân cá biệt chứ không giải thích s ự là m giàu c ủa tư bản nói chung Như vậy trao đổi không ngang giá thì giá trị không tăng thê m b. Ngoài lưu thông (xét hai nhân tố) không có sự tiếp xúc hàng tiền: Nhân tố (T) tiền: “tiền” tự nó không lớn lên. Xét nhân tố (H) hàng: Hàng ngoài lưu thông tức là vào tiêu dùng: + Tiêu dùng vào sản xuất, tức là tư liệu s ản xuất. Vậy giá trị c ủa nó chuyển dịch dần vào sản phẩm - không tăng lên. + Tư liệu tiêu dùng, tiêu dùng cho cá nhân - cả giá trị và giá trị s ử dụng đề u mất đi. Như vậy cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả các nhân tố thì T không tăng thêm. Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà tư bản phải tìm thấy trên thị trườ ng mua được một thứ hàng hoá (trong lưu thông ) nhưng nhà tư bản không bán hàng hoá đó, vì nếu bán c ũng 2
- không thu được gì. Nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá đó (ngoài lưu thông) tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - hàng hoá đó là sức lao động. Như vậy công thức đ ầy đ ủ có thể viết: Sức lao động T - H sản xuất hàng hoá ...H’ - T’ TLSX Như vậy thì mâu thuẫn của công thức chung là tư bản vận động vừa trong lưu thông nhưng đồng thời vừa không trong lưu thông. 3. Hàng hoá sức lao động: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con ngườ i, thể lực và trí lực mà ngườ i đó sẽ vận dụng trong quá trình sản xuất ra một giá trị sử dụng. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động c ũng đề u là điều kiện cần thiết để sản xuất. Nhưng không phải bao giờ s ức lao động c ũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch s ử nhất định. Đó là: · Ngườ i có sức lao động được tự do về thân thể, làm chủ về sức lao động c ủa mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phả i thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ. · Ngườ i có sức lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, để duy tr ì cuộc sống phải đi làm thuê để sống. Nếu ngườ i lao động được tự do thân thể và có tư liệu sản xuất thì ngườ i lao động sẽ bán sản phẩ m do mình làm ra chứ không phải sức lao động. Sự tồn tại đồng thời 2 điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá báo hiệu một giai đoạ n mới trong sự phát triển xã hội - giai đoạn sản xuất hàng hoá trở thành phổ 3
- biến, đó là sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Hàng hoá sức lao động là nhân tố tách chủ nghĩa tư bản ra khỏi sản xuất hàng hoá giản đơn. Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Tuy nhiên để tiền tệ biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải đạt tới mức độ nhất định. Sức lao động là hàng hoá đặc biệt: Sức lao động phải là hàng hoá và giống hàng hoá thông thườ ng khác nhưng tính đặc biệt được thể hiện: v Trong quan hệ mua bán: o Chỉ bán quyền s ử dụng chứ không bán quyền sở hữu và có thờ i gian nhất định. o Mua bán chịu - Giá trị sử dụng thực hiện trước - giá trị thực hiệ n sau. o Chỉ có phía ngườ i bán là công nhân làm thuê - Ngườ i mua là nhà tư bản. o Giá cả (tiền lương) luôn thấp hơn so với giá trị. Vì sức lao động phải bán trong mọi điều kiện - mua bán trong mọi điều kiện để sinh sống. v Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao đ ộng: Giá trị hàng hoá sức lao động c ũng giống như hàng hoá thông thườ ng, lượ ng giá trị sức lao động c ũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất s ức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thườ ng vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn tại trong cơ thể sống c ủa con ngườ i, để tái sản xuất ra năng lực đó ngườ i công nhân phải tiêu dùng một khối lượ ng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượ ng giá trị sức lao động được đo lườ ng gián tiếp bằng lượ ng giá trị sinh hoạt. - Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động: 4
- + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân + Giá trị tư liệu sinh hoạt cho gia đình anh ta + Chi phí đào tạo - Sự vận động c ủa lượ ng giá trị sức lao động (tăng và giảm): ² Nhân tố làm tăng là do chí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi c ủa cách mạng khoa học kỹ thuật. ² Nhân tố là m giảm lượ ng giá trị s ức lao động: do giá trị tư liệ u sinh hoạt giảm và năng suất lao động c ủa ngành sản xuất tư liệ u sinh hoạt tăng. ² Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thườ ng: nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Con người sống trong những điều kiện kinh tế c ụ thể ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầ u tinh thần. Giá trị sử dụng c ủa hàng hoá sức lao động: c ũng giống như hàng hoá khác giá trí s ử dụng c ũng được thể hiện khi tiêu dùng. Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêu dùng sức lao động c ủa công nhân và bắt công nhân lao động kết hợp với tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hoá. Trong quá trình lao động đó ngườ i công nhân đã tạo ra một giá trị mới (v + m ) trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động c ủa ngườ i công nhân nhà t ư bản dùng để trả lương cho ngườ i công nhân đó (đó là v), còn một bộ phận dôi ra ngoài bộ phận sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không. Như vậy: Có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư bản tiêu dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc biệt c ủa hàng hoá sức lao động là nguồn gốc c ủa giá tr ị và giá trị thặng dư. Còn các hàng hoá thông thường: 5
- § Nếu là tư liệu sản xuất khi tiêu dùng trong sản xuất thì giá tr ị của nó được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm. § Nếu là tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng cho cá nhân thì cả giá tr ị lẫn giá trị sử dụng đề u mất đi. II. SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư: Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhát giữa quá trình tạo ra giá trị s ử dụng và quá trình lớn lên c ủa giá trị hay quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng: § Công nhân làm việc dướ i sự điều khiển c ủa nhà tư bản như là một bộ phận c ủa tư bản và được nhà tư bản sử dụng với hiệu quả cao nhất. § Sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu c ủa nhà tư bản chứ không phả i của công nhân. Nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư qua ví dụ sau: Giả định để sản xuất 10 kg sợi cần 10 kg bông giá 10 USD, để biến 10 kg bông thành sơi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và mỗi giờ lao động tạo ra một giá trị mới là 0,5 USD. Để biến 10 kg bông thành sợi hao mòn c ủa máy móc là 2 USD. Tiền mua sức lao động trong 1 ngày là 3 USD. Trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết. Giả định qúa trình lao động dừng lại ở điểm 6 giờ thi: Tư bản ứng trước Giá trị c ủa sản phẩ m mới - Tiền mua bông: 10 USD - Giá trị c ủa bông chuyển vào sợi: 10 USD 6
- - Tiền hao mòn máy móc: 2 USD - Giá trị c ủa máy móc chuyển vào sợi: 2 USD - Tiền mua sức lao động: 3 USD - Giá trị do lao động c ủa công nhân tạo ra trong 6 giờ: 3 USD Cộng: 15 USD Cộng: 15 USD So sánh giá trị c ủa sản phẩm mới với giá trị tư bản ứng trước ta thấy tư bản ứng trước chưa tăng lên, do đó tiền tệ ứng ra ban đầ u chưa chuyể n hoá thành tư bản. Nhưng giá trị sức lao động và giá trị do sức lao động tạo ra là hai đạ i lượ ng khác nhau mà nhà tư bản đã tính toán. Nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày nên việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền c ủa nhà tư bản. Chẳng hạn nhà tư bản bắt công nhân lao động trong 12 giờ thì: Tư bản ứng trước Giá trị c ủa sản phẩ m mới - Tiền mua bông (20kg): 20 USD - Giá trị c ủa bông chuyển vào sợi: 20 USD - Tiền hao mòn máy móc: 4 USD - Giá trị c ủa máy móc chuyển vào sợi: 4 USD - Tiền mua sức lao động: 3 USD - Giá trị do lao động c ủa công nhân tạo ra trong 6 giờ: 6 USD Cộng: 27 USD Cộng: 30 USD So sánh giá trị c ủa sản phẩm mới và giá trị c ủa tư bản ứng trước ta thấy tư bản ứng trước đã tăng lên là 3 USD (giá trị thặng dư). Do đó tiền đã chuyển hoá thành tư bản 7
- Vậy giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao đ ộng do lao đ ộng công nhân sản xuất tạo ra mà nhà tư bản chiếm không. (ký hiệu là m) Bản chất giá trị thặng dư: - Phân tích giá trị c ủa 20Kg sợi do lao động công nhân tạo ra (lao động có tính hai mặt) + Xét về lao động c ụ thể c ủa ngườ i lao động kéo sợi, trong quá trình lao động ngườ i công nhân đã bảo tồn và di chuyển giá trị c ủa bông và máy móc vào giá trị c ủa sợi (c = 24) + Xét lao động trừu tượ ng trong thời gian đó ngườ i công nhân c ũng hao phí sức lao động nói chung tạo ra một giá trị lao động mới (v = 6) trong đó có một phần bằng giá trị sức lao động (v = 3) nhà tư bản dùng để trả lương cho công nhân (trả đúng giá trị sức lao động) còn bộ phận ngoài sức lao đông (m = 3) là giá trị thặng dư. - Phân tích ngày lao động c ủa công nhân: + Khi năng suất lao động cao, ngày lao động c ủa công nhân chia thành hai phần : Thời gian lao động cần thiết (6 giờ) là thời gian lao động để tạo ra một giá trị bằng giá trị sức lao động bỏ ra để tái sản xuất sức lao động (v=3) + T/gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản (m = 3) 6 giờ 6giờ -----------------------------------+------------------------------- Thời gian lao động cần thiết Thời gian lao động thặng dư v + m =6 Thời gian l/đ cần thiết - T/gian l/động c ủa CN - Độ dài ngày tự nhiên 8
- Mác: Vậy giá trị thặng dư là 1phần giá trị được sáng tạo ra do kéo dài vượt khỏi giơí hạn mà tại điểm đó giá trị sức lao đ ộng được trả ngang giá. III. HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Cùng với quá trình phát triển c ủa chủ nghĩa tư bản c ũng là quá trình phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột. Có thể khái quát thành hai phương pháp sau: 1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không đổi. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầ u c ủa chủ nghĩa tư bản khi còn dựa trên lao động thủ công. Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ chia thành: - Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ - Thời gian lao động thặng dư là 4 giờ ----------------------------------+------------------------------ 4giờ 4giờ Thời gian lao động cần thiết Thời gian lao động thặng dư 4 Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = ----100% = 100% 4 9
- Sản xuất m tuyệt đối bằng cách kéo dài thời gian lao động thành 10 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết là 6 giờ -----------------------------------+------------------------------------- 4giờ 6giờ Thời gian lao động cần thiết Thời gian lao động thặng dư 4 Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = ----100% = 150% 6 Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động. Nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giớ i hạn trên c ủa ngày lao động do thể chất và tinh thần c ủa ngườ i lao động quyết định, còn giới hạn dướ i c ủa ngày lao động là thời gian lao động cầ n thiết. Như vậy về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động cần thiết nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần c ủa ngườ i lao động. Độ dài c ụ thể c ủa ngày lao động do cuộc đấ u tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản trên cơ sở tương quan lực lượ ng quyết định. Do cuộc đấ u tranh c ủa giai cấp công nhân nên chế độ ngày là m 8 giờ đã được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa. 2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thờ i gian lao động cần thiết, kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng d ư trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ chia thành: - Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ 10
- - Thời gian lao động thặng dư là 4 giờ 4 Tỷ suất giá trị thặng dư là m’= --------- = 100% 4 Sản xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động cầ n thiết còn 2 giờ. Thời gian lao động thặng dư là 6 giờ. 6 m’ = ----100% = 300% 2 Bằng cách nào để rút ngắn thời gian lao động cần thiết, biết rằng thời gian lao động cần thiết bằng giá trị tạo ra s ức lao động, bằng giá trị tư liệ u sinh hoạt. Muốn rút ngắn giá trị lao động cần thiết hạ thấp giá trị sức lao động, hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt bằng cách tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt. - Khi đã có nền sản xuất công nghiệp thì có sự kết hợp cả hai phương pháp trên. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: - Về mặt lý luận thì khẳng định sự tiến bộ c ủa lịch sử, sự phát triển lực lượ ng sản xuất c ủa chủ nghĩa tư bản. Do lực lượ ng sản xuất phát triển, năng suất lao động cao. - Vạch rõ thực chất sự bóc lột cho dù giữ nguyên hay rút ngắn ngà y lao động - Ý nghĩa thực tiễn, trong điều kiện nước ta để có vốn, tích luỹ để công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá thì s ử dụng cả biện pháp tăng cườ ng độ, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động. Trong đó tăng năng suất lao động là biện pháp cơ bản lâu dài vì nó không vấp phải giới hạn 11
- Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là giá trị thặng dư thu được ngoài mức trung bình do tăng năng suất lao động cá biệt, hạ thấp giá trị cá biệt so với giá trị xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chunhg, đó là đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động nên giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là biến tướ ng cuả giá trị thặng dư tương đối. Tuy vậ y giữa chúng vẫn có s ự khác nhau. Đó là giá trị thặng dư tương đối dựa trê n năng suất lao động xã hội còn giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên năng suất lao động cá biệt. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng cá biệt trở thành được áp dụng phổ biến. Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch mang tính chất tạ m thời. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướ ng của giá trị thặng dư tương đối. Sự khác nhau giữa chúng còn thể hiện ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật c ủa chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ c ủa giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Giá trịt thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp cạnh tranh mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt được trong cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản mà còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau. Như vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp mạnh nhất thúc đẩ y các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị c ủa hàng hoá. IV. QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Mỗi phương thức sản xuất bao giờ c ũng tồn tại một quy luật phản ánh quan hệ bản chất nhất c ủa phương thức sản xuất đó và đóng vai trò chủ 12
- đạo trong hệthống các quy luật kinh tế gọi là quy luật kinh tế cơ bản Theo Mác, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản c ủa chủ nghĩa tư bản. Mục đích trực tiếp c ủa sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là mục đích, động cơ thúc đẩ y s ự hoạt động c ủa mỗi nhà tư bản, c ũng như toàn bộ xã hội tư sản. Để sản xuất giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng c ườ ng bóc lột công nhan làm thuê không phải bằng c ưỡng bức siêu kinh tế mà bằng cưỡ ng bức kinh tế dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng c ườ ng độ lao động và kéo dài ngày lao động/ Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản bằng cách tăng số lượ ng lao động là m thuê và tăng mức bóc lột là nội dung c ủa quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quy luật giá trị thặng dư tác động quyết định đế n mọi mặt c ủa xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh, phát triển c ủa chủ nghĩa tư bản và s ự thay thế nó bằng xã hội cao hơn, là quy luật luật vận động c ủa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
15 p | 3748 | 930
-
Tiểu luận “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư”
15 p | 3160 | 681
-
Tiểu luận về “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư”
13 p | 2372 | 541
-
Tiểu luận triết học - Dùng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của SVVN hiện nay
11 p | 1189 | 234
-
Tiểu luận " phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư"
13 p | 479 | 187
-
Tiểu luận: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
14 p | 606 | 166
-
LUẬN VĂN: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
13 p | 272 | 69
-
Đề Tài: " PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ "
13 p | 224 | 58
-
Tiểu luận KTCT: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư
14 p | 244 | 50
-
LUẬN VĂN: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
13 p | 201 | 49
-
Đề tài " dùng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của SVVN hiện nay "
11 p | 199 | 44
-
ĐỀ TÀI: Áp dụng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng phân tích lối sống của SVVN hiện nay
0 p | 207 | 40
-
Luận văn đề tài : Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
12 p | 157 | 31
-
Thảo luận Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
13 p | 185 | 27
-
Đề tài: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
13 p | 144 | 26
-
TIỂU LUẬN: Dùng cặp phạm trù bản chất hiện tượng phân tích lối sống của SVVN hiện nay
11 p | 174 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
87 p | 40 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn