Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO NGHỀ<br />
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH CỦA TỈNH NINH THUẬN<br />
EFFICIENCY ANALYSIS OF INPUT UTILIZATION FOR INTENSIVE WHITE-LEG<br />
SHRIMP AQUACULTURE IN NINH THUAN PROVINCE<br />
Lê Kim Long1, Lê Văn Tháp1<br />
Ngày nhận bài: 08/4/2016; Ngày phản biện thông qua: 20/8/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017<br />
<br />
TÓM TẲT<br />
Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (còn gọi là hiệu quả kỹ thuật theo định hướng<br />
đầu vào) cho các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Ninh Thuận trong năm 2014 bằng phương<br />
pháp DEA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, các yếu tố đầu vào biến đổi của sản xuất có thể giảm<br />
xuống 20,7% trong khi vẫn duy trì được đầu ra không đổi. Do vậy, không thả giống quá dày và kiểm soát chặt<br />
chẽ việc sử dụng thức ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề nuôi tôm Ninh Thuận. Hơn nữa, việc mở rộng<br />
diện tích nuôi và rút ngắn thời gian nuôi trong năm có ảnh hưởng tích cực, quan trọng, đến việc nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng các nguồn lực đầu vào. Cuối cùng, chất lượng của các chương trình tập huấn kỹ thuật của các cơ<br />
quan khuyến nông cũng như các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nghề nuôi cần được xem xét lại một cách cẩn<br />
trọng để hướng đến một nghề nuôi tôm bền vững cho Ninh Thuận.<br />
Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng thâm canh, Ninh Thuận, DEA<br />
ABSTRACT<br />
The study adopts Data Envelopment Analysis (DEA) method to analyse efficiency in input utilisation<br />
(so-called technical efficiency with input orientation) in intensive white-leg shrimp farming in Ninh Thuan<br />
province in 2014. The results indicate that, on average, variable inputs of production can be reduced by<br />
20.7%, yet still maintaining a constant output. Therefore, effective management of stocking and feeding is very<br />
important for the development of Ninh Thuan’s white-leg shrimp aquaculture. In addition, expanding farm area<br />
and shortening culture time in the year of operation are also important for efficiency improvement in input<br />
utilization. Finally, it is suggested that the quality of technical training courses and government’s credit<br />
policies for aquaculture should be re-assessed for a sustainable shrimp aquaculture in Ninh Thuan.<br />
Keywords: technical efficiency, intensive white-leg shrimp farming, Ninh Thuan, DEA<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ năm 2001, tôm thẻ chân trắng đã<br />
bắt đầu trở thành đối tượng nuôi quan trọng<br />
đối với sự phát triển kinh tế vùng duyên hải,<br />
Việt Nam. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tập<br />
trung chủ yếu ở các tỉnh miền trung và khu<br />
vực đồng bằng sông Cửu Long với diện tích<br />
<br />
1<br />
<br />
nuôi gia tăng nhanh chóng từ 13.455 hec-ta<br />
năm 2005 tới 22.192 hec-ta năm 2010 [6].<br />
Năm 2012, diện tích nuôi đã đạt 38.169 ha<br />
với sản lượng 177.817 tấn. Đặc biệt, theo<br />
dữ liệu của VASEP, trong năm 2012, mặc dù<br />
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ chiếm<br />
5,9% diện tích nuôi thủy sản cả nước nhưng<br />
<br />
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
sản lượng đạt tới 27,3% tổng sản lượng nuôi<br />
cả nước [5].<br />
Ninh Thuận là tỉnh cực nam của miền Trung,<br />
Việt Nam với diện tích tiềm năng để nuôi tôm<br />
nước lợ khoảng 1.000 hec-ta (ha). Nghề nuôi<br />
tôm ở Ninh Thuận bắt đầu với con tôm sú từ<br />
những năm 1990 với hình thức nuôi chủ yếu là<br />
bán thâm canh. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng<br />
bắt đầu phát triển ở Ninh Thuận đầu những<br />
năm 2000. Trong vùng duyên hải Nam Trung<br />
bộ, Ninh Thuận là địa phương có diện tích nuôi<br />
tôm thẻ chân trắng lớn. Năm 2005, UBND tỉnh<br />
Ninh Thuận chính thức cho phép đưa tôm thẻ<br />
chân trắng vào nuôi thử nghiệm tại khu vực<br />
nuôi tôm thuộc dự án nuôi tôm trên cát xã An<br />
Hải, huyện Ninh Phước, sau đó được nhân<br />
rộng tại hai vùng dự án nuôi tôm trên cát An<br />
Hải và vùng dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn<br />
Hải kể từ đầu năm 2006 theo Quyết định số<br />
455/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Chủ tịch<br />
UBND tỉnh Ninh Thuận [4].<br />
Ngay từ khi triển khai, đối tượng tôm thẻ<br />
chân trắng đã được nhiều người dân hưởng<br />
ứng chuyển đổi nhờ những ưu điểm vượt trội<br />
của nó so với tôm sú như: dễ sinh sản và thuần<br />
dưỡng; có thể nuôi ở mật độ cao, yêu cầu hàm<br />
lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với<br />
tôm sú, chịu được nhiệt độ thấp và chịu được<br />
nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú,<br />
chúng có thể nuôi được ở nhiều loại thủy vực<br />
khác nhau. Theo thống kê của Chi cục Nuôi<br />
trồng Thủy sản thì từ năm 2006 đến nay diện<br />
tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận<br />
không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 diện<br />
tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận là<br />
159 ha, năm 2008 diện tích nuôi là 600 ha,<br />
năm 2010 diện tích nuôi là 811 ha và đến năm<br />
2011 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây<br />
là 984 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân<br />
trắng thâm canh khoảng 850 ha [4].<br />
Trong những năm qua, do lợi nhuận từ<br />
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao<br />
nên diện tích nuôi ngày càng gia tăng không<br />
theo quy hoạch của địa phương và của ngành.<br />
Diện tích nuôi gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ<br />
<br />
38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2017<br />
ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát và<br />
lây lan. Đây cũng chính là hệ quả của việc quản<br />
lý chưa chặt chẽ, trình độ của người nuôi còn<br />
hạn chế, nhất là kỹ thuật quản lý môi trường,<br />
phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi v.v, làm<br />
cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thật<br />
sự phát triển bền vững. Mặc dù lợi nhuận của<br />
nghề nuôi tôm mang lại tuy có cao nhưng thiếu<br />
tính ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy<br />
cơ [1, 4].<br />
Thế giới đã và đang dịch chuyển mô hình<br />
phát triển từ “kinh tế nâu, brown economy”<br />
sang “kinh tế xanh, green economy” [17] . Đây<br />
là bước chuyển tiếp cần thiết để từng bước<br />
tiến tới sự phát triển bền vững. Trong điều<br />
kiện dân số thế giới gia tăng và các nguồn tài<br />
nguyên thiên nhiên hữu hạn, việc phân tích<br />
hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào để tìm cách<br />
gia tăng sản lượng đầu ra mà không phải sử<br />
dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào đang là<br />
một chủ đề được nhiều nhà khoa học, nhà<br />
hoạch định chính sách trên thế giới quan tâm.<br />
Farrel, năm 1957, là người đầu tiên xây dựng<br />
một cách có hệ thống về lý thuyết này [10].<br />
Hiện tại, có hai cách tiếp cận phân tích chính<br />
là Data Envelopment Analysis (DEA), còn gọi<br />
là cách tiếp cận phi tham số, được khởi xướng<br />
bởi Charnes và các cộng sự năm 1978; và<br />
Stochastic Frontier Analysis (SFA), hay là cách<br />
tiếp cận tham số, được phát triển bởi Battese<br />
và Coelli năm 1995 [7, 8]. Ưu điểm chính của<br />
DEA so với SFA là không phải tìm kiếm và<br />
giả thiết dạng hàm cho công nghệ sản xuất,<br />
và vì thế, thường đơn giản trong tính toán và<br />
không phải thực hiện các kiểm định với yêu<br />
cầu rất chặt chẽ (thường không phải lúc nào<br />
cũng thỏa mãn) về giả thiết nhiễu của mô hình.<br />
Nhược điểm chính của phương pháp DEA là<br />
không tách được nhiễu ngẫu nhiên ra khỏi kết<br />
quả tính toán [9].<br />
Việc phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố<br />
đầu vào của các đơn vị sản xuất nhằm đề<br />
xuất các chính sách phát triển bền vững đã<br />
và đang được áp dụng rất rộng rãi trong các<br />
nghiên cứu thực nghiệm. Cả hai cách tiếp cận<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
phân tích DEA và SFA đều có những ưu,<br />
nhược điểm riêng và được áp dụng rất rộng<br />
rãi trong nghiên cứu của ngành nuôi trồng thủy<br />
sản [11,16]. Dù vậy, hiện có rất ít các nghiên<br />
cứu theo các cách tiếp cận này cho ngành nuôi<br />
trồng thủy sản Việt nam khi tính bền vững đang<br />
là một câu hỏi quan trọng, đặc biệt đối với nghề<br />
nuôi tôm [15]. Các nghiên cứu tiêu biểu về nuôi<br />
tôm trên thế giới sử dụng cách tiếp cận phân<br />
tích DEA có thể kể đến như: Matinez & Lueng,<br />
năm 2003, cho nghề nuôi tôm của Mexico và<br />
Nguyen & Fisher, năm 2014, cho nghề nuôi<br />
tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam<br />
[13,15].<br />
Để đơn giản trong tính toán và phân tích,<br />
cách tiếp cận phân tích DEA được lựa chọn sử<br />
dụng trong nghiên cứu này. Mục tiêu của bài<br />
viết là: phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố<br />
đầu vào của nghề khai nuôi tôm thẻ chân trắng<br />
thâm canh của Ninh Thuận, với bộ dữ liệu thu<br />
thập cho năm sản xuất 2014, nhằm đề xuất<br />
một số khuyến nghị cho chính quyền và các hộ<br />
nuôi nhằm từng bước phát triển nghề nuôi tôm<br />
thẻ chân trắng bền vững ở Ninh Thuận.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
1. Khái niệm về hiệu quả (Efficiency)<br />
Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện<br />
mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu<br />
được (outputs) so với các biến số đầu vào<br />
(inputs) đã được sử dụng để tạo ra những kết<br />
quả đầu ra đó [9].<br />
Hiệu quả = Đầu ra /Đầu vào<br />
2. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của<br />
sản xuất (Technical efficiency with input<br />
orientation)<br />
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là<br />
khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước<br />
từ một lượng đầu vào nhỏ nhất tương ứng với<br />
một trình độ công nghệ nhất định [9].<br />
Phương pháp DEA<br />
Farrel (1957) là người đầu tiên xây dựng<br />
một cách có hệ thống về lý thuyết này và<br />
sau đó được Charnes, Cooper, và Rhodes<br />
<br />
Số 1/2017<br />
phát triển vào năm 1978 với tên gọi là DEA<br />
như sau [7, 9, 10]:<br />
<br />
Giả sử một nghề sản xuất đơn giản sử<br />
dụng 2 yếu tố đầu vào x1, x2 để sản xuất ra<br />
1 đầu ra q được trình bày như hình vẽ dưới<br />
đây. Đường biên SS’ là đường biên giới hạn<br />
của sản xuất, nghĩa là để sản xuất được một<br />
đơn vị sản lượng đầu ra thì (i) miền không gian<br />
phía tay trái của đường SS’ là miền không gian<br />
không khả thi; (ii) miền không gian nằm bên<br />
tay phải của đường SS’ là miền sản xuất khả<br />
thi trong thực tế. Như vậy, các đơn vị sản xuất<br />
trong thực tế nằm trên đường SS’ là có sự kết<br />
hợp tốt nhất, tiết kiệm nhất các yếu tố đầu vào<br />
của sản xuất nên được xem là các đơn vị sản<br />
xuất đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố<br />
đầu vào đạt 100%. Vì vậy C và D là những<br />
đơn vị sản xuất đạt hiệu quả. Điều đó có nghĩa<br />
là, A và B là những đơn vị sản xuất chưa đạt<br />
hiệu quả. Mức hiệu quả sử dụng các yếu tố<br />
đầu vào của đơn vị sản xuất A được đo lường<br />
khoảng cách OA’/OA và nhỏ hơn 1. Tương tự,<br />
sự không hiệu quả của B được trình bày bởi<br />
khoảng cách OB’/OB và nhỏ hơn 1. Điều này<br />
có nghĩa là các đơn vị sản xuất A và B có thể<br />
giảm sử dụng 2 đầu vào đối với A là từ A đến<br />
A’, và B là từ B đến B’ mà không giảm đầu ra.<br />
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
1.1. Địa bàn và qui mô nghiên cứu<br />
Đối tượng khảo sát là các hộ nuôi tôm thẻ<br />
chân trắng thâm canh của tỉnh Ninh Thuận<br />
trong năm sản xuất 2014. Tổng số hộ nuôi<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
trong tổng thể là 442 và mẫu nghiên cứu là<br />
102, chiếm tỷ lệ 23% trên tổng thể.<br />
1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu<br />
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn<br />
giản bằng cách dựa vào danh sách các hộ<br />
nuôi được cung cấp bởi Sở Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, sau đó<br />
rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách<br />
lập để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu<br />
thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp<br />
chủ hộ nuôi.<br />
2. Mô hình và phương pháp phân tích<br />
dữ liệu<br />
Các nghiên cứu trước đây trong nghề nuôi<br />
trồng thủy sản ở các nước đang phát triển áp<br />
dụng phương pháp phân tích DEA, ví dụ như<br />
Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015);<br />
Nguyen & Fisher (2014) và Alarm (2011),<br />
thường lựa chọn cách tiếp cận tối thiểu hóa<br />
đầu vào với đầu ra không đổi vì: (i) các hộ nuôi<br />
ở các nước đang phát triển thường có nguồn<br />
lực đầu vào tài chính có hạn; (ii) các hộ nuôi<br />
dễ kiểm soát đầu vào hơn nhiều so với đầu<br />
ra; và (iii) việc sử dụng lãng phí đầu vào trong<br />
nghề nuôi, đặc biệt là thức ăn và kháng sinh,<br />
hóa chất đang thách thức nghiêm trọng tính<br />
bền vững của các nghề nuôi [1, 8, 13]. Do vậy,<br />
bài viết này cũng thực hiện đo lường hiệu quả<br />
kỹ thuật theo hướng tối thiểu hóa các yếu tố<br />
đầu vào trong khi vẫn duy trì được mức đầu<br />
ra không đổi. Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ tập<br />
trung phân tích hiệu quả kỹ thuật thuần túy nên<br />
mô hình DEA sẽ xem xét trường hợp năng suất<br />
biến đổi theo quy mô (variable return to scale<br />
– VRS) [9]. Mô hình toán cụ thể cho bài toán<br />
DEA_VRS với định hướng đầu vào như sau:<br />
Giả sử rằng có N hộ nuôi tôm thẻ chân<br />
trắng và sử dụng K yếu tố đầu vào. Đối với hộ<br />
nuôi thứ i (i = 1, 2,…, N), dữ liệu đầu vào và<br />
đầu ra được biểu diễn bằng các véc tơ cột là xi<br />
và yi . Dữ liệu cho tất cả các hộ nuôi được biểu<br />
diễn bởi ma trận K*N yếu tố đầu vào, X, và véc<br />
tơ cột đầu ra Y. Khi đó, mô hình toán cho hộ<br />
nuôi thứ i là:<br />
<br />
40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2017<br />
TEj(X,Y) = min θj<br />
với các ràng buộc:<br />
<br />
θj, λ<br />
n<br />
<br />
Yj < Yλ; θjXj > Xλ; λ > 0; ∑ λj = 1<br />
j=1<br />
<br />
(1)<br />
<br />
TEj là thước đo vô hướng của hiệu quả kỹ<br />
thuật của hộ nuôi thứ i và có giá trị thuộc [0, 1].<br />
Do vậy, để phân tích sự ảnh hưởng của các<br />
đặc điểm sản xuất của nông hộ đến hiệu quả<br />
kỹ thuật, hồi quy tobit thường xuyên được áp<br />
dụng cho mô hình phân tích sau [7]:<br />
TEj = ßZj + εj<br />
(2)<br />
Trong đó, TEj là chỉ số hiệu quả kỹ thuật tính<br />
toán từ (1); Zj là véc tơ các đặc điểm sản xuất<br />
của nông hộ, ß là véc tơ các tham số được<br />
ước lượng và εj là sai số ngẫu nhiên. Phần<br />
mềm thống kê R được sử dụng để ước lượng<br />
kết quả.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thống kê mô tả các biến dùng trong<br />
phân tích<br />
Tiếp theo Lê Kim Long và Đặng Hoàng<br />
Xuân Huy (2015); Nguyen & Fisher (2014), và<br />
Alarm và các cộng sự (2011), nghiên cứu này<br />
sử dụng 5 biến đầu vào biến đổi chủ yếu (chiếm<br />
phần lớn chi phí biến đổi) của nghề nuôi tôm<br />
thẻ chân trắng thâm canh tại Ninh Thuận là [6,<br />
2,15]: giống, thức ăn, lao động, hóa chất năng<br />
lượng cho mỗi ha trong năm sản xuất 2014, 01<br />
biến đầu ra là sản lượng tôm thu hoạch trên<br />
một ha trong năm cho mô hình DEA_VRS ở (1).<br />
Trên cơ sở tổng lược của Sharma & Lueng<br />
năm 2003; Iliyasu và các cộng sự năm 2014<br />
và Nguyen & Fisher năm 2014; cũng như đặc<br />
điểm của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh<br />
Thuận, các đặc điểm sản xuất của nông hộ<br />
được lựa chọn cho mô hình phân tích (2) gồm<br />
[11, 15, 16]: (i) diện tích trang trại nuôi tôm; (ii)<br />
vay nợ là biến giả với biến có giá trị là 1 nếu hộ<br />
có vay nợ, và có giá trị là 0 nếu hộ không vay<br />
nợ; (iii) thời gian nuôi là số ngày hộ nuôi tôm<br />
trong năm; (iv) kinh nghiệm là số năm mà chủ<br />
hộ tham gia nghề nuôi; (v) tập huấn là biến giả<br />
với giá trị bằng 1 nếu hộ đã từng được tập huấn<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
kỹ thuật bởi các cơ quan nhà nước, và giá trị<br />
đã học từ trung cấp trở lên, và giá trị là 0 nếu<br />
bằng 0 nếu chưa được tập huấn; (vi) học vấn<br />
chưa. Bảng 1 mô tả thống kê tất cả các biến sử<br />
cũng là biến giả và có giá trị bằng 1 nếu chủ hộ<br />
dụng trong nghiên cứu này.<br />
Bảng 1. Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích<br />
Tên biến<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
29.930,69<br />
<br />
11.345,63<br />
<br />
5.260,00<br />
<br />
50.010,00<br />
<br />
4.323,73<br />
46.465,69<br />
7.562,93<br />
105,56<br />
379.926,54<br />
<br />
1.829,58<br />
20.814,28<br />
2.908,29<br />
55,55<br />
231.735,31<br />
<br />
500,00<br />
6.300,00<br />
2.316,00<br />
9,50<br />
25.320,00<br />
<br />
9.900,00<br />
87.300,00<br />
13.714,00<br />
321,30<br />
932.224,00<br />
<br />
0,85<br />
0,75<br />
224,80<br />
11,31<br />
0,67<br />
0,23<br />
<br />
0,69<br />
61,18<br />
4,10<br />
-<br />
<br />
0,3<br />
0<br />
55<br />
4,0<br />
0<br />
0<br />
<br />
6<br />
1<br />
330<br />
24<br />
1<br />
1<br />
<br />
Mô hình hàm sản xuất<br />
Sản lượng đầu ra (y)<br />
Kg/ha<br />
Đầu vào (x)<br />
Giống (x1)<br />
1000 con/ha<br />
Thức ăn (x2)<br />
Kg/ha<br />
Lao động (x3)<br />
Số giờ/ha<br />
Hóa chất (x4)<br />
Kg/ha<br />
Năng lượng (x5)<br />
Kw/ha<br />
Đặc điểm sản xuất nông hộ<br />
Diện tích trang trại (Z1)<br />
Ha<br />
Vay nợ (Z2)<br />
Dummy<br />
Thời gian nuôi (Z3)<br />
Ngày nuôi/năm<br />
Kinh nghiệm (Z4)<br />
Năm<br />
Tập huấn kỹ thuật (Z5)<br />
Dummy<br />
Học vấn (Z6)<br />
Dummy<br />
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy một số đặc trưng cơ bản<br />
của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh<br />
ở Ninh Thuận. Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng<br />
ở Ninh Thuận có diện tích nuôi bình quân đạt<br />
0,85 ha, lớn nhất là 6 ha và nhỏ nhất là 0,3 ha,<br />
với độ lệch chuẩn là 0,69. Kinh nghiệm tham<br />
gia nuôi trồng thủy sản của chủ hộ bình quân<br />
đạt 11,31 năm, lớn nhất là 24 và nhỏ nhất là<br />
4 năm. Năng suất tôm bình quân cho mỗi ha<br />
<br />
trong năm 2014 đạt 29.930,69 kg, lớn nhất là<br />
50.010 và nhỏ nhất là 5.260 kg với độ lệch<br />
chuẩn là 11.345. Thời gian nuôi bình quân<br />
trong năm 2014 của mỗi hộ là 224,80 ngày,<br />
nhỏ nhất là 55 ngày và lớn nhất là 330 ngày.<br />
2. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp DEA<br />
Kết quả tính toán hiệu quả sử dụng các<br />
nguồn lực đầu vào được trình bày như ở Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Thuận 2014<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
1. Tổng số hộ nuôi trong mẫu<br />
2. Các hộ nuôi đạt hiệu quả (TE = 1)<br />
4. Mức hiệu quả trung bình<br />
5. Phân nhóm mức hiệu quả<br />
0,4 – 0,5<br />
0,5 – 0,6<br />
0,6 - 0,7<br />
0,7 - 0,8<br />
0,8 - 0,9<br />
0,9 - 0,1<br />
1,0<br />
<br />
TEVRS<br />
<br />
Số hộ<br />
5<br />
7<br />
13<br />
26<br />
23<br />
13<br />
15<br />
<br />
102<br />
15<br />
0,793<br />
Tần số (%)<br />
4,9<br />
6,9<br />
12,7<br />
25,5<br />
22,5<br />
12,7<br />
14,8<br />
<br />
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41<br />
<br />