Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
lượt xem 115
download
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) được biện soạn với các nội dung: Giới thiệu công ty Vinamilk, phân tích môi trường kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
- Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam(Vinamilk) Phần 1: giới thiệu công ty Vinamilk Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Tên giao dịch quốc tế: vietnam dairy Products JointStock Company. Lĩnh vực hoạt động: sản xuất sữa và cá chế phẩm từ sữa. Trụ sở chính: số 10,phố Tân Trào,phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người” Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” Vinamilk được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản và hợp nhất giữa 3 nhà máy sữa: nhà máy sữa Thống Nhất,nhà máy sữa Trường Thọ,nhà máy sữa bột Dielac.Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển,hiện nay Vinamlik là một công ty sữa phát triển hàng đầu tại Việt Nam,vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý như: huân chương độc lập hạng nhì (2010), được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kì đổi mới,được bình chọn trong nhóm “top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao”.Năm 2010 là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nằm trong top 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô hoạt động hiệu quả nhất,tốt nhất Châu Á được tạp chí Fober vinh danh,... Chúng ta biết Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty cổ phần sữa việt nam một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa củng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của chương trình liên hợp quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghệ chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 220 nhà phân phối phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm vinamilk còn được
- xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Sau gần 40 năm ra mắt người tiêu dùng. Công ty cổ phần vinamilk nhờ vào môi trường kinh doanh mà tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vinamilk, trong môi trường kinh doanh có 2 môi trường chính đó là môi trường trong và môi trường ngoài. Môi trường ngoài gồm: môi trường vĩ mô, môi trường ngành. Môi trường trong có môi trường nội bộ. Phần 2: phân tích môi trường kinh doanh A. Môi trường kinh tế quốc dân( vĩ mô) Chính trị pháp luật: Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế,tạo nhiều việc làm,tăng thu nhập cho người lao động,tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội,tác động tích cực đến việc tạo lập và triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Từ sau thời kí đổi mới,nước ta chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1992,và Mỹ năm 1995,gia nhập khối ASEAN năm 1995.Việt Nam thiết lập quan hệ với 171 quốc gia.Năm 2007,Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO,năm 2016 Việt Nam chính thức kí hiệp định TPP,... Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường,thu hút vốn đầu tư,tiếp cận công nghệ tiên tiến,dây truyền sản xuất hiện đại,nâng cao năng suất của Vinamilk.Nhưng điều này cũng là thách thức không nhỏ với công ty vì phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam,tăng nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới,Quốc Hội đã ban hành và cải thiện các bộ luật như: luật thương mại,luật đầu tư,luật thuế,luật doanh nghiệp,...đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh,hiệu quả. ví dụ như luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh,đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau trên mọi lĩnh vực. Giảm thuế doanh nghiệp xuống còn 1517% sẽ thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu,vật tư,đồng thời
- khuyến khích đầu tư tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước với nước ngoài,là ưu đãi lớn đối với doanh nghiệp các công ty có thêm vốn để tái ,mở rộng sản xuất. Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế,các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép,dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn,điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh,hoạt động hiệu quả hơn đối với các doanh nghiệp nói chung và Vinamlik nói riêng. Từ năm 2001 chính phủ hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa theo quyết định 167/2001/QĐTTg,ngành sữa Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển,nguồn nguyên liệu dồi dào hơn giảm thiểu được lượng lớn nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra,từ 5/2016 nhà nước ta còn tăng lương cho cán bộ,công nhân viên lực lượng vũ trang lên mức cơ sở là: 1,210 triệu đồng/tháng. Thu nhập tăng làm cho sức mua tăng đáng kể, tuy nhiên chi phí của Vinamilk tăng do trả lương cho công nhân viên. Kinh tế vĩ mô: Năm 2015 lạm phát ở nước ta giảm xuống thấp kỉ lục là 0,63%,nhưng theo dự báo thì sẽ tăng 5% vào năm 2016 vì giá điện và chi phí giáo dục y tế sẽ tăng mạnh. Đối với Vinamilk trong năm tới nếu tỉ lệ lạm phát tăng thì công ty sẽ phải điều chỉnh giá sản phẩm do nguyên liệu,chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm.Thị trường tiêu thụ sẽ bị ảnh hưởng do giảm nhu cầu về sản phẩm. Lãi suất hiện nay đang ngày một giảm,tỉ giá dần ổn định cán cân thanh toán được cải thiện.Tại tất cả các ngân hàng lãi suất dao động trong khoảng 7 9%, hợp lý cho Vinamilk trong việc huy động nguồn vốn,phát triển kinh doanh. Tiền tệ,trên thế giới nhìn chung chính sách của các ngân hàng trung ương đang ngược chiều nhau,Mỹ có xu Hướng tăng lãi suất,ngân hàng trung ương Châu Âu hạ lãi suất,Nhật áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ,đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang tăng.Thực tế,Việt Nam ngày càng hội nhập thì việc quyết định của các ngân hàng trung ương các nước khác đều ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Tuy nhiên nhìn vào thực tế thì những tác động của USD vẫn mang ảnh hưởng lớn nhất vì đa phần tỷ trọng thanh toán quốc tế trên 90% vẫn là USD. Xuất phát từ nền kinh tế Việt Nam đang có sự phục
- hồi và phát triển nên nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc tăng lên.Vinamilk cũng chú trọng nâng cấp dây truyền sản xuất,mở rộng nhà xưởng để đón đầu chu kì kinh tế mới của Việt Nam.Cầu ngoại tệ xuất phát chính từ nhu cầu thực của công ty,việc tăng giá trị đồng tiền vừa tạo thời cơ,cũng tạo thách thức cho Vinamilk trong việc nhập khẩu và xuất khẩu. Tỉ lệ thất nghiệp Việt Nam năm 2015 tăng lên mức 2,31% dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng do không có thu nhập,thu nhập thấp và không ổn định. Khoa họccông nghệ: Hiện nay các thiết bị sản xuất mà Vinamilk sử dụng đều đạt tiêu chuẩn quốc tế,sử dụng công nghệ đóng gói hiện đại,nhập khẩu thiết bị từ các hãng thiết bị đến từ các nước nổi tiếng thế giới như Thụy Điển,Đan Mạch,...Các dây truyền có tính đồng bộ,thuộc thế hệ mới,hiện đại,điều khiển tự động bán hàng tự động đáp ứng được yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.Sử dụng công nghệ tiên tiến cho việc nuôi dưỡng đàn bò mạng Ethemet,công nghệ kết nối không dây bluetooth,wifi,kĩ thuật kết nối tạo sóng vô tuyết từ xa tới các thẻ RFID gắn chíp nhận dạng tự động, hệ thống cảm biến sinh học camera giám sát,...giúp sản lượng đàn bò sữa ngày càng nâng cao. Công nghệ ngày càng phát triển đem lại cho Vinamilk cách thức tạo ra sản phẩm mới và nó tác động tới khâu quảng cáo và truyền tin về sản phẩm.Một trong những vấn đề quan trọng với các nhà máy lớn như Vinamik là nguồn nguyên liệu,với mục tiêu nông dân sử dụng nguyên liệu nội địa từ 30% tăng lên 40%đầu tư vào hệ thống phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trông cỏ,xây dựng trang trại,chế biến thức ăn cho bò đến quản lý thú y đều được chú trọng. Tháng 8/2015 công ty sữa Vinamilk đã khởi công xây dựng tổ hợp trang trại bò sữa tại Thanh Hóa,với quy mô tối đa có thể đạt được là 24.000 con bò sữa. Hiện tại Vinamilk cũng đã có 8 trang trại nuôi bò sữa, và liên kết với 8.000 hộ dân có tổng đàn bò sữa lên tới 100.000 con ,hệ thống chuồng trại được đầu tư xây dựng hiện đại . Vinamilk không ngừng đổi mới về công nghệ để nâng cao dây chuyền sản xuất, đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao công tác quản lý và chất lượng để có thể cho ra sản phẩm tốt nhất để phục vụ nhu cầu cho khách hàng và người tiêu dùng. Các nhà máy chế biến có quy mô lớn, Vinamilk sản xuất 100% sữa cho công ty không nhập hàng gia công từ ngoài vào. Tất cả các thiết
- bị tân tiến đều được mua ở các nước Châu Âu như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan,…và được lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu từ vận chuyển đến chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm chất lượng cao, Vinamilk là công ty sở hữu hệ thống máy móc công nghệ tân tiến hiện đại nhất, là hàng dẫn đầu thế giới về công nghệ sản. Ngoài ra công ty còn sử dụng dây chuyền sản xuất đại chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp. Vinamilk sở hữu một mạng lưới nhà máy rộng lớn tại Việt Nam, các nhà máy thường hoạt động 6070% công suất, ngoại trừ mùa khô thì hoạt động 80 90% công suất: Dây chuyền sản xuất sữa đặc có đường . Công suất 307 tiệu lon/năm Dây chuyền sản xuất sữa tươi tuyệt trùng, sữa chua uống và nước ép trái cây công suất 237 triệu lít/năm Dây chuyền sản xuất sữa chua. Công suất 56 triệu lít/năm Dây chuyền sản xuất sữa bột. Công suất 19 tấn/năm Có thể thấy dây chuyền của doanh nghiệp Vinamilk cực kỳ lớn, với dây chuyền sản xuất như rất có lợi ích cho doanh nghiệp, sản phẩm tăng nhanh, có thể đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm về mặt hàng sữa cho khách hàng và ngươi tiêu dùng. Nhiều sản phẩm được bán ra thì lợi nhuận sẽ tăng cao, doanh nghiệp phát triển đi lên, nhưng ngược lại dây chuyền sản xuất lớn củng có cái hại của nó, chỉ cần sai lệch ở một điểm nào đó thôi thì cả dây chuyền sản phẩm đều bị ảnh hưởng, và ảnh hưởng đến nhiều mặt khác. Văn hóaxã hội: Giá trị văn hóa cốt lõi của mỗi người dân Việt Nam đều có xu hướng hướng về nguồn cội,các ngày lễ,tấm lòng nhân ái,...nên Vinamilk đã nắm bắt tâm lý khách hàng đưa ra các hình ảnh quảng cáo với nội dung “sáu triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” và các chiến dịch từ thiện,quỹ khuyến học,phẫu thuật hở hàm ếch miến phí cho trẻ em nghèo, quyên góp khác đã thúc đẩy người dân mua hàng để ủng hộ nhiều hơn.Người tiêu dùng còn có thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt, các sản phẩm liên quan đến sữa,nhất là các sản phẩm từ thiên nhiên,nên hoạt động marketing quảng cáo phân phối sản phẩm cũng chú ý lớn đến điều này.Ngoài ra,Vinamilk cũng đẩy mạnh phương diện quảng cáo trên
- tất cả các phương tiện tiện thông tin đại chúng,internet,các slogan bắt mắt về đàn bò,đồng cỏ sạch,100% tự nhiên. Quan niệm của người việt là dùng những sản phẩm quen thuộc, mà mình cảm thấy tin tưởng, yên tâm về uy tín chất lượng của sản phẩm đó nên rất ít khi thay đổi. Do đó Vinamilk đã tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng thì sẽ có lượng khách hàng trung thành với sản phẩm. Hình thể của người Việt là chiều cao và cân nặng thấp hơn so với thế giới nên Vinamilk đã lợi dụng điểm này tạo quảng cáo thu hút khách hàng. Từ các yếu tố về văn hóa xã hội đề ra các chiến lược merketing,quảng cáo luôn đề cao tới việc phát triển toàn diện về thể chất về tinh thần. Dân trí người dân nước ta ngày càng tăng nên yêu cầu đòi hỏi về chất lượng,mẫu mã,kiểu dáng,màu sắc,thẩm mỹ ngày càng cao. Tự nhiên: Việt Nam với khí hậu miền bắc có 4 mùa ,mùa đông không quá lạnh,mùa hè không quá nóng thuận lợi việc chăm sóc đàn bò phát triển khỏe mạnh. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm,mưa quanh năm thuận lợi việc trồng cỏ nuôi bò,có nhiều đồng cỏ rộng lớn như Hà Tây,Mộc Châu,Bình Dương,..cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và đảm bảo phục vụ cho chăn nuôi bò sữa,giảm tối đa lượng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài,nhưng cũng là khó khăn cho việc bảo quản vì cỏ dễ bị biến chất nếu không được xử lý bảo quản đúng cách,ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa. Vinamilk cần khai thác một cách triệt để,có được nguồn nguyên liệu dồi dào,giảm giá thành mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Thêm vào đó,công ty cũng phải đối mặt với việc vận chuyển nguyên vật liệu,sản phẩm do đường xá đi lại còn khó khăn cộng thêm thiên tai,lũ lụt, sạt lở,mùa đông miền bắc lạnh kéo dài,..dẫn đến việc bò dễ mắc bệnh,dịch nên Vinamilk phải mất nhiều chi phí thú y,bảo vệ sức khỏe đàn bò,... B. Môi trường ngành (vi mô) Đối thủ cạnh tranh trực diện: Theo công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu: năm 2014 doanh thu ngành sữa đạt 75.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% và năm 2015 ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23 %. Những năm tới ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ được dự báo tăng trưởng 9%/năm,đạt mức 27 28 lít sữa vào
- năm 2020. Nên ngành sữa vẫn đang là một miếng mồi béo bở cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính vì vậy đối với Vinamilk vừa là cơ hội cũng là thách thức lớn khi phải đối mặt với các đối thủ trực diện cùng ngành . Hai mảng chính dẫn dắt sự tăng trưởng của ngành sữa trong nước là 2 mặt hàng đóng vai trò quan trọng nhất gồm sữa nước và sữa bột với tổng giá trị thị trường là 74%. Ở lĩnh vực sữa bột đối thủ trực diện đáng gờm phải kể đến đó là: Abbott, Friesland Campina Vietnam và Mead Johnson,...chiếm phần lớn thị phần sữa bột do người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng trả giá cao cho thương hiệu ngoại. Doanh nghiệp nội như Vinamilk chiếm khoảng 30% thị phần.Tiếp đến là mặt hàng sữa nước, hiện chiếm 29% giá trị toàn ngành với sự cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp lớn là :Friesland Campina Vietnam,.. Hiện Vinamilk chiếm 49% thị phần sữa nước, tiếp theo là Friesland Campina Vietnam chiếm 26%. Ngoài ra, sữa nước còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khác như TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoi Milk,Fami,Nestle’,... Các nhà cung ứng: Fonterra là nhà cung cấp lớn nhất của Viamilk. Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk.Ngoài ra còn một số nhà cung ứng khác như: Hoogwegt International BV( cung ứng sữa bột),Perstima Binh Duong (cung ứng vỏ hộp),Tetra Pak Indochina(cung ưng thùng cattion đóng gói và máy đóng gói). Công ty đã xây dựng quan hệ bền vững với các nhà cung cấp,thông qua chính sách đánh giá,hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt và giá cao,công ty đã kí kết hợp đồng hằng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước.Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại nuôi bò,cho phép công ty duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đông thời công ty cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. Ngoài ra, toàn bộ các sản. phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị hiện đại từ Thụy Điển, các nước Châu Âu – G7 và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO do các công ty hàng đầu thế giới chứng nhận. Đồng thời, tất cả các sản phẩm của Vinamilk đều đảm bảo thực hiện công bố đầy đủ theo quy định của pháp luật và luôn luôn có sự giám sát trực tiếp cũng như gián tiếp của các cơ quan chức năng. Hàng ngày, mỗi nhà máy của Vinamilk sản xuất hàng chục triệu hộp sữa các loại với sự kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu
- vào; vệ sinh máy móc thiết bị và phân xưởng sản xuất; quá trình sản xuất đến khi xuất hàng. Khách hàng: Đối tượng khách hàng là điểm quan trọng nhất mà Vinamilk hướng đến:bao gồm cá nhân hay nhà phân phối như siêu thị, đại lý,..có nhu cầu sử dụng hay phân phối sản phẩm của công ty. "Lợi ích của Người tiêu dùng là mục tiêu phát triển của Vinamilk” bằng sự kết hợp của một dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo với sự phục vụ chu đáo, tận tâm và luôn luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng. Tất cả những điều này giúp Vinamilk định hướng và dần tiến đến tầm nhìn: Vinamilk trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Vinamilk thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho quý khách hàng, để tri ân quý khách hàng thân thiết và mang sản phẩm của Vinamilk đến với mỗi người Việt Nam. Theo nguồn thu thập thông tin từ doanh nghiệp Vinamilk thì ta thấy Vinamilk sở hữu 1 mạng lưới phân phối cực kỳ lớn, có 220 nhà phân phối độc lập có mặt tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty còn bán hàng trực tiếp cho các siêu thị, văn phòng, nhà máy,…Để hỗ trợ cho mạng lưới phân phối Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM,..Bên cạnh mạng lưới phân phối trong nước, công ty còn có các nhà phân phối chính thức tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc và Thái Lan, Vinamilk sẽ sớm thiết lập mạng lưới phân phối ở các nước láng giềng. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của sữa nước là các hãng nước ngọt như cocacola,pepsi,seven up,Ice,các sản phẩm nước tăng lực,nước ép hoa quả,cafe lon,trà xanh... Đối thủ cạnh tranh của sữa bột là các: bột ngũ cốc,bột đậu xanh,bột đậu nành,yến mạch,... Những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có giá thành hợp lý,có tác dụng thay thế ngang sữa, chất lượng đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Sản phẩm thay thế: đang là sự đe dọa cao với vinamilk vì chưa tìm được sản phẩm thay thế, tuy nhiên nếu xét rộng ra nhu cầu của người têu dùng,sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe như nước giải khát,nước ngọt có gas,...nên sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế khác.
- C. NỘI BỘ: Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố sau: Tài chính: Vinamilk là thương hiệu thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 2025%/năm được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền từ 1997 2004. Doanh thu năm 2014 của Vinamilk đạt gần 36.000 tỷ đồng, tăng gần 14% so với 2013 và nộp ngân sách nhà nước hơn 3.500 tỷ đồng. Trong năm 2014, Vinamilk đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 5 tỉ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước. Vinamilk đang đặt ra mục tiêu sẽ đạt doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng vào Top 50 công ty sữa lớn nhất Thế giới vào năm 2017. Năm 2014: Doanh thu đã gần hoàn thành kế hoạch đề ra cán mức: 35.704 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.068 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh trên và kế hoạch đề ra năm trước (chi trả cổ tức bằng tiền tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế), Vinamilk đã trích gần 3.667 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông. Tổng mức chi trả cổ tức trong năm nay là 40%, trong đó, Vinamilk đã chi trả 20% trong đợt 1 và sẽ tiếp tục chi trả thêm 20% trong đợt 2 tới. Ngoài chia cổ tức bằng tiền mặt, công ty còn tiếp tục trình cổ đông kế hoạch phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, gồm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ đầu tư phát triển. Mức chia thưởng cho cổ đông là 20%, tức cổ đông sở hữu 5 cổ phần tại thời điểm chốt danh sách sẽ nhận 1 cổ phiếu phát hành thêm. Năm trước, Vinamilk cũng đề ra phương án chia thưởng cổ phiếu (cùng tỷ lệ 20%) và đã thực hiện phát hành thêm vào tháng 8/2014. Kế hoạch kinh doanh được công ty đề ra trong năm 2015 tới là Doanh thu kế hoạch đạt 30.077 tỷ đồng, tăng 9,4%; lợi nhuận ròng tăng 12,6% lên 6.830 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thulợi nhuận năm 2015: Thực Tăng giảm so (Tỷ đồng) KH 2015 hiện 2014 với năm 2014 % Tỷ đồng
- Tổng doanh thu 35.740 39.077 9,4% 3,373 Lợi nhuận 7.613 8.229 8,1% 616 trước thuế Lợi nhuận sau 6.068 6.830 12,6% 762 thuế Năm 2015, công ty dự kiến sẽ đầu tư bổ sung 258 tỷ đồng vào công ty mẹ Vinamilk, đầu tư thêm 387 tỷ đồng vào Công ty Bỏ sữa Việt Nam và 12,6 tỷ đồng vào Công ty Sữa Lam sơn. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 20122016: Nhân Sự: Chủ tịch của công ty Vinamilk là Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ 1 vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển công ty. Nguồn nhân lực của công ty cũng được chọn rất kỹ càng tạo cho công ty một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Công ty được phân chia đội ngũ rất rõ ràng. Từ quản lý, nhân viên, kỹ thuật hay bán hàng, Thứ nhất đội ngũ quản lý củng tốt,có trung bình 25 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực sản xuất , phân phối và bán sản phẩm sữa, bên cạnh đó công ty còn có một đội ngũ quản lý bậc trung vững mạnh được trang bị tốt để hỗ trợ cho quản lý cấp cao sự nghiệp phát triển của công ty, không những đội ngũ quản lý tốt mà đội ngũ nhân viên củng được đào tạo tốt, đội ngũ bán hàng và
- đội ngũ tiếp thị của công ty đều được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm. nguồn nhân lực của công ty xác định, phân tích thị trường, và xu hướng của người tiêu dùng có thể hỗ trợ cho việc bán hàng trực tiếp, để tăng cường việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng họ thông qua việc tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Về công tác nguồn nhân lực thì công ty: luôn đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, mức thu nhập của năm sau cao hơn năm trước 1020%, ngoài nguồn lương chính nguồn nhân lực còn có thu nhập từ lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty; thực hiện đầy đủ và đảm bảo mọi quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật, có chính sách khen thưởng đối với cá nhân và tập thể tốt , có kỷ luật cá nhân và tập thể làm ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của công ty, họ tạo mọi điều kiện để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực đào tạo trong và ngoài nước, họ gửi hơn 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt cho tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Họ có hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước , 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc, 15 cán bộ được đào tạo lý luận chính trị cao cấp, 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ công đoàn. Chính vì vậy cũng tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vinamilk đã đầu tư phát triển về nguồn nhân lực tạo ra nguồn lao động xất sắc để nâng cao sự phát triển của doanh ngiệp và nâng cao sự canh tranh cho doanh nghiệp. Nếu như nguồn nhân lực không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp từ các khâu quản lý và sản xuất, bán hàng, tiếp thị… đều không đạt yêu cầu vì vậy nguồn nhân lực cũng chiếm vai trò quan trọng trong nội bộ cần được đào tạo và đảm bảo về khả năng làm việc và kinh nghiệm. Cơ sở vật chất: Công ty đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng. Điển hình từ 2005 đến năm 2011, công ty đã đầu tư khoảng 4500 tỷ đồng để hiện đại hóa thiết bị máy móc , công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm các nhà máy chế biến mới cũng như chi nhánh, xí nghiệp. Nhà máy Sữa Lam Sơn (tháng 12/2005), nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010), Chi nhánh Cần thơ (1998), Xí nghiệp kho vận Hà Nội (2010), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở phía Bắc (Tiên Sơn) và phía nam (Bình
- Dương), và 2 nhà máy sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng. Dự kiến các nhà máy này sẽ vào hoạt động sớm và cuối năm 2012. Công ty đã hình thành vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng năm trang trại bò sữa, trang tại bò sữa Tuyên Quang, trang trại bò sữa Nghệ An, trang trại bò sữa Thanh Hóa, trang trại bò sữa Bình Định, trang trại bò sữa Lâm Đồng, với tổng lượng đàn bò của trang trại là 5900 con. Đây cũng là yếu tố tốt, là cơ sở không thể thiếu trong doanh nghiệp, Nếu như cơ sở hạ tầng không đủ thì sẽ không thể phát triển doanh nghiệp đưa nó đi lên một cách hoàn chỉnh, thậm chí doanh nghiệp còn sụp đổ. Chính vì cơ sở hạ tầng lớn của doanh nghiệp Vinamilk lớn đủ điều kiện tạo mọi thuận lợi cho việc kinh doanh phát triển, nó đã tác động được đến công ty sữa, đưa công ty đi lên hoạt động tốt, góp phần vào khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa công nghệ cao. Marketing và dịch vụ: Vinamilk tuyên truyền giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Xây dựng chiến lược tiếp thị truyền thông đa phương tiện, quảng cáo sản phẩm lên các phương tiện truyền thông và tham gia các tổ chức hoạt động quảng bá sản phẩm, tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu khắp đất nước. Ví dụ như công ty tài trợ cho các trò chơi, chương trình truyền hình, tặng học bổng,… Vinamilk tiếp tục dùng chiến lược này mở rộng thị trường đưa sản phẩm lên 1 tầm cao mới, từ trẻ nhỏ đến người già, từ trong nước đến ngoài nước ai ai củng biết đến sản phẩm của Vinamilk, thị trường chủ yếu của Vinamilk là lấy nội địa làm trung tâm , đẩy mạnh việc bán cho các đại lý và bán lẻ trên thị trường ở khắp mọi cùng, tỉnh, thành trên cả nước. Đối với nước ngoài thì công ty xúc tiến trong việc đối ngoại, tìm kiếm thêm được thị trường mới để tiếp tục phát triển và xuất khẩu. Nhờ có 4P mà doanh nghiệp đã tạo ra được mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp mọi nơi từ trong và ngoài nước đây cũng là yếu tố dẫ đến thành công trong hoạt động doanh nghiệp đưa doanh nghiệp phát triển thêm 1 bước và giúp cho doanh nghiệp Vinamilk có được số lượng lớn khách hàng từ bán buôn đến bán lẻ, ngoài ra còn đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước.
- 1 doanh nghiệp muốn thành công thì công thể công có dịch vụ, Vinamilk đã áp dụng mọi dịch vụ cho khách hàng thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng kết hợp với các dịch vụ sau bán hàng với sự phục vụ chu đáo tận tâm của nhân viên luôn luôn lắng nghe ý kiến và phản hồi của khách hàng. Ngòai ra công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng của công ty để đáp mức mọi thắc mắc của khách hàng, Vinamilk còn khám và cung cấp sữa sữa miến phí hàng năm cho hàng ngàn lượt trẻ em học sinh và đối tượng suy dinh dưỡng,…. Mạng lưới phân phối (đầu ra): Mạng lưới phân phối rộng giúp khách hàng và người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn và có thể sử dụng sản phẩm của công ty như rất tốt cho một ngành doanh nghiệp, Vinamilk không chỉ có mặt ở trong nước mà còn có mặt ở nước ngoài, ngày càng có thể mở rộng và phát triển hơn nữa nhờ có mạng lưới phân phối tốt và rộng. Văn hóa tổ chức: Theo như chúng ta thấy công ty Vinamilk ngày càng đi lên và phát triển rộng rãi đây cũng là nhờ vào yếu tố nội bộ này một phần, nhân lực con người công ty luôn biết chừng mức cư xử văn hóa, luôn tạo ra được sự tôn trọng lẫn nhau và giúp đỡ nhau trong môi trường làm việc. như vậy nhìn vào cũng đủ thấy được tổ chức có quy củ văn hóa tốt. nếu như văn hóa của tổ chức không ổn định một doanh nghiệp lớn như vậy sẽ rất khó mà tồn tại, cách nhìn của khách hàng và người tiêu dùng cũng sẽ khác. D. 1 Ma trận SWOT: Điểm mạnh (S) : *Thương hiệu mạnh:Vinamilk là thương hiệu được người Việt tin tưởng sử dụng trong 40 năm qua.Thương hiệu được bình chọn là “thương hiệu nổi tiếng” là một trong 100 thương hiệu được Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Được người tiêu dùng bình chọn trọng top 10 “hàng Việt Nam chất lượn cao” năm 2009. *Lãnh đạo quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm: Vinamilk có đội ngũ lãnh đạo quản lý giỏi,giàu tham vọng chứng minh bởi việc lợi nhuận kinh doanh cao và bền vững thêm vào đó Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hiệp lực làm hết sức mình,đem lại hiệu quả cao,sản phẩm hoàn hảo đến tay người tiêu dùng.
- *Danh mục sản phẩm đa dạng,sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành rẻ sản phẩm nhập ngoại nhập ngoại,thị phần lớn Việt Nam so với các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại: Vinamilk có một danh mục sản phẩm đa dạng,hướng tới nhiều đối tượng khách hàng,chất lượng không thua kém sản phẩm nước ngoài nhưng giá thành rất cạnh tranh.Chiếm 75% thị phần sữa tại Việt Nam,trong đó 50% thị phần là sữa nước. *Mạng lưới phân phối rộng khắp,kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống: mạng lưới bạn hàng rộng khắp là yếu tố dẫn đến thành công,giúp Vinamilk chiếm lĩnh được lượng lớn số lượng khách hàng,đảm bảo đưa ra được sản phẩm mới và các chiến lược marketing trên cả nước. Phân phối rộng khắp 64/64 tỉnh thành ,sản phẩm đã có mặt tại 31 quốc gia: Mỹ,Pháp,Ba Lan,Canada,Nga,Hàn Quốc,khu vực Trung Đông,Đông Nam Á,... *Quan hệ tốt với nhà cung cấp,chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào,đầu tư việc cung cấp sữa bò: Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp thông qua chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa.Đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ thị trường trong nước. Công ty đã có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa,hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa,bên cạnh đó công ty còn có dự án nuôi bò sữa tại New Zealand nhằm chủ động hơn về nguồn nguyên liệu. *Trang thiết bị hàng đầu,công nghệ hiện đại: Vinamilk sử dụng dây truyền đóng gói trên tất cả các nhà máy,công nghệ nhập khẩu từ Đức,Ý, Thụy Sĩ để đáp ứng nhu cầu vào dây truyền sản xuất. Là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun NiRo của Đan Mạch,sử dụng các dây truyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm tốt. Ngoài ra,Vinamilk còn sở hữu phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm đem lại sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt nhất,hoàn hảo nhấ Điểm yếu (w): *Chưa thật sự chủ động được nguồn nguyên liệu: nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn ở mức cao(60%) vì vậy phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỉ giá. *Thị phần sữa bột chưa cao,chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập khẩu từ : Mỹ, Úc, Hà Lan,...thị trường sữa bột nhập khẩu chiếm 65%,Dutchlady chiếm 20%,Vinamilk chỉ chiếm 16%. *Khâu marketing yếu: điểm yếu của Vinamilk là thương hiệu mạnh ,sản phẩm tốt nhưng khâu marketing vẫn còn yếu,dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá tới người tiêu dùng về điểm mạnh công ty, trong các sản phẩm sữa tươi chiếm 7099% nhưng chưa biết cách khai thác thương hiệu nên Vinamilk vẫn chưa có điểm nhấn nào để người tiêu dùng
- biết đến sữa tươi so với sữa hoàn nguyên,tiệt trùng.Hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt,dây truyền sản xuất chế biến hiện đại là thế mạnh của Vinamilk nhưng những thế mạnh vượt trội này lại chưa có được chuyền tải đến người tiêu dùng. Hoạt động marketing chủ yếu tập chung vào thị trường trong nước, nhất là tập chung chủ yếu ở miền Nam,trong khi miền Bắc chiếm 2/3 dân số thì lại chưa được đầu tư mạnh cho các hoạt động marketing. *Khả năng sử dụng các nguồn lực chưa tốt: 70% sữa bột của công ty là nhập khẩu,trong khi nguồn nguyên liệu lại rất lớn,chứng tỏ công ty chưa sử dụng hết khả năng của mình.Nguyên liệu sữa bột phải dựa vào nhập khẩu nhiều phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của công ty,hơn nữa kinh tế Việt Nam thời hội nhập mà sữa bột phải nhập khẩu nhiều ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh và chịu ảnh hưởng nhiều từ tỉ giá,tiền tệ,... Cơ hội (O): *Nguồn nguyên liệu cung cấp nhận được sự trợ giúp của Chính Phủ,nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm,miễn thuế: Quyết định số 10 / 2008/QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ đặt ra chỉ tiêu tới năm 2010 ngành sữa Việt Nam đạt 380 ngàn tấn,năm 2015 đạt 700 ngàn tấn,năm 2020 đạt 1 triệu tấn .Với chính sách trên vấn đề nguyên liệu đầu vào không còn là gánh nặng quá lớn với công ty. Tận dụng các chính sách ưu đãi của Chính Phủ về ngành sữa,phê duyệt dự án 2000 tỷ cho các doanh nghiệp phát triển đến năm 2020,các chính sách ưu đãi về miễn,giảm thuế,nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định( vinamilk cung cấp các nguồn đầu tư,xây dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp). *Gia nhập :WTO mở rộng thị trường: mở rộng thị trường kinh doanh học hỏi kinh nghiệm,gia nhập TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp trong nước nói chung và Vinamilk nói riêng,... *Lực lượng khách hàng có tiền năng cao,nhu cầu lớn: Dân số nước ta tính đến tháng 2/2016 là
- * Nhiều đối thủ cạnh tranh: thị trường cạnh tranh quyết liệt,có nhiều công ty tham gia,đặc biệt là những công ty lớn trên thế giới như Duchtlady,Nestle’, Anline,Enfa, Abbott,... * gia nhập: WTO,TPP cắt, giảm,miễn thuế là cơ hội để nhiều đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường Việt Nam nhiều đối thủ cạnh tranh,...Tình hình chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn. *Khách hàng: Thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro,tâm lý thích sử dụng hàng ngoại. Hơn 90% lợi nhuận xuất khẩu đến từ thị trường Iraq,đây là thị trường có nhiều rủi ro về cả chính trị và kinh tế.Do vậy,lợi nhuận xuất khẩu của Vinamilk vẫn chưa có tính vững chắc. Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm,ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng đòi hỏi công ty luôn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm,Các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại,kĩ càng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người dân vẫn đang là thử thách lớn với Vinamilk và các công ty cùng ngành. D.2 Kết hợp: SWOT *Kết hợp SO: Phát triển những sản phẩm có thị phần lớn,sản phẩm sữa chất lượng giá rẻ bằng công nghệ hiện đại như sữa nước. Phát triển Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín,khoa học và đáng tin cậy với mọi người dân,thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam,để phát triển những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người Việt Nam. Phát triển toàn diện các danh mục sữa để hướng tới lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn,đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm nhằm nâng cao tỉ suất lợi nhuận của công ty. Phát triển bền vững nguồn nguyên liệu tự chủ để đảm bảo cung cấp sữa tươi ổn định,chất lượng cao với giá thành cạnh tranh và đáng tin cậy.Nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp. Phối hợp Nhà Nước và người nông dân trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sữa nguyên liệu cung cấp thông qua việc hướng dẫn người nông dân chăn nuôi bò sữa,mở rộng hình thức chăn nuôi trang trại với quy mô lớn.Tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ. Tăng cường nghiên cứu,sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại,sản xuất sản phẩm chất lượng cao,có tính cạnh tranh trong nước và quốc tế. *Kết hợp ST: Tận dụng thương hiệu mạnh và có tính truyền thống trên thị trường,mạng lưới phân phối rộng khắp, Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm
- giành thêm thị phần ở ngành sữa bột, Mở rộng hệ thống phân phối vững mạnh ,hiệu quả,xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp khu vực nông thôn và đô thị nhỏ. Cùng Chính Phủ đẩy mạnh hoạt động marketing,kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới nhằm ổn định giá trị thị trường xuất khẩu sữa. *Kết hợp WT: Xây dựng quan hệ tốt với nhà cung cấp nhằm chủ động về giá,chất lượng,lượng cung cấp. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhà cung cấp để chủ động nguyên liệu đầu vào. *Kết hợp WO: Tận dụng ưu đãi của Chính Phủ với ngành chăn nuôi bò sữa,để chủ động về chi phí sản xuất,tăng hiệu quả và chất lượng. Tận dụng thị trường còn khá lớn để phát triển ngành sữa bột,nâng cao hình ảnh về chất lượng sản phẩm,đặc biệt là khi ngành sữa bột có một số nhà cung cấp làm mất lòng tin với khách hàng về chất lượng sản phẩm của mình: ví dụ sữa nhiễm melamin,nhiễm vi khuẩn không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản VISSAN
45 p | 231 | 32
-
Câu hỏi kinh tế vĩ mô
8 p | 154 | 21
-
Câu hỏi ôn tập Môn Kinh tế môi trường - GV:TS.Nguyễn Minh Đức
4 p | 252 | 21
-
Luật kinh tế Việt Nam
159 p | 226 | 19
-
Bài giảng Phân tích môi trường kinh doanh: Bài 2(B) - Dương Thị Hoài Nhung
14 p | 164 | 18
-
Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 0 - ThS. Phạm Bảo Thạch
14 p | 146 | 17
-
Bài giảng Phân tích môi trường kinh doanh: Bài 2(C) - Dương Thị Hoài Nhung
10 p | 169 | 12
-
Bài giảng môn Kinh tế vi mô: Chương 1 - HVTH. Lê Văn Trung Trực
7 p | 177 | 11
-
Bài giảng Phân tích môi trường kinh doanh: Bài 3 - Dương Thị Hoài Nhung
51 p | 77 | 10
-
Bài giảng Phân tích môi trường kinh doanh: Bài 2(D) - Dương Thị Hoài Nhung
18 p | 102 | 10
-
Nâng cao hiệu quả ngành Logistics nhằm cải thiện môi trường kinh doanh
116 p | 75 | 9
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - ThS. Trần Trọng Đức
35 p | 50 | 9
-
Bài giảng Phân tích môi trường kinh doanh: Bài 4 - Dương Thị Hoài Nhung
21 p | 111 | 8
-
Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 2 - ThS. Trần Minh Hùng
48 p | 40 | 5
-
Mối quan hệ giữa tự do kinh tế, hành vi doanh nhân và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam
17 p | 70 | 4
-
Báo cáo góp ý dự thảo bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) để cải thiện môi trường kinh doanh theo nghị quyết 19 của chính phủ
50 p | 42 | 4
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - TS. Bùi Quang Xuân
42 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn