Phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2018
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2018. Các số liệu được khai thác từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Cục Thống kê tỉnh Sơn La,... Kết quả phân tích cho thấy hiện nay Sơn La vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các chỉ tiêu xã hội còn thấp so với các tỉnh khác và có sự cách biệt sâu sắc giữa các địa phương trong tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2018
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU XÃ HỘI CỦA TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Dương Văn Mạnh, Trần Thị Thanh Hà* Trường Đại học Tây Bắc Email: tranthithanhha13887.ht@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2018. Các số liệu được khai thác từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Cục Thống kê tỉnh Sơn La,... Kết quả phân tích cho thấy hiện nay Sơn La vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các chỉ tiêu xã hội còn thấp so với các tỉnh khác và có sự cách biệt sâu sắc giữa các địa phương trong tỉnh. Đây là thách thức lớn cho quá trình nâng cao mức sống dân cư ở tỉnh Sơn La theo hướng bền vững. Từ khóa: Chỉ tiêu xã hội; Sơn La. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chỉ tiêu xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được dùng để làm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của người dân trong xã hội. Các chỉ tiêu xã hội là phương tiện đánh giá cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, đồng thời xóa bỏ sự khác biệt này. Có nhiều chỉ tiêu xã hội khi đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, địa phương. Nhưng trong nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ đi sâu phân tích bốn chỉ tiêu: (1). Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT). (2). Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học. (3). Số bác sĩ/1 vạn dân (bác sĩ). (4). Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Đây là các chỉ tiêu mà sự thay đổi của chúng phản ánh rõ nét sự thay đổi mức sống của dân cư. Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu, những cuộc khảo sát về mức sống dân cư, trong đó có đề cập tới các chỉ tiêu xã hội. Các nghiên cứu cho thấy Việt Nam trải qua hơn 30 năm đổi mới, mở cửa phát triển đã thoát khỏi top các nước nghèo và xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Song về cơ bản, các chỉ tiêu xã hội của Việt Nam có nhiều tiến bộ và ở mức trung bình khá. Đối với tỉnh Sơn La - mặc dù đã có nhiều cố gắng từ chính quyền địa phương và người dân để nâng cao mức sống cho người dân nhưng đến năm 2018 các chỉ tiêu xã hội vẫn ở mức thấp so với trung bình (TB) của cả nước. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, phân tích sự thay đổi và phân hóa các chỉ tiêu này là điều hết sức cần thiết. Các kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La sẽ là nền tảng trong quá trình đánh giá thực trạng mức sống của tỉnh và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt sự chênh lệch mức sống và nâng cao mức sống dân cư của tỉnh Sơn La. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu thông tin của bài viết được tác giả thu thập và tổng hợp từ: Các báo cáo của Ủy Ban nhân dân tỉnh Sơn La, Ban Dân tộc Sơn La, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Các quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Các thống kê của Cục Thống kê tỉnh Sơn La, Tổng cục Thống kê; Các số liệu sơ cấp qua điều tra xã hội học của tác giả. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, xử lý số liệu thống kê dựa trên các nghiên cứu sẵn có về hộ gia đình tại Sơn La từ năm 2010 tới 2018. Các số liệu thống kê được tác giả xử lý và phân tích kĩ lưỡng. Đây là những minh chứng quan trọng cho các kết luận của tác giả. Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp so sánh để đối chiếu, đánh giá các kết quả nghiên cứu, giải pháp khuyến nghị từ các báo cáo với các khuyến nghị, giải pháp từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thực địa kết hợp điều tra xã hội học để tìm hiểu tình hình thực tế và đối chứng với các tài liệu sẵn có. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tỉnh Sơn La thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) của Việt Nam, có lãnh thổ rộng lớn (đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố về diện tích). Địa hình và khí hậu của Tỉnh đa dạng, phức tạp, phân hóa thành ba tiểu vùng khác biệt nên có nhiều tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch. Tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của
- 560 Dương Văn Mạnh, Trần Thị Thanh Hà tiểu vùng Tây Bắc, là địa phương hội tụ gần như đầy đủ những nét độc đáo, điển hình của tiểu vùng Tây Bắc. Sơn La có số dân tộc đông nhất đang cư trú tại vùng Tây Bắc với 41/50 dân tộc, trong đó có 12 dân tộc có dân số đông (số dân từ 100 người trở lên). Sơn La còn là tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong tổng số dân lớn nhất vùng Tây Bắc với 83,9 % [7]. Bản đồ Hành chính tỉnh Sơn La (Nguồn: [7]) Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh có nhiều bước phát triển đột phá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Sơn La đứng đầu trong bốn tỉnh ở tiểu vùng Tây Bắc, song do dân số đông nên GRDP/người của Sơn La chỉ đứng thứ 2/4 tỉnh Tây Bắc (sau Hòa Bình). TNBQĐN/tháng của tỉnh Sơn La rất thấp, đứng thứ 13/14 tỉnh TDMNPB và thứ 62/63 tỉnh, TP trong cả nước [5]. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của Sơn La còn rất cao, đứng thứ 4/14 tỉnh vùng TDMNPB và thứ 4/63 tỉnh, TP cả nước; số hộ nghèo nhiều nhất cả nước [2]. Các chỉ tiêu xã hội còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và toàn vùng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu này còn có sự cách biệt sâu sắc giữa các địa phương và các nhóm đối tượng dân cư trong tỉnh. 3.1. Khái quát một số chỉ tiêu xã hội của toàn tỉnh Sơn La Bảng 1. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La và một số đối tượng khác năm 2018 Chỉ tiêu Sơn La TB cả nước TDMNPB 1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao 12,2 18,1 16,6 hơn TN THPT (%) 2. Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học (nghìn 1.871,1 5.031,0 2.873,0 đồng) 3. Số bác sĩ/1 vạn dân (bác sĩ) 6,4 8,6 8,7 4. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%) 82,0 99,8 81,3 (Nguồn: [3], [5],[6])
- Phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2018 561 Bảng 2. So sánh một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La với một số đối tượng khác năm 2018 Giá trị tuyệt đối Tỉnh Sơn La so Tỉnh Sơn La so với Chỉ tiêu so sánh của tỉnh Sơn La với TB cả nước TB vùng TDMNPB (%) (%) 1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao 12,2 67,4 73,5 hơn TN THPT (%) 2. Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học (nghìn 1.871,1 37,2 65,1 đồng) 3. Số bác sĩ/1 vạn dân (bác sĩ) 6,4 97,0 73,6 4. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%) 82,0 87,8 100,7 (Nguồn: [3], [5],[6]) Qua so sánh một số chỉ tiêu xã hội của Sơn La với TB vùng TDMNPB và TB cả nước nhận thấy: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT của tỉnh Sơn La (12,2 %) chưa bằng 1/3 một so với TB cả nước hay mức chung toàn Vùng. Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học của tỉnh rất thấp, chỉ đạt 1.871,1 nghìn đồng/người/năm. Chỉ bằng 1/3 so với TB chung cả nước, cũng như chỉ bằng 2/3 mức chung toàn vùng TDMNPB. Số bác sĩ/1 vạn dân năm 2018 của Sơn La đạt 6,4 bác sĩ. Mức này bằng 73,6 % so với vùng TDMNPB, so với cả nước cũng chỉ bằng 74,4 % Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của tỉnh đạt 82,0 %. Tỷ lệ này cao 100,7 % so với TB toàn Vùng, song thấp hơn TB cả nước, so với cả nước chỉ đạt hơn 82,2 %. Trong giai đoạn 2010 - 2018, nhìn chung một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Bảng 3. Một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2018 2010 2012 2014 2016 2018 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng 10,6 11,1 11,8 12,0 12,2 cấp cao hơn TN THPT (%) Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học 902,4 1.578,0 1.501,9 1.701,3 1.871,1 (nghìn đồng) Số bác sĩ/1 vạn dân (bác sĩ) 4,9 5,0 5,6 6,1 6,4 Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ 70,8 86,7 63,5 71,8 82,0 sinh (%) (Nguồn: [3], [5],[6]) Như vậy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2018 tăng dần đều, tuy nhiên mức tăng rất chậm. Bên cạnh đó, nếu đưa ra so sánh với cả nước hay mặt bằng chung toàn Vùng, tỷ lệ này của Sơn La còn thấp hơn nhiều. Nhìn chung, trong cả giai đoạn mức chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học của tỉnh Sơn La tăng. Song sự gia tăng này không ổn định và mức gia tăng rất chậm. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của tỉnh Sơn La còn đang ở mức thấp so với cả nước. Tỷ lệ này cũng tăng giảm thất thường. Số bác sĩ/1 vạn dân của tỉnh Sơn La có tăng lên qua các năm, nhưng mức tăng rất chậm. 3.2. Sự phân hóa một số chỉ tiêu xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La * Xét theo thành thị và nông thôn Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT của thành thị ở Sơn La là 42,1 % cao gấp 3,5 lần
- 562 Dương Văn Mạnh, Trần Thị Thanh Hà mức chung của cả tỉnh. Còn tỷ lệ này ở nông thôn chỉ đạt 7,3 % [6]. Tại thành thị, tỷ lệ dân số trên 15 tuổi chưa bao giờ tới trường là 5,3 %, trong khi đó, tỷ lệ này tại nông thôn là 22,1 %. Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học tại thành thị ở Sơn La đạt 6.782,1 nghìn đồng năm 2018, cao gấp 3,6 lần mức chung toàn tỉnh. Còn mức chi này tại nông thôn Sơn La chỉ đạt 1.202,4 nghìn đồng/năm/1 người đi học. Trong đó, tại thành thị chi lớn nhất cho học phí, trái tuyến với 21,9 %. Còn ở nông thôn, chi cho đóng góp có trường, lớp là nhiều nhất với 18,6 % [6]. Chỉ tiêu số bác sĩ/1 vạn dân tại thành thị của Sơn La là 10,1 bác sĩ, trong khi đó tại vùng nông thôn chỉ đạt 2,7 bác sĩ [6]. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh tại thành thị 94,9 %, còn tại nông thôn Sơn La chỉ tiêu này mới đạt được 60,5 %. Trong đó, tại thành thị Sơn La, 59,7 % các hộ có nước máy vào tới nhà [6]. * Xét theo đơn vị hành chính (vùng khó khăn - các huyện nghèo và phần lãnh thổ còn lại) Bảng 5. Một số chỉ tiêu xã hội phân theo đơn vị hành chính năm 2018 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi Chi tiêu cho Tỷ lệ hộ dân sử Số bác sĩ/1 Đơn vị hành trở lên có bằng cấp giáo dục/1 dụng nguồn STT vạn dân chính cao hơn TN THPT người đi học nước hợp vệ sinh (bác sĩ) (%) (nghìn đồng) (%) Toàn tỉnh 12,2 1.871,1 6,4 82,0 8 huyện, TP ngoài 30a 1 TP Sơn La 42,8 4.181,3 22,8 96,9 2 Mai Sơn 22,4 3.513,9 4,9 91,4 3 Yên Châu 16,2 3.006,7 4,9 87,4 4 Mộc Châu 20,5 2.429,4 4,5 89,3 5 Thuận Châu 15,3 2.016,1 2,8 90,1 6 Sông Mã 10,3 1.899,2 4,4 76,5 7 Phù Yên 11,9 2.503,8 6,5 74,2 8 Quỳnh Nhai 10,1 1.698,5 6,1 84,2 4 huyện 30a 1 Mường La 7,8 1.901,8 4,1 86,8 2 Bắc Yên 9,4 1.705,5 4,8 80,0 3 Sốp Cộp 2,2 1.570,7 7,6 77,1 4 Vân Hồ 3,1 1.652,1 7,0 72,2 (Nguồn: [4], [8]) Theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7/3/2018 về Phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020, Sơn La có 2 huyện Quỳnh Nhai và Phù Yên đã thoát nghèo, còn huyện Vân Hồ được bổ sung vào danh sách các huyện nghèo. Như vậy, hiện nay tỉnh Sơn La còn 4 huyện thuộc diện 30a là Mường La, Bắc Yên, Sốp Cộp và Vân Hồ. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT: TP Sơn La có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT cao nhất trong tỉnh đạt 42,8 %, cao gấp 4 lần mức chung toàn tỉnh và gấp 21,9 lần so với huyện Sốp Cộp. Còn có tới 7/12 huyện có tỷ lệ này thấp hơn TB toàn Tỉnh. Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học: Có 4 huyện là Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Bắc Yên và Vân Hồ có mức chi cho giáo dục thấp hơn nhiều so với TB toàn tỉnh. TP Sơn La đứng đầu về mức chi cho giáo dục, với mức chi gấp đôi so với TB toàn tỉnh.
- Phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2018 563 Số bác sĩ/1 vạn dân: Chỉ tiêu số bác sĩ/1 vạn dân có sự phân hóa sâu sắc theo các địa phương. TP Sơn La tiếp tục dẫn đầu chỉ tiêu này khi cao hơn mức chung cả tỉnh tới 3,6 lần và cao hơn huyện thấp nhất (Thuận Châu) 8,1 lần. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: Với tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh còn 4 huyện là Sốp Cộp, Phù Yên, Sông Mã, Vân Hồ có chỉ số thấp hơn nhiều mức chung của cả tỉnh là 82,0 %. Đây là những huyện có nhiều xã vùng cao, biên giới, địa hình hiểm trở, đời sống của người dân còn rất khó khăn. *Xét theo 3 tiểu vùng: vùng phát triển, đang phát triển, kém phát triển Sự phân hóa về một số chỉ tiêu xã hội xét theo 3 tiểu vùng được tác giả xác định trong nghiên cứu gồm 3 vùng sau: vùng phát triển (dọc đường 6), đang phát triển (dọc Sông Đà), kém phát triển (vùng cao - biên giới). Bảng 6. Một số chỉ tiêu xã hội phân theo các tiểu vùng năm 2018 Chỉ tiêu TB chung tỉnh Vùng dọc Vùng dọc Vùng cao, Sơn La đường 6 Sông Đà biên giới 1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp 12,2 43,5 15,8 3,5 cao hơn TN THPT (%) 2. Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học (nghìn 1.871,1 3.672,6 1.869,5 1.445,2 đồng) 3. Số bác sĩ/1 vạn dân (bác sĩ) 6,4 20,3 5,1 1,5 4. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh 82,0 89,2 81,1 74,3 (%) (Nguồn: [4], [8]) Một chỉ tiêu số chỉ tiêu xã hội của 3 tiểu vùng phản ánh rõ nét sự phân vùng kinh tế phù hợp với sự phân chia theo đặc điểm địa lý và thực trạng phát triển kinh tế cũng như mức sống của vùng. Vùng phát triển - vùng dọc quốc lộ 6 là địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh và người Thái, là vùng kinh tế phát triển nhất nên các chỉ số về mức sống thuộc tiêu chuẩn của mức sống tương đối khá. Vùng đang phát triển - dọc Sông Đà là vùng có sự phát triển ở mức TB, các chỉ số về mức sống khá gần với mức TB toàn tỉnh. Còn tại vùng kém phát triển, các chỉ số rất tiêu cực, thể hiện mức sống thấp kém hơn hẳn, nhiều hộ dân vẫn còn rơi vào tình trạng thiếu đói. * Xét theo nhóm thu nhập cao nhất (nhóm 5) và nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1) Bảng 7. Một số chỉ tiêu mức sống xét theo nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi Chi tiêu cho giáo dục/1 Tỷ lệ hộ dân sử dụng trở lên có bằng cấp cao người đi học (nghìn nguồn nước hợp vệ hơn TN THPT (%) đồng) sinh (%) TB chung tỉnh Sơn La 12,2, 1.871,1 82,0 Nhóm 1 2,9 767,3 55,9 Nhóm 5 39,2 6.320,3 88,5 (Nguồn: [6]) Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT Chỉ tiêu này cho thấy sự phân hóa sâu sắc về trình độ học vấn, chuyên môn và cũng là nguyên nhân giải thích vì sao nhóm 5 lại có thu nhập cao hơn nhiều lần so với nhóm 1. Tỷ lệ này của nhóm 5 cao gấp 3,2 lần TB toàn tỉnh và gấp 13,5 lần so với nhóm 1.
- 564 Dương Văn Mạnh, Trần Thị Thanh Hà Trong đó, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT của nhóm 1 là 2,9 %, cũng 100 % trong số này là có bằng cao đẳng. Còn nhóm 5, trong số người có bằng cấp cao hơn tốt nghiệp THPT, có tới 51,8 % trong số đó là có bằng đại học và trên đại học. Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học Nhóm 5 có mức chi cho giáo dục gấp 3,4 lần mức chung của cả tỉnh và gấp 8,2 lần so với nhóm 1. Trong đó, nhóm 1 chi cho đóng góp cho trường, lớp là nhiều nhất (chiếm 24 % tổng lượng chi), còn nhóm 5 chi cho học phí trái tuyến là nhiều nhất (chiếm 22,3 % tổng lượng chi). Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh Nhóm 5 có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100 %. Trong khi đó, tỷ lệ này của nhóm 1 chỉ đạt 60,7 %. * Xét theo thành phần dân tộc Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT Với tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT, dân tộc Tày đạt tỷ lệ rất cao 95,1 %, dân tộc Kinh cũng có tới trên 1/2 dân số trên 15 tuổi đạt chỉ tiêu này. Trong các dân tộc có số liệu thống kê, dân tộc Mông đạt mức thấp nhất ở chỉ tiêu này (1,7 %), nhóm các dân tộc khác cũng có tỷ lệ này rất thấp, chỉ 0,5 %. Bảng 8. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT tỉnh Sơn La phân theo dân tộc năm 2018 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở Chi tiêu cho giáo dục/1 Tỷ lệ hộ sử dụng Dân tộc lên có bằng cấp cao hơn người đi học/năm nguồn nước hợp vệ TN THPT (%) (nghìn đồng) sinh (%) TB chung tỉnh Sơn La 12,2 1.871,1 82,0 Kinh 52,9 5.030,4 91,2 Tày 95,1 4.502,8 100,0 Thái 10,3 2.067 66,4 Hoa 2,5 2.130,0 100,0 Mường 5,3 511,6 84,1 H'Mông 1,7 508,9 33,5 Dân tộc khác 0,5 892,6 67,4 (Nguồn: [1], [6]) Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học Dân tộc Kinh có mức chi cho giáo dục cao gấp 2,7 lần so với mức chung toàn tỉnh, tiếp đó là dân tộc Tày và Hoa. Dân tộc Mông có mức chi chưa bằng 1/10 mức chi của dân tộc Kinh và chỉ gần bằng 1/4 mức chung của cả tỉnh. Dân tộc Mường và các dân tộc còn lại cũng có mức chi dưới 900 nghìn đồng/năm. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh Dân tộc Tày và Hoa có tỷ lệ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100 % số hộ dân cư và nguồn nước của các hộ này 100 % là nước máy. Dân tộc Mông có tỷ lệ này rất thấp, chỉ đạt 33,5 %; trong đó, đáng lưu ý, có tới 10,3 % số hộ dân của dân tộc Mông dùng nước từ nguồn nước giếng đào không được bảo vệ. * Xét theo cộng đồng người Thái bản địa và người Thái tái định cư Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La (01/10/2016) để nhường đất cho nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á số dân phải di chuyển, bố trí tái định cư (TĐC) lớn nhất từ trước tới nay với 20.340 hộ và 93.201 người thuộc 8 huyện, thị xã của các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã tham gia di cư. Sau 15
- Phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2018 565 năm thực hiện, dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La đã cơ bản hoàn thành, góp phần đưa nhà máy thủy điện Sơn La vào hoạt động vượt tiến độ 3 năm. Theo số liệu của Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La: Sơn La đã di chuyển an toàn 12.584 hộ với 58.337 nhân khẩu tại 169 bản của 17 xã thuộc ba huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu đến TĐC tại 70 khu, 276 điểm TĐC tập trung nông thôn, đô thị và xen ghép ở 8/12 huyện, TP trong tỉnh. Số lượng người dân tại Sơn La bị ảnh hưởng trực tiếp khi mức nước của hồ thủy điện Sơn La dâng lên 215 m tính theo dân tộc chủ yếu là người Thái với 84,0%; ngoài ra, người Kinh 6,8%, La Ha 5,5%, Xinh Mun 3,3%, Kháng 0,4%. Dân tộc Thái là cộng đồng đông nhất ở Sơn La với hơn 65 vạn người (chiếm 53,9% dân số). Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Các gia đình người Thái còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hòa, bền đẹp. Người Thái tập trung đông ở các huyện: Thuận Châu (chiếm 77,6% dân số toàn huyện), Mường La (64,3%), Sông Mã (59,9%), Mai Sơn (57,1%),... Năm 2018, cộng đồng người Thái chiếm 52,8% tổng số hộ của Tỉnh, song cũng chiếm 57,8% số hộ nghèo và 60,5% số hộ cận nghèo toàn tỉnh. Đặc biệt, khi xây dựng thủy điện Sơn La, một bộ phận rất lớn của cộng đồng người Thái Sơn La (52.411 người) đã phải di cư để nhường đất cho công trình lịch sử này. Do đó, sự di cư này đã ảnh hưởng rất lớn tới mức sống và mọi mặt của đời sống của cộng đồng người Thái TĐC. Bảng 9. Một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La năm 2018 xét theo cộng đồng người Thái bản địa và người Thái TĐC tại địa điểm khảo sát TB chung TB chung Người Thái Người tỉnh Người Thái Chỉ tiêu Thái TĐC Sơn La bản địa Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao 12,2 10,3 10,2 11,0 hơn TN THPT (%) Chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học (nghìn 1.871,1 2.067 2.256 1.908 đồng) Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%) 82,0 66,4 49,6 85,2 (Nguồn: tác giả điều tra) Về một số chỉ tiêu xã hội của của người Thái TĐC tại các điểm khảo sát: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao hơn TN THPT của dân cư tại khu TĐC là 11,0% thấp hơn mức chung của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, chi tiêu cho giáo dục/1 người đi học của người dân TĐC trong một năm cao hơn mức TB của toàn tỉnh nhưng vẫn thấp hơn mặt bằng chung của dân tộc Thái. 100% số hộ TĐC được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt tự chảy, trong đó: 69,9% số hộ được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, 85,2% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Nhà ở của người dân được xây dựng phù hợp với quy hoạch và phong tục tập quán của dân tộc, chất lượng xây dựng đảm bảo, khang trang tốt hơn nơi ở cũ. Đến hết năm 2018, tỷ lệ nhà ở kiên cố của các hộ dân người Thái TĐC đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 87,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 1,9 lần. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm TĐC được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất. Tỷ lệ người dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,7%. 100% số hộ TĐC được dùng điện thoại. Tuy nhiên, đời sống người Thái TĐC còn chưa ổn định, khó phát triển bền vững do nhiều bất cập tại nơi ở mới. Cụ thể như: còn những vướng mắc trong việc đền bù, chuyển đổi phương thức sản xuất, thiếu đất canh tác; nhiều dự án treo (khu TĐC Phiêng Nèn, Quỳnh Nhai; Quỳnh Lỷ, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn); nơi cư trú mới không an toàn bị đá lăn, đất lở (bản Quỳnh Sơn, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu); thiếu đất, nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là đất cho trồng lúa nước chưa đạt yêu cầu (bản Noong Luông, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn)… Đặc biệt,
- 566 Dương Văn Mạnh, Trần Thị Thanh Hà còn những mâu thuẫn, tranh chấp nơi chôn cất, an táng của người dân bản địa và người dân TĐC (điểm TĐC bản Hoa, Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La); xây nhà ở còn chưa phù hợp với tập quán của người dân, một số công trình hạ tầng chất lượng thấp,… Nhìn chung, các chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước và có sự phân hóa sâu sắc theo lãnh thổ, theo các nhóm đối tượng dân cư trong Tỉnh, tạo ra thách thức lớn trong sự phát triển chung của cả Tỉnh. 4. KẾT LUẬN Kết quả phân tích một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2018 cho thấy Sơn La vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các chỉ tiêu xã hội còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và toàn vùng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu này còn có sự cách biệt sâu sắc giữa các địa phương và các nhóm đối tượng dân cư trong tỉnh. Đây là thách thức lớn cho quá trình nâng cao mức sống dân cư theo hướng bền vững cho tỉnh Sơn La. Do đó, vấn đề nâng cao các chỉ tiêu xã hội vẫn là yêu cầu rất cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Dân tộc Sơn La (2019), Số 45-TBBDT, Kết quả tổng hợp số liệu dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo từng dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2018. [2]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Quyết định số 1052/QĐ-LĐTBXH (29/07/2019), Quyết định công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. [3]. Cục Thống kê tỉnh Sơn La (2019), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [4]. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La (2017), Số 357/BC-SLĐTBXH ngày 15/9/2017, Báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và kết quả rà soát, đánh giá huyện nghèo theo Quyết định số 2115/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La, Sơn La. [5]. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [6]. Tổng cục Thống kê (2020), Dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư 2010 - 2018, phần T14 - Kết quả khảo sát mức sống dân cư tỉnh Sơn La, Hà Nội. [7]. Trần Thị Thanh Hà (2019), Nâng cao mức sống dân cư ở tỉnh Sơn La theo hướng bền vững, Luận án Tiến sĩ Địa lý học, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. [8]. UBND tỉnh Sơn La (2019), Số 56/BC-UBND, ngày 15/03/2019, Báo cáo Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2018 (Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020), Sơn La. SOCIAL INDICATORS ANALYSIS OF SONLA PROVINCE IN THE PERIOD OF 2010 - 2018 Duong Van Manh, Tran Thi Thanh Ha Tay Bac University Abstract: This study analyzes some social indicators of Son La province in the period of 2010 - 2018. The data is extracted from reports of the People's Committee of Sonla province, Sonla Department of Statistics, etc. The results show that Sonla is still a poor mountainous province, people's life is still difficult, social indicators are low compared to other provinces and there is a big gap between areas in the province. This is considered to be a big challenge in raising the living standards of people in Sonla province in a sustainable way. Keywords: social indicators; Son La.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sưu tầm và phân tích một số câu chuyện báo chí
4 p | 611 | 263
-
Các phương pháp phân tích Bài giảng 9 Trình tự nghiên cứu định lượng cơ bản cho các nghiên cứu
20 p | 430 | 89
-
Một số vấn đề lí luận về việc đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên thông qua hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên
10 p | 146 | 24
-
Phát triển và chất lượng phát triển: các chỉ tiêu đánh giá kinh tế - Vũ Quang Việt
20 p | 107 | 20
-
Phân tích một số tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên
10 p | 138 | 18
-
Hiệu quả đầu tư công: Mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam
9 p | 88 | 12
-
Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986-1995: Nhìn từ hệ chủ đề và một số cảm hứng
8 p | 120 | 9
-
Mức sinh và mức chết ở Việt Nam - Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Phần 2
212 p | 116 | 9
-
Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc đi xuất khẩu lao động của người lao động Việt Nam tại một số thị trường nước ngoài
8 p | 49 | 8
-
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ'/ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU CHO VIỆT NAM
0 p | 102 | 7
-
Giá trị di tích địa đạo Củ Chi theo định hướng di sản văn hóa thế giới
4 p | 69 | 6
-
Thực trạng quản lí việc dạy học hai buổi/ngày của hiệu trưởng một số trường tiểu học ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
11 p | 96 | 6
-
Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trong dạy học môn Toán cấp tiểu học: Phân tích hiệu quả dựa trên một số nghiên cứu trên thế giới
6 p | 6 | 2
-
Xây dựng khung phân tích cầu tiêu dùng: Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu
6 p | 103 | 2
-
Dân số tỉnh Hà Tĩnh qua kết quả sơ bộ tổng điều tra năm 2019
3 p | 107 | 2
-
Một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số từ 2 đến 5 tuổi
7 p | 84 | 1
-
Tiếp cận đa giác quan và dạy học viết văn miêu tả ở tiểu học theo hướng tiếp cận đa giác quan
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn