Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang giai đoạn năm 2018
lượt xem 3
download
Bài viết phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang giai đoạn năm 2018, nhằm đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, hiệu quả và giảm đến mức thấp nhất tình trạng đề kháng kháng sinh, định hướng cho chương trình quản lý kháng sinh trong Bệnh viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang giai đoạn năm 2018
- 216 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH NHÓM CARBAPENEM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2018 Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Kim Chi Trần Thị Tố Nữ, Lê Hoàng Vũ TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang giai đoạn năm 2018, nhằm đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, hiệu quả và giảm đến mức thấp nhất tình trạng đề kháng kháng sinh, định hướng cho chương trình quản lý kháng sinh trong Bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu toàn bộ hồ sơ bệnh án có sử dụng nhóm carbapenem. Kết quả: tỉ lệ nam chiếm 43,7% và nữ chiếm 56,3%. Bệnh nhân có tuổi từ 61 – 80 chiếm tỉ lệ 45,4%. Tỉ lệ bệnh nhân nặng là 90,8%. Trong đó, số bệnh nhân có thở máy là 52 trường hợp và không thở máy là 406 trường hợp. Có 348 mẫu bệnh phẩm có làm xét nghiệm vi sinh, tỉ lệ dương tính là 241 mẫu và 110 HSBA không có chỉ định làm xét nghiệm vi sinh. Vi khuẩn gây bệnh phân lập được chủ yếu là các vi khuẩn: Enterobacter, E. Coli, nấm men, Acinetobacter, Staphylococcus coagulase và Pseudomonas. Khoa sử dụng imipenem+cilastatin) và meropenem nhiều nhất là Hồi sức cấp cứu. Tình trạng bệnh có đáp ứng lâm sàng chiếm 31,2%, có đáp ứng vi sinh chiếm tỉ lệ 38,9% và không đáp ứng chiếm 29,9%. SUMMARY Objectives: Analysis of carbapenem group antibiotic used at An Giang General Central Hospital in 2018, in order to ensure the appropriate, effective and effective use of antibiotics to minimize resistance antibiotics, orientation for antibiotic management program in the Hospital. Methods: The study was conducted according to the method of retrospective description of all medical records using carbapenem group. Results: the proportion of male accounted for 43,7% and female are 56,3%. Patients aged 61-80 accounted for 45,4%. The rate of severe patients is 90,8%. In particular, the number of patients with mechanical ventilation is 52 cases and non- mechanical ventilation is 406 cases. There were 348 samples that have microbiological testing, the positive rate are 241 samples and 110 samples were not ordered for microbiological testing. Pathogenic bacteria isolated mainly as bacteria: Enterobacter, E. Coli, yeast, Acinetobacter, Staphylococcus coagulase and Pseudomonas. Imipenem+cilastatin and meropenem have been used the most in ICU. The disease had clinical response accounted for 31,2%, microbiological response accounted for 38,9% and non-response accounted for 29,9%. ĐẶT VẤN ĐỀ Carbapenem là nhóm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rất rộng nên chỉ được ưu tiên sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng khi các kháng sinh khác không có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ vi khuẩn kháng carbapenem tại Việt Nam hiện nay đang tăng nhanh và ở mức đáng báo động. Vì vậy nhằm đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, hiệu quả và giảm đến mức thấp nhất tình trạng đề kháng kháng sinh, đặc biệt là nhóm carbapenem. Chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang giai đoạn năm 2018”, với mục tiêu cụ thể như sau: Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện năm 2018, định hướng cho chương trình quản lý kháng sinh trong Bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Báo cáo công tác dược BV năm 2018. - Hồ sơ bệnh án có sử dụng kháng sinh nhóm carbapenem. 2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu.
- 217 Cỡ mẫu: Lấy toàn bộ hồ sơ bệnh án có sử dụng nhóm carbapenem. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 1.1. Tuổi, giới tính Bảng 1. Tuổi, giới tính Thông tin Nội dung Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Nam 200 43,7 Giới tính Nữ 258 56,3 < 41 33 7,2 41 – 60 136 29,7 Tuổi 61 – 80 208 45,4 > 80 81 17,7 Tổng cộng 458 100 Nhận xét: Trong mẫu khảo sát, tỉ lệ nam chiếm 43,7% và nữ chiếm 56,3%. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tỉ lệ nam chiếm 76,51% và nữ chiếm 23,49%. Bệnh nhân có tuổi từ 61 – 80 chiếm tỉ lệ 45,4%; từ 41 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ 29,7 %; trên 80 tuổi chiếm 17,7%; dưới 41 tuổi chiếm 7,2%. 1.2. Tình trạng bệnh 1.2.1. Mức độ nặng, nhẹ Biểu đồ 1. Tình trạng bệnh nhân Nhận xét: Số lượng bệnh nhân nặng là 416 (chiếm tỉ lệ 90,8%) và bệnh nhân nhẹ là 42 (tỉ lệ 9,2%). 1.2.2. Tình trạng thở máy Biểu đồ 2. Bệnh có thở máy
- 218 Nhận xét: Bệnh nhân có thở máy là 52 trường hợp (tỉ lệ 11,4%) và không thở máy là 406 trường hợp (tỉ lệ 88,6%). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bệnh nhân có thở máy chiếm 96,09%. 2. Thời gian nằm viện (ngày) Bảng 2. Kết quả thời gian nằm viện STT Thời gian nằm viện (ngày) Số lượng (n) Tỉ lệ (%) 1 25 31 6,8 Nhận xét: Thời gian nằm viện của bệnh nhân từ 8 – 15 ngày chiếm tỉ lệ 36,5%; thời gian 6 – 25 ngày chiếm tỉ lệ 27,9%; dưới 8 ngày là 28,8% và trên 25 ngày là 6,8%. 3. Thời gian sử dụng kháng sinh carbapenem Bảng 3. Thời gian sử dụng carbapenem Thời gian sử dụng Imipenem + Cilastatin Meropenem TT (ngày) Số lượng (g) Tỉ lệ % Số lượng (g) Tỉ lệ % 1 15 35 10,4 8 6,6 Tổng cộng: 337 100 121 100 Nhận xét: Thời gian sử dụng imipenem+cilastatin: dưới 8 ngày (49,3%), 8 – 15 ngày (40,4%), trên 15 ngày (10,4%). Thời gian sử dụng meropenem: dưới 8 ngày (65,3%), 8 – 15 ngày (28,1%), trên 15 ngày (6,6%). 4. Đặc điểm vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu 4.1. HSBA có làm vi sinh (đàm, máu, mủ, phân, nước tiểu, dịch ổ bụng...) Bảng 2. HSBA được chỉ định xét nghiệm vi sinh STT Vi khuẩn Số lượng Tỉ lệ % 1 Có vi khuẩn 241 52,6 2 Không có vi khuẩn 107 23,4 3 Không cấy 110 24,0 Tổng cộng 458 100 Nhận xét: Trong 458 HSBA nghiên cứu, có 348 mẫu bệnh phẩm có làm xét nghiệm vi sinh. Kết quả có 241 mẫu (+) chiếm tỉ lệ 52,6%; 107 mẫu (-) chiếm tỉ lệ 23,4% và 110 HSBA không có chỉ định làm xét nghiệm vi sinh. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, số bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn là 47,7%. 4.2. Loại vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu Bảng 3. Kết quả vi sinh STT Loại Vi khuẩn Số lượng Tỉ lệ % 1 Enterobacter 52 21,6 2 E. Coli 47 19,5 3 Nấm men 35 14,5 4 Acinetobacter 21 8,7 5 Staphylococcus coagulase 21 8,7 6 Pseudomonas 19 7,9 7 Streptococcus Alpha 17 7,1 8 Proteus 11 4,6 9 Staphylococcus aureus 9 3,7 10 ESBL 5 2,1 11 Klebsiella 3 1,2 12 Nessullae 1 0,4 Tổng cộng 241 100
- 219 Nhận xét: Trong 241 số bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn, tác nhân vi khuẩn gây bệnh phân lập được chủ yếu là các vi khuẩn: Enterobacter 52/241 (21,6%), E. Coli (19,5%), nấm men (14,5%), Acinetobacter, Staphylococcus coagulase (8,7%) và Pseudomonas (7,9%). 5. Tình hình sử dụng kháng sinh carbapenem trong mẫu nghiên cứu Bảng 6. Số lượng và giá trị carbapenem trong mẫu nghiên cứu Danh mục thành phẩm Giá trị sử dụng TT Nhóm kháng sinh Số lượng (g) Tỉ lệ (%) Giá trị (đ) Tỉ lệ (%) 1 Carbapenem 5.420 44,2 1.122.098.000 55,9 2 Kháng sinh tiêm khác 6.834 55,8 883.962.840 44,1 Tổng cộng: 12.254 100 2.006.060.840 100 Nhận xét: Trong 458 HSBA khảo sát, tổng tiền sử dụng nhóm carbapenem chiếm 55,9% và các kháng sinh khác là 44,1%. Bảng 8. Đặc điểm từng khoa sử dụng carbapenem trong mẫu nghiên cứu Imipenem + Cilastatin Meropenem Khoa Lâm sàng Số lượng (g) Tỉ lệ (%) Số lượng (g) Tỉ lệ (%) HSCC 971 27,2 981 54,2 Nội tổng hợp 634 17,8 437,5 24,2 Ngoại tổng hợp 538,5 15,1 0 0,0 Nội thận 457 12,8 26 1,4 Ngoại Thận -Tiết Niệu 389 10,9 112 6,2 Nội Tiêu Hóa Huyết Học 296,5 8,3 38 2,1 Nội tiết 75,5 2,1 0 0,0 Chấn thương chỉnh hình 60,5 1,7 0 0,0 Khoa Lao 46 1,3 57 3,2 Nhiễm 26 0,7 0 0,0 Ung bướu 25 0,7 36 2,0 Phòng Mổ (PTGMHS) 17 0,5 0 0,0 Nội thần kinh 15 0,4 46 2,5 Tim mạch lão học 15 0.4 75 4,1 Tổng cộng: 3.566 100 1.809 100 Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, khoa sử dụng (imipenem+cilastatin) và meropenem nhiều nhất là Hồi sức cấp cứu, Nội tổng hợp. Bảng 9. Đặc điểm phối hợp kháng sinh carbapenem trong mẫu nghiên cứu Số BN sử dụng Đơn trị liệu Phối hợp Kháng sinh (%) (%) (%) Imipenem + cilastatin 337 (73,6%) 25 (7,4%) 312 (92,6%) Meropenem 121 (26,4%) 11 (9,1%) 110 (90,9%) Nhận xét: Trong các HSBA khảo sát, 337 HSBA sử dụng imipenem+cilastain (73,6%), trong đó đơn trị liệu chiếm 7,4% và phối hợp với kháng sinh khác là 92,6%. Trong 121 HSBA sử dụng meropenem, đơn trị liệu chiếm 9,1% và phối hợp chiếm 90,9%.
- 220 Bảng 10. Chế độ liều sử dụng của carbapenem trong mẫu nghiên cứu Kháng sinh Liều dùng Tần suất Tỉ lệ % 0,25g q12h 59 17,5 0,25g q8h 9 2,7 0,5g q12h 96 28,5 Imipenem + cilastatin 0,5g q8h 95 28,2 0,5g q6h 73 21,7 1g q8h 5 1,5 Tổng cộng 337 100 0,5g q12h 13 10,7 0,5g q8h 4 3,3 Meropenem 1g q12h 51 42,1 1g q8h 53 43,8 Tổng cộng 121 100 Nhận xét: Trong các HSBA khảo sát, liều dùng phổ biến của imipenem + cilastatin 0,5g mỗi 12 giờ (28,5%), liều dùng phổ biến của meropenem 1g mỗi 8 giờ (43,8%). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai liều dùng phổ biến của meropenem là 1g mỗi 8 giờ, imipenem là 0,5g mỗi 6 giờ. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự tại Bệnh viện Việt Đức, chế độ liều 1g mỗi 6 giờ của meropenem được chỉ định với tỉ lệ cao nhất 61,36%; chế độ liều sử dụng của imipenem 1g mỗi 12 giờ được chỉ định nhiều nhất 33,33%. Bảng 11. Đánh giá hiệu chỉnh liều carbapenem trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận theo khuyến cáo Liều được hiệu Liều không được hiệu Số BN cần hiệu Tên kháng sinh chỉnh theo khuyến chỉnh theo khuyến cáo chỉnh liều cáo (%) (%) Imipenem + cilastatin 296 89 (30,1) 207 (69,9) Meropenem 93 29 (31,2) 64 (68,8) Nhận xét: Theo kết quả của mẫu khảo sát thì có 296 HSBA của imipenem + cilasttin cần được hiệu chỉnh liều, liều được hiệu chỉnh theo khuyến cáo chiếm 30,1%. Có 93 HSBA của meropenem cần được hiệu chỉnh liều, liều được hiệu chỉnh theo khuyến cáo chiếm chiếm 31,2%. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, liều được hiệu chỉnh theo khuyến cáo của meropenem là 25% và imipenem là 66,67%. Bảng 12. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng kháng sinh carbapenem Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) Có đáp ứng lâm sàng 10 31,2 Có đáp ứng vi sinh 178 38,9 Không đáp ứng 137 29,9 Tổng cộng 458 100 Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu tại Bệnh viện có đáp ứng lâm sàng chiếm 31,2%, có đáp ứng vi sinh chiếm tỉ lệ 38,9% và không đáp ứng chiếm 29,9%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai có đáp ứng lâm sàng là 69,9%; có đáp ứng vi sinh là 57,7%.
- 221 KẾT LUẬN Qua kết quả khảo sát nhận thấy tỉ lệ nam chiếm 43,7% và nữ chiếm 56,3%. Bệnh nhân có tuổi từ 61 – 80 chiếm tỉ lệ 45,4%; từ 41 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ 29,7 %; trên 80 tuổi chiếm 17,7%; dưới 41 tuổi chiếm 7,2%. Tỉ lệ bệnh nhân nặng là 90,8% và bệnh nhân nhẹ là 9,2%. Trong đó, số bệnh nhân có thở máy là 52 trường hợp (tỉ lệ 11,4%) và không thở máy là 406 trường hợp (tỉ lệ 88,6%). Thời gian nằm viện của bệnh nhân từ 8 – 15 ngày chiếm tỉ lệ 36,5%; thời gian 6 – 25 ngày chiếm tỉ lệ 27,9%; dưới 8 ngày là 28,8% và trên 25 ngày là 6,8%. Thời gian sử dụng imipenem + cilastatin: dưới 8 ngày (49,3%), 8 – 15 ngày (40,4%), trên 15 ngày (10,4%). Thời gian sử dụng meropenem: dưới 8 ngày (65,3%), 8 – 15 ngày (28,1%), trên 15 ngày (6,6%). Qua khảo sát 458 HSBA, có 348 mẫu bệnh phẩm (đàm, máu, mủ, phân, nước tiểu, dịch ổ bụng) có làm xét nghiệm vi sinh. Kết quả có 241 mẫu (+) chiếm tỉ lệ 52,6%; 107 mẫu (-) chiếm tỉ lệ 23,4% và 110 HSBA không có chỉ định làm xét nghiệm vi sinh. Trong 241 số bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn, tác nhân vi khuẩn gây bệnh phân lập được chủ yếu là các vi khuẩn: Enterobacter 52/241 (21,6%), E. Coli (19,5%), nấm men (14,5%), Acinetobacter, Staphylococcus coagulase (8,7%) và Pseudomonas (7,9%). Trong mẫu nghiên cứu, khoa sử dụng imipenem+cilastatin và meropenem nhiều nhất là Hồi sức cấp cứu. Có 337 HSBA sử dụng imipenem + cilastain (73,6%), trong đó đơn trị liệu chiếm 7,4% và phối hợp với kháng sinh khác là 92,6%. Và 121 HSBA sử dụng meropenem, đơn trị liệu chiếm 9,1% và phối hợp chiếm 90,9%. Liều dùng phổ biến của imipenem + cilastatin 0,5g mỗi 12 giờ (28,5%), liều dùng phổ biến của meropenem 1g mỗi 8 giờ (43,8%). Có 296 HSBA sử dụng imipenem+cilasttin cần được hiệu chỉnh liều, liều được hiệu chỉnh theo khuyến cáo chiếm 30,1%. Và 93 HSBA sử dụng meropenem cần được hiệu chỉnh liều, liều được hiệu chỉnh theo khuyến cáo chiếm chiếm 31,2%. Tình trạng bệnh có đáp ứng lâm sàng chiếm 31,2%, có đáp ứng vi sinh chiếm tỉ lệ 38,9% và không đáp ứng chiếm 29,9%. Carbapenem là một trong những kháng sinh dự trữ cuối cùng do vậy cần tăng cường biện pháp quản lý sử dụng nhằm bảo tồn nhóm kháng sinh này, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đề kháng kháng sinh cũng như lựa chọn sử dụng tiết kiệm nhóm carbapenem nhằm giảm gánh nặng chi phí và đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự (2011), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh carbapenem tại khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. 2. Nguyễn Thị Hiền Lương (2012), Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 – 2011. 3. Nguyễn Thị Tuyến (2018), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai. 4. Nguyễn Thu Minh và cộng sự, Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, Tạp chí dược học. 5. Nguyễn Việt Hùng (2019), Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. 6. The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2017. 7. Võ Thị Thanh Thảo và cộng sự, Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh meropenem quý II năm 2016 tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện trường Đại học y dược Huế
9 p | 331 | 33
-
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế
9 p | 128 | 9
-
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện/viêm phổi thở máy điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
9 p | 112 | 6
-
Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày mạn nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
12 p | 12 | 5
-
Phân tích tình hình sử dụng insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết trong điều trị ngoại trú có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021
4 p | 18 | 5
-
Phân tích tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét đường tiêu hóa ở bệnh nhân hồi sức tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị
5 p | 21 | 5
-
Tình hình sử dụng tài nguyên cây thuốc của Đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
5 p | 102 | 5
-
Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân nội trú tại Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Quân y 103
7 p | 51 | 5
-
Đánh giá tình hình sử dụng chế phẩm máu tại bệnh viện Phổi Trung ương từ năm 2017 đến 2018
6 p | 65 | 5
-
Bài giảng Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân nội trú tại khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103
25 p | 47 | 4
-
Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị ung thư đường tĩnh mạch tại Bệnh viện Bạch Mai
8 p | 11 | 4
-
Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 08/2010 đến 06/2011
9 p | 19 | 4
-
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện 71 Trung ương năm 2021
7 p | 21 | 3
-
Tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại một bệnh viện tỉnh Sóc Trăng năm 2022
7 p | 11 | 3
-
Phân tích tình hình sử dụng hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2023
5 p | 6 | 2
-
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị
10 p | 9 | 1
-
Phân tích tình hình sử dụng và xu hướng tiêu thụ thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định giai đoạn 2020-2023
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn