intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân nội trú tại khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:25

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân nội trú tại khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103 trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn thuốc lợi tiểu trong điều trị THA của BN nội trú tại Khoa Tim mạch BVQY 103; Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị THA của BN nội trú tại Khoa Tim mạch BVQY 103. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân nội trú tại khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103

  1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LỢI TIỂU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ THA: bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Số liệu nghiên cứu gần đây: có 90% nguy cơ phát triển THA trong tương lai ở người có HA bình thường tuổi 55
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, tần suất THA gia tăng trong những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh ở cộng đồng (1998) là 16,09%, (2001 - 2002) là 16,32% Tăng theo độ tuổi: từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/TP mắc THA là 18,9%
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều năm qua, các nhóm thuốc chống THA đã được phát minh và sử dụng, có sự phối hợp nhiều nhóm thuốc với nhau. Thuốc lợi tiểu: 1 trong những nhóm được kê đơn hàng đầu trong phối hợp điều trị THA Đến nay chưa có nghiên cứu nào về tình hình sử dụng thuốc này trong điều trị bệnh THA tại khoa tim mạch BVQY 103
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ Đề tài “Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Quân y 103” Mục tiêu: 1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn thuốc lợi tiểu trong điều trị THA của BN nội trú tại Khoa Tim mạch BVQY 103 2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị THA của BN nội trú tại Khoa Tim mạch BVQY 103
  6. Đối tượng và PPNC 1. Đối tượng nghiên cứu HSBA của BN bị bệnh THA được theo dõi và điều trị nội trú tại Khoa tim mạch BVQY 103 từ 1/1/2019 đến 31/12/2019 với các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
  7. Đối tượng và PPNC 1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn: HSBA của BN được chẩn đoán mắc bệnh THA có sử dụng thuốc lợi tiểu và điều trị THA là bệnh chính, điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch liên tục tối thiểu 4 ngày, đã ra viện và có kết luận của bác sĩ.
  8. Đối tượng và PPNC 1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ: HSBA điều trị THA nhưng - Không dùng thuốc lợi tiểu. - Thời gian điều trị bị gián đoạn. - Không tuân thủ điều trị: tự ý xuất viện, tự ý quay lại viện. - Thời gian nằm viện < 4 ngày, từ khoa khác sang. - Việc điều trị THA không phải là bệnh chính.
  9. Đối tượng và PPNC 2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp hồi cứu trên tất cả các HSBA của những BN THA đang điều trị nội trú, có chỉ định dùng thuốc lợi tiểu tại Khoa AM2BVQY 103 từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Theo các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, đã thu thập được 478 HSBA đạt yêu cầu.
  10. Kết quả nghiên cứu 1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn - Về giới: không có sự chênh lệch lớn ở các BN trong NC, (205 BN nam, chiếm 42,89%; 273 BN nữ, chiếm 57,11%). - Về tuổi: dao động từ 41-100 tuổi, trong đó độ tuổi từ 71- 80 và 81-90 có tỷ lệ lớn nhất (144 BN, 30,13% và 131 BN, 27,4%), độ tuổi dưới 41 có tỷ lệ thấp nhất (12 BN, 2,51%).
  11. Kết quả nghiên cứu 1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn - Về tiền sử bệnh THA: trong số các BN nghiên cứu, BN có tiền sử THA chiếm tỷ lệ cao nhất (76,36%), không rõ tiền sử THA thấp nhất (5,02%). - Về mức độ THA của BN: BN mắc THA độ 2 và 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,56% và 40,59%). Thấp nhất là BN chỉ THA tâm thu đơn độc, với 21 BN (4,40%). - Về cơ cấu bệnh, triệu chứng mắc kèm: có sự đa dạng và phân bố không đồng đều. Nhóm bệnh lý về tim mạch chiếm tỷ lệ
  12. Kết quả nghiên cứu 1. Kết quả khảo sát 1 số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn - Về cơ cấu bệnh, triệu chứng mắc kèm: có sự đa dạng và phân bố không đồng đều. Nhóm bệnh lý về tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (44,72%), thấp nhất là nhóm bệnh khác (2,37%). - Về thời gian điều trị: từ 4-40 ngày, trong đó tỷ lệ số ngày điều trị từ 5-9 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất.
  13. Kết quả nghiên cứu 2. Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại khoa AM2 BVQY 103 2.1.Số Sốthuốc thuốc kê /trung 1BA bình Số trong lượng một (n) bệnh án Tỷ lệ (%) Tổng số thuốc BA kê 3 thuốc 9 1,88 27 BA kê 4 thuốc 17 3,56 68 … 55 11,50 440 BA kê 9 thuốc 61 12,76 549 BA kê 10 thuốc 51 10,67 510 … BA kê 22 thuốc 3 0,63 66 Tổng 478 100 4446 Số thuốc trung bình trong một bệnh án là: Tổng số thuốc/ Tổng số BA = 4446/478 = 9,3 (thuốc)
  14. Kết quả nghiên cứu 2. Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại khoa AM2 BVQY 103 2.2. Số thuốc lợi tiểu trung bình trong một bệnh án Phác đồ điều trị THA thường rất phức tạp Tùy thuộc mức độ THA để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp từ 1-3 thuốc lợi tiểu
  15. Kết quả nghiên cứu 2. Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại khoa AM2 BVQY 103 2.2. Số thuốc lợi tiểu trung bình trong một bệnh án Số thuốc lợi tiểu / 1 BA Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lần kê 1 lợi tiểu 311 65,06 311 2 lợi tiểu 149 31,17 298 3 lợi tiểu 18 3,77 54 Tổng 478 100 663 Số thuốc lợi tiểu trung bình trong một bệnh án là: Tổng số lươt kê/ Tổng số BA = 1,39 (thuốc) → Thường dùng ở gđ THA độ 1 và kết hợp nhóm khác (hạ áp).
  16. Kết quả nghiên cứu 2. Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại khoa AM2 BVQY 103 2.2. Số thuốc lợi tiểu trung bình trong một bệnh án Số lượt TT Tên hoạt chất Tên thuốc Tỷ lệ (%) (n) Furosemid 20mg/ml 196 29,56 Furosemid 1 Becosemid 40mg 25 3,77 (335 lượt, 50,53%) Agifuros 40mg 114 17,20 Verospiron 25mg 20 3,02 Spironolacton 2 Domever 25mg 58 8,75 (186 lượt, 28,06%) Aldacton 25mg 108 16,29 3 Hydroclorothiazid Hydroclorothiazid 25mg 137 20,66 4 Acetazolamid Acetazolamid 250mg 5 0,75 - 4 hoạt chất lợi tiểu /478 HSBA - Furosemid nhiều nhất, chủ yếu ở dạng tiêm
  17. Kết quả nghiên cứu 2. Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại khoa AM2 BVQY 103 2.3. Các cách phối hợp thuốc lợi tiểu Việc sử dụng 2 hoặc 3 thuốc lợi tiểu /1 phác đồ điều trị được phân chia thành từng cặp phối hợp theo hoạt chất
  18. Kết quả nghiên cứu 2.3. Các cách phối hợp thuốc lợi tiểu Số lượt Tỷ lệ STT Cặp phối hợp Kiểu phối hợp (n) (%) Cặp 2 thuốc lợi tiểu phối hợp 1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc 1 Furosemid - Spironolacton 118 70,66 đối lập với aldosteron 1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc 2 Furosemid - Hydroclorothiazid 26 15,57 nhóm thiazid 1 thuốc nhóm thiazid - 1 3 Spironolacton - Hydroclorothiazid 5 2,99 thuốc đối lập với aldosteron Cặp 3 thuốc lợi tiểu phối hợp 1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc Furosemid - Hydroclorothiazid - 1 ức chế cacbonic anhydrase - 5 2,99 Acetazolamid 1 thuốc nhóm thiazid 1 thuốc lợi niệu quai - 1 thuốc Furosemid - Hydroclorothiazid - 2 nhóm thiazid - 1 thuốc đối lập 13 7,79 Spironolacton với aldosteron
  19. Kết quả nghiên cứu 2.4. Phối hợp thuốc hạ áp với thuốc lợi tiểu Furosemid: được kê nhiều nhất (50,33%), trong hầu hết các cặp phối hợp, thuộc nhóm lợi tiểu quai có tác dụng nhanh, mạnh, có hiệu quả ngay cả khi độ lọc vi cầu thận thấp và gây giãn tĩnh mạch. Spironolacton: chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (28,06%), thuộc nhóm lợi tiểu giữ kali → phối hợp với lợi tiểu quai hoặc thiazid giúp ngăn ngừa rối loạn điện giải ở đa số BN suy tim, ức chế sự xơ hóa cơ tim và giảm nguy cơ tiến triển của suy tim. Acetazolamid: sử dụng ít nhất (0,75%), là lợi tiểu tác dụng yếu, được sử dụng trên BN suy tim sung huyết không đáp ứng với lợi tiểu quai liều cao và với BN bị kiềm chuyển hóa. Chỉ dùng khi đã dùng thiazid và lợi tiểu quai không hiệu quả.
  20. Kết quả nghiên cứu 2. Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh THA cho BN nội trú tại khoa AM2 BVQY 103 2.4. Phối hợp thuốc hạ áp với thuốc lợi tiểu THA là bệnh mạn tính, đa cơ chế, việc phối hợp thêm các thuốc hạ áp giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2