TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ VÙNG GEN TY THỂ HV1 VÀ HV2<br />
TRÊN DÂN TỘC CHĂM VIỆT NAM<br />
Trần Thị Thúy Hằng, Trần Huy Thịnh, Trần Vân Khánh<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định trình tự và phân tích tính đa hình nucleotid đơn (Single<br />
nucleotid polymorphisms - SNP) vùng gen ty thể HV1, HV2 trên dân tộc Chăm Việt Nam. Kỹ thuật giải trình<br />
tự gen được được áp dụng để phân tích 100 mẫu DNA của người dân tộc Chăm, kết quả được so sánh<br />
với trình tự chuẩn rCRS, từ đó phân tích tính đa hình nucleotid đơn (SNP) của vùng gen HV1 và HV2.<br />
Kết quả cho thấy đã xác định được trình tự hoàn chỉnh vùng gen HV1, HV2 và phát hiện được nhiều SNP<br />
ở các mẫu nghiên cứu. Xác định được tỷ lệ một số SNP hay gặp: SNP A73G và A263G, 315insC gặp ở<br />
100% mẫu nghiên cứu, 309insC là 64%, T16189C là 56%, A16183C là 44%, C16223T là 37%, G16129A<br />
là 23%, T16304C là 21%, C16261T là 20%; C150T là 20%; A210G là 20%. Đây là số liệu đầu tiên,<br />
hoàn chỉnh về trình tự vùng gen ty thể HV1 và HV2 của dân tộc Chăm với số lượng mẫu tương đối lớn.<br />
Từ khóa: DNA ty thể, gen HV1, gen HV2, dân tộc Chăm.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vùng gen ty thể HV1 và HV2 được Anderson<br />
và cộng sự xác định năm 1981 nằm trong vùng<br />
điều khiển D-loop của DNA ty thể được gọi là<br />
vùng siêu biến 1 (HV1- Hypervariable region 1)<br />
có kích thước 359bp ở vị trí 16024 - 16383 và<br />
vùng siêu biến 2 (HV2 - Hypervariable region<br />
2) có kích thước 315bp nằm ở vị trí 57 - 372<br />
[1]. Đây là vùng có tần số đột biến cao nhất<br />
trong hệ gen ty thể người [2].<br />
Cũng giống như hệ gen trong nhân, hệ gen<br />
ty thể mang những trình tự đa hình. Đa hình là<br />
sự khác biệt về chuỗi DNA giữa những cá thể,<br />
các nhóm, hoặc các quần thể. Nó bao gồm đa<br />
hình nucleotid đơn (SNP), các chuỗi lặp, thêm<br />
đoạn, mất đoạn và tái tổ hợp. Đa hình gen có<br />
Địa chỉ liên hệ: Trần Vân Khánh, Trung tâm Nghiên<br />
cứu Gen - Protein, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: khanhvan7364@gmail.com<br />
Ngày nhận: 02/03/2017<br />
<br />
thể là kết quả của quá trình tiến hóa hoặc được<br />
tạo nên bởi yếu tố bên ngoài (như virus hoặc<br />
chiếu xạ). Người ta cho rằng đa hình giúp ty<br />
thể ít nhạy cảm với sự thay đổi năng lượng, do<br />
đó tạo nhiều nhiệt và các gốc tự do, giúp con<br />
người thích ứng khi di cư tới nơi có khí hậu<br />
lạnh hơn như từ châu Phi sang châu Âu [3].<br />
Cho đến nay người ta đã thống kê được 623<br />
kiểu đa hình trên genom ty thể người, trong<br />
đó trên gen HV1 có 49 vị trí nucleotid thay đổi,<br />
trên gen HV2 có 105 vị trí nucleotid thay đổi<br />
được công bố trong (http://www.mitomap.org)<br />
năm 2013 [4 - 7].<br />
Những nghiên cứu gần đây, cho thấy đa<br />
hình trên gen HV1 và HV2 có liên quan đến<br />
nhiều bệnh, các bệnh ty thể thường gặp như:<br />
hội chứng Leigh, bệnh thần kinh Leber, bệnh<br />
LHON, hội chứng Kearns - Sayre, hội chứng<br />
Pearson, hội chứng NARP các bệnh liên quan<br />
đến quá trình chuyển hóa, lão hóa như: Đái<br />
<br />
Ngày được chấp nhận: 26/6/2017<br />
<br />
8<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
tháo đường, Alzheimer, Pakinson; các bệnh<br />
liên quan đến ung thư [8 - 12].<br />
Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Xác<br />
định trình tự và phân tích tính đa hình nucleotid<br />
đơn vùng gen ty thể HV1, HV2 trên dân tộc<br />
Chăm Việt Nam.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
100 mẫu máu ngoại vi (chống đông bằng<br />
EDTA) của người bình thường, khỏe mạnh<br />
thuộc dân tộc Chăm Việt Nam (sống ở tỉnh<br />
Bình Thuận).<br />
2. Phương pháp<br />
DNA tổng số được tách chiết từ các mẫu<br />
máu toàn phần theo phương pháp sử dụng enzym protease K và phenol:chloroform:isoamyl<br />
alcohol.<br />
Sử dụng cặp mồi đặc hiệu khuếch đại vùng<br />
gen HV1 và HV2:<br />
HV1F: 5’- CTC CAC CAT TAG CAC CCA<br />
AAG C -3’<br />
HV1-R: 5’- CCT GAA GTA GGA ACC AGA<br />
TG -3’<br />
HV2-F: 5’- GGT CTA TCA CCC TAT TAA<br />
CCA C -3’<br />
<br />
HV2-R: 5’- CTG TTA AAA GTG CAT ACC<br />
GCC A -3’<br />
Thành phần của phản ứng PCR: 1X đệm<br />
PCR; 2,5 mM dNTP; 0,2 µl mồi xuôi và ngược;<br />
0,5 unit Taq polymerase; 50ng DNA và H2O,<br />
tổng thể tích 20 µl.<br />
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR: 94oC - 5<br />
phút; 30 chu kỳ [94oC- 30 giây, 54oC - 30 giây,<br />
72oC - 30 giây]; 72oC - 5 phút; bảo quản mẫu<br />
ở 15o C.<br />
Giải trình tự gen theo qui trình BigDye terminator sequencing (Applied Biosystems, Foster<br />
city, USA). Tiến hành trên máy 3100-Avant Genetic Analyzer của hãng ABI-PRISM. So sánh<br />
với trình tự GeneBank để xác định đa hình.<br />
Kết quả giải trình tự gen được đối chiếu và so<br />
sánh với trình tự chuẩn J01415 trên GeneBank<br />
(National center for biotechnology information,<br />
NCBI) phân tích bằng phần mềm CLC Main<br />
Workbench 6.01 để xác định đa hình hai vùng<br />
siêu biến HV1 và HV2.<br />
3. Đạo đức nghiên cứu<br />
Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn<br />
tự nguyện và có quyền rút khỏi nghiên cứu khi<br />
không đồng ý tiếp tục tham gia. Các thông tin<br />
cá nhân sẽ được đảm bảo bí mật.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Khuếch đại vùng gen HV1 và HV2<br />
DNA sau khi được tách chiết có chất lượng tốt sẽ được sử dụng để khuếch đại gen HV1 và HV2<br />
bằng các cặp mồi đặc hiệu với điều kiện thành phần phản ứng và chu trình nhiệt như đã mô tả ở<br />
phần phương pháp.<br />
<br />
Hình 1. Sản phẩm khuếch đại vùng gen HV1 của (A) và HV2 (B)<br />
1-22: 22 mẫu nghiên cứu người dân tộc Chăm. M: Thang chuẩn 100bp<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
9<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Sản phẩm khuyếch đại vùng gen HV1 và HV2 có chất lượng tốt chỉ gồm một băng đặc hiệu có<br />
kích thước 543 bp và 422 bp.<br />
2. <br />
<br />
Kết quả phân tích trình tự vùng gen HV1 và HV2<br />
<br />
2.1. Trình tự nucleotid vùng gen ty thể HV1<br />
<br />
Hình 2. Các vị trí đa hình nucleotid đơn (SNP) của vùng gen HV1<br />
được đối chiếu với trình tự chuẩn do Anderson và cs công bố năm 1981 [1]<br />
<br />
Hình 3. Hình ảnh giải trình tự một số SNP vùng gen ty thể HV1<br />
của mẫu nghiên cứu mã số 12 (MS12)<br />
(SNP: C16278T; C16291A; T16297C)<br />
10<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2.2. Trình tự nucleotid vùng gen ty thể HV2<br />
<br />
Hình 4. Các vị trí đa hình nucleotid đơn (SNP) của vùng gen HV2<br />
được đối chiếu với trình tự chuẩn do Anderson và cs công bố năm 1981 [1]<br />
<br />
Hình 5. Hình ảnh giải trình tự một số SNP vùng gen ty thể HV2<br />
của mẫu nghiên cứu mã số 15 (MS15)<br />
(SNP: 249DelA; A263G)<br />
<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />
11<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2.3. Đa hình nuleotid đơn (SNP) vùng gen<br />
ty thể HV1 và HV2<br />
Kết quả giải trình tự gen HV1 và HV2 của<br />
100 mẫu nghiên cứu được tiến hành so sánh<br />
với trình tự chuẩn, cho thấy có khá nhiều vị trí<br />
đa hình so với trình tự chuẩn. Mẫu có ít vị trí<br />
đa hình nhất là 7, trong khi mẫu có nhiều vị trí<br />
đa hình nhất là 19. Chúng tôi cũng nhận thấy<br />
rằng, các vị trí đa hình tập trung nhiều hơn ở<br />
gen HV1.<br />
Các vị trí đa hình hay gặp ở các mẫu nghiên<br />
<br />
cứu là 309insC là 64%, T16189C là 56%,<br />
A16183C là 44%, C16223T là 37%, G16129A<br />
là 23%, T16304C là 21%, C16261T là 20%,<br />
C150T là 20%, A210G là 20%, đặc biệt là ba<br />
vị trí đa hình A73G, A263G và 315insC gặp ở<br />
100% mẫu nghiên cứu. Các đột biến thay thế là<br />
phổ biến nhất, các nucleotid thêm vào thường<br />
là C trong khi các nucleotide mất thường là A.<br />
Các kết quả thu được về các vị trí đa hình trên<br />
hai vùng gen HV1 và HV2 phản ánh tốc độ đột<br />
biến rất cao của vùng gen này.<br />
<br />
Bảng 1. Bảng các vị trí đa hình thường gặp trên gen HV1 và HV2<br />
Gen HV1<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Gen HV2<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
T16189C<br />
<br />
56/100<br />
<br />
56%<br />
<br />
A73G<br />
<br />
100/100<br />
<br />
100%<br />
<br />
A16183C<br />
<br />
44/100<br />
<br />
44%<br />
<br />
315insC<br />
<br />
100/100<br />
<br />
100%<br />
<br />
C16223T<br />
<br />
37/100<br />
<br />
37%<br />
<br />
A263G<br />
<br />
100/100<br />
<br />
100%<br />
<br />
G16129A<br />
<br />
23/100<br />
<br />
23%<br />
<br />
309insC<br />
<br />
64/100<br />
<br />
64%<br />
<br />
T16304C<br />
<br />
21/100<br />
<br />
21%<br />
<br />
A210G<br />
<br />
20/100<br />
<br />
20%<br />
<br />
C16261T<br />
<br />
20/100<br />
<br />
20%<br />
<br />
C150T<br />
<br />
20/100<br />
<br />
20%<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Trình tự vùng gen ty thể HV1 và HV2 đã<br />
phân tích được có kích thước tương ứng là<br />
543bp và 422bp theo trình tự chuẩn CRS/<br />
rCRS của gen ty thể. Trong thực tế, các tài<br />
liệu khác nhau xác định độ dài vùng gen HV1<br />
và HV2 là rất khác nhau. Vùng gen HV1 của<br />
trình tự chuẩn CRS có kích thước 359bp (từ<br />
vị trí 16024 – 16383) và vùng gen HV2 có kích<br />
thước 325bp (từ vị trí 057 – 372) [1]. Theo<br />
TWGDAM (Technical Working Groups for DNA<br />
Analysis Methods) cho rằng trình tự tối thiểu<br />
được chấp nhận cho vùng gen HV1 là từ vị trí<br />
16024 – 16365 và cho vùng gen HV2 là từ vị<br />
trí 073 – 340. Trình tự chuẩn Cambridge sau<br />
khi chỉnh sửa (rCRS) cho thấy vùng điều khiển<br />
D-loop nằm từ vị trí 16104 đến 16569 và từ 1<br />
đến 191 và không chỉ rõ vị trí vùng gen ty thể<br />
12<br />
<br />
HV1 và HV2 [4]. Như vậy, trong nghiên cứu<br />
này chúng tôi đã xác định được trình tự hoàn<br />
chỉnh của vùng gen HV1 và HV2.<br />
Trình tự của các mẫu nghiên cứu được đối<br />
chiếu và so sánh với trình tự chuẩn, kết quả<br />
cho thấy có rất nhiều đa hình nucleotid đơn<br />
(có từ 7 đến 19 SNP ở mỗi mẫu nghiên cứu).<br />
Nghiên cứu năm 1999, trên 50 người Việt Nam<br />
đã phát hiện được 20 đa hình vị trí các enzym<br />
cắt trên DNA ty thể, trong đó 3 vị trí của enzym<br />
HaeII - 13Viet, MspI - 19Viet, MspI - 20Viet là<br />
các đa hình mới [5]. Khi giải trình tự 2 vùng gen<br />
HV1 và HV2 trên 2 mẫu dân tộc Kinh, 2 mẫu<br />
dân tộc Tày và một mẫu dân tộc H’Mông, đã<br />
phát hiện 26 vị trí đa hình trên HV1 và 5 vị trí đa<br />
hình trên HV2 [6]. Sự đa hình trên hai vùng siêu<br />
biến HV1 và HV2 hầu hết là các đa hình đơn<br />
TCNCYH 108 (3) - 2017<br />
<br />