intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

194
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu “Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngành ngôn ngữ Trung Quốc đại học Thủ Dầu Một” bao gồm 2 phần nội dung chính. Phần đầu là tổng quan về việc làm thêm của sinh viên. Phần cuối là những ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngôn ngữ Trung đại học Thủ Dầu Một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Thủ Dầu Một

  1. PHÂN TÍCH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN NĂM 4 NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT. Trần Mỹ Linh1, Lê Thị Yến Nhi1 1. Lớp D18TQ05. Email:1822202040376@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài nghiên cứu “Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngành ngôn ngữ Trung Quốc đại học Thủ Dầu Một ” bao gồm 2 phần nội dung chính. Phần đầu là tổng quan về việc làm thêm của sinh viên. Phần cuối là những ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngôn ngữ Trung đại học Thủ Dầu Một, trong chương này sẽ khảo sát tình hình làm thêm của sinh viên năm 4 ngành ngôn ngữ Trung trường Đại học Thủ Dầu Một, sau khi khảo sát chúng ta có thể thấy được những công việc khi đi làm thêm của sinh viên, những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên gặp phải. Sau đó là đi phân tích những ưu và nhược điểm của sinh viên năm 4 ngôn ngữ Trung trường Đại học Thủ Dầu Một. Cuối cùng là đưa ra những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Từ khóa: Giải pháp, ưu điểm, nhược điểm, việc làm thêm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một sinh viên đại học chắc rằng bạn đã từng đi làm thêm, việc làm thêm chắc rằng cũng mang lại cho bạn những niềm vui cũng như nỗi buồn. Đa số là những công việc bán thời gian. Có rất nhiều công việc bán thời gian, lựa chọn đúng với nhu cầu và định hướng của bản thân thì sẽ cho thêm bạn kinh nghiệm. Việc lựa chọn công việc làm thêm cũng là một vấn đề khó.Tuỳ thuộc vào mục đích và những kiến thức mà bạn có để lựa chọn công việc làm thêm phù hợp. Vậy thì sinh viên đi làm thêm có những ưu và nhược điểm gì. Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên có một nhìn nhận rõ hơn về công việc làm thêm, cho các bạn đang còn băn khoăn không biết nên đi làm hay không và thời điểm đi làm thêm thích hợp cho bản thân. Trong hoàn cảnh sinh viên phân vân có nên đi làm thêm hay không, nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về lĩnh vực làm thêm chúng tôi tiến hành bài nghiên cứu này. Mong rằng từ đây các bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về việc làm thêm, tự quyết định được công việc đúng đắn phù hợp với bản thân. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp dữ liệu, tiến hành nghiên cứu, nghiên cứu các cơ sở dữ liệu khoa học có liên quan, sau đó tiến hành phân tích. Phương pháp điều tra: Thiết kế câu hỏi khảo sát trên google drive rồi sau đó gửi cho các bạn sinh viên thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một khoa ngôn ngữ Trung. 384
  2. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, phân loại: Từ các dữ liệu đã khảo sát tiến hành thống kê sau đó xử lí số liệu và phân loại thông tin. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Lí do sinh viên chọn đi làm thêm Từ những bài nghiên cứu trước đây cùng với dữ liệu mà chúng tôi thu được thì có những lí do tiêu biểu sau đây: Kiếm thêm thu nhập: Đây có lẽ là lí do đầu tiên của nhiều bạn sinh viên khi hỏi vì sao bạn lựa chọn đi làm thêm. Người ta thường đùa với nhau bằng những câu cửa miệng như:sinh viên nghèo, giá sinh viên, cơm sinh viên... tất cả những điều đó nhằm thể hiện rằng sinh viên là tầng lớp tiểu tư sản chưa làm ra được nhiều của cải vật chất và đang trong độ tuổi được chu cấp bởi gia đình, người thân. Do đó mà mức chi tiêu của chúng tôi luôn phải tự giới hạn. Có những gia đình khá giả thì con em họ không phải lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều về vấn đề chi tiêu, ăn ở. Nhưng có những gia đình không được như thế, để chi trả các khoản phí từ phí sinh hoạt cho đến học phí, các bậc phụ huynh luôn phải vất vả, chắt chiu từng đồng gửi lên cho con. Những bạn sinh viên này cũng phải rất chật vật để tính toán lo cho bản thân không bị thiếu thốn vào những ngày cuối tháng. Từ những khó khăn đó mà các bạn lựa chọn việc ra ngoài kiếm một công việc bán thời gian sau giờ học. Tuy những công việc này chỉ là những đồng lương ít ỏi nhưng cũng một phần nào giúp cuộc sống của các bạn đỡ chật vật hơn. Hay đơn giản hơn là vì chi tiêu cho những sở thích cá nhân. Học hỏi, tích lũy kinh nghiệm: có rất nhiều bạn lựa chọn đi làm thêm vì nguyên nhân này. Đây cũng là một lí do hợp lí khi mà chúng ta đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Khi trưởng thành chúng ta cần phải biết về những bài học về cuộc sống, những đạo lí, quy tắc ứng xử trong xã hội mà trên ghế nhà trường chưa chắc chúng ta có thể học hỏi hết được. Đi làm thêm giúp chúng ta biết được cách ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng. Tiếp xúc với nhiều người giỏi, tài năng, chúng ta được mở mang kiến thức về cách mọi người làm việc, cách mọi người giao tiếp. Từ đó, nhìn nhận lại bản thân và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp sau này của chúng ta. Sau khi đi làm thì chúng ta mới phát hiện ra rằng, thì ra trong xã hội này loại người nào cũng có. Có những kiểu người chúng ta tưởng chỉ có trên phim, nhưng thật ra là ngoài đời còn khủng khiếp hơn, theo một đẳng cấp hoàn toàn mới. Hay là chúng ta sẽ thấy được những người vô cùng nghị lực, đôi khi ta tự hỏi tại sao họ có thể nỗ lực nhiều đến vậy. Cũng có những người nhìn bề ngoài có vẻ cũng bình thường nhưng thật ra trong lĩnh vực của họ thì họ có thể là bậc thầy, vô cùng giỏi. Làm bạn với những người ưu tú như vậy bạn mới cảm thấy cuộc sống này thật diệu kì. Rèn luyện các kỹ năng của bản thân: Đi làm thêm cũng là cách để chúng ta rèn giũa những kỹ năng, từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, đến kỹ năng lên kế hoạch và nhiều kỹ năng khác. Công việc của chúng ta sau này không chỉ cần những kiến thức chuyên môn chuyên ngành mà còn cần đến những kỹ năng mềm. Trong trường cũng có những lớp đào tạo kỹ năng này, những suy cho cùng cũng chỉ là kiến thức sách vở. Vậy nên những kỹ năng này sẽ được rèn luyện tốt hơn trong môi trường thực tế thông qua công việc làm thêm của chúng ta. Khi là một sinh viên thì việc bạn phải cân bằng giữa việc học và công việc là điều vô cùng 385
  3. quan trọng. Bạn phải biết cách phân chia thời gian hợp lí giữa việc học và công việc, điều chỉnh sao cho không ảnh hưởng xấu đến thành tích học tập, công việc hợp lí, lại đảm bảo được sức khỏe. Đó là cách mà chúng ta rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp thời gian. Để làm đẹp CV: Chúng tôi cho rằng đây là một trong những lí do quan trọng mà sinh viên chọn đi làm thêm. Nhất là những công việc liên quan đến sự nghiệp sau này của các bạn. Chúng tôi từ lúc bước chân vào giảng đường đại học đã được khuyên rất nhiều. Thông qua những gì bạn đã làm nhà tuyển dụng sẽ biết thêm được thêm về mục tiêu và chí hướng của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Đó sẽ là điểm cộng nổi bật cho bạn sau này. 3.2 Những ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh năm 4 ngành ngôn ngữ Trung trường đại học Thủ Dầu Một 3.2.1. Ưu điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 Khi là sinh viên năm cuối bạn đã được trang bị gần như là đầy đủ kiến thức về chuyên ngành của bạn. Vậy nên, việc đi làm thêm lúc này vô cùng thuận lợi. Bạn có nhiều thời gian đi làm thêm hơn, đặc biệt nếu đi làm liên quan đến chuyên ngành lại càng thuận lợi hơn. Không chỉ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, mà nếu bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn có thể được nhận vào làm ngay mà không cần thông qua kì thử việc. Tạo cơ hội: tạo cơ hội cho các bạn sinh viên tiếp xúc với môi trường công việc, tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, cũng như tạo cơ hội cho các bạn trải nghiệm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Có thêm kinh nghiệm và làm đẹp CV: Kinh nghiệm là điều tất nhiên bạn sẽ có được khi bạn đi làm thêm trong lúc vẫn còn ngồi trên giảng đường. Quá trình này sẽ mang đến cho bạn vô số kinh nghiệm từ cách giao tiếp ứng xử thông thường, cho đến kiến thức chuyên sâu, chi tiết các vụ việc cụ thể…Có kinh nghiệm sẽ là lợi thế của bạn trước nhà tuyển dụng. Trong CV của bạn, ở mục kinh nghiệm, thay vì trắng trơn thì bạn có thể tự tin liệt kê ra vô số kinh nghiệm bạn đã thực sự trải qua khi vẫn còn là sinh viên. Những dòng kinh nghiệm đó sẽ làm CV của bạn đẹp hơn và được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Và biết đâu đấy, trong quá trình làm thêm, sự xuất sắc của bạn chinh phục nhà tuyển dụng, và chỉ đợi tốt nghiệp, bạn sẽ có được công việc chính thức mà không cần phải trải qua giai đoạn thử việc. Mở rộng các mối quan hệ: Đi làm thêm, các mối quan hệ của bạn không còn gói gọn trong phạm vi nhà trường, gia đình. Bạn sẽ gặp nhiều người khác nhau, có các mối quan hệ khác như đồng nghiệp, sếp, khách hàng… Tùy từng môi trường làm thêm mà bạn tiếp xúc với những người như thế nào. Trong đó sẽ có người giúp đỡ hỗ trợ bạn, hoặc có người lợi dụng bạn, chèn ép bạn… Từ đó, bạn sẽ học được cách nhìn người, phân biệt tốt xấu và cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân.Thay vì chỉ chăm chăm vào sách vở, đi làm thêm sẽ khiến cho cuộc sống của bạn phong phú hơn, giúp bạn trở nên năng động hơn. Giao tiếp với nhiều người, nhìn thấy nhiều điều mới mẻ, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống với góc nhìn đa chiều sẽ giúp bạn hiểu biết và tự tin hơn. 3.2.2 Nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 Đối với sinh viên năm 4 việc đi làm thêm không thể tùy ý như lúc còn là sinh viên năm nhất. Giờ đây bạn đã lượng kiến thức tương đối về ngành học của bạn, vì vậy lựa chọn những công việc liên quan đến ngành học phải là vấn đề được ưu tiên. Nếu bạn làm trái ngành nhưng 386
  4. chỉ là chân chạy bàn ở một cửa hàng nào đấy thì đây chính là nhược điểm. Vì bạn sắp tốt nghiệp và điều nhà tuyển dụng cần chính là kiến thức chuyên ngành hay thậm chí là kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Thế nên, nếu bạn học ngành ngôn ngữ nhưng thời điểm năm 4 bạn lại tìm một công việc như nhân viên phục vụ của hàng ăn uống thì quả thật không hợp lí. Hiện tại xã hội phức tạp, nếu như sinh viên không sáng suốt và lí trí mà chạy theo đồng tiền thì rất dễ bị kẻ xấu lừa gạt vào các công việc đa cấp, bán thân,...hoặc có thể gây ra thiệt hại nặng nề, tiền mất tật mang. Việc làm thêm không phù hợp chuyên ngành Làm những công việc tốn quá nhiều thời gian như nhân viên bán hàng tại shop quần áo, cửa hàng đồ ăn… bạn phải làm việc liên tục và trong một khoảng thời gian dài. Và thường, sau khi làm xong bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ điều gì. Những công việc này, thời gian làm không quá nhiều mà còn phù hợp với ngành học của bạn nữa. Nếu làm những công việc không liên quan đến ngành học như trên dần dần bạn sẽ bị cuốn theo guồng quay công việc đó. Tâm lí sinh viên chung thường thấy đó là làm lâu tại một nơi nào đó chúng ta sẽ có cảm tình với nơi đó, dần già chúng ta sẽ khó cưỡng lại những lời nhờ vả làm thêm giờ. Khi bạn đặt quá nhều tâm sức vào công việc đó thì thật sự lãng phí công sức, trí lực. Chúng ta sẽ không vận dụng được kiến thức mình đã học, hay không tiếp xúc với môi trường công việc gần với chuyên ngành của bạn, sẽ là một thiếu sót khi bạn ra trường sau này. Bạn sẽ phải làm quen và đào tạo lại từ con số 0, nếu năng lực bạn xuất sắc thì miễn bàn, nhưng nếu chỉ ở mức trung bình khá thì rất khó để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy nên khi quyết định làm bạn phải xem xét thời điểm và những yếu tố từ bên ngoài lẫn yếu tố từ chính bản thân bạn để xem xét lựa chọn công việc phù hợp. Thiếu thời gian cho việc học tập Thời điểm cuối năm 3 và toàn bộ năm 4 sẽ là thời điểm chúng ta tiếp nhận lượng kiến thức chuyên ngành vô cùng quan trọng và khá nặng. Nếu như bạn không biết điều chỉnh một cách hài hòa giữa việc đi học và đi làm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới kết quả học tập sẽ là một điều sớm muộn. Khi bạn đã sắp ra trường và được làm tại một vị trí quá hấp dẫn, bạn sẽ dần bị mê hoặc mà sẵn sàng toàn tâm toàn ý làm công việc đó. Không có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể thì bạn khó có thể hoàn thành tốt việc học ở trường. Trên giảng đường đại học, sinh viên luôn phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy. Thiếu thời gian cho những hoạt động ngoại khóa Bên cạnh điểm học lực của bản thân thì việc bạn “kiếm” thêm điểm rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động do khoa, do trường hay do các câu lạc bộ của trường tổ chức là một việc rất cần thiết. Theo quy định của trường đại học Thủ Dầu Một, điểm rèn luyện sẽ được tính cùng với điểm họ lực nhằm đánh giá sinh viên một cách toàn diện hơn. Nếu bạn không đạt đủ số điểm rèn luyện thì việc bị hạ giá trị bằng tốt nghiệp của bạn là một điều không thể tránh khỏi. Hơn thế nưa nếu bạn làm việc và học cùng một lúc, thời gian rảnh của bạn sẽ dần dần biến mất. Để học tập và làm việc hiệu quả, bạn phải có thời gian cho các hoạt động xã hội và các hoạt động khác có thể làm giảm căng thẳng. Nếu bạn không dành thời gian quan trọng này để "sạc pin", bạn sẽ sớm gặp phải một số hậu quả không lường trước được cả về sức khỏe lẫn học tập. 387
  5. 3.3. Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm 3.3.1. Phát huy ưu điểm trong việc làm thêm của sinh viên Để phát huy tối đa những ưu điểm khi đi làm thêm, sinh viên nên chọn việc làm thêm đúng với chuyên ngành của mình để không ngừng tiếp thu kinh nghiệm, phương pháp xử lí các vấn để, kĩ năng làm việc nơi công sở. Ngoài ra sinh viên cũng nên phân bổ thời gian làm việc và thời gian học tập cho hợp lí, không vì quá kiếm tiền mà bỏ lỡ việc học của mình như vậy sẽ khiến cho bạn mất đi sự cân bằng của việc học và việc đi làm, hơn nữa làm quá sức sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi không tập trung vào việc học. Sinh viên năm 4 đã trải qua nhiều công việc làm thêm, chắc chắn sẽ biết rõ rằng bản thân mình phù hợp với công việc nào, công việc nào là tốt cho mình giúp ích cho bản thân mình sau này. Vì vậy hãy lựa chọn công việc làm thêm phù hợp và đi đúng hướng để việc làm thêm đạt được hiệu quả tốt nhất. để việc làm thêm này đạt được hiệu quả, thêm vào đó không gây ảnh hưởng đến việc học của mình. 3.3.2. Khắc phục nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên Sinh viên đừng nên lựa chọn công việc không có lợi ích cho mình ví dụ như công việc bưng bê, phát tờ rơi, phụ giúp bán hàng,...những công việc như vậy tuy rằng có thể kiếm ra tiền trang trải cuộc sống nhưng nó lại không mang nhiều kinh nghiệm cho bản thân, đặt biệt là kiến thức chuyên môn. Nếu bạn đang là sinh viên năm nhất hay đầu năm 2 thì việc bạn đi làm thêm ngoài ngành học thì cũng không vấn đề. Bởi chỉ mới học 2 năm thì lượng kiến thức chuyên ngành của bạn cũng chưa ổn định lắm, nên bạn đi làm ngoài ngành học vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên bạn đã sinh viên năm 3, 4 thì nên làm đúng chuyên ngành của bạn. Dù chỉ là tiếp xúc bên ngoài cũng hơn là bạn làm khác ngành. Bởi thời điểm này là thời điểm vàng để bạn đi áp dụng những điều mình đã được học. Lúc này bạn đủ tri thức để nhận biết, so sánh và chọn lọc để học hỏi, tiếp thu kiến thức cho chuyên ngành, cho công việc sau này của bạn muốn hướng tới. Cách khắc phục tối ưu nhất đó là hãy lựa chọn công việc làm thêm đúng với chuyên ngành của bản thân. Riêng sinh viên ngành ngôn ngữ Trung thì nên lựa chọn các công việc như là giáo viên dạy thêm ở các trung tâm, dịch biên bản, dịch tài liệu, dịch các video ngắn trên douyin, phiên dịch hiện trường theo ngày, thậm chí là làm nhân viên văn phòng parttime cho các công ty nếu công ty đó tuyển dụng. Như vậy có thể tích lũy thêm cả kiến thức thực tế và kiến thức sách vở. Điều gì cũng có hai mặt của nó, việc làm thêm của sinh viên cũng vậy, cũng có những ưu và nhược điểm. Nếu như sinh viên sáng suốt và lựa chọn đúng công việc đúng với chuyên ngành của bản thân thì sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, để không bị phí phạm thời gian của mình. Còn sinh viên đi làm thêm là một việc đúng đắn bởi vì nó không chỉ cho ta nhiều kinh nghiệm về làm việc, kinh nghiệm quản lí thời gian, kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm làm việc nhóm, cũng như tiết kiệm được thời gian khi đi làm chính thức, coi việc làm thêm này giống như là khoảng thời gian học việc hiểu quả. Hãy học hỏi trong quá trình làm thêm, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay về con người cũng như cuộc sống khi đi làm thêm. Bạn cũng sẽ học được nhiều bài học nhớ đời để bản thân trưởng thành và chín chắn hơn. Vừa có thêm kinh nghiệm việc làm cùng với kiến thức bổ ích lại trau dồi được nhiều loại kỹ năng, những điều ấy còn chưa đủ khiến bạn tự hào khi chọn đi làm thêm ư? 388
  6. Và dù công việc làm thêm của bạn chẳng hề liên quan đến ngành học ở trường thì cũng đừng tự ti hay băn khoăn gì cả. Nó vẫn sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong tương lai. Những điều bạn học được ở ‘trường đời’ luôn luôn có giá trị riêng. Rồi bạn sẽ tìm được nơi để áp dụng bạn nhé! ‘Bí kíp’ giúp bạn có cái nhìn tích cực về chuyện làm thêm Có rất nhiều bí quyết hay ho giúp bạn suy nghĩ tích cực, không còn lo lắng về những khó khăn của việc vừa học vừa làm. Trước tiên, hãy biết cách lấy được sự đồng cảm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Dù có bận bịu việc học hay việc làm thêm thì cũng nhớ dành thời gian cho những người quan trọng ấy bạn nhé! Hãy luôn thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến gia đình, bạn bè bất cứ khi nào bạn có thời gian. Chỉ có như vậy, bạn mới luôn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ phía họ. Và tin tôi đi, sự ủng hộ ấy đôi khi chính là động lực để bạn hoàn thành nhiệm vụ kép học và làm đó! Điều thứ hai đó là nếu bạn nhỡ phải nghỉ một tiết học hoặc buổi học vì vướng lịch làm thì hãy bổ sung lượng kiến thức thiếu hụt sớm nhất có thể bạn nhé! Hãy tham gia tiết/buổi học của một lớp khác mà có giảng dạy về bài học mà bạn đã bỏ lỡ và tập trung nghe giảng để không bị thiếu hụt kiến thức. Còn một điều đáng suy ngẫm nữa chính là nếu bạn cảm thấy bản thân đang dành quá nhiều thời gian trên giảng đường cho một mớ kiến thức sáo rỗng, không đem lại ích lợi gì thì bạn hoàn toàn có thể trích quỹ thời gian ấy ra để đi làm thêm. Những kiến thức ngoài xã hội đôi khi lại có giá trị hơn nhiều những bài học mang đậm tính sách vở và triết lý trên lớp. Tóm lại khi đi làm thêm sinh viên chắc chắn rằng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm, và hãy biết làm sao để khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm để biến công việc làm thêm của mình trở nên có ích hơn, không chỉ về tiền trang trải cuộc sống mà còn về những kinh nghiệm, kĩ năng phát triển, cảm xúc, những trải nghiệm cá nhân. 4. KẾT LUẬN Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, công việc làm thêm cũng trở thành xu hướng. Sinh viên năm 4 ngành ngôn ngữ Trung nói riêng và sinh viên nói chung nên đi làm thêm để có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, làm cho cuộc sống của mình trở nên da dạng và nhiều màu sắc hơn. Dựa trên những thuận lợi và khó khăn trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 ngôn ngữ Trung trường Đại học Thủ Dầu Một chúng tôi nhận thấy những ưu và nhược điểm sau đây: Sinh viên đi làm thêm có những ưu điểm: Sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc sớm từ đó có cơ hội việc làm rộng mở. Đi làm nhiều sẽ giúp cho sinh viên có nhiều kĩ năng làm việc, tích lũy kinh nghiệm và làm đẹp CV thu hút các nhà tuyển dụng. Và cuối cùng là mở rộng thêm các mối quan hệ, khi sinh viên đi làm sẽ được giao tiếp với nhiều người, tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của chính mình và có nhiều góc nhìn hơn về cuộc sống xung quanh. Sinh viên đi làm thêm có những nhược điểm: Nhiều sinh viên đi làm thêm với những công việc không phù hợp với chuyên ngành, như vậy khi sinh viên làm việc trong khoảng một thời gian nhưng không vận dụng kiến thức chuyên ngành nào, sẽ không tích lũy được thêm kiến thức chuyên ngành. Sinh viên cứ lao đầu vào công việc làm thêm hoặc có đôi khi bị phụ thuộc 389
  7. vào nó gây thiếu thời gian vào việc học, không tập trung vào học hành, sẽ không có thời gian tham gia vào những hoạt động ngoại khóa./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài đăng “Khó khăn của sinh viên làm thêm và các giải pháp” – Báo dân trí 2. Bài đăng “Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?” – AMU Việt Nam - https://aum.edu.vn/tin- tuc/sinh-vien-co-nen-di-lam-them-hay-khong.html 3. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kho-khan-cua-sinh-vien-lam-them-va-cac-giai-phap- 20191101095358817.htm 4. Nguyễn Thị Cẩm Tú (2017). Sinh viên và công việc làm thêm, thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM. Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Sinh viên làm thêm “được” và “mất” những gì? Trích xuất từ https://langmaster.edu.vn/sinh-vien- lam-them-duoc-va-mat-nhung-gi-ts-le-tham-uong-a12i784.html , ngày 23/12/2021 (8:32) 6. Bùi Đăng Toản và nnk. (2021). Thực trạng làm thêm của sinh viên Đà Nẵng. Trích xuất từ tạp chí khoa học và đào tạo thể thao, số 15. https://vjol.info.vn/index.php/tdtt/article/view/ 390
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2