Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Phản ứng của rau đối với phân bón ở tỉnh Lào Cai<br />
<br />
Đỗ Trọng Thăng1, Trần Thị Minh Thu1, Bùi Hải An1, Nguyễn Toàn Thắng1,<br />
Trần Minh Tiến1, Lương Vũ Đức2, Nguyễn Thị Bình2, Stephen Harper3<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội, Việt Nam<br />
2<br />
Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam<br />
3<br />
Trường Đại học Queensland, Australia<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả đại diện:<br />
tranminhtien74@yahoo.com<br />
<br />
Từ khóa:<br />
Phản ứng Nitơ, cải mèo, cải bắp xòe, vôi<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Sản xuất rau ở Sa Pa và Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) có vai trò quan trọng trong<br />
sinh kế của các nông hộ nhỏ trong vùng. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên<br />
cứu về các yếu tố hạn chế trong đất và biện pháp sử dụng phân bón thích<br />
142 hợp để nâng cao năng suất và chất lượng cho cây rau tại vùng này. Kết quả<br />
điều tra khảo sát về sử dụng phân bón của các hộ nông dân cho thấy việc<br />
bón quá nhiều nitơ (N), mất cân bằng các chất dinh dưỡng, thiếu hụt các<br />
vi chất (quan sát thực địa), là một trong những yếu tố hạn chế trong canh<br />
tác rau của vùng này. Quản lý đất và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cần<br />
được quan tâm, đặc biệt là sử dụng đạm, cải thiện độ chua đất và những<br />
hạn chế về dinh dưỡng khác.<br />
<br />
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu<br />
Trong dự án AGB-2012-059, các thử nghiệm phản ứng của cây trồng với N<br />
đã được tiến hành để xác định lượng phân bón N tối ưu cho cải mèo, cải<br />
ngọt và cải bắp xòe. Đối với cải ngọt, 9 mức phân bón N (0, 15, 30, 45, 60,<br />
75, 90, 120 và 150 kg N ha-1) đã được áp dụng. Đối với cải mèo và cải bắp<br />
xòe, 8 mức phân bón N (0, 40, 80, 120, 160, 200, 240 và 280 kg N ha-1) đã<br />
được áp dụng.<br />
<br />
Các thí nghiệm vôi trên thực địa và phòng thí nghiệm đã được tiến hành.<br />
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của lượng<br />
vôi tương đương là 0; 0,5; 1,0; 2,0; 3,0; 5,0 và 6,0 tấn ha-1 đối với pH đất<br />
trong 5 loại đất từ Bắc Hà (3 loại đất) và Sa Pa (2 loại đất).<br />
Một thử nghiệm thực địa đã được tiến hành để đánh giá sự phản ứng của<br />
cải bắp với phân vi lượng. Sáu công thức phân bón đã được áp dụng bao<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
gồm các công thức bón Zn, B, Mo, Cu (riêng lẻ), công thức bón tất cả (Zn,<br />
B, Mo và Cu) và công thức không xử lý (không bón phân vi lượng). Các<br />
công thức thí nghiệm đều được bón 3 lần phân bón ở dạng phun qua lá.<br />
<br />
Kết quả và thảo luận<br />
Năng suất cao nhất đối với cải mèo (khoảng 12 tấn ha-1) và cải bắp xòe<br />
(khoảng 20 tấn ha-1) thu được tại mức bón 280 kg N ha-1, tuy nhiên, không<br />
có sự khác biệt đáng kể về năng suất ở mức bón từ 200-280 kg N ha-1.<br />
Mức bón đạm này thấp hơn một nửa lượng đạm trung bình mà nông dân<br />
sử dụng. Vào thời điểm 50 ngày sau khi trồng, năng suất cải bắp xoè cao<br />
nhất (12,5 tấn ha-1) đạt được tại mức bón đạm là 120 kg ha-1 (Hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
143<br />
<br />
<br />
Hình 1. Phản ứng của cải mèo và cải bắp xòe với N<br />
pH đất gần đạt được mức trung tính khi bón vôi với lượng 1-2 tấn ha-1.<br />
Ngưỡng pH này là tối ưu để giảm bệnh sưng rễ bắp cải. Đánh giá thực địa<br />
ảnh hưởng của việc bón vôi với lượng là 0; 0,25; 0,5; 1,0; 2,0 và 4,0 tấn<br />
ha-1 đến năng suất cải bắp tại Sa Pa cho thấy việc bón vôi không làm cải<br />
thiện năng suất (Hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phản ứng của pH đất trong ba loại đất ở Bắc Hà và hai loại đất<br />
của Sa Pa với các tỷ lệ vôi khác nhau sau 15 ngày bón.<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Việc bón các chất vi lượng Zn, B và Cu đặc biệt làm tăng sự sinh trưởng<br />
của cải bắp. Đối với công thức bón tất cả 4 loại vi lượng (Zn, B, Cu và Mo),<br />
tổng sinh khối của cải bắp tăng 34% so với công thức không sử dụng vi<br />
lượng trong khi đó năng suất bắp cải tăng khoảng 60%.<br />
<br />
Kết luận<br />
Nghiên cứu khẳng định sự cần thiết phải tối ưu hóa lượng nitơ để đảm<br />
bảo năng suất cây trồng lớn nhất. Việc bón vôi với lượng tương đối thấp<br />
là cần thiết để duy trì pH đất tối ưu cho sự sinh trưởng của cây trồng và<br />
sử dụng phân vi lượng đem lại hiệu quả khá rõ.<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
144<br />