Phản ứng Ôxi hoá - Khử
lượt xem 64
download
Phản ứng oxy hoá khử của đất Khái niệmvề phản ứng oxy hoá khử Oxy hoá khử là quá trình diễn ra phổ biến trong đất, đặc biệt là đất lúa nước. Quá trình này giữ một vai trò quan trọng đối với độ phì nhiêu đất. Oxy hoá là kết hợp với oxy hay mất hydro. Trái lại khử oxy là mất oxy hay kết hợp với hyđro. Quá trình oxy hoá khử cũng liên quan đến sự chuyển dịch điện tử (electron)… Các chất oxy hoá (ký hiệu là ox) là những chất nhận điện tử. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phản ứng Ôxi hoá - Khử
- Phản ứng Ôxi hoá - Khử Phản ứng oxy hoá khử của đất Khái niệmvề phản ứng oxy hoá khử Oxy hoá khử là quá trình diễn ra phổ biến trong đất, đặc biệt là đất lúa nước. Quá trình này giữ một vai trò quan trọng đối với độ phì nhiêu đất. Oxy hoá là kết hợp với oxy hay mất hydro. Trái lại khử oxy là mất oxy hay kết hợp với hyđro. Quá trình oxy hoá khử cũng liên quan đến sự chuyển dịch điện tử (electron)… Các chất oxy hoá (ký hiệu là ox) là những chất nhận điện tử. Quá trình chất oxy hoá nhận điện tử gọi là quá trình khử. Các chất khử (ký hiệu là Red) là những chất cho điện tử, quá trình chất khử cho điện tử là quá trình oxy hoá. Cả hệ thống oxy hoá khử ký hiệu là Redox. Trong một phản ứng cụ thể chất oxy hoá và chất khử tạo thành cặp oxy hoá khử và được gọi là một hệ thống oxy hoá - khử trong đất. Ví dụ: Trong đất có các chất oxy hoá là O2, NO3-, Fe3+, Mn4+, Mn3+, Cu2+ và vi sinh vật hiếu khí. Những chất khử là H2, Fe2+, Mn2+, Cu+ vi sinh vật yếm khí và các sản phẩm phân giải xác hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Tất cả các phản ứng
- oxy hoá khử đều có sự tham gia của vi sinh vật. Dù trong điều kiện oxy hoá hay điều kiện khử oxy, chất hữu cơ vẫn được phân huỷ chỉ khác nhau về tốc độ phản ứng và sản phẩm phân giải: Ảnh hưởng của trạng thái oxy hoá khử đến các dạng sản phẩm phân giải xác hữu cơ Thành phần chất hữu cơ Sản phẩm oxy hoá (ox) Sản phẩm khử (Red) Cường độ oxy hoá khử được xác định bằng điện thế oxy hoá khử, ký hiệu Eh, đơn vị là milivon (mV), tính theo công thức: Eh (mV) = Eo + 59/ n.lg (ox)/ (red) Trong đó Eo là điện thế tiêu chuẩn, nghĩa là điện thế phát sinh ở các điện cực nằm trong dung dịch có chất oxy hoá và chất khử oxy nồng độ 1N và là hằng số với mỗi hệ oxy hoá khử. Ví dụ: Còn [ox] là nồng độ đương lượng của chất oxy hoá [Red] là nồng độ đương lượng của chất khử Ví dụ: trong đất cụ thể nào đó có [Fe2+] = 0,1 N và [Fe3+] = 0,001 N thì Eh = 770 + 59 lg0,001/ 0,1 = 625 mV
- Hiện nay để xác định Eh đất người ta thường dùng các máy đo (Eh meter) cho kết quả nhanh và chính xác hơn việc xác định nồng độ các chất oxy hoá, khử. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hoá khử + Trong đất có thể chứa nhiều hệ thống oxy hoá khử có nồng độ khác nhau nhưng Eh của đất sẽ tương đương với trị số Eh của hệ thống oxy hoá khử có nồng độ chất khử và chất oxy hoá cao nhất. + Trong đất thoáng khí quá trình oxy hoá khử trong đất được quyết định bởi nồng độ O2 tự do trong không khí đất và O2 hoà tan trong dung dịch đất. Nồng độ oxy trong không khí đất và trong dung dịch đất càng cao thì Eh càng cao. + Ðộ ẩm đất: đất khô có quá trình oxy hoá mạnh nên Eh cao, đất ẩm hoặc dư ẩm thì quá trình khử mạnh nên Eh của đất thấp. + Cây trồng: Eh đất phụ thuộc và loại cây trồng, mật độ cây. Eh xung quanh rễ cây cũng khác nhau. Ví dụ: gần rễ cây lúa mỳ Eh giảm vì rễ cây lúa m ỳ tiết ra chất khử, gần rễ cây lúa nước Eh tăng do rễ lúa tiết ra oxy. + Eh của đất có sự liên quan chặt chẽ với pH. Nếu trong dung dịch đất có nhiều ion H+ sẽ diễn ra quá trình: 2 H+ + 2e - = H2 Khi thay đổi 1 đơn vị pH thì Eh thay đổi từ 57-
- 59mV. Klak đề nghị biểu thị điện thế oxy hoá khử trong đất là rH2 theo công thức: rH2 (mV) = Eh/ 30 + 2 pH + Các biện pháp canh tác: - Luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước làm cho Eh thay đổi rất mạnh. - Ðiều tiết độ ẩm đất làm cho Eh đất thay đổi. - Cày sâu kết hợp với bón nhiều phân hữu cơ làm cho Eh giảm, xới xáo đất làm tăng tính thông khí thì Eh tăng. - Phơi ải đất lúa làm cho Eh tăng. - Mật độ cây trồng: rễ lúa nước tiết ra oxy làm Eh của đất vùng xung quanh rễ tăng. Vì vậy lúa nước cấy càng dày thì mật độ rễ càng cao, Eh càng tăng và hàm lượng các chất khử càng giảm. Ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxy hoá khử + Ðiện thế oxy hoá khử là chỉ tiêu đánh giá tính thông khí và tình hình cung cấp dinh dưỡng trong đất. Các chất dinh dưỡng như NH4+, NO3-, PO43-, SO42-... được hình thành do tác động của hệ vi sinh vật đất trong những điều kiện cụ thể về pH, hoặc Eh nào đấy. Ví dụ: khi pH = 7, Eh khoảng 400mV thì NO3- bị khử mạnh thành NO2 cây không dùng được. + Các loại đất khác nhau có Eh khác nhau, trong một phẫu diện Eh của các tầng khác nhau và
- thường giảm theo chiều sâu. Eh phù hợp với sản xuất nông nghiệp biến động trong phạm vi 200-700 mV (đất lúa nước từ 200-300mV). Eh quá cao chứng tỏ quá trình oxy hoá trong đất xảy ra mạnh. Mùn tiêu hao nhanh và một số chất dinh dưỡng có thể bị cố định lại. Ngược lại nếu Eh quá thấp nghĩa là quá trình khử diễn ra mạnh, sinh ra một số chất độc như H2S, CH4.... + Khi thay đổi Eh sẽ dẫn tới sự thay đổi một loạt trạng thái dinh dưỡng trong đất. Thí dụ: khi đổ ải, đất chuyển từ trạng thái oxy hoá sang trạng thái khử, Eh giảm mạnh. Lúc đó Fe3+ trong các hợp chất bị khử thành Fe2+ (như Fe(OH)2 và FeHPO4) làm đất giảm tính chua trong thời gian khoảng 1 tháng, hàm lượng lân dễ tiêu tăng lên, hàm lượng NH4+ cũng tăng (do chất hữu cơ phân giải trong điều kiện yếm khí tạo ra NH4+)... đây là một quá trình có lợi vì cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây. Ðiều tiết phản ứng oxy hoá - khử Eh của đất quá cao hay quá thấp đều không tốt, để điều chỉnh Eh có nhiều biện pháp khác nhau: + Ðiều chỉnh độ ẩm đất, không để đất khô hạn hoặc dư ẩm trong thời gian dài, làm cho quá trình oxy hoá và khử diễn ra hài hoà: - Luân canh cây trồng cạn - nước theo công thức 2 lúa một màu (vụ đông) - Rút nước phơi ruộng, làm cỏ sục bùn: Sau khi
- trời mưa hoặc tưới nước cần rút nước xới phá váng đất để đất được thoáng khí. Khi làm cỏ phải sục bùn để oxy hoá những chất khử có tính độc, chuyển chúng ra dạng không độc và tạo bước nhảy vọt Eh để sau đó Eh giảm xuống sẽ có tác dụng giải phóng chất dinh dưỡng như, tăng NH4+, tăng lân dễ tiêu, giảm chua... Vì thế nhân dân ta có câu "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn". - Cày ải sau vụ mùa đối với đất chuyên trồng lúa. Trong quá trình phơi ải sẽ khử các chất độc như H2S, CH4, tăng cường phân giải chất hữu cơ tăng nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật hảo khí, tăng Eh. Khi đổ ải (cho nước vào) Eh đất từ cao sẽ giảm xuống giải phóng NH4+, P2O5 dễ tiêu, giảm chua do trong đất sinh ra Fe(OH)2 và NH4OH... và như vậy đúng là "một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân". Mặt khác nếu đất được phơi ải triệt để thì lúc đổ ải bừa rất dễ nên chất lượng làm đất sẽ rất tốt. Ngoài ra phơi ải là quá trình oxy hoá hút nhiệt nên lúc đổ ải sẽ toả nhiệt làm cho ôn độ đất tạm thời tăng lên cũng có tác dụng nhất định trong quá trình sinh trưởng của lúa mới cấy trong thời tiết lạnh của vụ đông xuân. + Bón phân hữu cơ và bón vôi làm tăng kết cấu đất, tăng độ tơi xốp của đất, đất thông khí tốt thích hợp với cây trồng cạn. Bón vôi để thay đổi
- pH ở đất chua vì pH ảnh hưởng đến Eh như đã nói ở trên. + Bón phân hữu cơ làm giảm Eh, nếu làm cỏ xới đất tiếp theo thì Eh không giảm đột ngột.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Anđehit-xeton-axit cacboxylic phản ứng oxi hóa (Đề 3)
4 p | 147 | 36
-
Cơ chế của phản ứng oxy hóa
5 p | 322 | 33
-
Hóa học lớp 11: Hidrocacbon không no-Phản ứng oxi hóa (Đề 2)
3 p | 151 | 30
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Axit cacboxylic phản ứng oxi hóa (Đề 4)
4 p | 105 | 25
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Anđehit-xeton-axit cacboxylic phản ứng oxi hóa
5 p | 125 | 24
-
Hóa học lớp 11: Hidrocacbon không no-Phản ứng oxi hóa (Đề 1)
3 p | 157 | 24
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Ancol phản ứng oxi hóa (Đề 1)
3 p | 153 | 23
-
Hóa học lớp 11: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn của hidrocacbon no (Đề 1)
2 p | 96 | 16
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Anđehit-xeton-axit cacboxylic phản ứng oxi hóa (Đề 2)
4 p | 104 | 15
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Ancol phản ứng oxi hóa (Đề 4)
3 p | 123 | 15
-
Hóa học lớp 11: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn của hidrocacbon no (Đề 2)
3 p | 98 | 15
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Ancol phản ứng oxi hóa (Đề 3)
4 p | 109 | 14
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Ancol phản ứng oxi hóa (Đề 2)
5 p | 99 | 13
-
Chuyên đề LTĐH môn Hóa học: Axit cacboxylic phản ứng oxi hóa (Đề 5)
4 p | 76 | 12
-
Hóa học cơ bản nâng cao lớp 10: Ôn tập phản ứng oxi hóa - Đề 2
3 p | 78 | 9
-
Bài toán về phản ứng của ancol
10 p | 149 | 8
-
Hóa học cơ bản nâng cao lớp 10: Ôn tập phản ứng oxi hóa - Đề 1
3 p | 58 | 7
-
Các dạng toán xuất hiện trong đề kiểm tra Hóa học
1 p | 79 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn