intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên tiêu chí về địa hình, lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành 2 nhóm vùng môi trường là đồi núi và đồng bằng ven biển. Trong mỗi nhóm vùng môi trường, dựa trên yếu tố nhạy cảm của môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường, lãnh thổ được chia thành 3 vùng môi trường gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng phát triển kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phan Anh Hằng1, Lê Văn Thăng1, Trần Anh Tuấn1, Nguyễn Hoàng Sơn2,3* 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, Đại học Huế *Email: nhsonsp@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 6/5/2022; ngày hoàn thành phản biện: 10/5/2022; ngày duyệt đăng: 4/8/2022 TÓM TẮT Dựa trên tiêu chí về địa hình, lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành 2 nhóm vùng môi trường là đồi núi và đồng bằng ven biển. Trong mỗi nhóm vùng môi trường, dựa trên yếu tố nhạy cảm của môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường, lãnh thổ được chia thành 3 vùng môi trường gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng phát triển kinh tế. Các giải pháp bảo vệ môi trường theo vùng, tiểu vùng được đề xuất trên cơ sở chức năng môi trường, các vấn đề môi trường trọng tâm của các đơn vị phân vùng môi trường. Từ khóa: Bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. MỞ ĐẦU Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình phát triển kinh tế, Thừa Thiên Huế đang đối mặt với sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu. Để phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu đến năm 2030 đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bên cạnh xây dựng và thực hiện mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Việc phân vùng môi trường để bảo tồn, bảo vệ, phát triển phù hợp với chức năng môi trường của từng đơn vị phân vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. 125
  2. Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu Cơ sở của phương pháp là dựa vào việc phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã thu thập được và các số liệu, tài liệu điều tra, thống kê, nghiên cứu về các hợp phần tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu. Đồng thời phân tích, so sánh với các tài liệu khảo sát, đo đạc thực tế. 2.2. Phương pháp bản đồ Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác thông tin trên các bản đồ đã được thành lập, nhất là các thông tin về mối quan hệ không gian lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu. Bản đồ địa hình 1/50.000 được sử dụng để khai thác thông tin, đồng thời đã xây dựng bản đồ phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế... Phương pháp bản đồ đã thể hiện trực quan nhất kết quả nghiên cứu. 2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Việc tiếp cận với đối tượng nghiên cứu cho phép thu nhận và bổ sung trực tiếp những thông tin về các yếu tố tự nhiên, các tai biến thiên nhiên, các khu vực nhạy cảm môi trường, các yếu tố kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian thực địa gồm 2 đợt: đợt 1 vào tháng 5 năm 2022 và đợt 2 vào tháng 11 năm 2022. Các điểm khảo sát thực địa gồm Vườn quốc gia Bạch Mã, Nhà máy nước Quảng Tế 1 và 2. Tuyến khảo sát dọc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; dọc theo sông Hương; tuyến khảo sát các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. 2.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp tham vấn chuyên gia được vận dụng thông qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về phương pháp, nội dung nghiên cứu cũng như các vấn đề lý luận và thực tiễn của các chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu trong lĩnh quy hoạch môi trường, phân vùng môi trường phục vụ phát triển bền vững địa phương. 2.5. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) được đề xuất bởi nhà toán học người gốc Irắc Thomas L. Saaty năm 1980 [4]. Phương pháp AHP được sử dụng nhằm hỗ trợ phân tích các vấn đề ra quyết định với nhiều tiêu chí. Phương pháp phân tích thứ bậc được sử dụng để xác định trọng số cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ (chỉ tiêu) phân vùng môi trường theo các bước như sau: 126
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) Bước 1: Xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ. Bước 2: Tính toán trọng số cho các tiêu chí Hệ số ma trận được lấy từ điểm số của việc so sánh cặp giữa các tiêu chí. Giá trị so sánh cặp được thực hiện thông qua tham vấn ý kiến chuyên gia. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nguyên tắc, quy trình, hệ thống phân vị trong phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế a. Nguyên tắc phân vùng môi trường: Phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy định của luật pháp hiện hành; tôn trọng tính khách quan của vùng; chấp nhận tính đồng nhất tương đối của vùng; phù hợp với chức năng tự nhiên, sinh thái và môi trường của vùng. Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được phân vùng theo: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm của môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường [1]. b. Quy trình phân vùng môi trường Quy trình phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện qua hình 1: 127
  4. Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 1. Quy trình phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế c. Hệ thống phân vị trong phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế Khi nghiên cứu ở lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế, sự phân hóa về địa hình, yếu tố nhạy cảm môi trường chỉ xem xét trong phạm vi nội bộ tỉnh nên cấp phân vị cao nhất được sử dụng ở đây là cấp nhóm vùng, vùng và tiểu vùng. 3.2. Đặc điểm các vùng, tiểu vùng môi trường 3.2.1. Nhóm vùng môi trường đồi núi (ĐN) a. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (ĐN.I) a.1. Nhóm tiểu vùng nước mặt cấp cho sinh hoạt (ĐN.I.A) 128
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) Hình 2. Bản đồ phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế Tại nhóm vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế có 20 tiểu vùng nước mặt cấp cho sinh hoạt [3] gồm: Tiểu vùng nước suối Khe Me; tiểu vùng nước suối Pa Rốc; tiểu vùng nước suối Tà Rê và suối A Nô; tiểu vùng nước suối PyLo; tiểu vùng nước suối Khe Lớn; tiểu vùng nước suối C Ruồi; tiểu vùng nước suối Tóc; tiểu vùng nước suối Pập; 129
  6. Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế tiểu vùng nước suối A Pá; tiểu vùng nước suối Thượng Ngàn; tiểu vùng nước suối Tranh và suối Máu; tiểu vùng nước sông Hữu Trạch; tiểu vùng nước sông Hương; tiểu vùng nước suối ChaPo; tiểu vùng nước khe A Kì; tiểu vùng nước sông Tả Trạch; tiểu vùng nước suối La Hy; tiểu vùng nước suối Ba Khe; tiểu vùng nước Khe Su; tiểu vùng nước Khe Mệ, khe Bô Ghe. * Tiểu vùng vườn quốc gia Bạch Mã (ĐN.I.B.1) Tiểu vùng có diện tích 322,94 km2, chiếm 6,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vườn quốc gia Bạch Mã được quy hoạch thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính. Có 2147 loài thực vật, chiếm khoảng 1/5 tổng số loài thực vật ở Việt Nam. Hệ động vật Bạch Mã có 4 loài là đặc hữu hẹp của Bạch Mã, 22 loài là đặc hữu của Việt Nam, 88 loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ của Việt Nam. Vấn đề môi trường cần quan tâm là diện tích lớn rừng đã bị tàn phá nặng nề bởi bom đan và chất độc hóa học trong chiến tranh. Hiện nay, các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp và lâm sản phi gỗ, nạn cháy rừng… đang là những vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học của Vườn. * Tiểu vùng khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (ĐN.I.B.2) Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền là nơi trú ngụ của 44 loài thú, trong đó có 19 loài được ghi trong danh mục sách đỏ IUCN (chiếm 43%) và 16 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (chiếm 34%). Nhiều loài thú quý hiếm như Sao la, mang lớn, hổ, báo gấm, gấu ngựa, vượn đen má hung, cầy vằn… Vấn đề môi trường trọng tâm ở đây là việc thi công các tuyến đường, các công trình thủy điện gây tiếng ồn, bụi, gây mất rừng, đã tác động đến môi trường sống của các loài động thực vật. Năm 2019 lực lượng kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền xử lý 32 vụ lâm tặc vào rừng khai thác gỗ, năm 2018 xử lý 48 vụ. * Tiểu vùng khu bảo tồn Sao la (ĐN.I.B.3) Khu Bảo tồn Sao la có tổng diện tích 155,1993 km2, gồm ba phân khu chức năng là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ. Khu bảo tồn Sao la được thành lập với nhiệm vụ chính bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt là quần thể Sao la và loài Mang lớn, Mang Trường Sơn. a.3. Nhóm tiểu vùng khu vực bảo vệ 1 di tích lịch sử văn hóa (ĐN.I.D) Thành phố Huế có 8 di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, 5 di tích quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh. Huyện Phong Điền có 2 di tích cấp quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh. Thị xã Hương Trà có 2 di tích cấp tỉnh. Thị xã Hương Thủy có 3 di tích cấp tỉnh. Huyện Phú Lộc có 1 di tích quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh. Huyện A Lưới có 1 di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, 8 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh và huyện Nam Đông có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. 130
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) a.4. Nhóm tiểu vùng nội thành đô thị loại I (ĐN.I.D) Tiểu vùng nội thành đô thị Huế (ĐN.I.D.1): Diện tích 49,18 km2, chiếm 1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; mật độ dân số 4.967 người/km2 (năm 2020) [2]. Diện tích đất cây xanh toàn đô thị đạt 13,10 m2/ người. Thành phố Huế được coi là đô thị hạt nhân - đô thị di sản văn hóa, du lịch đặc sắc, trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm khoa học và công nghệ của khu vực và cả nước. b. Vùng hạn chế phát thải (ĐN.II) b.1. Nhóm tiểu vùng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt cấp cho sinh hoạt (ĐN.II.A): Tương ứng với 20 khu vực nước mặt được khai thác phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt đã được cấp phép, vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế có 20 hành lang bảo vệ nguồn nước. b.2. Nhóm tiểu vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên (ĐN.II.B) * Tiểu vùng đệm VQG Bạch Mã (ĐN.II.B.1): Tiểu vùng đệm VQG Bạch Mã có diện tích 215,98 km2, chiếm 4,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; thuộc địa bàn 2 huyện Phú Lộc, Nam Đông. * Tiểu vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (ĐN.II.B.2): Tiểu vùng đệm KBTTN Phong Điền có diện tích 408,68 km2, chiếm 8,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; thuộc huyện Phong Điền và A Lưới. * Tiểu vùng đệm khu bảo tồn Sao la (ĐN.II.B.3): Tiểu vùng có diện tích 432,01 km , chiếm 8,6% diện tích tự nhiên của tỉnh; gồm 19 tiểu khu thuộc 5 xã A Roàng, 2 Hương Nguyên (huyện A Lưới); Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) và Thượng Quảng, Thượng Long (huyện Nam Đông). b.3. Nhóm tiểu vùng bảo tồn đa dạng sinh học khác (ĐN.II.C) * Tiểu vùng hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và KBTTN Phong Điền (ĐN.II.C.1): Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền được thành lập với mục tiêu kết nối sinh cảnh, tăng cường chất lượng các hệ sinh thái, góp phần duy trì độ che phủ rừng 83% tại hành lang đa dạng sinh học. * Tiểu vùng đa dạng sinh học cao Bắc Hải Vân (ĐN.II.C.2): Tiểu vùng có diện tích 138,70 km2, chiếm 2,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. b.4. Nhóm tiểu vùng nội thị đô thị loại IV, đô thi loại V (ĐN.D): Nhóm tiểu vùng gồm có tiểu vùng nội thị thị xã Hương Trà (ĐN.II.D.1); tiểu vùng nội thị thị xã Hương Thủy (ĐN.II.D.2); tiểu vùng thị trấn A Lưới (ĐN.II.D.3); tiểu vùng thị trấn Khe Tre (ĐN.II.D.4); tiểu vùng thị trấn Lăng Cô (ĐN.II.D.5). c. Vùng phát triển kinh tế (ĐN.III) 131
  8. Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế c.1. Nhóm tiểu vùng lâm nghiệp (ĐN.III.A) * Tiểu vùng lâm nghiệp Tây A Lưới (ĐN.III.A.1): Diện tích tiểu vùng khoảng 238,3 km2, gồm các xã Hồng Bắc, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Hồng Thái, Phú Vinh, Hồng Thượng, huyện A Lưới. * Tiểu vùng lâm nghiệp Tây Nam A Lưới (ĐN.III.A.2): Diện tích tiểu vùng khoảng 43,7 km2, gồm các xã Đông Sơn, A Đớt, huyện A Lưới. * Tiểu vùng lâm nghiệp Phú Lộc (ĐN.III.A.3): Diện tích khoảng 32,7 km2, phạm vi phía Nam, Tây Nam các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn; diện tích nhỏ phía Đông Bắc xã Xuân Lộc; phía Tây Nam xã Lộc An, huyện Phú Lộc. c.2. Nhóm tiểu vùng lâm, nông nghiệp (ĐN.III.B) * Tiểu vùng lâm, nông nghiệp Hương Trà (ĐN.III.B.1): Diện tích 268,1 km2, gồm các xã Hương Bình, Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, thị xã Hương Trà. * Tiểu vùng lâm, nông nghiệp Hương Thủy (ĐN.III.B.2): Diện tích khoảng 314 km2, gồm các xã Dương Hòa, phía Tây Nam xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy. * Tiểu vùng lâm, nông nghiệp Nam Đông (ĐN.III.B.3): Diện tích tiểu vùng khoảng 72,5 km2; gồm các xã Hương Sơn, Hương Hòa, Hương Giang, Hương Hữu, huyện Nam Đông. c.3. Nhóm tiểu vùng lâm nghiệp, dịch vụ du lịch (ĐN.III.C) * Tiểu vùng lâm nghiệp, dịch vụ du lịch thành phố Huế (ĐN.III.C.1): Diện tích khảng 70,61 km2; gồm 2 xã Hương Thọ, Thủy Bằng, TP. Huế. Lãnh thổ có 39,47 km2 đất rừng sản xuất (chiếm 55,9% diện tích toàn tiểu vùng). * Tiểu vùng lâm nghiệp, dịch vụ du lịch Phú Lộc (ĐN.III.C.1): Diện tích khoảng 28 km ; gồm phía Đông Bắc, Đông, Đông Nam xã Lộc Bình; Bắc, Đông Bắc xã Lộc 2 Thủy, huyện Phú Lộc. 3.2.2. Nhóm vùng môi trường đồng bằng ven biển (ĐB) a. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (ĐB.I) a.1. Nhóm tiểu vùng nước mặt cấp cho sinh hoạt (ĐB.I.A): Các tiểu vùng nước mặt cấp cho sinh hoạt gồm: Tiểu vùng nước sông Ô Lâu gần nhà máy nước Hòa Bình Chương (ĐB.I.A.1); tiểu vùng nước sông Ô Lâu gần NMN Phong Thu (ĐB.I.A.2); tiểu vùng nước sông Bồ gần NMN Tứ Hạ (ĐB.I.A.3); tiểu vùng nước sông Truồi gần NMN Lộc An (ĐB.I.A.4). a.2. Nhóm tiểu vùng khu bảo tồn thiên nhiên (ĐB.I.B): Tiểu vùng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai (ĐB.I.B.1): Tổng diện tích là 20,715 132
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) km2; gồm phân vùng Ô Lâu với diện tích 12,702 km2, phân vùng Cồn Tè - Rú Chá 1,871 km2 và 23 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản có diện tích 6,142 km2. a.3. Nhóm tiểu vùng khu vực bảo vệ 1 di tích lịch sử văn hóa (ĐB.I.C) Danh sách các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, quốc gia, tỉnh theo địa phương gồm: Thành phố Huế có 17 di tích quốc gia đặc biệt, 23 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh. Huyện Phong Điền có 5 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh. Huyện Quảng Điền có 3 di tích cấp quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh. Thị xã Hương Trà có 4 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh. Thị xã Hương Thủy có 5 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh. Huyện Phú Vang có 2 di tích cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh và huyện Phú Lộc có 6 di tích quốc gia, 5 di tích cấp tỉnh. a.4. Nhóm tiểu vùng nội thành đô thị loại I (ĐB.I.D) Tiểu vùng nội thành đô thị Huế (ĐB.I.D.1) gồm 29 phường: Phường Đúc, Thủy Xuân, Thủy Biều, Trường An, An Cựu, An Đông, An Tây, Phú Hội, Vĩnh Ninh, Vĩ Dạ, Xuân Phú, Phước Vĩnh, Hương Sơ, An Hòa, Kim Long, Hương Long, Phú Nhuận, Phú Hậu, Gia Hội, Thuận Lộc, Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Hương Hồ, Hương An, Hương Vinh, Thủy Vân, Phú Thượng, Thuận An. b. Vùng hạn chế phát thải (ĐB.II) b.1. Nhóm tiểu vùng hành lang bảo vệ nguồn nước cấp cho sinh hoạt (ĐB.II.A) Tương ứng với 4 tiểu vùng nước mặt cấp cho sinh hoạt là 4 tiểu vùng hành lang nước mặt cấp cho sinh hoạt. b.2. Nhóm tiểu vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên (ĐB.II.B) * Tiểu vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã (ĐB.II.B.1): Tiểu vùng có diện tích 27,10 km2 chiếm 0,5% diện tích toàn tỉnh. * Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai (ĐB.II.B.2): Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai có diện tích 233,94 km2, chiếm 4,7% diện tích toàn tỉnh. b.3. Nhóm tiểu vùng nội thị đô thị loại IV, đô thị loại V (ĐB.II.D) Các tiểu vùng gồm: Tiểu vùng nội thị thị xã Hương Trà (ĐB.II.D.1; tiểu vùng nội thị thị xã Hương Thủy (ĐB.II.D.2); tiểu vùng thị trấn Phong Điền (ĐB.II.D.3); tiểu vùng thị trấn Sịa (ĐB.II.D.4); tiểu vùng thị trấn Lăng Cô (ĐB.II.D.5); tiểu vùng thị trấn Phú Đa (ĐB.II.D.6); tiểu vùng thị trấn Phú Lộc (ĐB.II.D.7). c. Vùng phát triển kinh tế (ĐB.III) c.1. Nhóm tiểu vùng nông nghiệp (ĐB.III.A) 133
  10. Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế * Tiểu vùng nông nghiệp Quảng Điền (ĐB.III.A.1): Diện tích 86,2 km2; gồm phía Tây, Nam xã Quảng Thái; phía Tây, Nam xã Quảng Lợi; xã Quảng Vinh; Quảng Phú; Quảng Thọ; Quảng Thành. * Tiểu vùng nông nghiệp Hương Toàn, Hương Trà (ĐB.III.A.2): Thuộc địa bàn xã Hương Toàn, huyện Hương Trà; diện tích 12,13 km2. * Tiểu vùng nông nghiệp Bắc thành phố Huế (ĐB.III.A.3): Có diện tích khoảng 30,96 km2; gồm 4 xã Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh, Hương Phong, TP. Huế. * Tiểu vùng nông nghiệp Thủy Thanh, Hương Thủy (ĐB.III.A.4): Thuộc địa bàn xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy; diện tích 7,85 km2. * Tiểu vùng nông nghiệp Thủy Tân, Thủy Phù, Hương Thủy (ĐB.III.A.5): Thuộc địa bàn xã Thủy Tân; phía Bắc, Đông xã Thủy Phù; diện tích 23,34 km2. c.2. Nhóm tiểu vùng nông nghiệp, thủy sản (ĐB.III.B) * Tiểu vùng nông nghiệp, thủy sản Tây, Nam Phú Vang (ĐB.III.B.1): Diện tích 58,96 km2; gồm phía Nam, Đông Nam xã Phú Xuân; phía Tây, Nam xã Phú An; phía Tây, Nam, Đông Nam xã Phú Mỹ; xã Phú Hồ; Phú Lương, huyện Phú Vang. * Tiểu vùng nông nghiệp, thủy sản Đông Nam Phú Vang (ĐB.III.B.2): Diện tích 34,52 km2; gồm xã Vinh Thái; trung tâm xã Vinh Hà; phía Nam, Tây Nam xã Vinh Phú, huyện Phú Vang. c.3. Nhóm tiểu vùng phát triển kinh tế khác (ĐB.III.C) * Tiểu vùng lâm, công, nông nghiệp Phong Điền (ĐB.III.C.1): Diện tích khoảng 257,5 km2; gồm các xã Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, phía Bắc, Tây, Đông xã Điền Hòa, xã Phong Hải, phía Bắc, Đông Bắc, Đông xã Điền Hải, xã Phong Bình; Phong Chương, Phong Hòa, Phong Thu, Phong An, Phong Hiền. * Tiểu vùng lâm, nông, thủy sản Quảng Điền, thành phố Huế (ĐB.III.C.2): Diện tích 17,46 km2; gồm phía Bắc, Đông Bắc, Đông 2 xã Quảng Ngạn, Quảng Công, huyện Quảng Điền; xã Hải Dương, TP. Huế. * Tiểu vùng thủy sản, nông nghiệp Phú Vang, Phú Lộc (ĐB.III.C.3): Diện tích 84,82 km2; gồm phía Đông Bắc, Đông xã Phú Thuận; phía Bắc, Đông Bắc, Đông xã Phú Hải; phía Bắc, Đông Bắc, Đông xã Phú Diên; phía Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam xã Vinh Xuân, các xã Vinh Hiền, xã Vinh An, Vinh Mỹ, Vinh Hưng, phía Bắc xã Vinh Giang, xã Vinh Hải, phía Bắc xã Vinh Hiền. * Tiểu vùng nông, lâm, thủy sản Phú Lộc (ĐB.III.C.4): Gồm phía Bắc xã Lộc Bổn, phía Bắc xã Lộc Sơn, phía Bắc xã Lộc An, huyện Phú Lộc; diện tích 40,63 km2. * Tiểu vùng nông nghiệp, dịch vụ Phú Lộc (ĐB.III.C.5): Diện tích 80 km2; gồm xã Lộc Vĩnh, phía Bắc xã Lộc Tiến, phía Bắc xã Lộc Thủy. 134
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) 3.3. Định hướng các giải pháp bảo vệ môi trường theo các vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế 3.3.1. Nhóm vùng môi trường đồi núi (ĐN) a. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (ĐN.I) - Nhóm tiểu vùng bảo vệ nguồn nước mặt cấp cho sinh hoạt (ĐN.I.A): Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt. - Nhóm tiểu vùng khu bảo tồn thiên nhiên (ĐN.I.B): Nghiêm cấm các hoạt động, đe dọa đến đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên. Nâng cao nhận thức và hành động về bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về bảo tồn đa dạng sinh học. - Nhóm tiểu vùng khu vực bảo vệ 1 di tích lịch sử văn hóa (ĐN.I.C): Cần thực hiện quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa. - Nhóm tiểu vùng nội thành đô thị loại I (ĐN.I.D): Xây dựng đô thị sinh thái, hoàn thiện hệ thống hạ tầng xử nước thải đô thị. Di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi đô thị. Tăng cường hệ thống cây xanh đô thị. b. Vùng hạn chế phát thải (ĐN.II) - Nhóm tiểu vùng hành lang bảo vệ khu vực cấp nước sinh hoạt (ĐN.II.A): Cần có biện pháp mạnh để khắc phục, đình chỉ hoặc di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm. - Nhóm tiểu vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên (ĐN.II.B): Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm; trợ giúp phát triển KT - XH vùng đệm; khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn. - Nhóm tiểu vùng bảo tồn đa dạng sinh học khác (ĐN.II.C): Quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm và xử phạt nghiêm các hành vi săn bắt các loài động vật quý hiếm. Phát triển kinh tế, giao đất giao rừng cho các hộ dân sống tại địa bàn. - Nhóm tiểu vùng nội thị đô thị loại IV, đô thị loại V (ĐN.D): Xây dựng đô thị sinh thái; hoàn thiện hệ thống quản lý, phân loại rác thải; di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi khu dân cư; tăng cường thêm cây xanh, mặt nước; bảo vệ nguồn nước sông đoạn chảy qua các đô thị. c. Vùng phát triển kinh tế (ĐN.III) Phát triển kinh tế đi đôi với việc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm phát thải, BVMT. 3.3.2. Nhóm vùng môi trường đồng bằng ven biển (ĐB) a. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (ĐB.I) 135
  12. Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế Không thực hiện các dự án đầu tư có nguy cơ gây ONMT cao và các dự án đầu tư có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Hạn chế thực hiện các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Nguồn thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt có nguy cơ gây ONMT phải được kiểm soát chặt chẽ, thu hồi, tái sử dụng hoặc phải được xử lý đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức nghiêm ngặt, đảm bảo không gây tác động xấu đến con người và sinh vật. Thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường. b. Vùng hạn chế phát thải (ĐB.II) Không thực hiện các dự án đầu tư có nguy cơ gây ONMT có công suất trung bình trở lên. Hạn chế các dự án đầu tư có nguy cơ gây ONMT công suất nhỏ. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động có nguy cơ gây ONMT có công suất trung bình trở lên phải chuyển đổi sang công nghệ sạch hơn, thực hiện các biện pháp BVMT. Nguồn thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ONMT phải được kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật ở mức nghiêm ngặt. Thực hiện thanh tra, kiểm tra môi trường thường xuyên. c. Vùng phát triển (ĐB.III) Cần thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm kiểm soát tác động môi trường. Kiểm soát, hạn chế đến mức tối đa mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường; xử lý các điểm nóng ô nhiễm không khí tại các điểm nút giao thông; ONMT nước các chi lưu sông Hương, sông đào như sông Ngự Hà, hồ Châu Sơn… 4. KẾT LUẬN Lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành 2 nhóm vùng môi trường là đồi núi và đồng bằng ven biển. Các nhóm vùng môi trường được phân loại thành 3 vùng là bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng phát triển kinh tế. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm 4 nhóm tiểu vùng môi trường: Nhóm tiểu vùng nước mặt cấp cho sinh hoạt; nhóm tiểu vùng khu bảo tồn thiên nhiên; nhóm tiểu vùng khu vực bảo vệ 1 di tích lịch sử văn hóa; nhóm tiểu vùng nội thành đô thị loại I. Vùng hạn chế phát thải gồm 3 nhóm tiểu vùng môi trường: Nhóm tiểu vùng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt cấp cho sinh hoạt; nhóm tiểu vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên; nhóm tiểu vùng nội thị đô thị loại IV, đô thị loại V. Vùng phát triển kinh tế ở nhóm vùng môi trường đồi núi gồm 3 nhóm tiểu vùng: nhóm tiểu vùng lâm nghiệp (3 tiểu vùng); nhóm tiểu vùng lâm, nông nghiệp (3 tiểu vùng); nhóm tiểu vùng lâm nghiệp, dịch vụ du lịch (2 tiểu vùng). Vùng phát triển kinh tế ở nhóm vùng môi trường đồng bằng gồm 3 nhóm tiểu vùng: Nhóm tiểu vùng nông nghiệp (5 tiểu vùng), nhóm tiểu vùng nông nghiệp, thủy sản (2 tiểu vùng), nhóm tiểu vùng phát triển kinh tế khác (5 tiểu vùng). Về giải pháp bảo vệ môi trường, đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, tuyệt đối không bố 136
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) trí xây dựng các cơ sở sản xuất; các khu chứa, xử lý chất thải. Đối với vùng hạn chế phát thải: Xây dựng đô thị sinh thái; kiểm soát, xử lý nguồn thải tại khu vực hành lang bảo vệ nguồn nước cấp cho sinh hoạt; hỗ trợ phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên để hạn chế sự phụ thuộc vào khai thác lâm sản của người dân. Tại các vùng khác, cần tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế phù hợp với chức năng môi trường của từng khu vực, phát triển kinh tế đi đôi với khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2022), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2020, Hà Nội. [2]. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2021), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2020, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [3]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2022), Công văn số 3609/UBND-TN ngày 15 tháng 4 năm 2022 về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế. [4]. Saaty T.L. (2008), “Decision making with the Analytic Hierarchy Process”, Int. J. Services, Sciences, 1(1), pp.83–98. ENVIRONMENTAL ZONING SERVES THE CONTENT OF ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE PLANNING OF THUA THIEN HUE PROVINCE Phan Anh Hang1, Le Van Thang1, Tran Anh Tuan1, Nguyen Hoang Son2,3* 1University of Sciences, Hue University 2University of Education, Hue University 3Institute of Open Education and Information Technology, Hue University *Email: nhsonsp@hueuni.edu.vn ABSTRACT Based on the topography criteria, Thua Thien Hue province's territory is divided into two environmental zones: mountainous regions and coastal plains. In each group of environmental zones, based on the sensitivity of the environment and vulnerability to the impact of environmental pollution, the territory is divided into three environmental zones, including strictly protected areas, low emission zones, 137
  14. Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế and economic development. Environmental protection solutions by region and sub-region are proposed based on environmental functions and critical environmental issues in environmental zoning units. Keywords: Environmental protection, environmental zoning, Thua Thien Hue province. Phan Anh Hằng sinh ngày 08/01/1984. Năm 2007, bà tốt nghiệp Cử nhân ngành Địa lý tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Năm 2011, bà nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý Tự nhiên tại trường Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Hiện nay, bà công tác trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý Tự nhiên, Quản lý tài nguyên và môi trường. Lê Văn Thăng sinh ngày 30/08/1958. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Địa lý tự nhiên tại Trường Đại học Tổng hợp Huế năm 1981; Năm 1996, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại Đại học Quốc gia Hà Nội; Năm 2006, được phong học hàm PGS. Hiện nay, ông công tác tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý tài nguyên và môi trường; Biến đổi khí hậu. Trần Anh Tuấn sinh ngày 23/03/1967. Năm 1991, ông tốt nghiệp Cử nhân Sinh học tại Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 2002, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Môi trường tại Đại học Queensland, Australia. Năm 2013, ông nhận học vị Tiến sĩ Khoa học Môi trường tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ 2003, ông nhận học vị Tiến sĩ Khoa học Môi trường tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2017, ông được phong học hàm PGS. Hiện nay, ông công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý môi trường, Du lịch sinh thái, Quản lý nhu cầu tài nguyên, Năng lượng tái tạo, Biến đổi khí hậu. Nguyễn Hoàng Sơn sinh ngày 25/10/1976. Năm 1998, ông tốt nghiệp Cử nhân ngành Địa lý tại Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế. Năm 2003, ông nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý Tự nhiên tại Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Năm 2010, ông nhận học vị Tiến sĩ ngành Địa Tài nguyên và Môi trường. Năm 2014, ông được phong học hàm PGS ngành Khoa học Trái đất và Mỏ. Hiện nay, ông công tác tại Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, ĐH Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý Tự nhiên; Địa lý Tài nguyên và Môi trường. 138
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1