intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về hoà giải thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập – Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở cho Việt Nam

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

47
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua bài viết, sẽ đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về hoà giải thương mại, đồng thời tham khảo mô hình hoà giải của một số nước trên thế giới để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về hoà giải thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập – Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở cho Việt Nam

  1. PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM LAW ON COMMERCIAL MEDIATION IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION – INTERNATIONAL EXPERIENCES AND SOME SUGGESTIONS FOR VIETNAM Lê Thu Trang Cao Thị Ngọc Mỹ Trần Nguyễn Khánh Hằng TÓM TẮT: Trong bối cảnh toàn cầu hoá, với nhu cầu giải quyết tranh chấp nhanh gọn và tiết kiệm, hoà giải thương mại ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Song tại Việt Nam, phương thức này vẫn chưa được đánh giá cao, phần lớn đến từ những điểm chưa hoàn thiện trong khung pháp lý về hoà giải thương mại. Thông qua bài viết, nhóm tác giả sẽ đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về hoà giải thương mại, đồng thời tham khảo mô hình hoà giải của một số nước trên thế giới để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam. Từ khóa: Hoà giải thương mại, Công ước Singapore, Bối cảnh hội nhập, Hoà giải thương mại tại Hoa Kỳ, Hoà giải thương mại tại Singapore. ABSTRACTS: In light of globalization and the demand for immediate and economic dispute resolution, commercial mediation has been attracting more and more attention. However, in Vietnam, this method has not been appreciated, the major reason is the imperfection of Vietnam‟s legal framework for commercial mediation. Therefore, in this article, we will evaluate Vietnamese regulations on commercial mediation, as well as making references to the mediation models of some countries in  Sinh viên; Đại học Luật Hà Nội; tranglt168@gmail.com.  Sinh viên; Đại học Luật Hà Nội; ctnn.my@gmail.com.  Sinh viên; Đại học Luật Hà Nội; tnkhang19@gmail.com. 37
  2. the world to provide helpful recommendations for improving the legal system on commercial mediation in Vietnam. Keywords: Commercial mediation, Singapore Convention on Mediation, Globalization, Commercial mediation in America, Commercial mediation in Singapore. 1. Thực trạng hoạt động hòa giải thƣơng mại tại Việt Nam Đứng trƣớc nhu cầu sử dụng phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là hoà giải thƣơng mại, Việt Nam đã xây dựng đƣợc khung pháp lý cơ bản, tạo tiền đề cho hoạt động hòa giải thƣơng mại. Cụ thể, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 về Hòa giải thƣơng mại, quy định chi tiết về nguyên tắc hòa giải, trình tự thủ tục hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải viên, điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức hòa giải thƣơng mại. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) cũng có sự chú trọng đến hoạt động này khi dành riêng một chƣơng (Chƣơng XXXIII) quy định Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án. Sau khi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ra đời, đến nay, Việt Nam đã có trên 10 trung tâm hoà giải đƣợc thành lập khắp cả nƣớc theo quy định tại Nghị định này và tính đến năm 2020, cả nƣớc đã có khoảng 100 hoà giải viên thƣơng mại vụ việc đã đăng ký tại Sở Tƣ pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng3. Tuy nhiên, so với sự phát triển của Hoà giải thƣơng mại trên thế giới, Hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam vẫn còn non trẻ và chƣa đƣợc sử dụng phổ biến. Lấy dẫn chứng tại Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC), theo số liệu năm 2020, số vụ tranh chấp đƣợc thụ lý giải quyết tại VMC mới chỉ dừng lại ở con số 10, liên quan chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, mua bán hàng hoá và sở hữu trí tuệ, trong đó chỉ có 5 vụ hoà giải thành và các bên tự nguyện thi hành4. Con số này là không đáng kể so với các vụ tranh chấp thƣơng mại 3 Thảo Anh, http://pbgdpl.kontum.gov.vn/chuyenmuc/hoa-giai/Mot-so-loai-hinh-hoa-giai-truoc-to-tung-hien- nay, truy cập ngày 20/8/2021. 4 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, https://www.viac.vn/images/Resources/Annual- Reports/2020/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2020.pdf, truy cập ngày 20/8/2021, tr. 10. 38
  3. đƣợc Toà án thụ lý, xét xử năm 20205. Bên cạnh đó, cũng chƣa có nhiều đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp công nhận kết quả hoà giải thành đƣợc ghi nhận. 2. Đánh giá các quy định pháp luật về hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam Thứ nhất, về vấn đề đánh giá chất lƣợng hoà giải viên. Các quy định của Việt Nam về hòa giải viên chƣa chú trọng vào việc quản lý chất lƣợng hòa giải viên, chƣa có các quy định cụ thể để đánh giá khả năng và kinh nghiệm của họ. Pháp luật Việt Nam hiện nay áp dụng cả hai loại tiêu chuẩn định lƣợng6 và định tính7 cho việc hành nghề của hòa giải viên thƣơng mại8. Bên cạnh đó, các nhà làm luật còn quy định một số trƣờng hợp bị cấm trở thành hòa giải viên 9 và cho phép các trung tâm hòa giải thƣơng mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên, nhƣng phải cao hơn các tiêu chuẩn nêu trên 10. Theo đánh giá của nhóm tác giả, việc áp dụng cả hai tiêu chí định lƣợng và định tính nhƣ vậy đối với hòa giải viên hành nghề tại Việt Nam là khá cứng nhắc, chƣa hƣớng đến việc bảo đảm chất lƣợng thực tế khi hành nghề của hòa giải viên, bởi các tiêu chí đánh giá chất lƣợng còn khá trừu tƣợng và khó để xác minh trong thời gian ngắn, trong khi đó, hiện nay Việt Nam lại chƣa có mô hình đào tạo hoà giải viên chuyên nghiệp nào nên việc chứng minh năng lực khó đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, quy định về thủ tục pháp lý để một cá nhân trở thành hoà giải viên vẫn mang nặng tính nguyên tắc và không thực sự cần thiết. Theo đó, để trở thành hòa giải viên hợp pháp, những ngƣời có đủ tiêu chuẩn để trở thành hòa giải viên theo quy định pháp luật phải có tên trong danh sách của một tổ chức hòa giải cụ thể hoặc có tên trong danh sách hòa giải viên thƣơng mại vụ việc đƣợc đăng ký và công bố trên Cổng thông tin của Sở Tƣ pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nơi ngƣời đó thƣờng 5 Năm 2020 Toà án đã thụ lý 19.256 vụ việc kinh doanh thƣơng mại; giải quyết 15.245 vụ việc (theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ 2016 – 2020; Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các tòa án). 6 Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, hòa giải viên phải là ngƣời có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực đƣợc đào tạo từ 02 năm trở lên. 7 Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, hòa giải viên phải có đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tƣ, khách quan, có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực liên quan. 8 Lê Hƣơng Giang (2018), Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hoà giải thương mại ở Việt Nam, Khoa học pháp lý Việt Nam, (09/121). 9 Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP: “Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại”. 10 Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. 39
  4. trú, hoặc tạm trú nếu là ngƣời nƣớc ngoài11. Để làm đƣợc điều này, hòa giải viên cần thực hiện thủ tục đăng ký hòa giải viên thƣơng mại vụ việc theo quy định của pháp luật12. Theo quy định này, việc đánh giá chất lƣợng hoà giải viên để chấp thuận hay từ chối đăng ký hoà giải viên hiện nay đƣợc thực hiện bởi Sở Tƣ pháp. Tuy nhiên đây chỉ là một cơ quan hành chính mà không phải cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực hoà giải nên sẽ khó có thể hoặc nếu có sẽ tốn khá nhiều thời gian để đƣa ra những đánh giá chính xác nhất đối với các hoà giải viên. Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng quy định này không những không đánh giá, quản lý đƣợc chất lƣợng hoà giải viên, mà còn gây mất thời gian của các bên cũng nhƣ gây lãng phí ngân sách nhà nƣớc. Thứ hai, các quy định về nghĩa vụ của tổ chức hoà giải thƣơng mại và hoà giải viên còn tồn tại một số hạn chế. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP chƣa tập trung đến việc quy định nghĩa vụ của tổ chức hoà giải đối với các bên tranh chấp, khi mới chỉ đề cập đến nghĩa vụ lƣu trữ hồ sơ hay cung cấp thông tin 13. Đi cùng với đó là các vấn đề nhƣ quy tắc ứng xử của hoà giải viên, hƣớng dẫn về việc ban hành quy tắc hòa giải cũng chƣa đƣợc quy định khiến cho quyền và lợi ích của bên tranh chấp14 dễ bị xâm phạm. Thứ ba, hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đã đề cập đến chế định bảo mật trong hoà giải thƣơng mại tại Điều 4.2, 9.1.c, 10.1, nhƣng các quy định này còn chung chung, chƣa thực sự tối ƣu hoá và điều chỉnh một cách chi tiết các yếu tố trong vấn đề bảo mật trong khi đây là một trong những nguyên tắc làm nên ƣu điểm của phƣơng thức hoà giải thƣơng mại. Hơn nữa trong bối cảnh Covid, các quy định này cũng đã bộc lộ nhiều thiếu sót khi không có các quy định để kiểm soát đƣợc sự bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấp đối với những phiên hoà giải trực tuyến. Vấn đề này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà trên thế giới đã có rất nhiều vụ tấn công mạng, cụ thể là trên phần mềm trực tuyến Zoom15 liên tiếp gặp phải các hacker đột nhập vào các cuộc họp gây gián đoạn thậm chí có thể lấy cắp thông tin16. Hạn chế này của pháp luật 11 Theo Điều 8 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. 12 Theo Điều 8 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. 13 Theo điểm e khoản 2 Điều 24 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. 14 Bên sử dụng dịch vụ. 15 Đây là một trong những nền tảng trực tiếp đƣợc lựa chọn sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. 16 ViệtAnh,https://vnexpress.net/fbi-canh-bao-phan-mem-zoom-de-bi-hack- 4078073.html?fbclid=IwAR13Fdb5cxnQxg_kbG4A6JCRkjTB5Se9rFRaPKU82nZsNP7Y26pNX8xUycA, truy cập ngày 23/7/2021. 40
  5. Việt Nam cũng đã phần nào lý giải đƣợc tâm lý thận trọng của các bên, nhất là doanh nghiệp, trong việc lựa chọn hoà giải thƣơng mại để giải quyết tranh chấp. Thứ tư, hiện toàn bộ thời gian tiến hành hoà giải không đƣợc loại trừ khỏi thời hiệu khởi kiện, trừ trƣờng hợp các bên tranh chấp có kết quả hòa giải thành. Theo đó, trong quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tại Điều 156 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, không có trƣờng hợp thời gian hoà giải. Hay, thời hiệu khởi kiện sẽ không đƣợc cộng thêm thời gian tiến hành quá trình hoà giải, trong trƣờng hợp các bên hoà giải không thành mà thời hiệu khởi kiện đã hết, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc của các bên sẽ có nguy cơ bị từ chối tại Toà án. Luật hiện nay chỉ quy định trƣờng hợp nếu các bên hoà giải thành thì thời hiệu khởi kiện mới đƣợc bắt đầu lại17. Thứ năm, quy định về thủ tục công nhận thỏa thuận hoà giải thành vẫn chƣa đƣợc làm rõ. Theo BLTTDS, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải đƣợc đăng ký hoạt động theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, mà chƣa có quy định về việc công nhận thoả thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải ở nƣớc ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện. Hơn nữa, luật chỉ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài (không phải Tòa án), nên thỏa thuận giải quyết tranh chấp thƣơng mại do hòa giải viên nƣớc ngoài, tổ chức hòa giải ở nƣớc ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện không thuộc loại đƣợc công nhận và cho thi hành18. Đây là một nhƣợc điểm lớn, khiến hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam kém thu hút không chỉ trong nƣớc mà còn trên thị trƣờng quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập, khi các tranh chấp thƣơng mại quốc tế không ngừng gia tăng. 3. Tham khảo quy định nƣớc ngoài về hoà giải thƣơng mại Nhƣ đã đề cập, hòa giải thƣơng mại là một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát triển trên thế giới. Vì vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, việc tham khảo quy định về hòa giải thƣơng mại tại các quốc gia khác là vô cùng cần đối với việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về hòa giải tại Việt Nam. Nhóm tác giả đã chọn ra hai quốc gia tiêu biểu trong hoạt động hòa giải thƣơng mại là Hoa 17 Theo điểm c khoản 1 Điều 157 BLDS 2015. 18 An Hạ, https://phaply.net.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-thuong-mai-quoc-te-va-kha-nang-tham-gia-cong- uoc-cua-viet-nam-a236044.html, truy cập ngày 19/9/2021. 41
  6. Kỳ và Singapore để tiến hành phân tích, tham khảo. Bởi theo thống kê, những năm gần đây tỷ lệ các bên tranh chấp lựa chọn phƣơng thức này tại hai nƣớc này thƣờng đạt tỷ lệ khá cao (lên tới 70-80%)19. Hơn nữa, Singapore còn là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa ra Công ƣớc Singapore về Hoà giải20, là cầu nối giữa các quốc gia trong vấn đề hoà giải thƣơng mại trong bối cảnh toàn cầu hoá. 3.1. Hoà giải thương mại tại Hoa Kỳ Các quy định về hoà giải thƣơng mại xuất hiện từ sớm trong hệ thống văn bản pháp luật Hoa Kỳ nhƣ Công ƣớc Washington 1965; Quy tắc Trọng tài quốc tế của Hiệp hội trọng tài Hòa Kỳ. Một điểm đặc biệt trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là do tính chất của chế độ chính trị nên dựa trên tình hình thực tiễn các bang có thể lựa chọn ban hành đạo luật riêng về hòa giải. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn có Luật Hòa giải thống nhất (Uniform Mediation Act - UMA) với điểm nổi bật là các quy định về bảo mật21. Thứ nhất, về chủ thể có quyền và nghĩa vụ bảo mật thông tin: Mục 4 UMA22 quy định về chủ thể của quyền bảo mật bao gồm các bên tranh chấp, hòa giải viên và cả bên thứ ba tham gia hòa giải. Họ đều có quyền bảo mật thông tin của mình và ngăn chặn ngƣời khác tiết lộ thông tin đó. Điều này cũng gián tiếp đặt nghĩa vụ bảo mật thông tin lên các chủ thể, không chỉ là các chủ thể liên quan đến quá trình hòa giải mà có thể còn là bất kỳ ai biết đƣợc những thông tin này. Quy định này cũng đã bao quát, mở rộng chủ thể của quyền này so với Luật mẫu hay quy định của một số quốc gia trên thế giới. Thứ hai, phạm vi bảo mật cũng được quy định chặt chẽ. Bởi, phạm vi bảo mật không chỉ áp dụng với thông tin mà một bên hòa giải cung cấp cho hòa giải viên mà còn đƣợc áp dụng đối với cả nội dung giao tiếp trong hỏa giải của hòa giải viên và bên thứ ba. 19 Theo Alternative Dispute Resolution at the Department of Justice, https://www.justice.gov/archives/olp/alternative-dispute-resolution-department-justice, truy cập 20/7/2021. 20 Công ƣớc Singapore đang đƣợc Việt Nam cân nhắc để tham gia. 21 Hoàng Minh Khôi (2016), “Các nội dung về bảo mật trong hòa giải thƣơng mại ngoài tòa án theo Luật mẫu UNCITRAL và Luật Hòa giải thống nhất của Hòa Kỳ”, Nghiên cứu lập pháp, (13). 22 “(b) Trong quá trình tố tụng, các đặc quyền sẽ được áp dụng như sau: (1) Một bên hòa giải có thể từ chối tiết lộ, và có thể ngăn chặn người khác tiết lộ thông tin hòa giải; (2) Một hòa giải viên có thể từ chối tiết lộ thông tin hòa giải, và có thể ngăn chặn người khác tiết lộ thông tin hòa giải từ hòa giải viên; (3) Một bên tham gia không phải là bên hòa giải có thể từ chối tiết lộ thông tin, và có thể ngăn chặn người khác tiết lộ thông tin hòa giải từ người đó”. 42
  7. Thứ ba, về căn cứ xác lập quyền bảo mật: Mục 8 UMA quy định, ngoại trừ các quy định pháp luật dẫn chiếu, các bên đƣợc thỏa thuận phạm vi bảo mật. Điều này cho thấy sự ƣu tiên tôn trọng ý chí của các bên trong quá trình hòa giải. Ngoài ra, để có thể xác lập đƣợc quyền bảo mật, thông tin của các bên đƣa ra không chỉ phải thuộc đối tƣợng đƣợc bảo mật, đƣợc xác lập theo hình thức quy định mà còn phải là thông tin không thể tiếp cận đƣợc bằng cách thứ khác theo quy định tại Mục 3.c UMA. Thứ tư, về ngoại lệ của quyền bảo mật: Đạo luật thống nhất về Hòa giải tại Hoa Kỳ quy định về các trƣờng hợp ngoại lệ không đƣợc áp dụng nguyên tắc/ quyền bảo mật tại Mục 6. Tuy nhiên, UMA cũng chỉ cho phép các bên tiết lộ những thông tin cần thiết cho việc áp dụng ngoại lệ đó. Những nội dung giao tiếp khác vẫn đƣợc các bên xác lập quyền bảo mật theo cách thức đã quy định. Bên cạnh đó, vì hòa giải thƣơng mại là một quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận những điều pháp luật không cấm. Do đó, UMA cũng cho phép các bên từ bỏ quyền bảo mật theo quy định tại Mục 5.a. Bên cạnh đó, Mục 5.b cũng quy định về 2 trƣờng hợp mà ngƣời có quyền bảo mật bị tƣớc quyền khi ngƣời tiết lộ nhằm gây hại cho ngƣời trong quá trình tố tụng hoặc cố ý sử dụng việc hòa giải để lên kế hoạch, tìm cách thực hiện tội phạm hay che giấu tội phạm hoặc hành vi phạm tội. 3.2. Hoà giải thương mại tại Singapore Ngoài Hoa Kỳ, Singapore cũng có hệ thống hòa giải rất phát triển và tốc độ triển khai các chƣơng trình hoà giải nhanh chóng. Theo thống kê, tính đến năm 2019 có khoảng hơn 4.000 vụ việc hòa giải thƣơng mại đƣợc đƣa ra Trung tâm Hoà giải Singapore (SMC)23, với tỷ lệ thoả thuận hoà giải khoảng 70% và hơn 90% các tranh chấp đƣợc hòa giải thành thƣờng chỉ diễn ra trong một ngày làm việc24. Chất lƣợng của hoà giải viên đã đóng góp không ít vào kết quả có đƣợc của Singapore về hoà giải thƣơng mại vì thế mà các quy định, chính sách về vấn đề này của Singapore rất đáng để tham khảo và học hỏi. Theo quy định tại Luật Hoà giải 2017 của Singapore, hoà giải viên có thể có kinh nghiệm từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, bao gồm nghị sĩ, cựu thẩm phán 23 Đây một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Học viện Luật Singapore, có mối liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội thƣơng mại, các hội nghề nghiệp và đƣợc sự ủng hộ rất lớn từ Ngành Tòa án. 24 Loong Seng Onn, An Overview of the Singapore Legal System – Chapter 3: Mediation, http://www.singaporelaw.sg/content/Mediation.html, truy cập ngày 30/7/2021. 43
  8. Tòa án Cấp cao25, luật sƣ, kiến trúc sƣ, bác sĩ, kỹ sƣ, chuyên gia công nghệ thông tin, giám đốc dự án, các nhà tâm lý học và các giáo sƣ đại học. Tuy nhiên việc hành nghề của hoà giải viên phải tuân theo các tiêu chuẩn và đƣợc cấp chứng nhận từ Viện hoà giải quốc tế Singapore (SIMI)26 - một tổ chức phi lợi nhuận đƣợc hỗ trợ bởi Bộ Tƣ pháp và trực thuộc Trƣờng Đại học Quốc gia Singapore. Tiêu chuẩn của tổ chức này đƣa ra đƣợc xếp theo các cấp độ công nhận khác nhau. Đối với hòa giải viên đƣợc công nhận ở tiêu chuẩn số 01 là hòa giải viên hoàn thành và qua đƣợc Chƣơng trình huấn luyện trong thời gian 02 năm trƣớc ngày nộp đơn yêu cầu. Đối với hòa giải viên đƣợc công nhận ở tiêu chuẩn số 02 thì cần đáp ứng thêm tiêu chuẩn kinh nghiệm trong thời gian 02 năm trƣớc ngày nộp đơn yêu cầu, cụ thể là cần hòa giải 05 vụ việc hoặc 50 giờ nếu một hoặc một số vụ việc hòa giải kéo dài hơn một ngày, cung cấp đƣợc ít nhất 02 phản hồi cho các vụ việc đã hòa giải. Đối với hòa giải viên đƣợc công nhân ở tiêu chuẩn số 03, số kinh nghiệm đƣợc nâng lên là 12 vụ việc hoặc 120 giờ hòa giải nếu một hoặc nhiều vụ hòa giải kéo dài hơn một ngày, cung cấp ít nhất 05 phản hồi cho các vụ việc đã hòa giải. Đối với hòa giải viên đƣợc công nhận hoàn toàn 27 thì số kinh nghiệm phải đƣợc hoàn thành trong thời hạn 03 năm ngay trƣớc khi nộp đơn yêu cầu đƣợc xác định là 20 vụ việc hoặc 200 giờ nếu một hoặc một số vụ việc kéo dài hơn một ngày28. Các hòa giải viên ở cấp độ cuối cùng phải hoàn thành lý lịch hòa giải viên SIMI, nộp đƣợc ít nhất 10 phản hồi từ các vụ việc đã tham gia xử lý và phải vƣợt qua kiểm tra đánh giá về kiến thức và kỹ năng. Ngoài ra trung tâm này có thể liên kết đào tạo với các tổ chức hoà giải thƣơng mại nhƣ Viện giải quyết tranh chấp quốc tế Singapore (SIDRA), Trung tâm Hoà giải Singapore (SMC) để đào tạo cho hoà giải viên của chính tổ chức đó. Có thể thấy pháp luật Singapore đƣa ra tiêu chuẩn rất khắt khe về việc hành nghề hoà giải, đòi hỏi hoà giải viên đáp ứng cả về cả kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời phản hồi của khách hàng cũng là một trong những yếu tố then chốt để công nhận hoà giải viên. Những tiêu chuẩn đó đã mang lại cho ngành hoà giải thƣơng mại Singapore những hoà giải viên chất lƣợng, giàu kinh nghiệm thực tiễn dẫn dắt những 25 High Court. 26 Singapore International Meditaion Insititute – SIMI Credentialing Scheme, http://www.simi.org.sg/What-We- Offer/Mediators/SIMI-Credentialing-Scheme, truy cập ngày 1/8/2021. 27 Certified mediator. 28 Singapore International Mediation Institute, About the SIMI Credentialing Scheme, sđd. 44
  9. phiên hoà giải thành công và nhận đƣợc tín nhiệm từ các bên tranh chấp. Điều này đã đƣợc thể hiện ở khảo sát ở những ngƣời sử dụng dịch vụ hoà giải thƣơng mại tại trung tâm hoà giải Singapore, trong tổng số các bên tranh chấp đã tham gia hòa giải và có phản hồi, 83% cho rằng hòa giải tiết kiệm chi phí, 87% cho rằng hòa giải giúp họ tiết kiệm thời gian và 94% khẳng định sẽ giới thiệu cho những ngƣời khác sử dụng hòa giải khi có tranh chấp29. 4. Đề xuất phƣơng hƣớng phát triển cho hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam Đối với các hạn chế nhóm tác giả đã đề cập ở phần trên, một số hạn chế có thể khắc phục ngay bằng việc bổ sung một số quy định nhƣ ban hành các Quy tắc ứng xử của hoà giải viên thƣơng mại; Quy tắc hoà giải; sửa đổi quy định tại Điều 156 BLDS năm 2015 về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện bao gồm cả thời gian hoà giải. Bên cạnh đó, một vấn đề nhƣ phát triển hoà giải thƣơng mại trong bối cảnh toàn cầu hoá, quản lý chất lƣợng hoà giải viên và bảo mật trong hoà giải thƣơng mại cần có những thay đổi chi tiết cũng nhƣ cần nhiều thời gian thực hiện hơn, sẽ đƣợc nhóm tác giả kiến nghị ở phần dƣới đây. Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ tham gia Công ước Singapore về Hoà giải. Đây là Công ƣớc đã đƣợc ký kết bởi 46 quốc gia trong đó có rất nhiều nƣớc là đối tác thƣơng mại của phần đông doanh nghiệp Việt Nam. Về vấn đề pháp lý, Công ƣớc Singapore hỗ trợ cho kết quả hoà giải thành của các tranh chấp thƣơng mại quốc tế do hoà giải viên đƣa ra ở một quốc gia sẽ đƣợc công nhận và thi hành ở một quốc gia thành viên khác. Việt Nam đã tham gia với tƣ cách quan sát viên trong quá trình thảo luận, đàm phán và ký kết Công ƣớc Singapore và đƣợc nhiều chuyên gia nhận định hoàn toàn có khả năng tham gia. Do đó, nhóm tác giả nhận thấy rằng, việc đẩy nhanh tiến độ tham gia Công ƣớc Singapore sẽ mang lại nhiều thuận lợi khi quá trình toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trƣớc hết, khi tham gia Công ƣớc, kết quả hoà giải thành do các hoà giải viên, trung tâm hoà giải của Việt Nam thực hiện sẽ đƣợc công nhận tại các quốc gia thành viên của Công ƣớc, từ đó tạo tiền đề để khắc phục những thiếu sót về công nhận hoà giải tại Việt Nam và nâng cao vị thế của hoà giải thƣơng mại trên thƣơng trƣờng quốc tế. Hơn nữa, Công ƣớc Singapore sẽ đƣợc triển khai trong khu 29 Loong Seng Onn, An Overview of the Singapore Legal System – Chapter 3: Mediation, sđd. 45
  10. vực ASEAN30 thì việc Việt Nam tham gia sẽ giúp tăng cƣờng giao lƣu thƣơng mại quốc tế của chúng ta trong khu vực. Mặt khác, cũng có một số quan điểm phản đối, cho rằng Việt Nam chƣa nên tham gia vì hiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là pháp luật về hòa giải thƣơng mại còn nhiều khoảng trống và có một số điểm khác biệt so với quy định Công ƣớc. Tuy nhiên, nhóm tác giả nhận thấy rằng việc phải sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam về hoà giải thƣơng mại là điều tất yếu, song đây là Công ƣớc đƣợc thảo luận bởi nhiều quốc gia, nên việc tham gia Công ƣớc đồng thời giúp Việt Nam nhanh chóng thay đổi pháp luật để tiệm cận với pháp luật quốc tế. Thứ hai, sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật Một là, về quản lý chất lượng hòa giải viên. So sánh với tiêu chuẩn hòa giải viên của một số quốc gia khác trên thế giới, các quy định của Việt Nam về hòa giải viên lại không chú trọng vào việc quản lý chất lƣợng hòa giải viên, không có các quy định cụ thể để đánh giá khả năng và kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm về quản lý chất lƣợng hoà giải viên của Singapore đã đƣợc phân tích ở trên, nhóm tác giả đề xuất đẩy mạnh đẩy mạnh hoạt động đào tạo về hoà giải và cấp chứng chỉ; đồng thời, sớm thành lập cơ quan chuyên môn, ví dụ nhƣ Viện hoà giải quốc tế Việt Nam, nhằm chuẩn hóa các hoạt động đào tạo về hoà giải tại Việt Nam. Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ, chức năng hợp tác với các tổ chức quốc tế về đào tạo hoà giải nhƣ Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả (CEDR) hay SIMI để xây dựng và đề ra bộ tiêu chuẩn đánh giá hoà giải viên theo từng cấp bậc, trình độ cụ thể, đồng thời cũng là đơn vị thực hiện đánh giá cũng nhƣ cấp giấy phép hành nghề cho hoà giải viên chuyên ngành. Bên cạnh đó, việc hợp tác với các tổ chức hoà giải uy tín giúp cung cấp một hạ tầng cơ sở chung và liên thông cho các hòa giải viên độc lập, hoà giải viên tại các trung tâm hoà giải của Việt Nam đào tạo, rèn luyện kỹ năng và giao lƣu chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp trong cùng hệ thống. Ngoài ra, cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với hoà giải viên, lƣợc bỏ bớt các quy định về đăng ký hoà giải viên mà thay vào đó là giao nhiệm vụ này cho các tổ chức chuyên ngành đánh giá và thực hiện. Hai là, quy định cụ thể về chế độ bảo mật trong hòa giải thương mại. Bảo mật đƣợc coi là một trong những ƣu điểm nổi bật của hòa giải thƣơng mại. Thông qua việc 30 Đã có năm quốc gia đó là Brunei, Lào, Malaysia, Philippines và Singapore ký Công ƣớc. 46
  11. tham khảo quy định của Hoa Kỳ, nhóm tác giả kiến nghị bổ sung, hoàn thiện một số quy định về chế độ bảo mật trong hòa giải thƣơng mại nhƣ sau: Làm rõ các chủ thể có quyền và nghĩa vụ bảo mật thông tin bao gồm toàn bộ các chủ thể tham gia vào hoạt động hòa giải thƣơng mại bao gồm: Các bên tranh chấp, hòa giải viên thƣơng mại, các chủ thể có liên quan khác tham gia vào vụ giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Việc quy định bao quát các đối tƣợng nhƣ vậy cũng giúp cho quá trình hòa giải thƣơng mại trực tuyến trong bối cảnh Covid hoạt động ổn định hơn; hệ thống pháp luật không cần bổ sung thêm quá nhiều quy định để phục vụ cho hòa giải thƣơng mại trực tuyến. Do quá trình hòa giải bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, nên vấn đề về phạm vi bảo mật cũng cần đƣợc quy định cụ thể trong từng giai đoạn, với từng đối tƣợng. Ngoài ra, phạm vi bảo mật này không chỉ gói gọn trong việc bảo mật tài liệu các bên cung cấp mà còn bao gồm cả tiến trình đàm phán giữa các bên hoặc giữa hòa giải viên với các bên... Đặc biệt, trong xu thế hòa giải thƣơng mại trực tuyến nhƣ hiện nay, khi các bên không thể trực tiếp tiếp xúc với nhau thì việc quy định cụ thể về phạm vi bảo mật càng cần đƣợc chú trọng. Bổ sung quy định về việc tiết lộ thông tin trong các trƣờng hợp ngoại: Thông tin này chủ yếu đƣợc cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền trong các trƣờng hợp liên quan đến vấn đề trật tự - an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập, trong một tiến trình hòa giải thƣơng mại, lƣợng thông tin là vô cùng lớn và không phải mọi thông tin cũng đều cần cung cấp có phía cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu mà chỉ trong phạm vi của vụ việc/tình tiết cần nguồn thông tin. Hoặc trong trƣờng hợp việc tiết lộ thông tin đã đạt đƣợc sự đồng thuận từ các bên liên quan. 5. Kết luận Nói tóm lại, quy định pháp luật về hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống cũng nhƣ những điểm bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hoà giải thƣơng mại tại Việt Nam còn kém phổ biến và chƣa phát huy đƣợc hết thế mạnh của mình trong bối cảnh toàn cầu hoá. Vì vậy, trong tƣơng lai, Việt Nam cần có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này. 47
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thảo Anh, http://pbgdpl.kontum.gov.vn/chuyenmuc/hoa-giai/Mot-so-loai- hinh-hoa-giai-truoc-to-tung-hien-nay, truy cập ngày 20/8/2021. 2. Việt Anh, https://vnexpress.net/fbi-canh-bao-phan-mem-zoom-de-bi-hack 4078073.html, truy cập ngày 23/7/2021. 3. Lê Hƣơng Giang (2018), Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hoà giải thương mại ở Việt Nam, Khoa học pháp lý Việt Nam, (09/121). 4. An Hạ, https://phaply.net.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-thuong-mai- quoc-te-va-kha-nang-tham-gia-cong-uoc-cua-viet-nam-a236044.html, truy cập ngày 19/9/2021. 5. Hoàng Minh Khôi (2016), Các nội dung về bảo mật trong hòa giải thương mại ngoài tòa án theo Luật mẫu UNCITRAL và Luật Hòa giải thống nhất của Hòa Kỳ, Nghiên cứu lập pháp, (13). 6. Toà án Nhân dân Tối cao (2020), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án, https://www.toaan.gov.vn/, truy cập ngày 10/9/2021. 7. Trung tâm Trọng tài HTA, https://hta-arbitration.vn/cong-nhan-ket-qua-hoa- giai-thuong-mai-thanh/, truy cập ngày 1/8/2021. 8. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2020), ,https://www.viac.vn/images/Resources/Annual-Reports/2020/VIAC_Bao-cao-thuong- nien-2020.pdf, truy cập ngày 20/8/2021. 9. Quy tắc hòa giải 1980. 10. Luật mẫu về Hòa giải thƣơng mại quốc tế 2002. 11. Luật Hòa giải thống nhất Hoa Kỳ. 12. Alternative Dispute Resolution at the Department of Justice, https://www.justice.gov/archives/olp/alternative-dispute-resolution-department-justice, truy cập 20/7/2021. 13. Loong Seng Onn, An Overview of the Singapore Legal System -Chapter 3: Mediation, http://www.singaporelaw.sg/content/Mediation.html, truy cập ngày 30/7/2021. 48
  13. 14. Singapore International Meditaion Insititute - SIMI Credentialing Scheme, http://www.simi.org.sg/What-We-Offer/Mediators/SIMI Credentialing-Scheme, truy cập ngày 1/8/2021. 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0