Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được
lượt xem 6
download
Bài viết "Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được" tìm hiểu, phân tích cụ thể về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được xảy ra nhiều nhưng thường các bên sẽ tự thỏa thuận được nên có ít các bản án về tranh chấp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được
- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Đoàn Hồ Bảo Uyên* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Phương Nguyên TÓM TẮT Hình thức của sự thỏa thuận giữa các bên được thể hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định của Bộ luật Dân sự. Mặc dù vậy, trên thực tế có rất nhiều lý do khiến hơp đồng vô hiệu trong đó trường hợp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. Theo đó, hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được chỉ được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được và thời điểm để xem xét sự bất khả thi này là thời điểm giao kết hợp đồng. Trong thực tiễn, hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được xảy ra nhiều nhưng thường các bên sẽ tự thỏa thuận được nên có ít các bản án về tranh chấp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. Trong thời gian tới, pháp luật cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng để các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng có thể bảo đảm được quyền và lợi ích của mình. Từ khóa: đối tượng, hợp đồng, không thể thực hiện được, giao kết, vô hiệu. 1. MỞ ĐẦU Hàng ngày, có vô số các hợp đồng được giao kết, từ những hợp đồng đơn giản thường thấy như hợp đồng gửi giữ xe, mua bán các loại trang thiết bị gia đình như: ti vi, tủ lạnh, máy giặt…vay mượn tiền, tài sản đến những hợp đồng lớn, phức tạp như hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thương mại, đầu tư…Nhìn chung, bên cạnh số lượng lớn hợp đồng được giao kết phù hợp với quy định của pháp luật, có giá trị thi hành thì vẫn còn có những hợp đồng vô hiệu do vi phạm những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đối tượng không thể thực hiện được cũng là một trong các điều kiện làm cho hợp đồng vô hiệu và được quy định tại Điều 408 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Tuy nhiên, trường hợp này trong thực tiễn xảy ra nhiều nhưng thường các bên sẽ tự thỏa thuận được nên số lượng các bản án về tranh chấp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được không nhiều. Để tìm hiểu về vấn đề này một cách cụ thể hơn, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được.” để tìm hiểu, phân tích cụ thể. 2. NỘI DUNG 2.1. Lý luận chung về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được Trong quy định về hợp đồng vô hiệu, BLDS và luật khác có liên quan của Việt Nam không có một định nghĩa cụ thể nào về “hợp đồng vô hiệu” [4]. Thông thường, hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu nếu thiếu một trong các điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 117 BLDS. Tuy nhiên, ngoài các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 122 đến Điều 133 BLDS, hợp đồng dân sự còn bị vô hiệu khi có đối tượng 1810
- không thể thực hiện được (tức là hợp đồng được giao kết mà không vi phạm các điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 BLDS) [5, tr.606]. Căn cứ theo quy định tại Điều 408 BLDS 2015 cũng như cách giải thích và áp dụng pháp luật của các cơ quan xét xử, chế tài vô hiệu chỉ được áp dụng khi có đủ 2 điều kiện: đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được và thời điểm để xem xét sự bất khả thi này là thời điểm giao kết hợp đồng. Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được: + Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện do không tồn tại: Điều 408 BLDS năm 2015 khẳng định khi hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng bị vô hiệu bất kể việc đó xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Đối tượng của hợp đồng là một bộ phận quan trọng của nội dung hợp đồng. Nếu đối tượng của hợp đồng không tồn tại, hợp đồng không thể thực hiện được và có thể bị tuyên bố vô hiệu. Ví dụ như A muốn thuê kho của B để gửi giữ hàng hóa, tuy nhiên trong quá trình giao kết hợp đồng do sự cố chập điện mà hàng hóa của A bị cháy hết nên không còn hàng để nhờ gửi giữ tại kho của B. Sự việc cháy hàng hóa là vì lý do khách quan, do vậy tại thời điểm giao kết đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại mà các bên không biết nên hợp đồng gửi giữ tài sản giữa A và B vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. + Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được một cách tuyệt đối và khách quan: Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được một cách tuyệt đối và khách quan thì hợp đồng bị vô hiệu. Trong trường hợp này, không ai có thể thực hiện được, không chỉ riêng bên có nghĩa vụ phải thực hiện nên hợp đồng vô hiệu. + Tại thời điểm giao kết, đối tượng của hợp đồng không được xác định rõ ràng: Trong trường hợp này, đối tượng có tồn tại nhưng không được xác định cụ thể nên không thể thực hiện. Ví dụ: Một cá nhân sở hữu 2 mảnh đất cạnh nhau và muốn bán 1 mảnh nhưng không nêu rõ là mảnh đất nào trong hợp đồng thì hợp đồng không thể thực hiện. Thứ hai, thời điểm giao kết hợp đồng: Tại thời điểm giao kết, đối tượng của hợp đồng có thể thực hiện được nhưng trong thời gian thực hiện hợp đồng, đối tượng trở nên không thể thực hiện được thì hợp đồng sẽ không thể bị vô hiệu mà sẽ bị chấm dứt. Quy định này được thể hiện rõ tại khoản 5 Điều 422 BLDS 2015, theo đó hợp đồng chấm dứt nếu hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng không còn. Ngoài ra, Điều 120 BLDS 2015 cũng dự liệu như sau: “Nếu tại thời điểm giao kết, các bên coi việc đối tượng sẽ hình thành trong tương lai là điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ hợp đồng thì sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng có điều kiện” [9]. 2.2. Thực tiễn hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được Thực tế xảy ra nhiều trường hợp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. Ví dụ, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 50/2021/DS-ST ngày 08/06/2021 về yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu có nội dung cụ thể như sau [7]: Ngày 29/3/2016, tại Văn phòng công chứng An Phát, thành phố Đà Nẵng; bà Trần Thị L và vợ chồng ông Nguyễn Đức Th, Lê Thị Minh T có ký hợp đồng đặt cọc để mua bán chiếc xe khách 16 chỗ ngồi, hiệu Ford – Transit, biển kiểm soát 92B-009.70, giấy đăng ký xe ô tô số 003189 do Công an Quảng Nam cấp ngày 23/3/2015 với nội dung: Bà L đặt cọc cho ông Th, bà T số tiền 200.000.000 đồng; kể từ ngày 1811
- 09/5/2016 đến hết ngày 09/01/2017 bà L trả cho vợ chồng ông Th, bà T mỗi tháng 25.000.000 đồng, từ ngày 09/01/2017 về sau bà L tự trả tiền cho Ngân hàng và vợ chồng ông Th, bà T không chịu trách nhiệm về số tiền nói trên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng đặt cọc thì phát sinh tranh chấp nên ngày 20/6/2016, tại Văn phòng công chứng An Phát các bên tiếp tục ký văn bản thỏa T với nội dung: Tổng số tiền bà L mua chiếc xe ô tô khách Ford – Transit, biển kiểm soát 92B-009.70 của bà T là 600.000.000 đồng, còn lại 350.000.000 đồng bà trả cho bà T mỗi tháng 25.000.000 đồng vào các ngày 20 hàng tháng và đến ngày 09/02/2017 bà L thanh toán cho bà T 34.000.000 đồng; ngày 09/3/2017 bà L thanh toán cho bà T 34.000.000 đồng. Nếu trễ 03 ngày không đóng tiền bà T lấy xe và toàn bộ giấy tờ liên quan, bà L không có quyền khiếu nại gì sau này. Kể từ ngày 09/02/2017, bà phải thanh toán thêm số tiền lãi tương đương với số tiền vay của Ngân hàng đối với số tiền vay 132.000.000 đồng, bà L trả tiền cho Ngân hàng vào ngày 09 hàng tháng, tính từ ngày 09/01/2018. Mọi trách nhiệm về chiếc xe do bà L chịu. Để thực hiện việc mua bán xe này, bà L đã trả cho vợ chồng ông Th, bà T số tiền 375.000.000 đồng. Quá trình giải quyết vụ án, bà L yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đặt cọc ngày 29/3/2016 và Văn bản thỏa thuận lập ngày 20/6/2016 tại Văn phòng công chứng An Phát vô hiệu. Tại phiên tòa, bà L xin rút yêu cầu về việc tuyên bố hợp đồng đặt cọc ngày 29/3/2016 vô hiệu nên Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử yêu cầu này của bà L theo quy định tại khoản 2 Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Xét Văn bản thỏa thuận ngày 20/6/2016 được ký kết giữa bà Trần Thị L và vợ chồng ông Nguyễn Đức Th, bà Lê Thị Minh T tại Văn phòng công chứng An Phát, thành phố Đà Nẵng với đối tượng giao dịch là chiếc xe khách 16 chỗ ngồi, hiệu Ford – Transit, biển kiểm soát 92B-009.70. Tại thời điểm giao dịch, các bên đều biết rõ chiếc xe này đang thế chấp tại Ngân hàng thương mại A– chi nhánh Quảng Nam nhưng các bên vẫn thực hiện việc mua bán mà không được sự đồng ý của Ngân hàng là vi phạm điều cấm của luật theo quy định tại khoản 8 Điều 320 của Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp: “Không được được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp...”. Do đó, cần tuyên bố Văn bản thỏa thuận về việc mua bán xe lập ngày 20/6/2016 giữa bà Trần Thị L và vợ chồng bà Lê Thị Minh T vô hiệu. * Nhận xét: Tại bản án này, giao dịch giữa bà Trần Thị L và vợ chồng ông Nguyễn Đức Th, Lê Thị Minh T về đối tượng giao dịch là chiếc xe khách 16 chỗ ngồi, hiệu Ford – Transit, biển kiểm soát 92B-009.70 đang được thế chấp tại Ngân hàng thương mại A– chi nhánh Quảng Nam tại thời điểm ký kết hợp đồng nhưng các bên vẫn thực hiện việc mua bán mà không được sự đồng ý của Ngân hàng. Chính vì lẽ đó, xét thấy đối tượng của hợp đồng đang thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho một giao dịch khác nên cần phải được sự đồng ý của bên thứ ba. Do vậy, hợp đồng giữa bà L và vợ chồng ông Th, bà T cần phải tuyên bố vô hiệu để đảm bảo quyền lợi cho bên nhận thế chấp đối với đối tượng của hợp đồng. Trong trường hợp này, bà L đã biết rõ về đối tượng thực hiện của hợp đồng đang được thế chấp nhưng vẫn chấp nhận thực hiện giao dịch nên tranh chấp giữa bà L và vợ chồng ông Th, bà T không được pháp luật quy định cụ thể về cách giải quyết. Như vậy, hợp đồng có đối tượng là chiếc xe khách 16 chỗ cần phải tuyên vô hiệu, các bên có nghĩa vụ hoàn trả lại những gì đã nhận cho nhau. * Bất cập: Từ các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do đối tượng hợp đồng không thực hiện được và thực tế áp dụng quy định này trong thực tiễn thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, về thời điểm giao kết hợp đồng: Tuy BLDS năm 2015 quy định về thời điểm xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng hợp đồng bằng thuật ngữ “ngay từ khi giao kết” đã mở rộng các hình thức 1812
- giao kết hợp đồng nhưng không bao quát hết các đối tượng của hợp đồng. Bên cạnh các tài sản hữu hình là đối tượng của hợp đồng thì trong một số trường hợp đối tượng của hợp đồng là tài sản hình thành trong tương lai. Chính vì vậy, đối với loại tài sản này thì đương nhiên là đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện tại thời điểm giao kết, hợp đồng không thể bị tuyên bố vô hiệu. Nếu tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này sẽ đi ngược lại với nguyên tắc quy định tại Chương VII về Tài sản của BLDS 2015. Thứ hai, BLDS năm 2015 thừa nhận dù vì lý do khách quan hay chủ quan thì nếu ngay từ khi giao kết nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng vô hiệu. Quy định này là phù hợp bởi lẽ lý do khách quan hay chủ quan chỉ ảnh hưởng đến trách nhiệm phát sinh từ hệ quả của hợp đồng vô hiệu chứ không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. Nhiều chủ thể lợi dụng quy định trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết để lạm dụng việc giao kết hợp đồng nhằm trục lợi. Thứ ba, về hậu quả pháp lý của việc hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được chưa có quy định cụ thể. Do việc hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này khác với hợp đồng chấm dứt vì các chủ thể hợp đồng sẽ vẫn phải thực hiện theo những gì đã thỏa thuận trước đó nên nếu đối tượng của hợp đồng không còn thì các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng để tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại. Theo quy định của BLDS, việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được quy định áp dụng chung cho các trường hợp hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, đối với hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện chưa có cách hiểu đúng nên áp dụng vào thực tế còn vướng mắc, bất cập. 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Một là, về thời điểm giao kết hợp đồng: Bộ luật Dân sự cần bổ sung thêm trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được trừ tài sản hình thành từ tương lai thì hợp đồng bị vô hiệu. Đồng thời, thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là 5 - 10 năm, còn đối với các giao dịch do đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được có đối tượng là động sản thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là ngay từ thời điểm xác lập giao dịch. Hai là, cần có quy định chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu việc lách luật của các bên khi giao kết hợp đồng. Cụ thể là, bổ sung quy định về việc thông báo cho các bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. Ba là, về hậu quả pháp lý: Pháp luật cần quy định cụ thể về xác định lỗi gây thiệt hại phải bồi thường để tạo sự thống nhất trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, đối với quy định không thể hoàn trả được bằng vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả các nhà làm luật cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng việc xác định giá tiền ngang bằng với vật để thanh toán có thể bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. 4. KẾT LUẬN Hợp đồng dân sự vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không thực hiện được là một trong những chế định pháp lý cần thiết quy định trong BLDS... Chính vì vậy, việc xác định đối tượng của hợp đồng luôn đòi hỏi phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Pháp luật cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng để các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng có thể bảo đảm được quyền và lợi ích của mình. 1813
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự năm 2015 2. Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (Tập 2), 6th a.b, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. 3. Lê Đình Nghị (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 2 (Hà Nội: Giáo dục Việt Nam, 2009). 4. Lê Tâm (2022), Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng dân sự, Trang thông tin Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đăng ngày 05/8/2022; https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/- /asset_publisher/sxBNLsQSLyY8/content/cac-truong-hop-vo-hieu-cua-hop-ong-dan-su 5. Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 6. Nguyễn Hồng Hải, “Một số vấn đề về hợp đồng vô hiệu trong pháp luật tư hiện hành của Việt Nam”. 7. Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình (2021), Bản án dân sự sơ thẩm số 50/2021/DS-ST ngày 08/06/2021 về yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu của Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 8. Trần Anh Tuấn, “Thời hiệu dân sự - nhìn từ góc độ lịch sử và so sánh”, Tòa án nhân dân, số p.h 6 (2011). 9. Trần Quang Cường (2021), Vấn đề áp dụng thời hiệu khi hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2021, https://tapchitoaan.vn/van-de-ap-dung-thoi-hieu-khi-hop-dong-vo-hieu-do-co-doi-tuong-khong-the- thuc-hien-duoc-nghien-cuu-so-sanh-phap-luat-viet-nam-va-phap. 1814
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số nội dung mới trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh doanh
6 p | 140 | 13
-
Hợp đồng thương mại vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
4 p | 16 | 8
-
Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam
5 p | 114 | 8
-
Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam
6 p | 125 | 6
-
Pháp luật Việt Nam - Hợp đồng điện tử: Phần 1
250 p | 14 | 5
-
Vấn đề hợp tác quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
8 p | 120 | 5
-
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về hợp đồng theo mẫu và những vấn đề đặt ra
12 p | 28 | 5
-
Pháp luật Việt Nam - Hợp đồng điện tử: Phần 2
77 p | 11 | 5
-
Vấn đề hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và gợi mở hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
4 p | 78 | 5
-
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu
16 p | 78 | 5
-
Pháp luật Việt Nam về bảo đảm các điều kiện tồn tại phát triển của trẻ em
9 p | 36 | 3
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 88 năm 2020
20 p | 31 | 3
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 15 năm 2020
20 p | 41 | 2
-
Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng
22 p | 29 | 2
-
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lao động phù hợp với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
10 p | 30 | 2
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 270 năm 2020
20 p | 24 | 2
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 86 năm 2020
20 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn