Pháp luật Việt Nam - Hợp đồng điện tử: Phần 2
lượt xem 5
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam" phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật Việt Nam - Hợp đồng điện tử: Phần 2
- giao k ế t họp CHƯƠNG 3 d ò n g điện từ . t ó người tiét HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ HỢP ĐỒNG ệ th òng tinB ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY • • • ttongqátr u iii L NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN ị điệntừj Ị THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ HỢP ĐÒNG ĐIỆN ''ậvềỉiọpị TỬ c ậ p n h ấ tđ ịá ể o i Sự phát triển của công nghệ thông tin, giao dịch điện tử ■C h ã n g h ạ n á it đã làm thay đổi cách thức giao dịch, giao kết hợp đồng truyền ĩite theo mô toỉ thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, m ẫu trên websiỉ bên cạnh đó cũng phải thừa nhận ràng, những rủi ro có thể gặp đỏne điệntừ.vằ phải trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trên mạng E thục Ể, v ồ ỉ là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một khung pháp lý đầy đủ và hoàn thiện. Những kinh nghiệm thực ấ đ nuk ! n ề ế lỀ tế trên thế giới cho thấy, để thúc đẩy hợp đồng điện tử phát róisựpliáltt triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sờ pháp lý vững chắc cho hợp đồng điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động giao kết hợp đồng điện tử. 249
- Hom thế nữa giao kết hợp đồng điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chù thê tham gia vào các quan hệ hợp đồng điện tử là một việc làm có tính câp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một hành lang pháp lý hoàn thiện, thuận lợi, bảo vệ được quyên và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Như đã phân tích ở Chương 2, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng pháp luật về hợp đồng điện tử thời gian vừa qua, thì khung pháp luật về hợp đồng điện tử ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập'nhất định đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử ở nước ta hiện nay phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng về ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của đòi sổng kinh tế - xã hội, tận dụng những lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã bội Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã tạo ra những khả năng và cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đã thúc đây tăng trưởng kinh tê, chuyên dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và 250
- làm việc của con người, ứ n g dụng công nghệ thông tin giúp tổ chức, cá nhân nâng cao hiệu suất làm việc trong các hoạt động của mình. Ở nước ta, công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy có hiệu quả năng lực trí tuệ của người Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghệ thông tin đổi với mọi lĩnh vực, trong đó có hoạt động thương mại, giao kết hợp đồng ở nước ta sẽ góp phần giải phóng sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được điều này, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ đạo, định hướng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) ngày 30/7/1994 xác định: “ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nền kinh tể quốc dàn”59. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn 59 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đàng toàn tập, tập 53, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 570. 251
- quốc lần thứ VIII năm 1996 nhấn mạnh: “ứ ng dụng cóng nghệ thông tin trong tât cả các lĩnh vực kinh té quôc dan, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt vê năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế”60. Tháng 4/2001, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thú IX, thương mại điện tử đã được nhắc tới như một yêu tố thị trường quan trọng cần phát triển nhằm hỗ trợ các ngành thương mại, dịch vụ khác, thể hiện trong văn kiện về định hướng phát triển kinh tế, xác định tư tưởng chi đạo của Đảng đối với thương mại điện tử. Văn kiện nêu rõ: ‘'Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử... Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã h ộ r Đặc biệt, nhằm tạo ra bước phát triển và ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin trong thời kỳ mới, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại và thương mại điện tử... Chi thị số 58-CT/TW cũng khẳng định: “Công nghệ thông tin là lĩnh vực cần được đặc biệt khuyến khích đầu tư. Rà soát và tháo bỏ mọi nhận thức và quy định không phù hợp, tạo điều kiện 60 Đàng Cộng sàn Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 190. 61 Đàng Cộng sàn Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 93-94. 252
- thuận lợi nhất, áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất và từng bước đạt mức ưu đãi bằng hoặc cao hom so với các nước trong khu vực cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đi đôi với việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quà”. Những chủ trương của Đảng vừa nêu ở trên là hết sức quan trọng trong việc định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử. Trên cơ sở những chủ trương, định hướng đúng đắn đó, Nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích doanh nghiệp và người dân ứng dụng giao kết hợp đồng điện tử; cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động giao kết hợp đồng điện tử. Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử phải thể chế hóa cho được đường lối, chính sách của Đảng về đẩy mạnh và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của nền kinh tế. Thông qua việc hoàn thiện này, chúng ta không chỉ thấy rằng một hành lang pháp lý phù hợp cho giao kết hợp đồng điện tử được mở ra trước mắt, mà còn thấy sau nó là cả một chiến lược mang tính chính trị, đó là chiến lược sử dụng công nghệ cao cho sự phát triển kinh tế. Có như vậy, chúng ta mới tận dụng được những lợi ích mà giao kết hợp đồng điện tử mang lại, thúc đẩy hoạt động sản xuất và giao dịch thương mại trong nước cũng như với nước ngoài, nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 253
- 2. Hoàn thiện pháp luật về họp đồng điện tử phải trên cơ sở tôn trọng bản chất của họrp đồng Nghiên cứu về hợp đồng trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới cho thây một bản chất thống nhất của hợp đồng - đó là sự thỏa thuận, thông nhất ý chí của các chủ thể tham gia nhàm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Trên nền tảng của tự do, tự nguyện về ý chí và sự bình đẳng về địa vị pháp lý, quan hệ hợp đồng dù được thiết lập bằng bất cứ phương thức nào (truyền thống hay điện tử) cũng luôn phản ánh một bản chất thống nhất. Vì vậy, pháp luật với chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cần phải tôn trọng bản chất khách quan của các quan hệ đó. Không phủ nhận nhu cầu phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đặc thù để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng chuyên biệt, nhưng các văn bản quy phạm pháp đó phải được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận đồng bộ và thống nhất. Trên cơ sở đó, cho phép chúng ta xây dựng được một hệ thống các quy định pháp luật nhất quán, phản ánh được đúng bản chất khách quan của các quan hệ hợp đồng, tránh những mâu thuẫn không đáng có về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhàm tiến tới điều chỉnh một cách phù hợp, hiệu quả đối với các quan hệ hợp đồng điện tử và xây dựng được một cơ sở pháp lý vững chắc, khoa học và tin cậy cho mọi chủ thể tham gia. Tôn trọng bản chất khách quan của hợp đồng còn đòi hỏi sự tôn trọng và bảo đảm của pháp luật đối với quyền bình 254
- iẳng và tự do ý chí của các chủ thể, hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào các quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa phủ nhận hoàn toàn chức năng đảm bảo trật tự công cộng và khả năng điều chỉnh của Nhà nước trong các quan hệ đó. 3. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử phải bảo đảm tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật bợp đồng Hợp đồng điện tử không làm thay đổi bản chất của các hợp đồng nhiều như nó thay đổi quá trình đi đến thoả thuận. Vì vậy, giới luật gia không nên kỳ vọng rằng loại hợp đồng này sẽ dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng một đạo luật riêng để điều chỉnh và cũng không nên tin ràng, luật truyền thống sẽ không thay đổi, bất chấp các phương thức thiết lập hợp đồng mới. Vì sự tiến bộ công nghệ ảnh hường tới hệ thống pháp luật, nên luật hợp đồng phải thừa nhận và điều chỉnh một cách hợp lý những thay đổi cơ bản trong cách thức thiết lập họp đồng. Mục tiêu không phải là soạn ra một khung pháp lý không được kiểm định mà là đặt niềm tin vào mục đích của các quy định đã có sẵn từ hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ nay, để khuyến khích giao dịch và bào vệ những người tham gia. Vẩn đề mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh như thế này đó là vừa phải đảm bảo có được những quy định điều chinh những vấn 255
- đề đặc thù trong giao kết hợp đồng điện tử, lại vừa bảo đảm sự thống nhất cùa hệ thống pháp luật hợp đồng nói chung cũng như với toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Đây là một thách thức, mà nội dung là phải hiện đại hóa hệ thống pháp luật hợp đồng cho phù hợp với những chuẩn mực hiện đại đông thời lại không phá vỡ nền tảng pháp luật hợp đồng truyền thông. Đe làm được điều đó, khẩu hiệu của chúng ta là "vừa tiên lên phía trước, vừa nhìn lại phía sau” để đạt được một tổng thể thống nhất. Tính thống nhất của pháp luật về họp đồng thể hiện ở chỗ pháp luật về hợp đồng phải là một chình thể, được cấu thành bởi các quy phạm, các chế định pháp luật có nội dung rõ ràng, tương thích, nhất quán, không mâu thuẫn, không chồng chéo, không phủ định nhau. Nội dung tính thống nhất của pháp luật hợp đồng thể hiện ở những điểm cơ bản như: các nguyên tắc, chế định, quy phạm pháp luật được sắp xếp một cách khoa học, lôgic, cụ thể, không mâu thuẫn, chồng chéo về nội dung. Tính thống nhất không có nghĩa là việc pháp điển hoá các quy định về hợp đồng trong một đạo luật duy nhất. Nó không phụ thuộc vào số lượng văn bản pháp luật điều chinh quan hệ hợp đồng. Nhưng nó đòi hỏi các văn bản phải được sắp xếp theo trật tự giá trị hiệu lực của văn bản, bời nguyên tắc ưu tiên trong áp dụng văn bản điều chình quan hệ hợp đồng, bởi mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành. Theo đó, các quy định trong các văn bản pháp luật 256
- chuyên ngành không trái với quy định trong các văn bản pháp luật chung. Xuất phát từ yêu cầu này, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 phải được coi là các quy định chung về hợp đồng có hiệu lực điều chỉnh đối với tất cả các quan hệ hợp đồng. Các quy định pháp luật về hợp đồng điện tử chỉ điều chỉnh về hình thức, phương thức xác lập hợp đồng thông qua phương tiện điện tử, tức là các điều kiện, cách thức để các hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử được xem là có giá trị pháp lý như các hợp đồng được xác lập bàng các phương tiện truyền thống. Ngoài ra, những vấn đề về nội dung của từng loại hợp đồng vẫn do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật hợp đồng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử thể hiện những ý nghĩa pháp lý quan trọng là: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cũng như các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc nhận thức và thực hiện pháp luật; tạo tâm lý tin tưởng, yên tâm của các bên tham gia quan hệ hợp đồng điện tử vào chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó phát huy tối đa các nguồn lực vào đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử; - Hình thành đồng bộ hệ thống chế định pháp luật về hợp đồng điện tử, giúp tăng cường hiệu lực và hiệu quả quàn lý của Nhà nước đối với lĩnh vực giao dịch mới mẻ này; 257
- - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cùa các bên tham gia, nhất là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các quan hệ hợp đồng điện tử mà bàn thân phương thức giao dịch đã luôn đưa họ vào vị trí yếu thế. 4. Hoàn thiện pháp luật về họp đồng điện tử phải phù họp vói hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam Pháp luật được hình thành do nhu cầu điều chinh các quan hệ xã hội. Chức năng của pháp luật chỉ có thể thực hiện được khi nó được xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội trong từng thời kỳ nhất định: '"Một hệ thống pháp luật cỏ thể được xây dựng khá toàn diện, không có mâu thuẫn, nhưng lại không phù hợp với trình độ phát triến của xã hội là một hệ thống ào. Đó có thể là hệ thống pháp luật duy ỷ chí hay một hệ thống pháp luật vay mượn, sao chép”62. Như vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử là tính phù hợp và khả năng thích ứng với điều kiện, hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, điều này không thể làm hạn chế hay phủ nhận tính dự liệu của pháp luật về hợp đồng điện tử đối với việc điều chinh các quan hệ phát sinh ít nhất trong một tương lai gần nhằm đảm 62 GS. TSKH. Đào Tri ú c (2001), "Những nội dung cơ bàn cùa khái niệm hệ thống pháp luật nước ta và các nguyên tăc lập pháp", Tạp chi Nghiên cứu láp pháp, số 10/2001, tr. 4. 258
- bảo sự ổn định tương đối của pháp luật về hợp đồng điện tử. Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử phải tính đến một cách đầy đủ, toàn diện các điều kiện về cơ chế, tổ chức, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và các điều kiện vật chất khác của hạ tầng công nghệ thông tin. Các quy định pháp luật điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử sau khi được ban hành chỉ có thể thực sự đi vào cuộc sống nếu có cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin tốt. Hệ thống thông tin phải đàm bảo về tốc độ truyền dẫn thông tin đủ lớn, độ ổn định và an toàn cao. Cơ sở hạ tầng về mạng viễn thông phải đủ mạnh, đồng thời đảm bảo chi phí hợp lý để các doanh nghiệp và người dân có khả năng tiếp cận với các dịch vụ truyền thông, đặc biệt là Internet. Cần phải nhấn mạnh ràng, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ cho sự phát triển của các quan hệ hợp đồng điện tử. Có thể ví như khi chúng ta xây dựng đường cao tốc: có làn đường, có biển hiệu, có quy tắc về tốc độ không có nghĩa là sẽ có nhiều người đi và đi an toàn; vấn đề còn phụ thuộc vào điều kiện của người tham gia, chất lượng phương tiện sử dụng, hiểu biết của người đi trên đường... Cũng như vậy, dù đã có khung khổ pháp lý, việc giao kết hợp đồng điện tử chỉ thực sự phát triển và an toàn nếu các chủ thể muốn và biết sử dụng phương tiện điện tử cho giao dịch của mình, nếu họ có kiến thức tối thiểu về công nghệ cũng như về pháp lý để tiến hành giao kết hợp 259
- đồng điện tử... Ngoài ra, điều quan trọng là những người trong cuộc (các bên tham gia hợp đồng) nhận thức đây đủ vê những lợi ích mà giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử mang lại và có quyết tâm, có trình độ để không bỏ qua các lợi ích này. Pháp luật về hợp đồng điện tử không tự mình tạo ra các quan hệ hợp đồng điện tử, cũng không thể đảm bảo tính an toàn của mọi quan hệ hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, nó tạo ra một khung khổ pháp lý cho việc giao kết hợp đồng điện tử, và do đó mở ra cơ hội để có những hợp đồng điện tử được giao kết thuận lợi và an toàn. 5. Hoàn thiện pháp luật về họp đồng điện tử cần phải đặt trong giải pháp tổng thể của việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch điện tử Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử không thể tách rời việc hoàn thiện pháp luật Hên quan đến giao dịch điện tử. Trong các giao dịch điện tử thì hợp đồng điện tử là một quan hệ phổ biến. Hợp đồng điện tử có mối quan hệ biện chứng và mật thiết với các chế định của pháp luật về giao dịch điện tử. Vì vậy, nghiên cứu về hợp đồng điện tử cần đặt trong sự nghiên cứu tổng thể các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử. Việt Nam đã cỏ nhiều nỗ lực trong việc tạo lập môi trường pháp lý nhàm thúc đẩy và phát triển giao dịch điện tử qua đó tận dụng các cơ hội mà công nghệ thông tin mang lại góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội. Các văn bản 260
- 3háp luật về giao dịch điện tử nói chung và giao kết hợp đồng liện tử nói riêng ở các quốc gia đều mới chỉ được ban hành rong khoảng thời gian trên dưới 10 năm gần đây cho thấy ính thời sự của hoạt động này. Việt Nam cần coi trọng việc loàn thiện khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh các quan hệ )hát sinh từ giao dịch điện tử, đảm bảo quyền và lợi ích hợp )háp của Nhà nước, -tổ chức và cá nhân, đảm bảo sự bình đẳng ỉà an toàn trong giao dịch điện tử. Là lĩnh vực mới mẻ, các văn bản pháp luật về giao dịch ĩiện tử sẽ phải thường xuyên được bổ sung, sửa đổi để tạo nôi trường pháp lý thuận lợi cho các bên tham gia là điều tất 'ếu. Ngoài ra, do công nghệ thông tin thường thay đổi một ách nhanh chóng nên các quy định pháp luật về giao dịch tiện tử chắc chắn ít nhiều cũng phải được sửa đổi theo. Vì 'ậy, quan tâm hoàn thiện khung pháp lý về giao dịch điện tử trong đó có hợp đồng điện tử) ở vào thời điểm hiện tại luôn là êu cầu có tính khách quan. Với cách tiếp cận như vậy, để hoàn thiện pháp luật về lợp đồng điện tử cần xem xét tổng thể những vấn đề pháp luật ề giao dịch điện tử có liên quan như: - Các vấn đề liên quan tới việc thừa nhận giá trị pháp lý ủa chứng từ điện tử. - Vấn đề liên quan đến ngành, nghề kinh doanh dịch vụ iương mại điện tử. 261
- - Các vấn đề về thuế và chính sách ưu đãi vê thuê nhăm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực tuyến. - Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử. - Vấn đề quản lý website thương mại điện tử. - Các vấn đề về an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong giao dịch điện tử. - Các vấn đề về giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử như: Giá trị pháp lý làm chứng cứ của chứng từ điện tử; cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến; chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử; thẩm quyền và cơ chế thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về giao dịch điện tử; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao và trong giao dịch điện tử. - Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. - Vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với các đối tượng phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử. - Vấn đề khuyến khích đầu tư và hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến. - Vấn đề về các mô hình thanh toán trực tuyến... 262
- 6. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử cần đảm bảo sự tương thích với các chuẩn mực pháp lý quốc tế, đồng thòi tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài Ngày nay, bên cạnh những đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia, xu thế hội nhập quốc tế và khu vực cũng đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng (trong đó có pháp luật về hợp đồng điện tử) của từng quốc gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đây chính là quá trình quốc tế hóa hệ thống pháp luật quốc gia hoặc ngược lại là quá trình nội luật hóa các cam kết quốc tế - là sự ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một quốc gia sẽ khó có thể hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi nếu hệ thống pháp luật của nước đó hoàn toàn khép kín, không hài hòa với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và khu vực. Quá trình chủ động hội nhập kinh tể quốc tế, Việt Nam đã có những cam kết ứng dụng và triển khai thương mại điện tử. Với tư cách là thành viên của APEC, Việt Nam đã tham gia “Chương trình hành động chung” của khối này và phấn đấu thực hiện “Thương mại phi giấy tờ” vào năm 2010. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã ký kết Hiệp định khung e-ASEAN, cam kết thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại 263
- điện tử. Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác A-Au (ASEM Việt Nam đã cam kết tham gia Chương trinh hành động thui lợi hóa thương mại, mà trong đó thương mại điện tử là m trong những nội dung được ưu tiên cao. Hội nhập kinh tê qu( tế đã góp phần nâng cao thế và lực của Việt Nam trên trười quốc tế, nhưng càng tiếp tục hội nhập chúng ta càng phải đ mặt với nhiều thách thức hơn. Đồng thời với toàn câu hóa làn sóng hài hòa hóa pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đ sống xã hội. WTO, APEC, ASEM hay ASEAN chỉ là nhữi cấp độ khác nhau của quá trình đó. Trong bối cảnh như vậ con thuyền pháp luật Việt Nam tất yếu bị cuốn trong cơn bí toàn cầu hóa. "Muốn không bị nhấn chìm trong sự áp đảo C1 pháp luật phương Tây, không còn con đường nào khác, nhữi người làm luật Việt Nam buộc phải chủ động tiếp thu nhữi chuẩn mực của pháp luật quốc tế, góp phần làm cho ngư dân Việt Nam tự tin, mạnh mẽ và linh hoạt hơn trong nhữ] cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ, thịnh vượng của dân tộc mình"É Như vậy, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử C 1 Việt Nam cần phải tính đến những tác động và yêu cầu thi tiễn của quá trình hội nhập. Nó phải phản ánh được quá trìi tăng cường quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa c nước trong xu thế toàn cầu hóa. Điều đó có nghĩa pháp luật 63 PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa (2003), Cơ sợ pháp luật kinh tế Việt X am vì n nền kinh tế phát triển bền vững và loàn câu hóa, Nxb. Chinh trị quôc gia Nội, tr. 43. 264
- hợp đồng điện tử của Việt Nam không những phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong nước, mà còn phải đảm bảo sự phù hợp với các cam kết, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, thực hiện yêu cầu này chúng ta cần chú ý là không nên quá sùng ngoại. Tư tưởng sùng ngoại không thể làm ta lớn lên được. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống kinh nghiệm lập pháp của các hệ thống pháp luật tiêu biểu của khu vực cũng như trên thế giới để chuyển hóa và tiếp thu một cách có chọn lọc những quy định, tập quán quốc tế vào trong hệ thống pháp luật quốc gia cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Những kinh nghiệm, thành công, thất bại trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử của nước ngoài sẽ là bài học quý báu đối vớ chúng ta. Mức độ và phạm vi làm hài hòa pháp luật về hơỊ đồng điện tử của Việt Nam với môi trường pháp luật quốc t( về lĩnh vực này trước hết cần phải xuất phát từ trình độ phá triển kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin của Việt Nam và cá' yêu cầu khác của quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt, việ hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điện tử cần tuân thủ nguyên tắc chủ đạo mà các nước trên thế giới thường sử dụnỊ đó là: Nguyên tắc tương đương về mật chức năng, nguyên ứ không phân biệt đối xử và nguyên tắc trung lập về công nghệ II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆ NAM VÈ HỢP ĐÒNG ĐIỆN TỬ 2<
- 1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật 1 họp đồng điện tử 1.1. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm phí luật liên quan đến hợp đồng điện tử Việc rà soát, hệ thống hóa các văn bàn quy phạm phí luật liên quan đến hợp đồng điện từ có ý nghĩa: Thứ nhất, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và hoỉ thiện pháp luật về hợp đồng điện tử. Thông qua rà soát, 1 thống hóa, chúng ta có thể phát hiện được những quy địn những văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, í hở hoặc đã lạc hậu, không còn phù hợp với định hướng chur là hỗ trợ, tạo điều kiện cho hợp đồng điện tử phát triển. Từ C kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay th loại bỏ chúng hoặc ban hành những văn bản mới để lấp đc những kẽ hở chưa có pháp luật điều chỉnh, nhàm tiến tới X í dựng một hệ thống pháp luật về hợp đồng điện tử hoàn thiệ thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đí ứng nhu cầu phát triển của xã hội, phục vụ đắc lực cho ho động quản lý nhà nước. Thứ hai, giúp cho chủ thể thực hiện pháp luật có đi< kiện nắm bắt dễ dàng, nhanh chóng những quy định của phí luật hiện hành về hợp đồng điện tử, giảm bớt đáng kể kỉ khăn trong việc tìm kiếm điều luật cụ thể để áp dụng vào từr trường hợp cụ thể, tránh sự lúng túng, khó xử khi bắt gí nhũng quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo... Nhờ đ' 266
- khi có tranh chấp về hợp đồng điện tử xảy ra, các vụ việc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, ít sai sót hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Thứ ba, phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hợp đồng điện tử. Phổ biến, giáo đục pháp luật không thể phát huy tác dụng thực sự nếu như bản thân các văn bản quy phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến đến người dân lại không được sắp xếp thành một tổng thể hoàn chỉnh, thống nhất, theo một trật tự trên dưới, trước sau. Mặt khác, với việc rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng điện tử, người dân, doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu pháp luật dễ dàng hơn về các vấn đề mà họ quan tâm. Thứ tư, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạ) pháp luật về hợp đồng điện tử. Chính công tác rà soát, h( thống hóa đã tạo điều kiện cho khoa học pháp lý có được cá nhìn tổng thể về hệ thống pháp luật liên quan đến hợp đồnỊ điện tử hiện hành, đánh giá được hiệu quả thực tế của hoạ động pháp luật và áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra được nhũn: kiến nghị xác đáng để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng điệ tử. Đồng thời, công tác này cũng tạo điều kiện cho việc biê soạn, chỉnh lý giáo trình, chương trình giảng dạy pháp luật V hợp đồng ở bậc đại học và sau đại học. 26
- Thứ năm, góp phần tạo ra những tiền đề pháp lý ho chinh để pháp luật về hợp đồng điện tử của Việt Nam phù h với thông lệ quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tê quôc Bởi lẽ, rà soát, hệ thông hóa pháp luật về hợp đông điện không chi phát hiện những quy định pháp luật mâu thui chồng chéo, mà còn phát hiện những quy định trái với đi ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập hoặc phát hi những điều ước nào được ký mà chưa được nội luật hóa đảm bảo thực hiện, từ đó kiến nghị để cơ quan có thẩm quy xử lý. Không những vthế, một hệ thống pháp luật quốc j ngày càng hoàn thiện nhờ đóng góp đáng kể của công tác soát, hệ thống hóa sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, là mạnh, thông thoáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, th đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 1.2. Xây dựng một chương riêng về hợp đồng điện trong Bộ luật Dân sự Bộ luật Dân sự bao giờ cũng được xem là nền tảng c luật tư, là hiến pháp của luật tư và do vậy có nhiệm vụ > định cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản, các nguyên tắc, c dạng hợp đồng cơ bản và các phương thức giao kết hợp đồ cơ bàn của hệ thống luật tư. Với vị trí trung tâm, đóng vai là luật chung, cỏ hiệu lực điều chỉnh mang tính nguyên tắc ( với tất cả các quan hệ hợp đồng trong mọi lĩnh vực thì các q định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự cần thể hiện được tí cơ sở và nền tảng của mình. Theo đó, vừa phải điều chình n 268
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương - GVC.TS. Đoàn Đức Lương
170 p | 3965 | 1025
-
Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương - GVC.TS. Đoàn Đức Lương
170 p | 950 | 506
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 8 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
25 p | 175 | 27
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
20 p | 111 | 25
-
Giáo trình môn Pháp luật Việt Nam đại cương - TS. Đoàn Đức Lương
163 p | 141 | 24
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
12 p | 119 | 21
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 4.1: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hiến pháp Việt Nam)
10 p | 60 | 10
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 4.2: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hình sự Việt Nam)
26 p | 64 | 9
-
Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam: Phần 2
159 p | 9 | 6
-
Hệ thống pháp luật Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp): Phần 1
234 p | 14 | 4
-
Báo Pháp luật Việt Nam – Số 179 năm 2019
20 p | 31 | 3
-
Trích dẫn văn bản pháp luật Việt Nam phục vụ học tập môn Học luật kinh doanh
445 p | 76 | 3
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 281 năm 2020
20 p | 33 | 3
-
Báo Pháp luật Việt Nam – Số 49 năm 2020
20 p | 41 | 2
-
Giá trị xã hội của Pháp luật Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn: Phần 1
170 p | 5 | 2
-
Giá trị xã hội của Pháp luật Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn: Phần 2
192 p | 7 | 2
-
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giá trị xã hội của pháp luật Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo): Phần 1
186 p | 2 | 1
-
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giá trị xã hội của pháp luật Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo): Phần 2
176 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn