Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 8 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
lượt xem 29
download
"Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Bài 8: Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc" đánh vị thế của triều Nguyễn thời kỳ Pháp thuộc; xác định được tính chất và nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật do thực dân Pháp đặt ra để cai trị thuộc địa. Qua đó hiểu được bản chất của bộ máy cai trị và hệ thống pháp luật do thực dân Pháp tạo ra; những nét mới của kỹ thuật lập pháp, hành pháp và tư pháp so với thời phong kiến trước đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 8 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
- LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt 11 v1.0015104206
- BÀI 8 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt v1.0015104206 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày khái quát quá trình xâm lược của thực dân Pháp; Chính sách kinh tế – chính trị – xã hội của thực dân Pháp thời kỳ Pháp thuộc. • Phân biệt được cách thức tổ chức chính quyền của người Pháp tại Liên bang Đông Dương, và cách thức tổ chức chính quyền tại Bắc Kì, Trung Kì và Nam kì. • Đánh giá được vị thế của triều Nguyễn thời kỳ Pháp thuộc. • Chỉ ra được tình hình pháp luật thời kỳ Pháp thuộc. Cơ chế áp dụng pháp luật đối với người Pháp và người Việt. • Xác định được tính chất và nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật do thực dân Pháp đặt ra để cai trị thuộc địa. Qua đó hiểu được bản chất của bộ máy cai trị và hệ thống pháp luật do thực dân Pháp tạo ra. • Chỉ ra được những nét mới của kỹ thuật lập pháp, hành pháp và tư pháp so với thời phong kiến trước đó. v1.0015104206 3
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong môn Lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam. v1.0015104206 4
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. v1.0015104206 5
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 8.1. Khái quát quá trình xâm lược của thực dân Pháp 8.2. Tổ chức bộ máy chính quyền 8.2. Pháp luật v1.0015104206 6
- 8.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP • Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. • Từ tháng 2/1859 đến 1879, Pháp liên tiếp đánh chiếm và xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì. • Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc. • Tháng 8/1883, nhà Nguyễn kí Hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Pháp đã xác lập được bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. v1.0015104206 7
- 8.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN 8.2.1. Liên bang Đông Dương và các 8.2.2. Bộ máy cai trị quy chế chính trị, Toàn của Pháp ở Bắc Kì quyền Đông Dương và các cơ quan phụ tá 8.2.3. Bộ máy cai trị 8.2.4. Bộ máy cai trị 8.2.5. Chính quyền của Pháp ở Trung Kì của Pháp ở Nam Kì triều Nguyễn 8.2.7. Hệ thống Tòa 8.2.6. Việc sử dụng án Pháp tại Việt Nam đào tạo quan cai trị và hệ thống Tòa án Nam triều v1.0015104206 8
- 8.2.1. LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC QUY CHẾ CHÍNH TRỊ, TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC CƠ QUAN PHỤ TÁ • Để quản lý Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì của Việt Nam nói riêng và của Đông Dương nói chung, thực dân Pháp lập ra Toàn quyền Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương do Thủ tướng Pháp trực tiếp bổ nhiệm, được xem là người thực thi chính sách của nước Cộng hòa Pháp tại Đông Dương. Có mọi quyền hành (lập pháp, hành pháp và tư pháp) tại Đông Dương. Mọi chức danh, cơ quan khác tại Đông Dương đều do Toàn quyền Đông Dương quyết định. v1.0015104206 9
- 8.2.1. LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC QUY CHẾ CHÍNH TRỊ, TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC CƠ QUAN PHỤ TÁ (tiếp theo) Phủ toàn quyền Đông Dương là cơ quan thường trực giúp giải quyết các công việc của Toàn quyền Đông Dương. Hội đồng tối cao Đông Dương có chức năng như một cơ quan cố vấn cấp cao, chung của cả Các cơ quan Đông Dương. phụ tá cho Toàn quyền Hội đồng phòng thủ Đông Dương – cơ quan Đông Dương chuyên cố vấn về vấn đề quân sự cho Toàn quyền Đông Dương. Hội đồng tư vấn học chính, Hội đồng tư vấn khai thác mỏ, Hội đồng lợi ích kinh tế, tài chính Đông Dương, Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao… Thực dân Pháp đã thiết lập được các cơ quan trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. v1.0015104206 10
- 8.2.2. BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA PHÁP Ở BẮC KÌ • Thống sứ Bắc Kì và các cơ quan phụ tá: Thống sứ Bắc Kì do người Pháp nắm giữ, do Thủ tướng Pháp bổ nhiệm và dưới sự điều hành của Viên Toàn quyền Đông Dương. Thực dân Pháp chỉ nắm chính quyền đến cấp tỉnh, các cấp dưới sử dụng chính quyền của triều đình bù nhìn. Thâu tóm mọi quyền về hành pháp, chính sách cai trị, tuyển dụng, phong chức tước cho quan lại triều đình, nói chung là mọi quyền hành tại Bắc Kì, Vua chỉ là bù nhìn. • Các cơ quan phụ tá gồm: Phủ thống sứ, các Phòng thương mại, Phòng canh nông, Hội đồng bảo hộ, Hội đồng giáo dục Bắc Kì, Viện dân biểu Bắc Kì, Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính, Bắc Kì cố vấn hội đồng và Ủy ban khai thác thuộc địa ở Bắc Kì. • Tổ chức chính quyền thực dân ở 21 tỉnh ở Bắc Kì là các Công sứ (đứng đầu mỗi tỉnh hoặc Đốc lý thành phố đối với Hà Nội và Hải Phòng. Giúp việc cho các Tòa công sứ và Đốc lý thành phố là các cơ quan phụ tá. Các viên quan đứng đầu Công sứ, Đốc lý thành phố đều do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm trên cơ sở đề cử của Thống sứ, chịu trách nhiệm trực tiếp Thống sứ. • Ngoài ra còn có các đơn vị quân sự để bảo vệ sự tồn tại của chế độ thực dân. v1.0015104206 11
- 8.2.3. BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA PHÁP Ở TRUNG KÌ • Đứng đầu là Khâm sứ, do người Pháp đứng đầu. Giúp việc cho Khâm sứ có các cơ quan phụ tá. Do theo quy chế bảo hộ nên Chính quyền thực dân Pháp cũng chỉ tổ chức đến cấp tỉnh. Các cấp chính quyền cấp dưới sử dụng chính quyền triều Nguyễn. Mặc dù vậy, mọi quyền hành đều thuộc về Khâm sứ. Vua ở Trung Kì chỉ là bù nhìn và tượng trưng, phụ trách những vấn đề nho giáo, lễ nghi. Mọi chính sách của Vua trước khi ban hành đều bị kiểm duyệt gắt gao của Khâm sứ. • Các cơ quan phụ tá: Tòa khâm sứ, Phòng tư vấn thương mại – canh nông, Hội đồng bảo hộ Trung Kì, Hội đồng lợi ích kinh tế tài chính Trung Kì, Ủy ban khai thác thuộc địa Trung Kì. Đứng đầu những cơ quan này đều do viên chức người Pháp nắm giữ dưới sự bổ nhiệm của Toàn quyền Đông Dương. Ở 13 tỉnh thì do Công sứ (riêng Đà Nẵng thì do Đốc lý) đứng đầu. v1.0015104206 12
- 8.2.4. BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA PHÁP Ở NAM KÌ • Do Nam Kì là thuộc địa của Pháp nên cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền thực dân có sự khác biệt, cụ thể thực dân Pháp tổ chức bộ máy cai trị chặt chẽ hơn, tới tất cả các cấp. Đứng đầu là Thống đốc Nam Kì và các cơ quan phụ tá tương tự ở Bắc Kì và Trung Kì. Đứng đầu mỗi tỉnh là các Tỉnh trưởng/ Đốc lý thành phố. Cấp dưới tỉnh là các trung tâm hành chính hoặc các tổng, do các quan chức người Việt do Pháp bổ nhiệm đứng đầu, hưởng lương từ Chính phủ Pháp. Cấp dưới cùng là xã, đứng đầu là Xã trưởng. v1.0015104206 13
- 8.2.5. CHÍNH QUYỀN TRIỀU NGUYỄN • Tồn tại song song với chính quyền thực dân Pháp là chính quyền nhà Nguyễn, gọi là chính quyền bù nhìn bởi thực tế nhà Nguyễn còn tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì nhưng thực chất chỉ là hình thức, là tay sai, giúp việc cho thực dân Pháp. • Bộ máy tổ chức có một vài thay đổi ở Trung Kì và Bắc Kì bởi có sự hiện diện của chính quyền thực dân Pháp. • Chức năng chính của các cơ quan triều Nguyễn chỉ là tay sai, giúp việc cho thực dân Pháp. v1.0015104206 14
- 8.2.6. VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG QUAN CAI TRỊ Mở trường đào tạo: trường thông ngôn, sau là trường thuộc địa ở Paris. Đối với quan chức người Pháp Cơ chế tuyển chọn: Bổ nhiệm, xét hoặc thi tuyển lên bậc. v1.0015104206 15
- 8.2.6. VIỆC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG QUAN CAI TRỊ (tiếp theo) Đối với quan chức người Việt: Thành lập các trường Mục tiêu đặt ra: đào tạo cho quan Xây dựng đội ngũ Tiến hành cải tạo chức người Việt và quan chức người lớp trí thức cựu ban hành quy chế Việt vừa phải học, vừa đào tạo chung về ngành giáo trung thành với lớp trí thức tân dục ở Đông Dương chính quốc vừa học để thay thế. với mục đích nhồi nhét phải có năng lực tư tưởng phục Tây, cai trị. sợ Tây, biết ơn Tây. v1.0015104206 16
- 8.2.7. HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP TẠI VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG TÒA ÁN NAM TRIỀU • Cũng giống như các cơ quan hành chính, các cơ quan xét xử cũng tồn tại hai hệ thống là cơ quan xét xử của chính quyền thực dân Pháp và cơ quan xét xử của triều Nguyễn. • Hệ thống cơ quan xét xử của thực dân Pháp tồn tại ở Nam Kì, ở Hà Nội, Hải Phòng ở Bắc Kì, Hà Nội, Hải Phòng ở Trung Kì (Đà Nẵng). Xét xử những công dân Pháp và những công dân Việt Nam bị ràng buộc bởi quy chế thuộc địa. • Hệ thống cơ quan xét xử của chính quyền phong kiến triều Nguyễn dùng để xét xử công dân Việt Nam bị ràng buộc bởi quy chế bảo hộ. v1.0015104206 17
- 8.3. PHÁP LUẬT 8.3.2. Nội dung chủ 8.3.1. Nguồn luật yếu của pháp luật. và hình thức văn bản, Bộ dân luật Bắc Kì và quy chế pháp lý Bộ hình luật Trung Kì v1.0015104206 18
- 8.3.1. NGUỒN LUẬT VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN, QUY CHẾ PHÁP LÝ • Nguồn luật và hình thức văn bản: Nguồn luật của Pháp: Các bộ luật mang từ chính quốc như Bộ luật Napoleong 1804, Bộ luật Thương mại 1807, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự… và các bộ luật được Pháp xây dựng ngay tại Việt Nam như Bộ hình luật Nam Kì và Dân luật Nam Kì. Sắc lệnh của thực dân Pháp ở chính quốc, các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Các văn bản của Vua: Chiếu dụ, chỉ, Bộ luật Gia Long, Bộ Bắc Kì pháp viện, Bộ luật tố tụng dân sự, thương sự Bắc Kì, Bộ luật tổ tụng hình sự Bắc Kì, Bộ luật hình sự Bắc Kì. v1.0015104206 19
- 8.3.1. NGUỒN LUẬT VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN, QUY CHẾ PHÁP LÝ (tiếp theo) • Quy chế pháp lý: Nam Kì: áp dụng pháp luật Pháp. Theo vùng Bắc Kì và Trung Kì (trừ Hà Nội và Hải Phòng): áp dụng pháp luật Nam triều. v1.0015104206 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
33 p | 152 | 33
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
17 p | 147 | 32
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
20 p | 121 | 26
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
20 p | 130 | 26
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
18 p | 88 | 26
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 9 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
32 p | 110 | 23
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
12 p | 128 | 22
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
19 p | 70 | 21
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 6: Nhà nước và pháp luật tư sản
14 p | 48 | 9
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 5: Nhà nước và pháp luật phong kiến
12 p | 27 | 8
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 2: Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
15 p | 45 | 7
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 4: Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
25 p | 36 | 7
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 7: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa
13 p | 24 | 6
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 1: Nhà nước và pháp luật Văn Lang – Âu Lạc
11 p | 41 | 6
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật: Phần 2 - ThS. Phạm Huy Tiến
19 p | 20 | 6
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 3: Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
23 p | 52 | 5
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật: Phần 1 - ThS. Phạm Huy Tiến
38 p | 20 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn