Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 9 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
lượt xem 23
download
"Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Bài 9: Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến nay" tìm hiểu những quan điểm khác nhau về xây dựng Nhà nước thời kỳ này; lý do Đảng ta lựa chọn con đường xây dựng Nhà nước kiểu mới; các nét cơ bản về chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội qua các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 9 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
- LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt v1.0015104206 11
- BÀI 9 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt v1.0015104206 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được những quan điểm khác nhau về xây dựng Nhà nước thời kỳ này. • Chỉ ra được lý do Đảng ta lựa chọn con đường xây dựng Nhà nước kiểu mới. • Trình bày các nét cơ bản về chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội qua các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến nay. • Trình bày những thành tựu cơ bản về mặt lập pháp từ năm 1946 đến nay. v1.0015104206 3
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. v1.0015104206 4
- CẤU TRÚC NỘI DUNG Nhà nước và pháp luật thời kỳ kháng chiến chống 9.1. thực dân Pháp (1945 – 1954) Nhà nước và pháp luật thời kỳ chống Mỹ cứu 9.2. nước, thống nhất tổ quốc (1954 – 1976) Nhà nước và pháp luật trong cơ chế tập trung 9.3. quan liêu, bao cấp (1976 – 1986) 9.4. Nhà nước và pháp luật thời kỳ đổi mới v1.0015104206 5
- 9.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 9.1.2. Bảo vệ, củng cố chính quyền nhân dân, bước đầu 9.1.1. Cuộc đấu tranh giành xây dựng hệ thống pháp luật chính quyền trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 9.1.3. Nhà nước và pháp luật trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp v1.0015104206 6
- 9.1.1. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN • Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, tiêu biểu phong trào Cần Vương, Đông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào bạo động của Việt Nam quốc dân Đảng... đứng trên quan điểm giai cấp để đấu tranh nên nhanh chóng thất bại. • Con đường cách mạng Nguyễn Ái Quốc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin xác định: Thực hiện cách mạng tư sản dân quyền chuẩn bị tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Thực hiện song song 2 nhiệm vụ: Đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân. Xác định công nhân và nông dân là động lực chính, giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo. v1.0015104206 7
- 9.1.1. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (tiếp theo) • Cuộc đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930–1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng thất bại nhưng để lại bài học kinh nghiệm: Đối tượng của chính quyền cách mạng là thực dân, phong kiến nhưng không phải tất cả lực lượng trong giai cấp phong kiến mà chỉ là những phần tử phản động nhất. Tập hợp mọi lực lượng tán thành và đấu tranh cho độc lập dân tộc: Công nhân, nông dân và các thành phần yêu nước khác. • Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, thay khẩu hiệu lập Chính phủ Xô Viết công nông bằng khẩu hiệu lập Chính phủ cộng hoà dân chủ. Thực hiện những cuộc khởi nghĩa từng phần giành quyền cục bộ ở địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập. v1.0015104206 8
- 9.1.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 – 1946) Với bản tuyên ngôn độc lập 1945, Hồ Chủ tịch đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nước dân chủ, độc lập. • Bộ máy nhà nước: Ngày 01/6/1946, tiến hành tổng tuyển cử thành công, Quốc hội đầu tiên được lập ra, Chính phủ chính thức của nhân dân được thành lập với tên gọi chính thức là Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Tại địa phương, việc xây dựng và củng cố chính quyền được tiến hành khẩn trương: Thành lập Hội đồng nhân dân đến cấp tỉnh, thành phố, thị xã; thành lập Uỷ ban hành chính các cấp. v1.0015104206 9
- 9.1.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 – 1946) (tiếp theo) • Lực lượng vũ trang: Chấn chỉnh, mở rộng giải phóng quân và đổi tên thành vệ quốc đoàn. Đồng thời thành lập và phát triển lực lượng công an nhân dân. • Toà án: Toà án binh Toà án quân sự Toà án thường Toà án đặc biệt lâm thời Hà Nội, Hải Toà thượng Hà Nội Hà Nội Phòng, Thái thẩm (cấp kì) Nguyên, Ninh Toà đệ nhị cấp Bình, Vinh, (cấp tỉnh) Huế, Quảng Toà sơ cấp Ngãi, Sài Gòn, (cấp huyện) Mỹ Tho. v1.0015104206 10
- 9.1.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 – 1946) (tiếp theo) • Hệ thống pháp luật: Trong những ngày đầu, chính quyền mới chưa thể xây dựng ngay được một hệ thống pháp luật đầy đủ nhưng đã nhanh chóng và kịp thời ban hành các quy định thông qua Sắc lệnh và Hiến pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể và cấp bách của pháp luật: Người đứng đầu Chính phủ ra nhiều Sắc lệnh để điều hành đất nước. Như Sắc lệnh chuẩn bị thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do, Sắc lệnh thành lập và củng cố chính quyền cách mạng lâm thời… Sau cuộc tổng tuyển cử thành công, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hiến pháp 1946 được đánh giá là có nhiều quy định tiến bộ, đặc biệt là trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước. v1.0015104206 11
- 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Mục tiêu: Bảo vệ độc lập dân tộc và Đường lối kháng chiến: Nhà nước dân chủ Toàn dân kháng chiến, nhân dân. toàn diện kháng chiến, Hiến pháp năm trường kỳ kháng chiến, 1946 vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Thay đổi phương thức tổ chức, hoạt động và pháp luật của Nhà nước v1.0015104206 12
- 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (tiếp theo) • Tổ chức và hoạt động của Nhà nước: Để đảm bảo thực hiện đường lối kháng chiến và mục tiêu cơ bản nên có sự thay đổi, cụ thể: Chính quyền trung ương: Quốc hội: Trao cho Ban thường trực Quốc hội một số quyền lực của Quốc hội, Trưởng ban thường trực Quốc hội giám sát và góp ý kiến với Chính phủ trong mọi công tác kháng chiến. Chính phủ: Từng bước được kiện toàn theo phương châm phù hợp với thời chiến, được Quốc hội trao cho một số quyền lực của Quốc hội. v1.0015104206 13
- 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (tiếp theo) Chính quyền địa phương: Uỷ ban hành Uỷ ban kháng Liên khu chính liên khu chiến liên khu Hội đồng Uỷ ban kháng nhân dân tỉnh Tỉnh, thành phố chiến – hành chính tỉnh, thành phố Thị xã, huyện Uỷ ban kháng chiến – hành chính thị xã, huyện Hội đồng Xã nhân dân xã Uỷ ban kháng chiến – hành chính xã v1.0015104206 14
- 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (tiếp theo) • Hệ thống tòa án có sự thay đổi qua các thời kỳ cho phù hợp với tình hình đất nước: Tòa thượng thẩm được giải tán, việc phúc thẩm các bản án có kháng cáo giao cho Hội đồng phúc thẩm mới được thành lập ở từng liên khu. Các Tòa quân sự đặt ở liên khu để xét xử quân nhân phạm tội. Lập các Tòa án nhân dân vùng tạm bị chiếm nhằm trừng trị bọn ngụy quân ngụy quyền. Lập các Tòa án đặc biệt ở những nơi có cải cách ruộng đất. Bên cạnh đó, thủ tục tố tụng cũng được từng bước cải cách. • Pháp luật: Mang tính dân chủ nhân dân, nhằm phục vụ kịp thời những công việc cấp bách và thiết yếu của cách mạng. Hình thức: Sắc lệnh (chủ yếu), Nghị định, Thông tư, Thông lệnh. Nội dung: Pháp luật về việc huy động sức người sức của cho kháng chiến. Pháp luật về giảm tô, giảm tức và luật cải cách ruộng đất. Pháp luật về quyền tự do dân chủ. v1.0015104206 15
- 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) Tồn tại song song hai hệ thống chính quyền và pháp luật ở hai miền Nam, Bắc. Nhà nước và pháp luật Việt Nam dân chủ cộng hòa: • Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Chuyển từ thời chiến sang thời bình và tuân thủ Hiến pháp 1959. Tuy nhiên từng thời kỳ với những nhiệm vụ khác nhau, tổ chức và hoạt động cũng có sự thay đổi: v1.0015104206 16
- 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà nước năm 1954 – 1964 Chủ tịch Hội đồng Tòa án Nhân Viện kiểm Quốc hội nước Chính phủ dân tối cao sát nhân Uỷ ban dân tối cao thường vụ Thủ tướng Chánh án Viện trưởng Quốc hội Chính phủ Hội đồng Uỷ ban nhân Viện kiểm Tòa án tỉnh nhân dân tỉnh dân tỉnh sát tỉnh Hội đồng nhân Uỷ ban nhân Tòa án Viện kiểm dân huyện dân huyện huyện sát huyện Hội đồng Uỷ ban nhân dân xã nhân dân xã v1.0015104206 17
- 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) • Tổ chức nhà nước giai đoạn 1964 – 1975: Giai đoạn Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, miền Bắc từ thời bình phải chuyển sang thời chiến, đồng thời chuyển hướng về tổ chức và phương thức hoạt động: Quyền lực của Quốc hội phát huy cao hơn, hoạt động thông qua Ủy ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng chính phủ là cơ quan điều hành tối cao của Nhà nước. Tiến hành hợp nhất một số tỉnh thành những tỉnh mới. Chính quyền địa phương các cấp luôn phát huy vai trò to lớn, tích cực trong tổ chức quản lý sản xuất, chiến đấu, đời sống, đảm bảo cho mọi nhu cầu về sức người sức của cho chiến trường. v1.0015104206 18
- 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) • Pháp luật: Hình thức văn bản: Bên cạnh các văn bản đã có trước đây, Nhà nước ban hành một số luật – hình thức văn bản có giá trị pháp lý cao hơn so với Sắc lệnh, Nghị định. Hiến pháp năm 1959: Đây là bản Hiến pháp thứ hai của Việt Nam, bao gồm lời nói đầu 10 chương và 112 điều, với các nội dung: Xác định bản chất Nhà nước dân chủ nhân dân; Ghi nhận đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa; xác định tổ chức bộ máy nhà nước. Ban hành một số văn bản trong các lĩnh vực khác nhau để kịp thời phục vụ các nhiệm vụ cách mạng: Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước; Pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội; Pháp luật về các quyền tự do dân chủ; Pháp luật về an ninh, chính trị, trật tự. v1.0015104206 19
- 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) Chính quyền và pháp luật của ngụy quyền miền Nam: • Tổ chức bộ máy của ngụy quyền: Tổ chức theo chính thể Cộng hòa tổng thống, tuân thủ Hiến pháp 1967 của ngụy quyền: Quốc hội là cơ quan lập pháp, bao gồm Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Tổng thống là người không chỉ nắm trọn quyền hành pháp mà còn lấn át cả quyền lập pháp và tư pháp. Hệ thống tư pháp bao gồm: Tối cao pháp viện và hệ thống Tòa án (Tòa án thường và Tòa án đặc biệt). Chính quyền địa phương: Phân chia thành cấp tỉnh đứng đầu là Tỉnh trưởng, quận đứng đầu là Quận trưởng, xã đứng đầu là Xã trưởng. • Pháp luật: Có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh theo mô hình pháp luật của Pháp nhằm hợp pháp hóa và củng cố chính quyền, duy trì các quan hệ xã hội trong chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản thực dân mới, bao gồm nhiều ngành luật và hình thức văn bản phong phú: Các văn bản có tính lập hiến: Hiến ước, Hiến chương, Hiến pháp. Các Bộ luật, Đạo luật. Các Sắc luật, Sắc lệnh của Tổng thống. Các Nghị định, Quyết định hành chính. v1.0015104206 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
33 p | 155 | 33
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
17 p | 148 | 32
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 8 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
25 p | 182 | 29
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
20 p | 121 | 26
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
20 p | 130 | 26
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
18 p | 88 | 26
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
12 p | 129 | 22
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
19 p | 70 | 21
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 6: Nhà nước và pháp luật tư sản
14 p | 48 | 9
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 5: Nhà nước và pháp luật phong kiến
12 p | 27 | 8
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 2: Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
15 p | 45 | 7
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 4: Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
25 p | 36 | 7
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 7: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa
13 p | 24 | 6
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 1: Nhà nước và pháp luật Văn Lang – Âu Lạc
11 p | 41 | 6
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật: Phần 2 - ThS. Phạm Huy Tiến
19 p | 20 | 6
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 3: Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
23 p | 53 | 5
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật: Phần 1 - ThS. Phạm Huy Tiến
38 p | 20 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn