intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phật giáo Việt Nam tích cực thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm qua, an sinh xã hội (ASXH) luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, qua đó, truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu một số suy nghĩ về công tác an sinh xã hội được Phật giáo thực hiện trên đất nước chúng ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phật giáo Việt Nam tích cực thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế

  1. PHẬT GIÁO VIỆT NAM TÍCH CỰC THỰC HIỆN AN SINH XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN1∗ TS. LÊ THỊ MINH THẢO2∗ Tóm tắt: Trong những năm qua, an sinh xã hội (ASXH) luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, qua đó, truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu một số suy nghĩ về công tác an sinh xã hội được Phật giáo thực hiện trên đất nước chúng ta. Từ khóa: Phật giáo, an sinh xã hội. Đặt vấn đề Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, nhân dân cả nước ta đang tích cực lao động đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho phần lớn dân cư thuộc mọi thành phần và ở mọi vùng miền trên cả nước. Trong lĩnh vực chăm lo sinh kế cho người dân, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội những năm gần đây, Việt Nam cũng đã có những bước đi ấn tượng được cộng đồng thế giới ghi nhận. Trong thành tích chung đó có sự góp sức tích cực của nhiều cá nhân và tổ chức xã hội, mà phần không nhỏ trong đó thuộc về Phật giáo trên cả nước. Tổ chức các cấp Giáo hội, nhiều cá nhân nhà tu hành và phật tử đã có những hoạt động hiệu quả thường xuyên bền bỉ trong các cộng đồng dân cư, giúp những người dân còn khó khăn ở các vùng miền khác nhau ∗ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. ∗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 297 cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt, hỗ trợ họ trong việc khám chữa bệnh, giúp trẻ em và người có nhu cầu được cắp sách tới trường, được đào tạo nghề nghiệp. Những hoạt động an sinh xã hội đó của Phật giáo Việt Nam thực sự thiết thực, có thể coi như một nguồn lực cho phát triển xã hội bền vững. Nhưng làm thế nào để phát huy hơn nữa nguồn lực quý giá này cũng như vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội lại là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm phân tích mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo; mối quan hệ giữa đời sống tôn giáo và chính sách của nhà nước; mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Ngoài ra, trong bài viết, tác giả còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: Phương pháp logic – lịch sử, phương pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn trở về với lý luận, phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp đối chiếu - so sánh, thống kê,… nhằm khái quát hóa vấn đề an sinh xã hội và thực trạng Phật giáo với vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay. 1. An sinh xã hội - nhìn từ khung lý thuyết An sinh xã hội là một trong ba trụ cột chính cùng với tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tạo thành sự phát triển bền vững của mọi quốc gia – dân tộc. Nhưng đó cũng là vấn đề phức tạp nên vẫn còn nhiều ý kiến đa dạng, nhận thức khác nhau. Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước, chọn lọc kế thừa các quan điểm được thừa nhận rộng rãi và phù hợp thông lệ quốc tế, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản quan niệm ASXH là “hệ thống chính sách và giải pháp được áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó với những rủi ro và khó khăn khi gặp phải, dẫn đến mất việc làm hoặc làm suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập và cuộc sống”1. Căn cứ vào nội hàm này có thể xác định phạm vi bao quát của khái niệm ASXH hiện nay ở nước ta gồm 5 mảng (hoạt động, lĩnh vực) lớn: 1/ Đề xuất, xây dựng, thông qua các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án,... các nhóm giải pháp thực hiện chúng...; 2/ Hoạt động xóa đói giảm nghèo; 3/ Hệ thống dịch vụ và phúc lợi xã hội; 4/ Hệ thống trợ giúp xã hội; 5/ Hệ thống các loại hình bảo hiểm. Với mạng lưới ASXH vừa rộng vừa len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống như thế thì việc thực hiện tốt chính là góp phần ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro thiên tai nhân họa, đảm bảo ổn định thu nhập và cuộc sống người dân, vì vậy ASXH mang tính nhân văn sâu sắc. Phương thức thực hiện ASXH cơ bản thông qua các 1 Phùng Hữu Phú và… (2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 18.
  3. 298 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... hoạt động công cộng do vậy ASXH cũng mang tính xã hội rất cao, đòi hỏi sự chung tay góp sức của nhiều loại hình chủ thể. Điều này tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xã hội hóa rộng rãi công tác ASXH như Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi “khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia, đồng thời, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm ASXH”1. Như vậy, không đi hết vào mọi khía cạnh của ASXH, ở đây chúng ta thấy nổi lên thành tố chủ thể mà Phật giáo đã, đang là một thành viên tích cực và những nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vai trò của các chủ thể trong lĩnh vực ASXH. Trong số các nhân tố đó hàng đầu phải kể đến quan điểm, chính sách lãnh đạo – quản lý xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhìn lại lịch sử để thấy chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về ASXH đã được hình thành từng bước. Đảng đã thông qua và lãnh đạo thực hiện nhiều chính sách nhằm đảm bảo ASXH cho nhân dân và xây dựng đất nước. Trải qua các giai đoạn phát triển quan điểm, chính sách ASXH của Đảng từng bước được bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện và ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng ra nhiều lĩnh vực. Có thể thấy sự thể hiện rõ nhất từ khi Đảng khởi xướng đường lối Đổi mới toàn diện. Sau Đại hội VI (12/1986) sự quan tâm sâu sắc của Đảng đến công tác ASXH trong từng chính sách qua mỗi kỳ đại hội ngày càng được cụ thể hóa và đi vào thực chất đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Đại hội VII là bước đi đầu tiên theo hướng này với việc Đảng đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với giải quyết các nhiệm vụ văn hóa - xã hội “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân”2. Đại hội IX của Đảng chính thức đưa cụm từ ASXH vào Văn kiện và đề ra các biện pháp tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội như bình đẳng cho mọi người trong các mối quan hệ xã hội, tạo công ăn việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động,... Đại hội lần X đề ra nhiệm vụ tập trung nguồn lực giải quyết nạn thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo và đẩy mạnh thực hiện ASXH. Đến Đại hội XI Đảng đã nêu các chủ trương, quan điểm định hướng lớn với những nội dung cụ thể cho từng nhóm chính sách như “Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ tổn thương”3. Sau năm năm đất nước đã có những bước phát triển khởi sắc nhất định cho phép Đảng tại Đại hội XII (năm 2016) tiếp tục khẳng 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sach xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội, tr. 108. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 219. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 228.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 299 định “tạo điều kiện để trợ giúp hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương ... Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế”1. Trong chỉ đạo thực hiện Đảng đã dần mở rộng đối tượng và tạo nhiều điều kiện cho mọi chủ thể (tổ chức, cá nhân) tham gia làm ASXH; tất cả chung tay góp sức phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm hiện thực hóa nhanh chóng và bền vững mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Đáng nói nhất là về sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và nhà nước cho các tôn giáo tham gia các hoạt động ASXH. Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) ban hành Nghị quyết 25 – NQ/TW ngày 12/3/2003 về Công tác tôn giáo nêu nhiệm vụ cho Nhà nước xem xét khuyến khích các tôn giáo (các cá nhân tín đồ, chức sắc, nhà tu hành... với tư cách là những công dân Việt Nam) tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội trên tinh thần “phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật”2. Gần đây nhất Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/1/2018 khẳng định cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết này trong tình hình mới, trong đó nêu quan điểm dứt khoát tôn giáo là một trong những nguồn lực đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, cho nên cần “Phát huy nguồn lực này vào phát triển kinh tế - xã hội”3. Như vậy, từng Đại hội, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đã dần nêu rõ từng nội dung, lĩnh vực trong chính sách ASXH chung của Đảng. Từ việc xác định rõ quan điểm về sự tồn tại lâu dài của tôn giáo và coi tôn giáo là một nguồn lực có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, Đảng cũng đã có những quyết sách cụ thể tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các tôn giáo, trong đó có Phật giáo tham gia công tác an sinh xã hội. Đường lối, quan điểm của Đảng đã được Nhà nước Việt Nam quán triệt trong các văn bản pháp luật cụ thể hóa của mình. Chẳng hạn như ngay trong hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946) đã chính thức ghi nhận tại Điều 14 quyền ASXH cho một số đối tượng: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ, trẻ con thì được chăm sóc về mặt giáo dưỡng”4. Sau khi miền Bắc được giải phóng, Hiến pháp sửa đổi năm 1959 tại Điều 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 137. 2 Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương, khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 76. 3 Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa IX về Công tác tôn giáo trong tình hình mới, tr. 4. 4 Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, (2006) , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 14
  5. 300 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 32 quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là những người hoàn cảnh khó khăn: “Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động”1. Hiến pháp đầu tiên của đất nước tái thống nhất năm 1980 nhấn mạnh đến việc chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, những gia đình neo đơn khó khăn, nhóm dân yếu thế tại điều 74: “Người già và người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Trẻ mồ côi được Nhà nước và xã hội nuôi dạy”2. Điều 34 Hiến pháp mới đây nhất, năm 2013, khẳng định “... công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”3. Trong suốt quá trình gần 3/4 thế kỷ Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa Hiến pháp cũng như các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về hoạt động ASXH phù hợp với tình hình cụ thể và xu hướng xây dựng đất nước; trong đó chúng tôi chú ý đến những văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ASXH như Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ - CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường,... Thêm một bước tiến nữa là gần đây Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật công nhận Tôn giáo, Tín ngưỡng có vai trò to lớn, là nguồn lực quan trọng góp vào sự phát triển của đất nước nên cần tạo mọi điều kiện cho các chủ thể tôn giáo tham gia vào sự nghiệp chung đó. Điều 55 ghi rõ các tôn giáo “được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan”4. Như vậy, hệ thống quan điểm, đường lối chính sách, pháp luật của Việt Nam về ASXH đã ngày càng hoàn thiện để trở thành một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy vai trò của các tôn giáo, Phật giáo nói riêng đảm bảo ASXH, ngày càng tạo điều kiện tốt hơn, trước hết là về cơ sở pháp lý khuyến khích cá nhân, tổ chức Phật giáo mở rộng việc tham gia thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam. 2. Phật giáo với an sinh xã hội Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” nên thường sẵn sàng làm từ 1 Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, (2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 39 2 Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, (2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, tr. 93. 3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, (2014), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 21. 4 Quốc hội (2016), Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, Hà Nội.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 301 thiện giúp đỡ chở che cho những mảnh đời bất hạnh, thiếu thốn, khó khăn, nghèo đói. Theo từ điển Phật học, từ thiện là hoạt động mang tính nhân đạo bao gồm những việc dựa trên cơ sở lòng từ bi, bác ái cứu giúp kẻ nghèo khổ, bệnh tật, hoạn nạn trong đời. Theo Đại từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê): “Từ thiện là có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc”. Như vậy, từ thiện có thể là hành động của các chủ thể khác nhau cá nhân hay một tập thể, cộng đồng, thông qua tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo, trong đó một trong những chủ thể có vai trò bậc nhất từ xa xưa đã là Phật giáo. Tôn giáo lớn quy mô thế giới này đề cao Lục độ là sáu hạnh của Bồ Tát, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ và coi đó cũng là con đường hướng tới giác ngộ. Việc bố thí được đặt lên hàng đầu trong thực hành lục độ đã nói lên ý nghĩa, tầm quan trọng và cũng là đề cao những cá nhân có lòng nhân ái, biết chia xẻ và hành động mang tính nhân văn. Bố thí cho những người nghèo khổ, kém may mắn hơn mình. Bố thí để xây chùa, làm trường học, bệnh viện, cầu đường... do vậy bố thí là hoạt động từ thiện xã hội hàng đầu, bố thí thể hiện tín đồ Phật giáo đã nhập thế hành đạo. Vì vậy, khái niệm hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo nói chung và nhất là của Phật giáo là những hoạt động thực hành bố thí, cứu khổ, cứu nạn, thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay đơn giản chỉ là hành động trợ giúp tinh thần, xoa dịu nỗi đau lòng. Chủ trương pháp môn tu hành chung của Phật giáo là “học Phật – Tu nhân”, trong đó mục đích của học Phật là giúp mọi người sáng suốt trên con đường hành đạo, hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ; giảm nghiệp, được cứu độ và giải thoát. Người theo Phật lấy tu nhân làm nền tảng, làm gốc, mà trước hết phải tu tâm, dưỡng tính, trau dồi phẩm hạnh, đạo đức của bản thân để trở thành người tốt, rồi sau đó mới nói đến chuyện tu thành tiên, thành Phật. Sự tương đồng của tôn chỉ hành đạo “học Phật – tu Nhân” là sợi dây vô hình vừa luôn gắn kết vào nhau giữa “cõi thiêng” và “cõi trần gian”, cũng chính là xuất thế và nhập thế trong một pháp tu. Nhà tu hành Phật giáo hay người có tâm hướng về đạo Phật làm rất nhiều việc thuộc về cả một chính sách và sự nghiệp lớn, lâu dài của nhiều quốc gia dân tộc mà chúng ta hiện nay gọi là ASXH. Những năm gần đây hoạt động đảm bảo ASXH của Phật giáo đạt được những thành tựu to lớn, góp phần cùng với Đảng và Nhà nước phòng tránh và khắc phục rủi ro của con người. Trước hết phải nói rằng Từ thiện xã hội là một trong những công tác nổi bật nhất của Trung ương Giáo hội, các tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Đại diện Phật giáo các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ sở tự
  7. 302 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong toàn Giáo hội: quyên góp tài chính, vật phẩm, tổ chức các đợt cứu trợ đồng bào thiên tai, lũ lụt; chăm lo cho đồng bào nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ xây cầu, khoan giếng; tổ chức các lớp học tình thương, phát nguyện chăm sóc và phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tặng thẻ bảo hiểm y tế, xe lăn, xe đạp; trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; xây dựng và điều hành các trung tâm nuôi cô nhi, trẻ khuyết tật, khiếm thị, người già neo đơn,... Hiện Phật giáo cả nước có gần 200 Tuệ Tĩnh đường và hàng trăm phòng chẩn trị y học dân tộc, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, có vài chục phòng khám Tây y, Đông - Tây y kết hợp, đã khám và phát thuốc từ thiện cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, với kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng1. Phật giáo liên tục phát động và tích cực tham gia phong trào phòng chống HIV/AIDS: Một số Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã thành lập văn phòng tư vấn, cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS như chùa Pháp Vân, chùa Hiển Quang… tại Hà Nội; chùa Bảo Quang Hải Phòng, chùa Quang Minh Đà Nẵng; chùa Kỳ Quang (Gò Vấp) và chùa Diệu Giác ở quận 2 thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức các lớp tập huấn, Hội thảo, Hội nghị, tham quan học tập phòng chống HIV/AIDS cho tăng ni, phật tử… Dưới đây là các con số cụ thể được báo cáo tại Đại hội VII (2012) trên các mặt công tác ASXH chính. Về hỗ trợ giáo dục – đào tạo. Cả nước có trên 1000 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, trẻ mồ côi, khuyết tật, với trên 2 vạn em; trên 20 cơ sở nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng hàng ngàn cụ già, góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình các em và cho xã hội. Giáo hội đã mở hàng chục trường, hàng trăm lớp dạy nghề miễn phí cho con em gia đình phật tử, hộ nghèo, người khuyết tật gồm các nghề may, điện gia dụng, tin học, sửa xe… như Trường dạy nghề tại tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,… đã đào tạo và giới thiệu việc làm ổn định cho hàng ngàn học viên. Công tác cứu trợ. Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và đạo lý dân tộc Việt Nam: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động tăng ni, phật tử cả nước quyên góp ủng hộ tài chính, phẩm vật cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt tàn phá trên cả nước, đồng bào nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa… đồng thời hỗ trợ 22.028 ca mổ đục thủy tinh thể, 2698 căn nhà tình nghĩa, tình thương và đại đoàn kết, 30 lớp học tình thương, 3 trường Mẫu giáo; ủng hộ và nuôi dưỡng trên 100 bà mẹ Việt Nam Anh hùng; xây 250 cầu bê tông, Xem: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2014), Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VII nhiệm kỳ (2012 - 2017), 1 Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr. 19-84.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI... 303 đổ 27000m đường xi măng, khoan 1510 giếng nước sạch, tặng 1326 xe lăn,… hàng trăm nghìn tấn gạo, trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, trợ cấp lương giáo viên các lớp học tình thương… Ban Từ thiện xã hội Trung ương và các tỉnh, thành hội Phật giáo đó cử nhiều đoàn đến tận nơi thăm viếng cứu trợ đồng bào bị thiên tai. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng gửi điện thăm hỏi chia buồn sâu sắc và cứu trợ nhân dân các nước Đông Nam Á bị sóng thần năm 2005, cứu trợ đồng bào vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2013 bị thiệt hại tài sản và nhân mạng do động đất và sóng thần gây ra… Số tiền làm từ thiện xã hội từ 1981 - 2011 là 2020 tỷ đồng; riêng trong nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) là 1295 tỷ 815.337.000đ”1. Thời gian gần đây công tác từ thiện xã hội được đẩy mạnh những năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo coi đây là công tác trọng tâm nên đã ban hành thông tư, thông báo, vận động cứu trợ kịp thời, kịp lúc đối với đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn, liên kết với các tổ chức xã hội để thực hiện công tác từ thiện thường kỳ. Đến cuối năm 2018, cả nước có 46 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi với 1.329 trẻ em và 160 bảo mẫu; 15 trung tâm nuôi dưỡng 527 người già neo đơn; 33 phòng khám Đông y với 206 lương y tham gia hoạt động, 10 phòng khám Tây y với 40 bác sĩ, 2 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề với 65 học viên và 6 giáo viên hướng dẫn,... Số tiền Ban Từ thiện xã hội Trung ương và các tỉnh, thành đã ủng hộ ước tính 585.408.976.000đ2. Đến năm 2019, Ban Từ thiện xã hội Trung ương, các Phân ban Trung ương và Ban Từ thiện xã hội các tỉnh/thành đã quyên góp, ủng hộ 2.031.072.316.5003, hoạt động từ thiện của Phật giáo đã phát huy tinh thần cứu khổ, cứu nạn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của đạo Phật và đạo lý tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Như vậy, Giáo hội Phật giáo luôn nỗ lực phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, đúng theo ý nghĩa phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật, trang nghiêm cho thế gian tức là trang nghiêm Tịnh độ chư Phật tại thế gian. Với tư cách là thành viên trong khối Đại đoàn kết toàn dân, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni, phật tử Việt Nam luôn luôn gắn liền với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện đúng phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Hiện nay, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, thương nòi, sát cánh với dân tộc, hoà mình vào dân tộc, quán triệt thuyết “vô ngã” của Phật giáo trong mọi việc Phật sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2014), Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VII nhiệm kỳ (2012 - 2017), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr. 8-94. 2 https://www.vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=ban-tu-thien-xa-hoi/bao-cao-tong-ket-cong-tac- phat-su-nam-2018-ban-tu-thien-xa-hoi-trung-uong-ghpgvn-512.html. 3 Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2019, Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  9. 304 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... hành đạo và truyền đạo vì “lợi lạc, quần sinh”, nhất quán lấy đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam làm thực tại của Giáo hội, đoàn kết mọi giới đồng bào cùng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn kiên định đường hướng hoạt động, tuyên truyền, vận động tăng ni, phật tử tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp sức người và sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Nhà nước và các cấp phát động. Ngoài ra, Giáo hội còn chủ động tham gia các hoạt động đối ngoại với Phật giáo các nước trên thế giới nhằm quảng bá thành tựu của Phật giáo Việt Nam cũng như chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, đồng thời còn góp phần làm cầu nối giữa tăng ni, phật tử, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài thông qua các hoạt động Phật giáo, quy tụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc làm từ thiện ASXH. Các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong toàn quốc đã thường xuyên động viên tăng ni, phật tử tại địa phương hoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trên địa bàn khu dân cư, góp ý xây dựng chính quyền vững mạnh ở trung ương và địa phương, tham gia các đoàn thể, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc mà hàng đầu trong số đó là công tác ASXH các cấp từ trung ương đến địa phương. 3. Nguyên nhân thành tựu Phật giáo đạt được trong công tác ASXH Trước hết ở việc Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, chủ trương, đường lối tạo điều kiện, khuyến khích trong và ngoài nước, trong đó có các tổ chức Phật giáo và các phật tử, tham gia vào các hoạt động xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực ASXH; thứ hai, việc “học Phật – tu Nhân” được các cấp Giáo hội đặc biệt lưu ý hướng dẫn như một phương thức tu tập, đường hướng hành đạo quan trọng nhất của các tín đồ Phật giáo. Vì vậy tín đồ, các nhà nhà sư luôn khắc ghi trong tâm, cố gắng làm trong cuộc sống hằng ngày cho đất nước, cho nhân dân qua những công việc cụ thể thiết thực dù đó là việc nhỏ nhất; thứ ba, không thể không kể đến việc nhiều tổ chức Phật giáo từ trung ương đến các địa phương đã nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, truyền thông ASXH lan tỏa nhanh trên các kênh thông tin đại chúng, các mạng xã hội, qua đó các tổ chức, cá nhân có dịp được bày tỏ sự đồng tình ủng hộ, chia sẻ bằng cả vật chất lẫn tinh thần; thứ tư, các tổ chức, cá nhân đã công khai, minh bạch các hoạt động ASXH của mình, sự kịp thời đó đã giúp họ nắm rõ các khoản thu - chi, qua đó càng tạo niềm tin vững chắc ở những người hoạt động ASXH, niềm tin đó ngày càng được nhân lên và thấm sâu trong các cộng đồng xã hội.
  10. Tuy nhiên, không ít người trực tiếp hay gián tiếp góp sức, công của vào đảm bảo ASXH chưa thể hài lòng với những thành quả hoạt động của mình. Họ biết rằng hoạt động đó còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với lòng nhiệt tình và tiềm năng mà họ có thể huy động và sự kỳ vọng của xã hội trong công việc cao cả thiêng liêng này. Nguyên nhân của những hạn chế cả chủ quan lẫn khách quan có thể khá nhiều và tế nhị, không tham vọng nêu và phân tích được hết, ở đây căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng, chúng tôi mạnh dạn góp vài suy nghĩ của mình về một số nguyên nhân sau đây: 1/ Hệ thống tổ chức Phật giáo ở một số vùng, địa phương còn chưa thật chặt chẽ, dẫn đến việc quản lý, tập hợp, phối kết hợp lực lượng trong các hoạt động ASXH còn thiếu tính căn cơ, bài bản và chuyên nghiệp, từ đó một số hoạt động ASXH thiếu tập trung, đồng bộ trong toàn Giáo hội và hiệu quả mang lại chưa cao; điều này cho thấy thêm nguyên nhân cản trở không ít hoạt động ASXH của Phật giáo là 2/ Đội ngũ nhà tu hành phụ trách ASXH còn mỏng, trình độ vận động quần chúng, tính chuyên nghiệp tổ chức công việc ở một số Giáo hội các địa phương chưa cao, thêm vào đó tuổi đời của nhiều chức sắc Giáo hội đã khá cao, sức khỏe thất thường, hoạt động phân tán nhỏ trên địa bàn rộng, cơ sở vật chất thiếu thốn...; nguyên nhân của hạn chế này lại bắt nguồn từ nguyên nhân 3/ Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động ASXH có được chủ yếu từ sự tuyên truyền quyên góp nên không nhiều và không thường xuyên, thêm vào đó năng lực và thời gian làm việc của tình nguyện viên cũng còn hạn hẹp dẫn đến một số hoạt động ASXH chỉ diễn ra theo mùa, thiếu liên tục và bền vững, ví dụ như công tác phối hợp dạy nghề, giới thiệu việc làm chưa thật sự được tập trung đầu tư, hầu hết các hoạt động mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ học bổng, sách vở, xe đạp, bữa cơm nghĩa tình, hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa trường, lớp học, bàn ghế xuống cấp; và nguyên nhân 4/mang tính khách quan là vấn đề tư cách pháp nhân của các tổ chức hoạt động ASXH thuộc Phật giáo cũng như các tôn giáo khác đang gặp không ít khó khăn: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tuy đã có hiệu lực vài năm song còn chung chung, chưa nêu cụ thể do còn liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, khiến cho việc cấp phép cho mọi hoạt động ASXH của Phật giáo còn chưa được bình đẳng. Như vậy, theo những hạn chế và nguyên nhân - đi ngược từ dưới lên - có thể nhận diện một vài vấn đề chung và riêng cần giải quyết để hoạt động đảm bảo ASXH của Phật giáo hiện nay hiệu quả hơn. Trước hết, những vấn đề chung là: 1/ Vấn đề chính sách, pháp luật về ASXH: quá trình triển khai thực hiện một số nội dung còn bất cập, việc quy định đối tượng tham gia các hoạt động xã hội hóa là tổ chức, cá nhân tôn giáo thể hiện chưa cụ thể, thiếu đồng bộ trong các chủ trương,
  11. 306 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nội dung chính sách, pháp luật chưa thật nhất quán theo quan điểm của Đảng làm cho các tôn giáo tham gia các hoạt động ASXH gặp nhiều lúng túng; để khắc phục nhà nước cần nghiên cứu các kinh nghiệm thế giới, vận dụng các nội dung phù hợp tình hình, xu thế phát triển của đất nước đưa vào từng chính sách cụ thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt chính sách ASXH; 2/ Việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến chính sách ASXH, văn bản quy phạm pháp luật còn bị xem nhẹ ở một số địa phương, trong chỉ đạo còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, phương pháp làm những việc này còn chưa thật phù hợp, kịp thời cho từng đối tượng, từng tôn giáo, một số địa phương chưa phát huy tốt lực lượng nòng cốt từ các chức sắc, nhà tu hành trong tuyên truyền cũng như thực hiện ASXH; 3/ Vấn đề đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo: số lượng còn thiếu, trình độ chưa cao nhất là ở cơ sở, trong khi đó viên chức làm công việc này phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với công việc, tri thức về tôn giáo, phẩm chất, năng lực thuyết phục chức sắc, tín đồ hiểu và thực hiện tốt chính sách ASXH của Nhà nước. Tiếp đó là những vấn đề đối với chính Phật giáo: 1/ Quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến hoạt động tôn giáo, song Phật giáo chưa hẳn đã tiếp cận đầy đủ (do thiếu nguồn lực) các chính sách ASXH tiến bộ của một số nước trên thế giới để áp dụng vào công việc của mình ở Việt Nam, bên cạnh đó nếu các chức sắc, nhà tu hành thiếu tinh thần tu luyện, xa rời giáo lý, hiến chương sẽ làm cho hoạt động ASXH đi lệch tôn chỉ, đường hướng hành đạo hoặc rơi vào ham đánh bóng tên tuổi; 2/ Một mặt, các quy định ASXH chung còn những điểm chưa thể hiện cụ thể, rõ ràng, thậm chí một số nội dung còn vênh nhau giữa các văn bản, nhưng mặt khác, ngay nội bộ Phật giáo chưa hẳn đã có quy chế thống nhất về hoạt động ASXH; 3/ Tổ chức hoạt động ASXH của Phật giáo ở một số khâu như quản lý, điều hành với mô hình tự phát nên còn khó khăn trong duy trì, công tác tuyên truyền phổ biến bởi các nhà tu hành, tín đồ còn thiếu sâu sắc, chưa kịp thời, một số mô hình hoạt động còn nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết và lan tỏa ra những địa phương khác; 4/ Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ASXH còn thiếu thốn, chủ yếu còn tạm mượn từ nhiều nơi như cơ sở thờ tự, bệnh viện, nhà dưỡng lão, trường học tư thục... về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động ASXH, nhất là để mở rộng hợp tác quốc tế. Trang thiết bị dùng cho việc khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu, nơi bảo quản trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện cần được quan tâm cải thiện. Theo đà phát triển của Việt Nam và sự nhập thế mạnh mẽ, rộng hơn của Phật giáo; có thể sơ bộ dự báo về xu hướng hoạt động ASXH: 1/ Như các tôn giáo khác, Phật giáo sẽ mở rộng quan hệ hợp tác về ASXH với các tổ chức, cá nhân bên ngoài
  12. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 307 trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, cứu trợ xã hội, nhân đạo từ thiện; 2/ Hoạt động ASXH của tôn giáo (Phật giáo không là ngoại lệ) có nguy cơ dễ bị các thế lực đen tối trong và ngoài nước lợi dụng để thực hiện các hành vi chống phá đất nước. Do vậy, và tổng hợp từ các hạn chế, nguyên nhân, cần đề ra và thực hiện các giải pháp sau đây: Đối với cơ chế, chính sách của nhà nước: 1/ Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về ASXH: tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về ASXH, nghiên cứu sửa đổi bổ sung những nội dung không còn phù hợp, điều khoản bất cập cho thực hiện trong các Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người tàn tật, Luật Người cao tuổi... rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách đã ban hành về ASXH và nghiên cứu tiếp tục ban hành mới nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đồng bộ nghiêm túc; 2/ Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động ASXH giữa Phật giáo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở. Đối với Phật giáo: 1/ Chủ động tích cực tạo nguồn kinh phí mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động ASXH: cần chủ động với vị thế của một chủ thể để tăng cường kêu gọi, vận động cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ về vật chất, tiền của để Phật giáo trực tiếp mở và điều hành trường học, nhà dưỡng lão, nơi ở cho những người cơ nhỡ không nơi nương tựa; 2/ Phát triển lực lượng tình nguyện tham gia hoạt động ASXH đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, trước hết phải xây dựng lực lượng từ các tín đồ dưới hình thức các tổ chức phù hợp mục đích hoạt động ASXH; 3/ Mở rộng hợp tác, liên kết với các cá nhân, tổ chức trong nước, quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động ASXH. 4. Kết luận An sinh xã hội vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Thành quả tốt đẹp của những hoạt động phụng đạo yêu nước nói chung và đảm bảo ASXH nói riêng của Phật giáo đã góp phần to lớn vào việc ổn định xã hội, xây dựng kinh tế đồng thời khẳng định niềm tin của Phật giáo Việt Nam vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta và đó cũng là điểm tương đồng với tôn chỉ của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Mục đích ấy đang lôi cuốn, thu hút mọi người dân, mọi thành viên trong xã hội, theo hoặc không theo tôn giáo phát huy mọi nguồn lực vào công cuộc chấn hưng dân tộc.
  13. 308 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Những mặt tích cực, cùng với những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn Phật giáo thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam đặt ra những vấn đề và bài học kinh nghiệm không chỉ có tác động đối với Phật giáo Việt Nam mà còn gợi mở nhiều điều có thể tham khảo để Đảng và Nhà nước đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với vấn đề an sinh xã hội. Hy vọng rằng, giống như các kinh nghiệm trước đây, những hạn chế và bất cập luôn trở thành tiền đề quan trọng thúc đẩy đổi mới để công tác an sinh xã hội của Phật giáo nói riêng và vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam nói chung ngày càng phát triển phù hợp với sự vận động của xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương, khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa IX về Công tác tôn giáo trong tình hình mới. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sach xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 7. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2014), Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VII nhiệm kỳ (2012 - 2017), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr. 19-84. 8. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (2014), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Phùng Hữu Phú và… (2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội. 10. Quốc hội (2016), Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, Hà Nội. 11. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, (2006) , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2