Giá trị Phật giáo với an sinh xã hội thời kỳ phát triển và hội nhập ở Việt Nam
lượt xem 1
download
Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay đã luôn tích cực đề cao tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn với tâm điểm hướng thiện, quan tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thể hiện vai trò, trách nhiệm của Phật giáo với xã hội. Bài viết phân tích những điểm tương đồng giữa an sinh xã hội và giáo lý Phật giáo qua các phần sau: Vài nét về an sinh xã hội; Giá trị Phật giáo hướng đến an sinh xã hội; Một vài nhận xét.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị Phật giáo với an sinh xã hội thời kỳ phát triển và hội nhập ở Việt Nam
- GIÁ TRỊ PHẬT GIÁO VỚI AN SINH XÃ HỘI THỜI KỲ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM TS. NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG1* Tóm tắt: Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay đã luôn tích cực đề cao tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn với tâm điểm hướng thiện, quan tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thể hiện vai trò, trách nhiệm của Phật giáo với xã hội. Trong nhiều năm qua, Phật giáo đã có những đóng góp trong các lĩnh vực từ thiện xã hội cho người dân như dạy nghề, trợ giúp y tế, giáo dục, xây nhà tình thương, chăm sóc người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật, hay người HIV/AIDS, chất độc da cam, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... những vấn đề trên cũng là nội dung chính của an sinh xã hội hiện nay ở Việt Nam với mong muốn bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Để tìm hiểu những giá trị Phật giáo nào đã đóng góp cho xã hội hướng đến an sinh xã hội, bài viết phân tích những điểm tương đồng giữa an sinh xã hội và giáo lý Phật giáo qua các phần sau: 1- Vài nét về an sinh xã hội; 2- Giá trị Phật giáo hướng đến an sinh xã hội; 3- Một vài nhận xét. Từ khóa: Phật giáo Việt Nam, Giá trị Phật giáo, An sinh xã hội, Đời sống xã hội Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngày nay, các tôn giáo đã và đang tích cực nhập thế thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình với xã hội. Trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó phải kể đến các hoạt động an sinh xã hội, tôn giáo đã góp phần thúc đẩy giữ vững ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm đảm bảo công bằng, giúp xã hội phát triển. Với mục tiêu cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho * Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 667 người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân, nhất là với người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật… mà Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đặt ra. Các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo trong nhiều năm qua đã cùng chung tay với Đảng và Nhà nước, có những đóng góp trong các lĩnh vực an sinh xã hội cho người dân như dạy nghề, trợ giúp y tế, giáo dục, xây nhà tình thương, chăm sóc người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật, hay người HIV/AIDS… cứu trợ đồng bào vùng bị lũ lụt, thiên tai... từng bước nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống, dân chủ, bình đẳng và hạnh phúc của người dân trong xã hội hiện nay. Vậy, những giá trị, những hành động nào của Phật giáo đã góp phần trong đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhằm góp phần phát triển đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay? Đó cũng là những vấn đề mà bài viết quan tâm, nghiên cứu. 1. Vài nét về an sinh xã hội Cụm từ “An sinh xã hội” được biết đến với đầy đủ các qui định, chế độ mà Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102, ngày 25/6/1952 được gọi là Công ước về an sinh xã hội như sau: “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em ”1. Mặc dù còn nhiều các thuật ngữ, khái niệm được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như: Theo Liên hiệp quốc, an sinh xã hội tiếp cận trên quyền của người dân (Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948); Theo Ngân hàng Thế giới (WB); hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… Tuy nhiên, các quan niệm về an sinh xã hội đều có những điểm chung: “Một là, sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật… dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ 1 Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung…, (2013) “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”, tr. 9.
- 668 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... sống (được luật hóa hoặc quy định). Hai là, các chính sách do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Các chính sách này hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế (lý do chính để có sự tham gia của nhà nước). Ba là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, phạm vi của an sinh xã hội là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu an sinh xã hội của người dân một cách toàn diện”.1 Ban đầu, an sinh xã hội chỉ được hiểu có mỗi chế độ là bảo hiểm xã hội do các bang ở Đức đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật từ năm 1850. Sau đó đến cuối những năm 1880, an sinh xã hội đã dần mở rộng nhiều hình thức cứu trợ, dịch vụ công cộng cho những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, hoả hoạn… rồi dần lan rộng ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Đạo luật đầu tiên về an sinh xã hội (Social Security) trên thế giới là Đạo luật năm 1935 ở Mỹ. Đến năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật ngữ này trong các công ước quốc tế. Về mặt bản chất, an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội, nên nó mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Về mặt cấu trúc, an sinh xã hội gồm những bộ phận cơ bản sau: Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội; Trợ cấp gia đình; Các quỹ tiết kiệm xã hội; Các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng….2 Tại Việt Nam, bảo đảm an sinh xã hội luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của Nhà nước và toàn xã hội. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội đã được đề cập đến trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 khẳng định: “Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất... Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng”. Đặc biệt lần đầu tiên, Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã tuyên bố cần phải: 1 Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung…, (2013), sđd, tr. 10-11. 2 http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/an-sinh-xa-hoi.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 669 “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”. Cụm từ “an sinh xã hội” được chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội IX của Đảng (4/2001): “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”. Tiếp đến Đại hội XI, Đảng chỉ rõ: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân”.1 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: bảo đảm an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới; tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội tới mọi người dân, hướng tới mục tiêu thực hiện an sinh xã hội toàn dân; khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mỗi người dân; gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.2 Tại Nghị Quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng ngày 1/6/2012 về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã khẳng định: Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân… Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ ..”.3 Theo đó, an sinh xã hội cũng có hệ thống chính sách như sau: “Hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay gồm 4 nhóm cơ bản: (1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; (2) Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già… thông qua tham gia BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. (4) Nhóm 1 Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung…, (2013), sđd, tr 47-49. 2 http://tapchikhxh.vass.gov.vn/day-manh-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-bao-dam-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-o- nuoc-ta-hien-nay-n50093.html. 3 Nghị Quyết số 15-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa 5, ngày 1/6/2012.
- 670 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông”.1 Đảm bảo các chính sách về ASXH đều được thực thi, do đó nguồn tài chính cho an sinh xã hội cũng được tăng từ ngân sách nhà nước cũng như từ các nguồn khác được kêu gọi trong cộng đồng hỗ trợ như các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ... Năm 2015, ước tính tổng chi cho an sinh xã hội đạt 307,03 nghìn tỷ đồng (tăng 47,2 nghìn tỷ so với năm 2014), chiếm 6,61% GDP (tăng 0,3 điểm % so với năm 2014). Đồng thời, Chính phủ phê duyệt chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đã góp phần đo lường, đánh giá và thiết kế chính sách giảm nghèo ngày một hiệu quả hơn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 4,5% năm 2015.2 Cũng “theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, kể từ năm 2000 đến nay, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ trung ương đến cơ sở đã huy động được 31.150,228 tỷ đồng để thực hiện chương trình an sinh xã hội ở các địa phương”.3 Như vậy, có thể thấy các chính sách về an sinh xã hội ở Việt Nam đều được hiện thực hóa và ngày càng phù hợp với các đối tượng được hưởng, đồng thời, qua tiết kiệm, cân đối nguồn ngân sách, Nhà nước chủ động hơn trong các mức hỗ trợ cho các đối tượng người có công, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, hỏa hoạn… góp phần ổn định kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập và phát triển. 2. Giá trị Phật giáo hướng đến an sinh xã hội Trong nhiều năm trở lại đây, việc nghiên cứu về hệ giá trị văn hóa và giá trị tôn giáo trong môi trường đa dạng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, (2015); Ngô Đức Thịch (cb) (2010); Trần Ngọc Thêm (2015); Hoàng Văn Chung (cb) (2019;...), đồng thời với cách tiếp cận thực thể tôn giáo khẳng định tính chất “bản thể” của hệ giá trị tôn giáo, không những tồn tại, mà còn là tác động thực sự như một hợp phần xã hội mà Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN đã tìm tòi, nghiên cứu. Thực thể tôn giáo có vai trò như một phương thức sống khẳng định rằng chỉ có một sự thật tối hậu cho sự tồn tại của thế giới. Có nghĩa, chân lý thực sự có thể tìm thấy ở tôn giáo. Mỗi một tôn giáo đều khẳng định trong giáo lý của nó là nắm giữ sự thật, giải thích được sự thật và có thể 1 http://ilssa.org.vn/vi/news/an-sinh-xa-hoi-o-viet-nam-nhung-thanh-tuu-thach-thuc-va-dinh-huong-phat-trien-208 hoặc Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung…, (2013), sđd, tr 52. 2 http://ilssa.org.vn/vi/news/an-sinh-xa-hoi-o-viet-nam-nhung-thanh-tuu-thach-thuc-va-dinh-huong-phat-trien-208. 3 http://tapchikhxh.vass.gov.vn/day-manh-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-bao-dam-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-o- nuoc-ta-hien-nay-n50093.html.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 671 trông cậy vào sự thật để định hướng niềm tin của con người như một lý tưởng sống tuyệt đối và hoàn mỹ, đó chính là giá trị chân lý của thực thể tôn giáo và giá trị chân lý là giá trị cốt lõi nhất của tôn giáo. Giá trị mang tính tập thể trong định hướng các nguyên lý sống, chuẩn mực sống và phong cách sống (lối sống). Đây là khía cạnh thứ hai của nội dung hệ giá trị tôn giáo, hay có thể gọi là giá trị luân lý và đạo đức của thực thể tôn giáo. Một nội dung quan trọng khác của hệ giá trị tôn giáo là trình độ biểu đạt thẩm mỹ và phương cách biểu đạt cái đẹp, cái vĩnh cửu và cái thiện theo giáo lý của các tôn giáo. Thực thể tôn giáo được thừa nhận như một hình ảnh của sự toàn thiện trong con mắt tín đồ. Đây là giá trị thẩm mỹ của thực thể tôn giáo. Một chiều kích quan trọng khác trong cấu phần của thực thể tôn giáo không thể không nói đến là ý thức và tư duy định hướng cho mọi hành vi hằng ngày của cá nhân và cộng đồng tín đồ. Đây chính là giá trị ý thức hệ của thực thể tôn giáo. Ý thức hệ vẫn được diễn tả như một hệ thống học thuyết và niềm tin, phán xét và giá trị, chuẩn mực luân lý. Mọi tôn giáo được biết đến đều khuyến khích đức thiện, lòng thương người và hài hòa với tự nhiên, thậm chí là sợ hãi tự nhiên. Đây chính là giá trị nhân từ của tôn giáo. Một giá trị căn bản nữa của chiều kích cá nhân, cộng đồng, xã hội và của chính thực thể tôn giáo là: luôn có một sự tiếp nối liên tục, bền bỉ và là chỗ dựa được trao truyền cho tình cảm, nhận thức và hành vi của con người nói chung và của người có niềm tin tôn giáo nói riêng. Đây chính là giá trị truyền thống của thực thể tôn giáo. Ngoài 6 giá trị cơ bản nêu trên, các giá trị khác của hệ giá trị tôn giáo còn có thể được phát hiện và triển khai phân tích như là giá trị thành phần của thực thể tôn giáo, đồng thời cũng là giá trị thành phần của hệ giá trị phổ quát của xã hội hiện đại.1 Tuy nhiên, với chủ đề an sinh xã hội, bài viết sẽ phân tích chủ yếu trên một số giá trị đó là giá trị chân lý và giá trị nhân từ của Phật giáo. Phật giáo hay bất cứ tôn giáo nào cũng đều có nhu cầu bảo vệ và trao truyền về chân lý của tôn giáo mình. Bởi lẽ nếu không bảo lưu chân lý, sẽ rơi vào trạng thái lạc giáo, lạc hướng và tạo ra nhiều rạn nứt hoặc chỉ là một học thuyết, do đó chân lý luôn là một thành tố quan trọng của tôn giáo, nó như một hằng số, một giá trị được bảo lưu bền vững trong các khung cảnh và không gian văn hóa khác nhau. Nằm trong hệ giá trị tôn giáo, giá trị chân lý và giá trị nhân từ của Phật giáo là những giá trị có nguyên lý hướng đến an sinh xã hội nhiều nhất, nó được thể hiện qua các kinh điểm của Phật giáo: Giá trị chân lý của Phật giáo được thể hiện qua các nguyên lý: Nguyên lý vô thường, Nguyên lý Khổ, Nhân quả và Nguyên lý Từ bi, Vô ngã, trong đó 1 Viện Nghiên cứu Tôn giáo, (2015). “Phát huy giá trị của tôn giáo nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay” đề tài cấp Nhà nước, TS. Nguyễn Quốc Tuấn, chủ nhiệm, Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ tại Thư viện, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tr 35-48.
- 672 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Nguyên lý Từ bi, Vô ngã được hiểu như sau: Từ bi và vô ngã là hai khái niệm và phạm trù rất cơ bản của Phật giáo, cả về mặt lý thuyết cũng như thực hành. Từ bi là ban vui và thương xót. Vô ngã là đánh tan cái “tôi” tự cho là duy nhất, là sự tồn tại mai mai và không có liên hệ hay tương tác với xung quanh. Phật giáo quan niệm mọi sự vật, hiện tượng và quá trình không thể tồn tại nếu chúng không tồn tại trong một tương quan nào đó. Chỉ có từ bỏ ngã (vô ngã) mới ban niềm vui, đem lòng thương xót kẻ khác (từ bi). Đó cũng là một trong những chuẩn mực ứng xử của người văn minh. Như thế, từ bi và vô ngã là hai giá trị cơ bản của Phật giáo, nó sẽ trở thành chuẩn mực ứng xử của cá nhân, nhóm và cộng đồng.1 Trong cuốn Tìm hiểu Kinh pháp cú (Dhammapada), mục Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả cho thấy: “Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Nếu mỗi người tự cố gắng thực hành “tứ vô lượng tâm”, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, v.v… thì mỗi người sẽ trở thành một công dân lý tưởng trong một thế giới hòa bình, an lạc”.2 Đây được hiểu như là Giá trị nhân từ của Phật giáo. Bởi bất kỳ một tôn giáo nào cũng muốn truyền bá, bảo đảm và thực hành triệt để lòng nhân từ. Đức Phật cũng vậy, luôn dạy bảo, khuyến khích đức thiện, lòng thương người và hài hòa với tự nhiên. Chỉ có thực hành từ, bi, hỷ, xả, mọi phật tử mới phát triển được thánh hạnh, tâm Phật. Tại sao gọi là Tứ vô lượng tâm? Về vấn đề này, trong Kinh Phật dạy: “Là từ tâm của Bồ-tát tùy thuận rộng lời vô lượng không hai. Không sân hận, không đối tượng, không chướng ngại, không não hại, biến khắp cho đến mọi nơi trên thế gian, pháp giới thế gian, cứu cánh hư không giới, bao trùm lên tất cả hành thế gian. Như vậy bi tâm của Bồ-tát cũng tùy thuận, hỷ tâm cũng tùy thuận, xả tâm cũng tùy thuận rộng lớn vô lượng không hai, không sân hận, không đối tượng, không chướng ngại, không não hại, biến khắp cho đến mọi nơi trên thế gian, pháp giới thế gian cứu cánh hư không giới, bao trùm tất cả hành thế gian”.3 Có thể hiểu đại khái về Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả như sau:4 Tứ vô lượng tâm là bốn đức tính (từ, bi, hỷ, xả) đã tiềm ẩn trong mỗi con người. Tứ vô lượng tâm 1 Cũng xem: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, (2015). Sđd, tr 79-89. 2 Tìm hiểu Kinh pháp cú (Dhammapada) của Tâm Minh Ngô Tằng Giao, Diệu Phương xuất bản, 2006 đăng trên https://thuvienhoasen.org/a1175/14-tu-vo-luong-tam-tu-bi-hy-xa; ngày đăng 21/05/201012:00 SA. 3 https://phatgiao.vn/bai-viet/tu-vo-luong-tam.html. 4 Phần viết này được tổng hợp từ https://phatgiao.org.vn/tu-vo-luong-tam-la-gi-tu-bi-hy-xa-la-the-nao-d27136.html, bài đăng tải thứ năm, 25/05/2017 | 11:42 và https://thuvienhoasen.org/a1175/14-tu-vo-luong-tam-tu-bi-hy-xa; ngày đăng 21/05/201012:00 SA.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 673 là phần tinh túy cao nhất trong tâm hồn và nó là lý do và nền tảng của mọi hành động của con người. Vậy Từ, bi, hỷ, xả là thế nào? Từ (Metta) ta thường gọi là tình thương, là lòng từ ái. Từ là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu với tất cả chúng sinh. Tâm từ là lòng mong ước tất cả chúng sinh đều được an lành, vui vẻ. Khi tâm từ xuất hiện thì lòng sân hận, ác ý, thù oán không thể phát sinh. Đức Phật đã dạy, có tâm từ mới dập tắt được lòng sân. Tâm từ là một tình thương không phải giới hạn trong một gia đình, một bộ lạc, một đoàn thể, một đảng phái, một môn chi, một quốc gia, một tôn giáo, một màu da, một chủng loại cũng không giới hạn với những thân, sơ, tốt, xấu... Tình thương này không những bao trùm toàn thể nhân loại mà còn lan tràn ra đến tất cả sinh linh vạn vật, súc sinh, chim muông, trùn dế, sâu bọ, loài bay, loài chạy, loài lội, loài bò, nơi nào có sự sống là có thương. Hơn nữa, nó bao trùm tất cả chúng sinh hữu hình, vô hình, đã có đang có và sẽ có trong cõi Ta bà. Trong Từ kinh (Mettà Sutta) và Tập kinh (Nipata Sutta) cũng nói về Từ như sau: “Mong sao tất cả chúng sinh đều được an lạc. Mong sao tất cả chúng sinh đạt được niềm vui tự tội…”.1 Bi (Karuna) là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Bi là buồn vì cái buồn của người khác, khổ vì cái khổ của người khác. Tâm Bi làm cho ta thông cảm được cái khổ của người khác, muốn giải khổ cho họ mà không oán ghét người sung sướng. Đặc tính của tâm bi là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ. Tâm Bi chỉ cho phép ta hy sinh cái gì của ta mà thôi, hy sinh đến sinh mạng ta mà ta cho là quý nhất. Tâm Bi không phải là một tác động nhắm mục đích lập lại mọi thăng bằng. Nó phải có mục đích giải khổ thực sự bằng cách đem người khổ ra khỏi cảnh khổ, chớ không phải dời chỗ cái khổ nơi này qua nơi khác, rồi chung quy khổ cũng còn khổ. Những yếu tố trong Tứ vô lượng tâm đều liên quan mật thiết với nhau. Trong Từ đã có Bi và Bi do lòng Từ mà ra. Tâm từ và tâm bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dùng tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy Bi là nhân mà Từ là quả. Hỷ (Mudita) là vui do cái vui của người khác, cũng như trên kia, Bi là cái buồn do cái buồn của kẻ khác. Trong lòng đã không có bi tức không thể có hỷ. Chướng 1 Lê Bá Trình, Trần Thị Kim Oanh, Trần Văn Anh (HT Thích Tấn Đạt), (2017), Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện. Nxb Tôn giáo. Tr 347.
- 674 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... ngại duy nhất làm ta không thể có được lòng bi, lòng hỷ như thế, chính là lòng ích kỷ, vị ngã, tham lam của ta, nghĩa là chỉ vì sự ngã chấp của ta mà thôi. Hỷ phải là một trạng thái của tâm hoàn toàn thanh tịnh, phát ra tự chỗ trong trẻo, không vị ngã, lấy cái vui của tha nhân làm cái vui cho ta mà không ý mong lợi lộc gì trở lại cho ta vì ta đặt cái vui của ta ngoài bản ngã ta và hơn nữa ta và người vui kia là một. Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. Nếu so sánh với tâm từ và tâm bi, tâm hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. Để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người phật tử nên thực hành tâm hỷ. Cũng như lòng từ và lòng bi, lòng hỷ phải được rải khắp mọi nơi, phải không bị giới hạn ở một phạm vi riêng biệt nào. Xả (Upekkha) là trạng thái của tâm, khiến cho giữa ta và toàn thể chúng sinh và vạn vật không còn sự riêng biệt chia cách vạn vật, chúng sinh cùng với ta là đồng nhất thể. Xả là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh không phân biệt kẻ oán người thân, là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi nhớ trong lòng. Thái độ vô tư, thản nhiên, an tịnh là đặc tính quan trọng của tâm xả. Người có tâm xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não. Người có tâm xả đối xử đồng đều giữa kẻ tội lỗi và bậc thánh nhân. Đức Phật luôn khen ngợi, khuyến khích hàng đệ tử thực hành tâm xả. Hỷ và Xả là hai hạnh lành, có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau. Xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta. Có từ, có bi, có hỷ mà không có xả thì tứ vô lượng tâm không thành. Tứ vô lượng tâm là bốn trạng thái của tâm khiến ta thương tất cả, buồn cái buồn của chúng sinh, vui cái vui của tha nhân và vạn vật, mà trong ba lúc: thương, vui, buồn, tâm đều xả. Vậy muốn đạt được tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tất phải nhờ tâm xả là điều kiện duy nhất. Mà cho đạt được tâm xả, tức có một lối đi hữu hiệu nhất mà thôi, đó là hành thiền. Từ, bi, hỷ, xả là bốn liên phược tâm trạng mà người phật tử nhất quyết phải đạt cho kỳ được bằng chiến thắng năm chướng ngại là tham dục, sân hận, lười biếng, phiền não và hoài nghi cùng với tham, sân, si là những chướng ngại khiến cho bao nhiêu cố gắng tham thiền của ta không đem lại kết quả.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 675 Thật vậy, “Tứ vô lượng tâm là một pháp hay một đề mục dùng để rèn luyện phẩm hạnh, hay để tư duy, nghiên cứu tìm hiểu công dụng đối tượng này có liên hệ rất lớn đến trí tuệ. Từ bi là một trong những cửa ngõ quan trọng đi đến đại giác, vì nhờ đó mà thiện căn lướt thắng và cũng từ đó mà chúng ta không làm tổn hại chúng sinh. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “An trụ trong căn nhà Từ Bi ấy chính là một nơi kiên cố nhất, nơi bảo vệ cho thân tâm ta được an toàn trước mọi kẻ thù phiền não và sân hận. Nơi đó ta sẽ có sự an lạc”. Nơi nào có chất liệu của từ, bi, hỷ và xả nơi đó có an bình xã hội thực sự. Nơi nào có Bốn tâm vô lượng nơi đó không có hận thù, chiến tranh, nghèo đói và bất công xã hội diễn ra”.1 Do đó, trong xã hội hiện nay, rất cần phải phát huy những giá trị tốt đẹp của Phật giáo, để góp phần trong an sinh xa hội, tạo những nguồn lực hữu ích cho xã hội nhằm mang lại sự công bằng, bình yên, may mắn và hạnh phúc cho mọi người. 1.3. Nhận xét Tôn giáo nào cũng đều dạy con người hướng thiện, làm thiện tránh dữ và Phật giáo cũng vậy, đều có những giáo lý căn bản giáo dục tình thương yêu giữa con người với con người trong xã hội và giữa con người với thế giới tự nhiên. Những triết lý này đều rất gần gũi với văn hóa đạo đức, nó có những nét tương đồng với các quy tắc, chuẩn mực của nền đạo đức ở bất kỳ một xã hội nào, quốc gia nào. Triết lý đó đã, đang được nhiều người tin theo và phát huy, bởi đó là những quy tắc sống mà xã hội nào cũng rất cần đến để tạo dựng, duy trì một nền đạo đức, một nếp sống văn hóa truyền thống, mang lại hạnh phúc cho con người. Từ những nền đạo đức đó mà hình thành nên những hình thức trợ giúp như quỹ ốm đau để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật mà sau này là bảo hiểm xã hội, rồi dần dần mở ra các hình thức cứu trợ, dịch vụ cộng cộng cho những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, hoả hoạn… được gọi là an sinh xã hội. Với các nước phát triển hay đang phát triển thì công tác xã hội, an sinh xã hội đều có nguồn gốc từ các hoạt động từ thiện đều có yếu tố tôn giáo. Cụ thể như ở Mỹ, các hoạt động từ thiện được xem là đầu tiên bắt nguồn từ truyền thống Công giáo. Ở các nước châu Á, việc phối hợp các tổ chức tôn giáo nhất là Phật giáo tham gia an sinh xã hội là khá thường xuyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan hay Trung Quốc… Và ở Việt Nam cũng vậy, chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo nên khi hệ thống phúc lợi xã hội chính thức chưa tồn tại, các chùa Phật giáo ở Việt Nam đã làm https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=tin&op=tieng-viet/18-dong-gop-cua-tu-vo-luong-tam-trong-viec-giai- 1 quyet-cac-van-de-toan-cau-hoa-561.html
- 676 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... từ thiện hay cung cấp dịch vụ xã hội nhằm hướng tới việc giải quyết các khó khăn vật chất và tinh thần cho người dân.1 Và như vậy, hoạt động từ thiện của Phật giáo với tinh thần từ, bi, hỷ, xả, cứu khổ, cứu nạn đã thực hiện chức năng quan trọng của mình trong hỗ trợ xã hội. Theo tác giả Trần Hồng Liên, chức năng hỗ trợ xã hội dưới góc nhìn Tôn giáo học được hiểu: “Dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật,… cái chết của những những người thân thuộc, yêu qúy và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như thế, cuộc sống con người rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn…”.2 Những giáo lý, triết lý của Phật giáo và an sinh xã hội có những điểm tương đồng. Về bản chất là giống nhau, bởi cả hai đều mong muốn góp phần đảm bảo cho người dân có cuộc sống tốt hơn, mong muốn thực hiện các hoạt động bảo trợ, cứu tế, các dịch vụ y tế, giáo dục… tốt nhất cho người dân trong xã hội, nhất là những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người goá bụa và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, hoả hoạn… với mục đích tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội, nên hoạt động an sinh xã hội và giáo lý Phật giáo mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, giáo lý Phật giáo với Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỉ, xả) là nhân tố quan trọng nuôi nấng, phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ ở mỗi con người, mong muốn định hướng nhân cách cho con người trong mọi hoạt động xã hội đều cho con người và vì con người. Nhằm tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, tôn giáo tham gia hoạt động xã hội giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo… đạt hiệu quả, chất lượng, theo đúng pháp luật của Nhà nước, hệ thống chính sách về an sinh xã hội gồm 4 nhóm cơ bản Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội; Nhóm chính sách trợ giúp xã hội; Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản cùng với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 55 có quy định về hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của các tôn giáo đã quy định các tổ chức tôn giáo: “Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan”. Bên cạnh đó, là các chính sách, luật, nghị định về y tế, giáo dục... là công cụ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động này. Trong xu thế hội nhập và phát triển, Phật giáo với phương châm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, đã, đang và sẽ tham gia vào phát triển xã hội với tinh 1 https://congtacxahoi.net/ket-noi-dao-phat-voi-ctxh-de-xuat-mot-mo-hinh-cung-cap-dich-vu-ctxh-tai-viet-nam/. 2 Trần Hồng Liên, Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam (2010), Nxb Tp. Hồ Chí Minh, tr. 14.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 677 thần từ, bi, hỷ, xả, hướng thiện hòa chung với truyền thống văn hóa của dân tộc lá lành đùm lá rách. Với triết lý vô thường, vô ngã của Phật giáo đã hướng con người gần nhau, giảm bớt cái tôi cá nhân, có trách nhiệm hơn với mọi người, với xã hội. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn và trách nhiệm cao, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát huy tốt các giá trị của Phật giáo trong các hoạt động an sinh xã hội. Trong 35 năm qua, ước tính tổng kinh phí huy động cho công tác từ thiện, xã hội của Giáo hội khoảng 7.000 tỷ đồng.1 Chỉ tính riêng trong năm 2019, Phật giáo đã thực hiện được nhiều hoạt động từ thiện: “từ cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, tặng học bổng, trao tặng nhà tình thương, tình nghĩa, đại đoàn kết, tặng xe đạp, xe lăn, xây cầu, đào giếng, làm đường nông thôn, chương trình đem lại ánh sáng cho người bị đục thủy tinh thể, dạy nghề miễn phí, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, hỗ trợ phẩu thuật tim, phẩu thuật mắt, ủng hộ gia đình chính sách, chiến sĩ biên phòng, nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão, bếp ăn từ thiện, v.v… cho đến công tác vận động và cứu trợ đồng bào Việt kiều, đồng bào nghèo tại một số tỉnh của Vương quốc Campuchia; đồng bào bị thiên tai tại Nepal và các công tác từ thiện khác. Với tổng kinh phí 2.031.072.316.500 đồng”.2 Như vậy, để phát huy vai trò và trách nhiệm của Phật giáo hơn nữa trong an sinh xã hội thời kỳ hội nhập và phát triển, cần tuyên truyền, nhận rộng các mô hình hay, có chất lượng, hiệu quả trong toàn xã hội, từ đó lan tỏa tinh thần hướng thiện, nhân văn đến mọi tổ chức, cá nhân cùng chung tay xây dựng xã hội Việt Nam ngày một tươi sáng hơn. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung…, (2013) “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”. Bản pdf. 2. Trần Hồng Liên (2010), Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 3. Lê Bá Trình, Trần Thị Kim Oanh, Trần Văn Anh (2017). Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo. 1 http://mattran.org.vn/hoat-dong/phat-huy-nguon-luc-cua-phat-giao-trong-doi-song-xa-hoi-27584.html. 2 https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=tai-lieu-hinh-anh-hoi-nghi-tong-ket-ghpgvn-nam-2019/ bao-cao-tong-ket-cong-tac-phat-su-nam-2019-ban-tu-thien-xa-hoi-trung-uong-ghpgvn-1105.html.
- 678 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 4. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2015), “Phát huy giá trị của tôn giáo nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay, đề tài cấp Nhà nước, TS. Nguyễn Quốc Tuấn (chủ nhiệm), Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 5. http://mattran.org.vn. 6. https://phatgiao.org.vn. 7. https://thuvienhoasen.org. 8. http://ilssa.org.vn. 9. http://tapchikhxh.vass.gov.vn. 10. http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Giá trị và hạn chế của Triết học Ấn Độ
32 p | 554 | 97
-
Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 - ĐH An Giang
30 p | 370 | 55
-
Vấn đề tiếp thu các hệ tư tưởng chính trị - triết học của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam
6 p | 65 | 8
-
Bản chất hòa bình của Phật giáo trong nền ngoại giao Việt Nam xưa và nay
10 p | 76 | 7
-
Tủ sách bách khoa Phật giáo: Thiền Tông - Phần 2
192 p | 31 | 6
-
Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay
9 p | 26 | 6
-
Giá trị văn hóa tư tưởng của người anh thể hiện trong giáo trình New Headway - Intermediate
5 p | 191 | 6
-
Vài nét về các bảo tàng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hội An
6 p | 106 | 6
-
Giảng viên và học viên sau đại học lần VI năm 2022 - Kỷ yếu ngày hội khoa học: Phần 1 (Dành cho Học viên Sau Đại học)
366 p | 8 | 4
-
Sự nghiệp văn học của Thiệu Trị và dấu ấn với văn học Phật Giáo Phú Xuân - Huế
12 p | 14 | 3
-
Đại cương lịch sử và tư tưởng Sikh giáo
10 p | 98 | 3
-
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Tây Nguyên với công tác giáo dục truyền thống cách mạng của đồng bào Tây Nguyên cho sinh viên
10 p | 41 | 3
-
Thương hiệu trường Đại học Tây Nguyên – Giá trị văn hóa trong kiến tạo và phát triển
11 p | 25 | 3
-
Nghi lễ cầu an, cầu siêu ở Thừa Thiên - Huế và vấn đề đặt ra
15 p | 78 | 2
-
Tinh thần Phật giáo trong thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Trung Quốc
16 p | 6 | 1
-
Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Kon Tum với vấn đề an sinh xã hội của người dân tộc thiểu số
6 p | 4 | 1
-
Phật giáo với công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn