Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C
lượt xem 6
download
Bài báo cáo này sẽ phân tích về thực trạng ứng dụng logistics trong thương mại điện tử B2C và đưa ra một số giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của logistics trong kinh doanh Thương mại điện tử B2C.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Linh Giang 303 Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C Nguyễn Thị Thanh Nhàn1 and Nguyễn Linh Giang2 1 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin 2 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin nlgiang@cit.udn.vn Tóm tắt. Thương mại điện tử đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với các mô hình kinh doanh sáng tạo và đối với kỳ vọng của người tiêu dùng. Nhu cầu logistics của thị trường này rất đa dạng do hàng hóa ngày càng phong phú về giá trị, trọng lượng, kích cỡ... Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng nhận được thông tin đúng thời điểm và đánh giá cao việc đổi trả hàng hóa đơn giản, miễn phí cũng như các lựa chọn giao hàng linh hoạt. Bài báo sau sẽ phân tích về thực trạng ứng dụng logistics trong thương mại điện tử B2C và đưa ra một số giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của logistics trong kinh doanh Thương mại điện tử B2C. Từ khóa: Logistics, Thương mại điện tử, B2C, Lưu kho, Giao hàng. 1 Sự cần thiết Ở Việt Nam (VN), mức độ sử dụng Internet của người dân đạt mức lý tưởng cho hình thức Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2015), 67% số người được khảo sát sử dụng Internet trung bình trên 05 giờ mỗi ngày, khảo sát cũng cho thấy 62% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến, tăng 4% so với năm trước. Trong số đó 75% quyết định mua hàng hóa/dịch vụ qua mạng ngay sau khi tìm kiếm thông tin, và 95% số người khảo sát cho biết sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến. Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy giao dịch trực tuyến năm 2015 tăng mạnh. Riêng loại hình B2C, 43% doanh nghiệp (DN) được khảo sát cho biết có doanh thu bán hàng trực tuyến tăng lên, 49% có doanh thu ổn định. Doanh số TMĐT B2C năm 2015 của VN đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước [1]. Bên cạnh đó, khung pháp lý, hạ tầng Internet và hệ thống thanh toán không ngừng được hoàn thiện là những yếu tố giúp tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng. Những số liệu trên cho thấy, thói quen tiêu dùng trực tuyến và mua hàng qua mạng của người tiêu dùng đã và đang có những chuyển biến tích cực, nhưng hiện nay khó khăn lớn nhất của bán lẻ điện tử B2C lại là hệ thống logistics. Trong bán lẻ truyền thống, giới hạn bán kính phục vụ thị trường của nhà bán lẻ là nhân tố quyết định đặc điểm khách hàng và các nỗ lực cung ứng dịch vụ thì trong bán lẻ B2C thị trường được mở rộng không giới hạn. Một khách hàng ở VN có thể đặt mua một chiếc điện thoại hay một lọ nước hoa tại Mỹ qua website của sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Tuy nhiên, hàng hóa không thể có mặt ngay lập tức như thỏa thuận mua hàng điện tử mà vẫn cần vượt qua hàng nghìn km khoảng cách địa lý để đến tay khách hàng. Toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán điện tử được gọi là hoạt động e-logistics.
- 304 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Đặc thù của mô hình e-commerce là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dòng di chuyển hàng hóa lúc này mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên logistics trong thương mại điện tử có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống, nếu không được tổ chức tốt thì hiệu quả của mô hình này sẽ giảm đáng kể. Chính vì vậy, bài báo sẽ đưa ra một số phân tích về hoạt động logistics trong TMĐT hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hiệu quả hoạt động logistics trong TMĐT B2C. 2 Các hoạt động logistics trong thương mại điện tử B2C Trong TMĐT B2C các hoạt động e-logistics trở nên tối quan trọng và tập trung vào các vấn đề chính sau: 2.1 Lưu kho Lưu kho là việc duy trì một lượng hàng hóa tại các điểm dự trữ hợp lý nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu hàng đặt. Tuy nhiên do nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nên mức độ phức tạp của hàng hóa dự trữ cũng lớn hơn gấp nhiều lần. Việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại, thiết lập danh mục hàng đảm bảo về thời gian, tốc độ [2]. 2.2 Chuẩn bị đơn hàng Chuẩn bị đơn hàng là hệ thống tiếp nhận, xử lý và chuẩn bị hàng hóa theo đơn hàng đặt từ các kênh bán khác nhau (cửa hàng, chợ online như 123mua, sendo…), bao gồm việc đặt hàng theo đơn hàng, đóng gói theo tiêu chuẩn để giao hàng [2]. Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng. 2.3 Giao hàng Giao hàng, bao gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho khách hàng hoặc bên chuyển phát, và cập nhật thông tin tới khách hàng [2]. Các DN bán lẻ B2C có thể tự tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí và kinh nghiệm để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng. Nhưng các DN nhỏ thì thường thiếu năng lực này nên sẽ phải thuê các dịch vụ giao nhận từ các công ty logistics bên thức ba. Khi giao hàng, nhà bán lẻ B2C thường sử dụng một số phương thức giao hàng khác nhau, các phương thức này quyết định số lượng dịch vụ logistics và mức độ tham gia ít hay nhiều của DN vào các giao dịch điện tử. Giao hàng tại kho của người bán (Buy online, pick-up in-store) hay mua hàng online, khách đến lấy hàng tại cửa hàng. Cách này khách hàng đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng. Đây là phương thức sơ khai nhất của TMĐT và không thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên các DN không có khả năng cung ứng dịch vụ logistics vẫn có thể sử dụng. Phương thức giao hàng tại địa chỉ người mua (Buy online, ship to store) còn gọi là mua hàng online, giao hàng tận nhà. Cho phép hàng hóa được giao đến vị trí khách hàng yêu cầu, tạo thuận lợi cho khách nhưng lại làm tăng chi phí và nguồn lực logistics đáng kể. Lúc này nhà bán
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Linh Giang 305 lẻ B2C sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng, trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận vận chuyển thì rất khó thực hiện. Dropshipping hay giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển là một mô hình rất tối ưu, cho phép DN mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của DN. Thay vì phải mua một số lượng lớn hàng tồn kho, nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản là hợp tác với một nhà cung cấp có khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán. Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng, đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện. Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp từ nhà kho của họ tới khách hàng của DN, và DN chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng. Phương thức này phù hợp với các DN bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực logistics của nhà cung ứng. 3 Thực trạng sự tham gia của Logistics vào thị trường thương mại điện tử B2C ở Việt Nam hiện nay Tương tự như thương mại truyền thống, TMĐT không thể loại trừ khâu giao hàng hoặc dịch vụ đến khách hàng (KH). Do đó, TMĐT cũng tồn tại những thách thức về logistics liên quan đến những quy trình/ lĩnh vực sau: - Quản trị hàng hóa. - Lưu trữ hàng hóa. - Giao hàng cho KH. Tại thời điểm 2011-2012, không có bất kỳ doanh nghiệp vận tải nội địa nào của Việt Nam có khả năng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của TMĐT như: EDI trực tiếp với website TMĐT, tracking online, tích hợp giải pháp thanh toán điện tử. Đến năm 2014, logistics đã chứng kiến một sự “thay da đổi thịt” toàn diện. Hiện tại hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho TMĐT đều có khả năng kết nối trực tuyến qua hệ thống. Các tác vụ có thể làm được bao gồm: - Tạo đơn hàng/vận đơn trực tuyến. - Cập nhật trạng thái trực tuyến. - Báo phát. - Cập nhật tình trạng lưu kho. - Xem báo cáo phát hàng và tiền nợ thu hộ. Năm 2015 là năm chứng kiến những đổi thay ngoạn mục của ngành e-Logistics. Những nhà cung cấp dịch vụ đã vượt ra ngoài vai trò giao nhận để tiến lên một nấc thang mới, hoàn thiện hơn chuỗi dịch vụ của mình. Cụ thể như: - Hoàn thiện hệ thống cập nhật trạng thái thời gian thực, người dùng có thể tracking trạng thái đơn hàng ở bất kì công đoạn nào của vận chuyển. - Quản lý hoạt động kho bãi qua giải pháp ERP (hệ thống ERP là hệ thống được dùng để hoạch định tài nguyên trong doanh nghiệp, tích hợp các chức năng chung của tổ chức hay doanh nghiệp đó vào trong cùng một hệ thống thay vì việc phải sử dụng các phần mềm đơn lẻ). - Hệ thống Call Center và xử lý đơn hàng thay cho website TMĐT (Order Processing outsource).
- 306 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” - Chi nhánh tại 63 tỉnh thành làm nơi đổi/trả hàng và giải đáp thắc mắc nhanh cho người mua hàng Tuy nhiên, theo báo cáo TMĐT VN 2015 cho thấy mặc dù có một sự cải thiện nhỏ so với năm 2014, 45% người được khảo sát vẫn cho rằng khâu vận chuyển và giao nhận còn yếu là một trong những trở ngại chính đối với việc mua sắm trực tuyến. Fig. 1. Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến - Theo Báo cáo thương mại điện tử 2015 Các sản phẩm đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của hoạt động kho bãi, dự trữ trong quá trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đang là các sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như: Hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng (22%); máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng (20%); thời trang và phụ kiện (18%); hàng điện tử, thiết bị âm thanh (17%); thực phẩm đồ uống (15%) [1]. Giao hàng là một trong những công đoạn quan trọng trong mua bán hàng hóa trực tuyến. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện nghiên cứu ARC Rynek I Opinia, đối với khách hàng, chi phí vận chuyển không phải là tiêu chí ưu tiên (34% trong số những người trả lời). Điều quan trọng hơn là sự đúng giờ (41%), không xảy ra hỏng hóc (22%) hay mất mát hàng hóa (20%). Việc xác nhận giao hàng (19%), theo dõi kiện hàng (17%), bảo đảm giao hàng (15%) và xác nhận giao hàng (14%) cũng rất quan trọng [3]. Hiện nay, đối với hoạt động vận chuyển và giao nhận ở Việt Nam, hiện chỉ có 10% DN thuê ngoài dịch vụ vận chuyển, giao nhận của bên thứ ba và 33% DN lựa chọn kết hợp cả hai hình thức tự vận chuyển và thuê bên ngoài, vẫn còn 57% DN tự tổ chức hoạt động vận chuyển, giao nhận [1]. Ngoài trừ một số DN có tiềm lực, rất nhiều DN không đảm bảo được chất lượng các hoạt động logistics trong chuỗi sản phẩm cung ứng và đây được coi như nguyên nhân chủ yếu của việc đến một nửa số khách hàng B2C phàn nàn về dịch vụ vận chuyển và giao nhận chưa chuyên nghiệp. 4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C Những giải pháp dưới đây sẽ hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động cho doanh nghiệp logistics, giúp các doanh nghiệp này đảm bảo đủ điều kiện để được các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C chấp nhận hợp tác (thuê ngoài) để đảm nhận toàn bộ các
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Linh Giang 307 hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng sản phẩm TMĐT. Nhờ đó, các DN TMĐT sẽ có thể tập trung hơn vào mảng tổ chức các hoạt động giao dịch điện tử như thiết kế và vận hàng hàng hế thống website TMĐT, chăm sóc khách hàng…Ngoài ra, họ cũng có khả năng mở rộng quy mô lớn hơn với chi phí và độ rủi ro thấp hơn nhiều so với việc tự đảm nhiệm các hoạt động logistics. 4.1 Cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp Logistics Yêu cầu chung đối với hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp logistics là phải đảm bảo kết nối trực tuyến với dữ liệu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và các nhà cung ứng để rút ngắn thời gian thực hiện các công đoạn trong chuỗi cung ứng sản phẩm, giảm thiểu những sai sót trong quá trình chuyển tin. Hiệu quả của việc kết nối này được thể hiện qua việc vận hàng trôi chảy và nhịp nhàng dòng dịch chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp tới khách hàng (điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển, điểm gom hàng), dòng thông tin của mỗi đơn hàng (giao nhận, chứng từ, vị trí đơn hàng), dòng tiền tệ của khách hàng đối với nhà cung cấp (phương thức thanh toán, giá trị thanh toán). Quá trình cải thiện công nghệ thông tin của doanh nghiệp cần chú trọng đến những vấn đề đang được coi là trở ngại điển hình đối với việc sử dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp logistics như: Tạo ra một hệ thống không linh hoạt, thiếu năng lực về kỹ thuật, hệ thống mới không tương thích với hệ thống cũ, chi phí cho đầu tư và vận hàng quá lớn, không cân đối với các đối tượng phục vụ, tính minh bạch và an ninh thông tin chưa đảm bảo. 4.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động kho Do nhu cầu của khách hàng trong hoạt động TMĐT B2C rất đa dạng và phức tạp về phạm vi, quy mô, thời gian, dự trữ, bảo quản… để tối ưu hóa các hoạt động kho, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động sau: - Tự động hóa quy trình hoạt động kho: DN cần tăng cường tự động hóa các công tác xếp dỡ, đóng gói, dán nhãn và vận chuyển hàng hóa nhằm tránh các sai phạm như nhầm lẫn vị trí các đơn hàng, nhầm lẫn địa chỉ, đóng gói không đồng bộ, hàng hóa xếp không thuận tiện cho việc tìm kiếm, theo dõi… - Ứng dụng hệ thống điều khiển kho bãi (Warehouse Control System –WCS) để quản lý các thiết bị điều khiển thời gian thực, tăng tối đa dữ liệu xử lý và hoạt động của hệ thống, có thể phát hiện kịp thời những ách tắc tiềm ẩn. - Thu thập các tin tức thời gian thực về qui trình hoạt động kho: Những yêu cầu luôn thay đổi của khách hàng trong các giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi tính động rất cao từ phía nhà cung ứng và tính toán mức dự trữ hàng hóa. Do đó, để đảm bảo mục tiêu được thực hiện, cần thu thập và phân tích các số liệu thời gian thật từ kỹ thuật hoàn thành các đơn hàng và các thiết bị quản lý hàng trong kho, thông qua đó việc đưa ra các quyết định đáp ứng các thay đổi từ phía khách hàng và các mục tiêu kinh doanh có thể được thực hiện dễ dàng hơn. - Tổ chức chuỗi kho vệ tinh để mở rộng phạm vi dự trữ hàng hóa cho các nhà cung ứng và thuận tiện cho việc trung chuyển hàng hóa trên hành trình dịch chuyển của các đơn hàng từ nhà cung ứng đến điểm đến theo yêu cầu của người mua hàng. 4.3 Cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng Với một quy trình xử lý và thực hiện đơn hàng chuyên nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp đáp ứng đơn hàng một cách nhanh chóng với chi phí thấp trong cả quá trình, giảm sai sót, góp phần nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng với chi phí hợp lý. Quy trình này bao gồm các bước sau:
- 308 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” - Tiếp nhận hàng hóa của người bán ký gửi và tiến hành phân loại hàng hóa theo đặc tính, chủng loại, gắn nhãn mã vạch, cập nhật số lượng và chất lượng hàng hóa lên hệ thống để chủ hàng có thể quản lý hàng hóa từ xa. - Xác nhận lại thông tin mua hàng và kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng - Xác nhận bán hàng với khách hàng - Xây dựng kế hoạch giao vận và lịch trình giao vận - Xuất kho hàng theo đơn hàng và tiến hành bao gói hàng hóa - Vận chuyển và giao hàng 4.4 Tối ưu hoạt động vận chuyển và giao hàng Tùy vào hình thức hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh kinh doanh TMĐT mà doanh nghiệp logistics có thể lựa chọn phương thức giao hàng tại địa chỉ người mua hay phương thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển (Dropshipping). - Phương thức giao hàng tại địa chỉ người mua cho phép hàng hóa được giao đến vị trí khách hàng yêu cầu nên rất thuận tiện cho khách hàng nhưng lại làm tăng đáng kể chi phí và nguồn lực logistics đối với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, nên lựa chọn áp dụng khi doanh nghiệp này có đủ điều kiện về kho dự trữ hàng phân phối. - Phương thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển cho phép các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, thay vì phải mua một số lượng lớn hàng dự trữ trong kho thì chỉ cần hợp tác với doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng. Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ bên nhà bán lẻ chuyển tới, doanh nghiệp này sẽ thực hiện các công đoạn còn lại của chuỗi cung ứng sản phẩm TMĐT như nhận hàng dự trữ hoặc tới kho của nhà cung cấp lấy hàng, phân loại, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển tới địa chỉ người mua hàng yêu cầu để giao hàng. Để đảm bảo được hiệu quả hoạt động vận chuyển và giao nhận cần lưu ý những vấn đề sau: - Đảm bảo thực hiện đúng thời gian toàn trình (thời gian từ lúc nhận được yêu cầu về đơn đặt hàng cho đến khi người mua nhận được hàng) như đã cam kết và đảm bảo được tiêu chí Order Fulfilment đối với hàng vận chuyển (hàng được nhận đúng giờ, đúng hàng, không hư hỏng với thái độ phục vụ tốt của nhân viên giao hàng) - Cam kết hoàn lại tiền thu từ người mua cho người bán đúng thời gian và cung cấp dịch vụ miễn phí thu tiền tận nơi (cash on delivery – COD) để không làm phát sinh thêm chi phí logistics của đơn hàng và không ảnh hưởng đến khả năng quay vòng của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT - Thực hiện logistics thu hồi thông qua việc cam kết cung cấp dịch vụ miễn phí trả hàng về trong trường hợp người mua từ chối nhận hàng. Vấn đề chi phí phát sinh do giao hàng lặp lại cho một đơn hàng cũng là một vấn đề phổ biến khi công ty giao hàng không thể gặp và giao hàng cho khách hàng tại địa điểm đã hẹn trước. Một số giải pháp nên được áp dụng như: - Giải pháp đầu tiên, người giao hàng sẽ gọi điện thoại thông báo trước cho khách hàng về thời gian giao hàng của mình hoặc gửi mail cho khách hàng thông báo về tình trạng, vị trí và thời gian giao hàng dự kiến của từng kiện hàng.
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Linh Giang 309 - Giải pháp thứ hai, công ty sẽ gửi mail hoặc gọi điện thông báo cụ thể một khung thời gian hai tiếng vào ngày giao hàng để khách hàng có thể ước tính thời gian hàng đến, đồng thời đề xuất thêm hai ngày giao hàng kế tiếp để dự phòng. Khách hàng không trả lời lại nghĩa là đã chấp nhận đề nghị đầu tiên của công ty. Việc khách hàng trả lời đồng nghĩa với việc họ đã chọn một trong hai ngày thay thế. - Giải pháp thứ ba là trạm dịch vụ tự lấy hàng. Kiện hàng sẽ được giao đến một địa điểm cụ thể ở nơi thuận tiện nhất để khách hàng có thể đến lấy trong vòng 72 giờ. Sau 72 giờ, họ có thể đến lấy kiện hàng trực tiếp từ một trung tâm phân phối tại một khu vực cụ thể. 4.5 Giải pháp từ phía Nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát tiến tới có thống kê tin cậy về dịch vụ logistics và chuyển phát. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện kinh doanh hai loại dịch vụ này cần có các dự báo về thị trường, các chính sách, biện pháp khuyến khích. Dịch vụ logistics và chuyển phát không chỉ liên quan tới Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông mà còn liên quan tới một số bộ ngành khác như Bộ Giao thông vận tải (vận tải, bốc dỡ), Bộ Tài chính (hải quan, thuế) hay Bộ Tài nguyên và Môi trường (kho bãi). Vì vậy, sự phối hợp giữa các bộ ngành trong việc ban hành các chính sách và giải pháp khuyến khích sự phát triển của hai dịch vụ này có ý nghĩa quan trọng. 5 Kết luận Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển khá nhanh trong vài năm gần đây. Trong thập kỷ trước, những khó khăn lớn tác động tới sự phát triển thương mại điện tử là hạ tầng pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin và Internet và nguồn nhân lực. Từ năm 2011 tới nay, các kết quả khảo sát cho thấy dịch vụ logistics và chuyển phát ở Việt Nam mặc dù đã phát triển khá nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thương mại điện tử. Với mục tiêu đến năm 2020 có đến 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, doanh số TMĐT B2C đạt 10 tỷ USD, thị trường TMĐT Việt Nam đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics [4]. Các giải pháp được đưa ra ở trên sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp logistics trong quá trình hoạch định chiến lược trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị cung ứng dịch vụ logistics cho các các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT tại Việt Nam. References 1. Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương, Báo cáo thương mại điện tử năm 2015. 2. Nguyễn Thông Thái, Giáo trình quản trị Logistics kinh doanh, Nxb Thống Kê, 2011. 3. Giải pháp logistics giao hàng thương mại điện tử, http://ild.com.vn/news/giai-phap-logistics- giao-hang-thuong-mai-dien-tu/ 4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1563/QĐ-TTg ngày 8 tháng 8 năm 2016, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả - Vũ Thế
66 p | 991 | 506
-
Tiểu luận " Tổ Chức Nguồn Lực Tài Chính"
54 p | 602 | 168
-
Quản trị nhân sự - Chương 5
22 p | 344 | 142
-
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN
3 p | 365 | 124
-
10 chiến thuật tiếp thị dưới 10 USD
4 p | 258 | 58
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 6 - TS. Trương Minh Đức
19 p | 196 | 35
-
Bài giảng Chủ thể kinh doanh: Chương VI - Tổ chức lại & giải thể doanh nghiệp - Từ Thanh Thảo
71 p | 185 | 32
-
Xác định mô hình huấn luyện tập thể phù hợp cho doanh nghiệp
11 p | 160 | 23
-
Châu Á và xu hướng của chiến lược thương hiệu
8 p | 139 | 20
-
Nhượng quyền thương mại - Nhà nhượng quyền Việt Nam cần biết?
4 p | 104 | 19
-
Thiết kế Logo thương hiệu theo thuyết phong thủy
6 p | 100 | 18
-
Tự rò rỉ thông tin: Phương pháp tiếp thị hiệu quả
5 p | 99 | 9
-
Bạn có tối đa hóa được hồ sơ danh mục thương hiệu
4 p | 136 | 6
-
Đâu là mô hình huấn luyện tập thể phù hợp cho DN?
4 p | 97 | 4
-
Phát huy vai trò của chiến lược Marketing Mix trong hoạt động xuất khẩu
4 p | 132 | 4
-
Phát triển thị trường vốn nâng cao hiệu quả tái cấu trúc doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
10 p | 13 | 3
-
Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc liên kết nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
10 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn