intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

12
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam" phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Bối cảnh thế giới và khu vực biển đông; tiềm năng, lợi thế của biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Phần 1

  1. C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O P ST . G Y NC UH I G .S N U Ễ H Ồ V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A N ÀX Ấ B NC Í HT Ị U CG AS T Ậ H U T Ả HN R Q Ố I Ự H T H N i 21 à ộ- 09
  2. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên VŨ TRỌNG LÂM NGUYỄN ĐỨC TÀI TRẦN THANH LÂM NGUYỄN HOÀI ANH
  3. C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O P ST . G Y NC UH I G .S N U Ễ H Ồ V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A C I LỢ HẾ Ư C N B OV C ỦQ Y NBỂ , Ả Ả Ệ H U Ề IN Đ O V P Á T INB NV N À H T RỂ Ề Ữ G KN T BỂ VỆ N M IH Ế IN IT A N ÀX Ấ B NC Í HT Ị U CG AS T Ậ H U T Ả HN R Q Ố I Ự H T H N i 21 à ộ- 09
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Vùng biển nước ta rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền, chiếm khoảng 29% diện tích toàn Biển Đông. Sự phân hóa tự nhiên như vậy đã tạo nên tính đa dạng về cảnh quan, tài nguyên biển và tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển, đảo; tạo tiền đề cho bảo đảm an ninh, quốc phòng đất nước từ phía biển. Thừa nhận luận điểm của thời đại: Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của đại dương, Đảng và Nhà nước ta coi phát triển kinh tế biển nhanh, hiệu quả và bền vững, gắn với bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo là những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và ưu tiên cao nhất. Quán triệt tinh thần đó, ngày 09 tháng 02 năm 2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09/2007/NQ-TW về ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu chung: Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Ngày 07 tháng 10 năm 2008, Ban Bí thư đã ban hành Thông báo số 188-TB/TW về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X, trong đó yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo. 5
  5. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 10 năm qua, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với nhiều chương trình, dự án đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững và các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình khai thác, sử dụng và quản lý biển, đảo ở nước ta vẫn còn đối mặt với những thách thức không nhỏ về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là các tranh chấp chủ quyền kéo dài, phức tạp, có yếu tố khó lường ở Biển Đông. Trong khi đó, nhận thức và hiểu biết về tiềm năng, lợi thế chiến lược của biển, đảo Việt Nam còn rất khác nhau, chưa đầy đủ, thậm chí có những sai lệch. Điều này đã, đang và sẽ tác động mạnh đến sự nghiệp bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông và phát triển bền vững kinh tế biển. Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược đã bổ sung và làm rõ mục tiêu chung là: Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn. Để góp phần quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi. 6
  6. Nội dung cuốn sách cung cấp các thông tin cơ bản về bối cảnh thế giới và khu vực Biển Đông; các thông tin về tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội và thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển nước ta dựa trên nền tảng của kinh tế biển xanh; bảo vệ các quyền và lợi ích của nước ta trên Biển Đông; chủ trương, quan điểm chiến lược và các giải pháp cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhà xuất bản và tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản tiếp theo. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 8 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 7
  7. 8
  8. I BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC BIỂN ĐÔNG 1. Đại dương và biển - nơi dự trữ cuối cùng của loài người “Ngôi nhà chung” - Trái đất của chúng ta là một hành tinh trong hệ Mặt trời với 71% diện tích bề mặt được bao phủ bởi khối nước mặn - được gọi là “Đại dương thế giới”. Đây là điểm khác cơ bản của Trái đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời và cũng là điểm khác so với chính tên gọi của Trái đất vì đất liền (lục địa) chỉ chiếm 29% nên người ta còn ví hành tinh này là “Trái nước”. Đại dương thế giới sâu trung bình 3.800 m (nơi sâu nhất là 11.340 m ở hẻm vực Mariana, nằm ở rìa ngoài biển Philippines thuộc Thái Bình Dương) và được chia ra thành 5 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương (còn gọi là Nam Băng Dương) và 57 biển, trong đó có Biển Đông. Nó là một hệ thống tự nhiên mở do có sự trao đổi tương tác mạnh mẽ và thường xuyên giữa nước đại dương với bầu khí 9
  9. quyển bao quanh Trái đất, hình thành chu trình nước (mưa - bốc hơi) toàn cầu. Vì thế, đại dương thế giới còn được xem là một “hệ thống tự nhiên hỗ trợ đời sống của Trái đất”1. Đại dương thế giới đóng vai trò cực kỳ quan trọng: (i) Cung cấp không gian và môi trường sống lý tưởng cho các loài sinh vật, chủ yếu là sinh vật thủy sinh, và loài người; (ii) Sản xuất ra thực phẩm, hàng hoá, nguyên nhiên liệu, năng lượng,... phục vụ phát triển và duy trì các nguồn sinh kế cho cộng đồng địa phương ven biển và trên các đảo; (iii) Điều chỉnh thời tiết và khí hậu; điều hoà môi trường và dinh dưỡng,...; (iv) Giảm thiểu tác động của thiên tai (kể cả sóng thần) và biến đổi khí hậu đối với đất liền thông qua duy trì các hệ sinh thái biển, đảo và ven biển - “kết cấu hạ tầng tự nhiên” bảo vệ vùng bờ biển. Theo thuyết Địa luận, các nhà địa lý cổ đại quan niệm: các đại lục chỉ như những “hòn đảo khổng lồ” trong một đại dương mênh mông, vì thế đại dương sẽ giúp thế giới xích lại gần nhau thông qua các tuyến hàng hải viễn dương và ai thống trị được đại dương sẽ thống trị được cả thế giới. Sau này, đề cập đến vai trò kinh tế của đại dương và biển, các chiến lược gia cũng thống nhất nhận ___________ 1. Seibold E. and Berger W.H.: The Sea Floor: An Introduction to Marine Geology, Springer-Verlag, Berlin- Heidelberg-New York, 1982. 10
  10. định: Đại dương và biển là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về lương thực, thực phẩm, các nguồn năng lượng và nguyên nhiên liệu khác; đặc biệt khi trên đất liền nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên đã bị suy thoái và suy giảm, bị cạn kiệt và nhiều dạng không thể phục hồi hoặc phục hồi chậm. Thực tế lịch sử cũng cho thấy những đột phá phát triển mang tầm thời đại hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia biển/đại dương và mỗi thời đại phát triển lớn trên thế giới đều gắn kết với đại dương và được “định nghĩa” bằng các đại dương, như: Italy và các nước vùng Địa Trung Hải, Anh, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc,... Khi phân tích giá trị tài nguyên biển, giá trị không gian biển và khối lượng thương mại qua đường biển toàn cầu, Paul Holthus1 chỉ ra rằng kinh tế biển và đại dương ngang bằng với “kinh tế toàn cầu”. Trong biển và đại dương có khoảng 180.000 loài động vật, 20.000 loài thực vật, 500 tỷ tấn hải sản/năm. Sản lượng khai thác cá biển cho phép hằng năm 600 triệu tấn, hiện mới chỉ khai thác gần 100 triệu tấn/năm. Biển và đại dương là đường giao thông huyết mạch của thế giới và các quốc gia có biển, riêng Trung Quốc 85% lượng ___________ 1. Xem FAO: The State of the World Fisheries and Aquaculture, Rome, Italy, 2012. 11
  11. hàng hóa thương mại được vận chuyển qua đường biển. Tiềm năng khoáng sản biển và đại dương cũng rất lớn, như: dầu mỏ và khí thiên nhiên (diện tích các bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu khí biển là 26,395 triệu km2), sắt, mangan, lưu huỳnh, silic, phốtphorít và đặc biệt là nguồn quặng đa kim (niken, côban, v.v.) khổng lồ trên bề mặt đại dương ở độ sâu 3.000-6.000 m, được ví như “món ăn của công nghiệp quốc phòng” hiện đại. Gần đây, thế giới biết thêm một loại khoáng sản nhiên liệu mới - băng cháy (khí hyđrat mêtan), chứa đến 90% khí mêtan và trông ngoài như “cồn khô” để đun bếp. Băng cháy được hình thành trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp và có trữ lượng gấp gần 2 lần tổng trữ lượng dầu mỏ đã tìm thấy ở thềm lục địa trên thế giới. Biển và đại dương còn có tiềm năng lớn về năng lượng thủy triều, sóng và dòng chảy biển, phong điện, năng lượng nhiệt đại dương, năng lượng muối đại dương,... Dự tính, năng lượng biển có thể tạo ra sẽ gấp hơn 10 lần tổng năng lượng đã tạo ra hiện nay trên thế giới để phục vụ phát triển và dân dụng1. Đến nay có khoảng 100 quốc gia lọc nước biển thành nước ngọt, tách ra muối tinh và một số nguyên tố hóa học trong nước biển sử dụng đại trà ___________ 1. Xem Nguyễn Chu Hồi: Cơ sở tài nguyên và môi trường biển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 12
  12. trong phát triển kinh tế và đời sống. Tổng năng lực lọc và khử muối nước biển đạt khoảng 65 triệu m3/ngày, giải quyết được vấn đề nước uống cho khoảng 200 triệu người, tương ứng hằng năm lượng nước biển được sử dụng trực tiếp vượt 1.700 tỷ m3, bằng 60 hồ chứa thủy điện cỡ lớn1. Biển, đại dương và đảo còn chứa đựng tiềm năng du lịch to lớn, đa dạng, bao gồm các loại hình du lịch mới như nghề cá giải trí (đánh cá, nuôi cá, câu cá, ngắm cá giải trí và xuất khẩu cá cảnh rạn san hô) và du lịch dưới đáy biển (du lịch lặn, du lịch nghỉ dưỡng trong các nhà kính, aquarium, v.v.). Tổng giá trị quy đổi “nguồn vốn tự nhiên” biển và đại dương có khả năng cung cấp cho con người cũng khoảng 24.000 tỷ USD/năm, còn tổng sản phẩm biển hằng năm (GMP) đến nay mới đạt 2,5 nghìn tỷ USD2. Trên toàn thế giới, khoảng 3 tỷ người có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển, đại dương và các nguồn lợi của chúng đóng góp cho các nền kinh tế trên 5% GDP toàn cầu3. Dự báo khả năng phụ thuộc này sẽ tăng khi số dân toàn ___________ 1. Xem Jiahai Xiang (Edited): Marine Science & Technology in China: A Roadmap to 2050, Chinese Academy of Science, Science Press Beijing-Springer, 2007. 2. Xem Hoegh-Guldberg, O. et al.: Reviving the Ocean Economy: the Case for Action, WWF International, Gland, Switzerland, Geneva, 2015, pp.60. 3. Xem Oceans, http://www.un.org/en/sustainablefuture/ oceans.shtml. 13
  13. cầu vượt mốc 7 tỷ người và khi các nguồn lực trên đất liền sắp cạn kiệt và bị ô nhiễm1. Dựa vào lợi thế của biển và đại dương, phần lớn các vùng kinh tế, các khu đô thị lớn và thịnh vượng với khoảng 60% dân số trên thế giới đều tập trung ở vùng ven biển và đại dương, trong phạm vi cách đường bờ biển 60 km, như: Thượng Hải, New York, Tokyo, Hongkong, Rio de Janeiro, Mumbai, Bangkok, Jakarta, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v.. Đại dương và biển còn là không gian sinh tồn (phát triển và an ninh) của loài người và cũng là nơi cạnh tranh của các nền kinh tế đứng đầu thế giới. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới khan hiếm và khủng hoảng nguyên nhiên liệu; tác động của biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương; gia tăng các vấn đề an ninh biển phi truyền thống; cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia trên biển thường xuyên và gay gắt hơn bao giờ hết2. Kinh tế biển thế giới tái cơ cấu theo hướng dịch chuyển ra ngoài vùng biển quyền tài phán quốc ___________ 1. Xem Global Agenda Councils: “The Future of our Oceans”, http://www.weforum.org/community/global-agenda- councils/ future-of-our-oceans. 2. Xem Đỗ Hoài Nam: “Chiến lược biển và tầm nhìn phát triển mới”, Báo cáo đề dẫn, trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển ngành thuỷ sản, Hà Nội, 2007. 14
  14. gia (ngoài 200 hải lý), tiến ra đại dương1, đóng cửa biển quốc gia ra khai thác đại dương, “lấy đại dương nuôi đất liền”. Chuyển từ tư duy khai thác sang tư duy phát triển bền vững hướng tới tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển các loại hình kinh tế dựa vào bảo tồn thiên nhiên (thuận thiên) thông qua khai thác, sử dụng hiệu quả các giá trị không gian biển đảo và các giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái biển - ven biển. Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng toàn cầu của nó. Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng đại dương để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu khi thấy rằng các hệ thực vật trong biển và đại dương như: rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vi thực vật phù du biển (phytoplankton),... có khả năng thu - giữ một lượng CO2 thừa của bầu khí quyển gây hiệu ứng nhà kính, làm nóng lên toàn cầu (Hộp 1). Tình trạng như hiện nay, đại dương thế giới có thể thu giữ được 30% lượng CO2 thừa từ bầu khí quyển. Gần đây, các nhà khoa học thế giới đã thành công trong việc thử nghiệm khả năng rải bột sắt ___________ 1. Công ước Luật biển năm 1982 quy định: các quốc gia có biển hoặc không có biển đều được quyền ra khai thác các vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia và được đăng ký khai thác đáy đại dương. 15
  15. để “bón phân” cho đại dương (ocean fertilizing) nhằm phục hồi và kích thích sự phát triển của các thảm thực vật dưới biển và đại dương nói trên. Ngoài ra, các nhà khoa học còn dự định lợi dụng một số “bẫy địa tầng” và các cấu trúc “rỗng” sau khai thác mỏ dưới lòng đất của đáy biển và đại dương để “chôn” khí CO2 thừa của bầu khí quyển1. Hộp 1: Khả năng tích luỹ cácbon của rừng ngập mặn và thực vật phù du biển Rừng ngập mặn ven biển có khả năng tích lũy một lượng lớn cácbon, tạo “bể chứa” cácbon làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sự tích lũy cácbon trong cây ngập mặn và trong đất rừng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: mật độ cây, loài cây, tuổi cây, sự phân giải vật chất hữu cơ trong đất và mức độ ngập nước thuỷ triều; trong đó, mức độ ngập nước thuỷ triều thường xuyên và mức độ phân huỷ vật chất hữu cơ trong môi trường yếm khí là yếu tố chủ đạo tạo điều kiện cho đất rừng ngập mặn trở thành bể chứa khí nhà kính. Do sống trên đất than bùn giàu cácbon, các thảm rừng ngập mặn tích lũy được nhiều cácbon trên một hécta hơn rừng nhiệt đới trên cạn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải bảo vệ các “kho cácbon” khổng lồ trong các rừng ngập mặn và trên các vùng đất than bùn ở Việt Nam và châu Á. Rừng ngập mặn cung cấp hơn 10% lượng cácbon hữu cơ hòa tan cần thiết cho đại dương, nhưng chỉ ___________ 1. Xem Biliana Cicin-Sain, Ed.: Oceans and Climate Change: Issues and Recommendations for Policymakers and for the Climate Negotiations, Brief Ocean Policy of Global Ocean Forum, 2009. 16
  16. dưới 1% rừng ngập mặn toàn cầu được bảo vệ hiệu quả. Mất thêm rừng ngập mặn sẽ tăng khả năng phát thải một lượng lớn cácbon tạo ra điôxít cácbon và mêtan - các khí nhà kính. Ngoài ra, thực vật phù du biển hằng năm giúp giảm được hơn 50 tỷ tấn cácbon thông qua hấp thụ CO2 - một loại khí nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên của Trái đất và biến đổi khí hậu. Nguồn: Nguyễn Chu Hồi: “Biến đổi đại dương: Vấn đề và tiếp cận ứng phó”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 19 (686)/2014, tr. 6-12. Trong khoảng 50 năm gần đây, khoa học - công nghệ biển/đại dương trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thực sự đóng vai trò định hình chính sách phát triển các ngành kinh tế biển và tăng cường đáng kể sức mạnh quốc phòng, an ninh biển. Cùng với việc mở rộng khai thác biển và đại dương theo hướng vươn ra xa hơn và xuống sâu hơn, các lĩnh vực khoa học - công nghệ biển then chốt cũng được phát triển mạnh1. Thêm nữa, toàn cầu hóa ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực, ngược lại sự phát triển đúng hướng và hiệu quả của một quốc gia sẽ đóng góp không nhỏ cho các vấn đề toàn cầu. ___________ 1. Xem Nguyễn Chu Hồi: “Nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ biển và đại dương: Một số kinh nghiệm quốc tế”, Tổng luận Nghiên cứu biển và đại dương của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, số 2/2014, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2014. 17
  17. Trong một thế giới chuyển đổi như vậy, Việt Nam cần thay đổi tư duy phát triển và đổi mới công nghệ để giải quyết những thách thức nói trên, hướng đến một nền kinh tế biển xanh và phát triển bền vững kinh tế biển; trong đó, liên kết quốc tế phải là một trong những cách tiếp cận cơ bản và dài hạn để giải bài toán phát triển và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia. Vì vậy, “Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương” trở thành luận điểm chung toàn cầu và được Đảng và Nhà nước ta thừa nhận khi xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 2. Bối cảnh khu vực Biển Đông 2.1. Biển Đông - Ngã ba đường của thế giới Biển Đông là 1 trong 57 biển trên thế giới và là một biển rìa nửa kín có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, đứng thứ 4 trên thế giới1, lớn gấp 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Hắc Hải. Khoảng 90% chu vi Biển Đông được bao bọc bởi đất liền, chiều dài trên 3.000 km, chiều rộng tới 1.000 km, nằm trong hệ tọa độ từ 3o vĩ Bắc đến 26o vĩ Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông. Độ sâu bình quân của Biển Đông là 1.140 m và khối lượng nước khoảng 3,928.106 km3. Thềm lục địa ở Biển Đông thuộc loại rộng nhất thế giới với diện tích 1,755 triệu km2 và ___________ 1. Biển Philippines (S=5.000.000 km2), biển San Hô (S=4.791.000 km 2 ) và biển Arab (S=3.862.000 km 2 ). Nguồn: Wikipedia-the free encyclopedia. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2