Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 157 - 161<br />
<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN MẬU CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC<br />
VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt*, Đỗ Vũ Sơn<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các địa phương hai bên quốc giới Việt – Trung cũng đang tận dụng những tiềm năng sẵn có để<br />
giao lưu hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực. Mối quan hệ biên giới này hết sức quan trọng và thu<br />
hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu chuyên môn. Mặc dù còn tồn tại những vấn đề, thiếu xót song<br />
quan hệ hai bên đã có những tiến bộ hết sức tốt đẹp, về kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch,... Sự<br />
tiến bộ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên đã làm thay đổi bộ mặt của hai nước nói chung và<br />
với các địa phương hai bên quốc giới nói riêng. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải đưa ra được những<br />
định hướng và giải pháp để thực thi những định hướng ấy nhằm đưa mối quan hệ giữa các địa<br />
phương hai bên quốc giới ngày một tiến lên tầm cao mới của sự hợp tác cùng phát triển.<br />
Từ khoá: Phát triển kinh tế, biên giới Việt – Trung, hợp tác<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới<br />
trên đất liền là 1449,566 km (đường biên giới<br />
trên đất liền: 1065,652 km, đường biên giới đi<br />
theo sông suối: 383,914 km). Đường biên giới<br />
đi qua 07 tỉnh phía Bắc Việt Nam là: Điện<br />
Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao<br />
Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh [6].<br />
Biên giới phía Trung Quốc tiếp giáp với Việt<br />
nam ở hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Vân<br />
Nam là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Trung<br />
Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam<br />
tiếp giáp ở 4 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai<br />
Châu và Điện Biên. Quảng Tây là khu tự trị<br />
nằm ở phía Nam của Trung Quốc, có đường<br />
biên giới chung với Việt Nam và chung Vịnh<br />
Bắc Bộ. Quảng Tây có 8 huyện thị tiếp giáp<br />
với 17 huyện thuộc ba tỉnh: Quảng Ninh,<br />
Lạng Sơn và Cao Bằng của Việt Nam, có hệ<br />
thống giao thông thuận lợi, “núi liền núi, sông<br />
liền sông”, gồm cả đường ô tô, đường sắt,<br />
đường thủy, đường biển và đường hàng<br />
không. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập<br />
kinh tế quốc tế như hiện nay, đây là điều kiện<br />
thuận lợi để hai nước thúc đẩy phát triển kinh<br />
tế, xã hội.<br />
*<br />
<br />
Tel:0988 686257, Email: minhnguyetdhsptn@gmail.com<br />
<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐỊA<br />
PHƯƠNG HAI BÊN QUỐC GIỚI VIỆT – TRUNG<br />
- Hoạt động thương mại trong các cửa khẩu,<br />
kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng<br />
trong phát triển kinh tế và giao lưu buôn bán<br />
hai bên<br />
Tại Hội nghị “Tổng kết hoạt động thương mại<br />
biên giới phía Bắc giai đoạn 2006 - 2011”<br />
ngày 18 tháng 11 năm 2011 có đại diện Lãnh<br />
đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành liên<br />
quan, đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các<br />
tỉnh biên giới phía Bắc, đại diện các Sở Công<br />
Thương và các cơ quan quản lý chuyên ngành<br />
tại các cửa khẩu biên giới đã ghi nhận: Trong<br />
giai đoạn 2006-2011, kim ngạch trao đổi hàng<br />
hóa qua biên giới Việt - Trung không ngừng<br />
phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình<br />
29% một năm. Năm 2006, tổng kim ngạch<br />
thương mại trao đổi hàng hóa qua biên giới<br />
Việt - Trung đạt 2,8 tỷ USD, nhưng đến năm<br />
2011 đã tăng lên hơn 7,1 tỷ USD và 9 tháng<br />
đầu năm 2011 đạt trên 6,3 tỷ USD. Kết quả<br />
này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển Kinh<br />
tế - Thương mại giữa hai nước, đưa Trung<br />
Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất<br />
của Việt Nam trong nhiều năm liền. Đáng chú<br />
ý là trong các năm gần đây, với việc đẩy<br />
mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực<br />
phẩm của Việt Nam qua biên giới đã góp<br />
phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam<br />
sang thị trường Trung Quốc, làm giảm nhập<br />
siêu của Việt Nam từ Trung Quốc [7].<br />
157<br />
<br />
162Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 157 - 161<br />
<br />
Bảng 1: Các cặp cửa khẩu chính giữa Việt Nam – Trung Quốc [3]<br />
Cửa khẩu Việt Nam<br />
Tên cửa khẩu<br />
Thuộc tỉnh<br />
Móng Cái<br />
Quảng Ninh<br />
Hoành Mô<br />
Quảng Ninh<br />
Chi Ma<br />
Lạng Sơn<br />
Hữu Nghị<br />
Lạng Sơn<br />
Đồng Đăng<br />
Lạng Sơn<br />
Bình Nghi<br />
Lạng Sơn<br />
Tà Lùng<br />
Cao Bằng<br />
Thanh Thuỷ<br />
Hà Giang<br />
Lào Cai<br />
Lào Cai<br />
<br />
Cửa khẩu Trung Quốc<br />
Tên cửa khẩu<br />
Thuộc tỉnh<br />
Đông Hưng<br />
Quảng Tây<br />
Đông Trung<br />
Quảng Tây<br />
Ái Điểm<br />
Quảng Tây<br />
Hữu Nghị Quan<br />
Quảng Tây<br />
Bằng Tường<br />
Quảng Tây<br />
Bình Nghi<br />
Quảng Tây<br />
Thuỷ Khẩu<br />
Quảng Tây<br />
Thiên Bảo<br />
Vân Nam<br />
Hà Khẩu<br />
Vân Nam<br />
<br />
Bảng 2: Các khu kinh tế cửa khẩu [8]<br />
Tỉnh<br />
Quảng Ninh<br />
Lạng Sơn<br />
Cao Bằng<br />
Hà Giang<br />
Lào Cai<br />
Lai Châu<br />
<br />
Tên khu kinh tế cửa khẩu<br />
Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô-Đồng Văn<br />
Đồng Đăng-Lạng Sơn, Chi Ma<br />
Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang<br />
Thanh Thủy<br />
Lào Cai<br />
Ma Lù Thàng<br />
<br />
Hoạt động trong các cửa khẩu : Sau khi mở<br />
cửa quan hệ với Trung Quốc hoạt động thương<br />
mại diễn ra sôi động, tiềm năng của mỗi cửa<br />
khẩu ngày càng được phát huy. Theo Hiệp<br />
định tạm thời giữa hai nước trên toàn tuyến<br />
biên giới Việt – Trung có 21 cặp cửa khẩu, đến<br />
nay đã có 9 cặp cửa khẩu chính thức được mở<br />
cửa để thông thương (xem Bảng 1).<br />
Ngoài các cửa khẩu đã được mở theo Hiệp<br />
định còn có các cặp cửa khẩu ngoài Hiệp định<br />
như: Đàm Thuỷ (Cao Bằng), Bản Vượt (Lào<br />
Cai), Thượng Phùng (Hà Giang), Ka Long,<br />
Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh), Tân Thanh,<br />
Cốc Nam (Lạng Sơn). Riêng cửa khẩu Tân<br />
Thanh của Lạng Sơn và cửa khẩu Ka Long<br />
của Quảng Ninh tuy không nằm trong 21 cặp<br />
cửa khẩu chính nói trên nhưng hoạt động<br />
thương mại qua hai cửa khẩu này rất phát<br />
triển và có nhiều thuận lợi cho việc trao đổi<br />
hàng hoá giữa hai nước.<br />
- Hoạt động trong các khu Kinh tế cửa khẩu<br />
(KTCK) của Việt Nam<br />
Nhằm thúc đẩy phát triển khu vực biên giới,<br />
đã có 11 khu KTCK được Chính phủ quyết<br />
định phê duyệt thành lập ở khu vực biên giới<br />
Việt Nam – Trung Quốc (xem Bảng 2).<br />
<br />
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch,<br />
hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ phát<br />
triển nhanh ở tuyến biên giới Việt – Trung,<br />
lượng khách xuất nhập cảnh chiếm 90% so<br />
với toàn tuyến. Các khu vực KTCK này phát<br />
triển theo hướng phát huy ưu thế của thương<br />
mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu<br />
kinh tế của tỉnh có khu KTCK cũng như của<br />
các tỉnh bên trong nội địa. Với lợi thế về phát<br />
triển sớm và sự hình thành các khu KTCK ở<br />
đây đều có mạng giao thông kết nối với các<br />
hậu phương qua các trục quốc lộ liên vùng<br />
như khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn được<br />
nối với Hà Nội và các nơi khác qua quốc lộ<br />
1A, 1B. Khu KTCK Móng Cái với các nơi<br />
khác qua quốc lộ 18, khu vực KTCK Lào Cai<br />
qua quốc lộ 70. Các khu KTCK Đồng Đăng –<br />
Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái trở thành cửa<br />
ngõ thông thương giữa các tỉnh trong cả nước<br />
với Trung Quốc; đây cũng là cầu nối quan<br />
trọng của hai hành lang kinh tế: Nam Ninh –<br />
Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Côn<br />
Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.<br />
Tại các khu vực KTCK có cửa khẩu quốc tế:<br />
Lào Cai, Móng Cái và Lạng Sơn việc đầu tư<br />
<br />
158<br />
<br />
163Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kết cấu hạ tầng bên trong khu KTCK theo quy<br />
hoạch đã được quan tâm, và đang hình thành<br />
rõ các phân khu chức năng. Nhiều công trình<br />
thiết yếu được đầu tư như Khu kiểm hóa cửa<br />
khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, khu<br />
thương mại, các công trình hạ tầng công nghệ<br />
thông tin, mạng Internet dùng chung, sàn giao<br />
dịch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện<br />
tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho<br />
các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần<br />
nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các<br />
ngành, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay<br />
đổi hẳn bộ mặt khu KTCK, có tác dụng lan<br />
tỏa thúc đẩy sự phát triển các vùng lân cận.<br />
- Cơ chế và chính sách<br />
• Các hình thức kinh doanh ở khu vực biên<br />
giới Việt – Trung: Từ sau khi mở cửa biên<br />
giới Việt - Trung các hoạt động buôn bán diễn<br />
ra rất sôi động với 3 hình thức: chính ngạch,<br />
tiểu ngạch và buôn bán dân gian.<br />
Buôn bán chính ngạch phải tuân thủ Hiệp<br />
định Thương mại được kí kết giữa Chính phủ<br />
hai nước ngày 07/11/1991, theo đó buôn bán<br />
biên giới theo hình thức này được thực hiện<br />
thông qua hợp đồng kí kết giữa các công ty<br />
ngoại thương và các thực thể kinh tế khác có<br />
quyền kinh doanh ngoại thương của Việt Nam<br />
và Trung Quốc theo quy định của Hiệp định<br />
Thương mại, theo Luật pháp của mỗi nước và<br />
theo tập quán thương mại quốc tế.<br />
Theo Thông tư số 05/TMDL-QLTT ngày<br />
07/05/1992 của bộ Thương mại đã quy định<br />
thì “đối tượng làm xuất nhập khẩu tiểu ngạch<br />
là người buôn bán có hộ khẩu thường trú tại<br />
các xã giáp biên giới và trị giá hàng hóa mỗi<br />
lần xuất hoặc nhập không vượt qua<br />
500.000VNĐ, tương đương trị giá 200kg gạo<br />
tẻ theo thời giá”.<br />
Để cải tiến các hình thức kinh doanh ở khu<br />
vực biên giới Việt - Trung, Bộ Công Thương<br />
có thông tư số 14/2001/TT - BTM thay thế<br />
cho thông tư 05/TMDL- QLTT ngày<br />
07/05/1992. Hàng hóa buôn bán qua biên giới<br />
không khống chế về khối lượng và chủng<br />
loại, chỉ cần phù hợp với nội dung trong giấy<br />
chứng nhận đăng kí kinh doanh, trừ những<br />
mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu. Đối tượng<br />
<br />
105(05): 157 - 161<br />
<br />
cũng mở rộng là tất cả thương nhân Việt Nam<br />
và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế<br />
được thành lập theo quy định của pháp luật,<br />
kể cả hộ kinh doanh cá thể.<br />
• Các phương thức mậu dịch: Trong những<br />
năm đầu mở cửa hình thức mậu dịch chủ yếu<br />
là hàng - hàng. Từ những năm 1992 hai nước<br />
kí kết hiệp định hợp tác và một loạt các văn<br />
bản kinh doanh nên phương thức mậu dịch<br />
cũng phát triển, các hình thức thanh toán ngày<br />
càng đa dạng như thanh toán ngân hàng,<br />
thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ theo giấy<br />
phép do ngân hàng Nhà nước cấp, thanh toán<br />
trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt<br />
USD/NDT/VNĐ, thanh toán qua tư nhân,<br />
chuyển khoản, tạm nhập tái khẩu, gia công,...<br />
trao đổi tại khu vực biên giới chiếm một tỉ<br />
trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu<br />
hàng hóa.<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Cho đến nay, quan hệ kinh tế Việt - Trung<br />
vẫn đang trên đà phát triển tốt, đặc biệt là các<br />
địa phương biên giới của hai nước hàng ngày<br />
vẫn diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, nhằm<br />
thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị hai bên<br />
phát triển hơn nữa, vẫn còn rất nhiều vấn đề<br />
phải nghiên cứu, đó là:<br />
- Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN<br />
chính thức hình thành. Các tỉnh Vân Nam và<br />
Quảng Tây là “đầu cầu” để Trung Quốc hướng<br />
ra Đông Nam Á, còn Việt Nam là “cầu nối”<br />
liên kết Trung Quốc với các nước ASEAN.<br />
Làm thế nào để phát huy vai trò đầu cầu và cầu<br />
nối của các địa phương biên giới sau khi thành<br />
lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN<br />
là vấn đề cần nghiên cứu.<br />
- Quan hệ láng giềng hữu nghị giữa biên giới<br />
của hai nước cũng là một bộ phận cấu thành<br />
quan trọng của quan hệ Việt - Trung. Làm thế<br />
nào để vừa không đi ngược phương châm<br />
chính trị phát triển quan hệ Việt - Trung mà<br />
hai Đảng, hai Chính phủ đã xác định, vừa có<br />
sự phát triển mang tính sáng tạo quan hệ giữa<br />
chính quyền địa phương, đưa quan hệ láng<br />
giềng hữu nghị lên một tầm cao mới cũng cần<br />
được đi sâu nghiên cứu.<br />
159<br />
<br />
164Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Trong quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các<br />
tỉnh, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại là<br />
trọng điểm. Tuy nhiên, sự phát triển của quan<br />
hệ văn hoá vẫn chưa thực sự được quan tâm.<br />
Hai nước có rất nhiều nét tương đồng về văn<br />
hóa, tập quán sinh sống nên việc tăng cường<br />
giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, tư<br />
tưởng có vai trò vô cùng quan trọng đối với<br />
việc thúc đẩy phát triển quan hệ Việt - Trung.<br />
Làm thế nào để trong khi hợp tác phát triển<br />
kinh tế thương mại thì giao lưu và hợp tác<br />
trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng vẫn được<br />
tăng cường là một vấn đề cần giải quyết.<br />
- Trong hợp tác kinh tế thương mại giữa các<br />
địa phương biên giới, thương mại song<br />
phương vẫn là bộ phận quan trọng nhất. Tuy<br />
nhiên đối với Vân Nam, Quảng Tây - Trung<br />
Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta<br />
có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao<br />
động phong phú, tương lai hợp tác kinh tế kỹ<br />
thuật vô cùng rộng mở, làm thế nào để đẩy<br />
mạnh mức độ hợp tác kinh tế kỹ thuật cũng<br />
đáng để suy nghĩ.<br />
- Đẩy nhanh tiến trình xây dựng các khu hợp<br />
tác kinh tế xuyên biên giới Bằng Tường<br />
(Trung Quốc) - Đồng Đăng (Việt Nam) và<br />
Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Hà Khẩu<br />
(Trung Quốc) – Lào Cai (Việt Nam) trên<br />
tuyến đường biên giới Trung - Việt là trọng<br />
điểm hợp tác kinh tế thương mại giữa các tỉnh<br />
biên giới, song đó chỉ là một mặt. Việc xây<br />
dựng “Hai hành lang một vành đai kinh tế”<br />
vẫn còn nhiều việc phải làm, cần các chuyên<br />
gia, học giả hai nước Trung - Việt quy hoạch.<br />
Để hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của<br />
Trung Quốc không chỉ quan hệ, phát triển<br />
kinh tế với 7 tỉnh phía Bắc của Việt Nam mà<br />
còn có thể mở rộng phát triển hơn nữa với các<br />
tỉnh ngoài biên giới của Việt Nam và ngược<br />
lại. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu<br />
từ nay về sau.<br />
- Các điều kiện cứng như xây dựng cửa khẩu,<br />
xây dựng đường giao thông nối liền tỉnh Vân<br />
Nam, Quảng Tây - Trung Quốc với các tỉnh<br />
biên giới Đông Bắc Việt Nam được cải thiện,<br />
phía Việt Nam cũng đang khẩn trương xây<br />
dựng cơ sở hạ tầng miền Bắc Việt Nam. Tuy<br />
nhiên, việc cải thiện xây dựng “phần mềm”<br />
như thuận lợi hoá thủ tục thông quan, thuận<br />
<br />
105(05): 157 - 161<br />
<br />
lợi hoá lưu động nhân viên xuyên quốc gia<br />
vẫn còn đợi hai bên giải quyết thêm.<br />
- Thu hút nhiều lưu học sinh Việt Nam đến du<br />
học ở Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc<br />
hơn nữa là nội dung quan trọng trong mở cửa<br />
đối ngoại giáo dục của Trung Quốc, song làm<br />
thế nào để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt<br />
hơn, bao gồm điều kiện giáo dục, điều kiện<br />
học tập, điều kiện sinh hoạt, để lưu học sinh<br />
yên tâm và khi học tập trở về nước, họ có thể<br />
trở thành trí thức trẻ chất lượng cao để xây<br />
dựng đất nước, thành sứ giả giao lưu hữu nghị<br />
Trung - Việt cũng là việc hai bên cần nỗ lực<br />
rất nhiều.<br />
- Việc cắm mốc phân định biên giới đã hoàn<br />
thành, “Nghị định thư về phân định biên giới”<br />
và “Hiệp định về chế độ quản lý biên giới” đã<br />
ký kết, xoá bỏ một nhân tố ảnh hưởng đến sự<br />
phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị của<br />
Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, các<br />
hiện tượng xuất nhập cảnh phi pháp, lao động<br />
phi pháp, cư trú phi pháp, kết hôn phi pháp,<br />
buôn lậu diễn ra do nhiều nguyên nhân, sẽ<br />
không hoàn toàn mất đi do đã phân định biên<br />
giới xong. Trong bối cảnh mới, làm thế nào<br />
để tăng cường quản lý khu vực biên giới vẫn<br />
cần hai bên tiếp tục nghiên cứu.<br />
Quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Vân Nam,<br />
Quảng Tây - Trung Quốc và các tỉnh biên<br />
giới Việt Nam đã trải qua sự khảo nghiệm<br />
của thời gian, phát triển phù hợp với lợi ích<br />
của nhân dân hai nước. Quan hệ láng giềng<br />
hữu nghị giữa các địa phương biên giới hai<br />
nước vẫn còn không gian và tiềm lực phát<br />
triển to lớn. Chính phủ hai nước sẽ tiếp tục<br />
đưa ra những định hướng và tìm ra những<br />
giải pháp để tăng cường giao lưu và hợp tác<br />
hữu nghị giữa các địa phương hai bên quốc<br />
giới, vì sự phát triển lành mạnh của quan hệ<br />
Việt - Trung, góp phần vào cục diện mới hợp<br />
tác cùng thắng lợi.<br />
KẾT LUẬN<br />
Các địa phương hai bên quốc giới Việt –<br />
Trung cũng đang tận dụng những tiềm năng<br />
sẵn có để giao lưu hợp tác với nhau trên mọi<br />
lĩnh vực. Mối quan hệ biên giới này hết sức<br />
quan trọng và thu hút sự chú ý của các nhà<br />
nghiên cứu chuyên môn. Mặc dù còn tồn tại<br />
một số vấn đề chưa được giải quyết song<br />
<br />
160<br />
<br />
165Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
quan hệ hai bên đã có những tiến bộ hết sức<br />
tốt đẹp, về kinh tế thương mại, đầu tư, du<br />
lịch,... Sự tiến bộ trong mối quan hệ hợp tác<br />
giữa hai bên đã làm thay đổi bộ mặt của hai<br />
nước nói chung và với các địa phương hai bên<br />
quốc giới nói riêng.<br />
Khu vực các địa phương hai bên biên giới<br />
Việt - Trung còn nhiều khó khăn là do địa<br />
hình phức tạp, dân cư thưa thớt, kinh tế<br />
chưa thực sự tăng trưởng cao so với các khu<br />
vực ngoài biên giới. Mặc dù vậy, được sự<br />
quan tâm tạo điều kiện của Chính phủ hai<br />
nước Việt – Trung khu vực biên giới này<br />
ngày càng được củng cố và phát triển mạnh,<br />
ngày càng khẳng định được vị thế của khu<br />
vực trong sự dõi theo của cả hai nước Việt Trung. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải<br />
đưa ra được những định hướng và giải pháp<br />
để thực thi những định hướng ấy nhằm đưa<br />
mối quan hệ giữa các địa phương hai bên<br />
quốc giới ngày một tiến lên tầm cao mới<br />
của sự hợp tác cùng phát triển.<br />
<br />
105(05): 157 - 161<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Lịch. Quan hệ thương mại Việt<br />
Nam với Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc.<br />
Nxb Thế giới, Hà Nội - 2007.<br />
2. Đặng Văn Phan & nnk (2010), Các khu kinh<br />
tế cửa khẩu Việt Nam: Lợi thế cạnh tranh và phát<br />
triển, Hội thảo Khoa học quốc tế Địa lý Đông<br />
Nam Á lần thứ 10, 11/ 2010, Hà Nội, tr. 127-228.<br />
3. QĐ số 1151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính<br />
phủ v/v phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên<br />
giới Việt - Trung đến 2020.<br />
4. Vũ Thị Thủy (2010), Phát triển kinh tế cửa<br />
khẩu Lạng Sơn trong xu thế hội nhập, Luận văn<br />
Thạc sỹ Địa lý.<br />
5. Vũ Như Vân (2010), Tổ chức lãnh thổ KTXH<br />
vùng biên giới Việt – Trung hướng tới mục đích<br />
phát triển bền vững mở, Hội nghị Khoa học Địa lí<br />
toàn quốc, 2010, Hà Nội.<br />
6. http://www.biengioilanhtho.gov.vn<br />
7. http://haiquan.binhphuoc.gov.vn<br />
8. http://www.voer.edu.vn<br />
<br />
SUMMARY<br />
ECONOMIC DEVELOPMENT IN LOCALITIES ALONG VIETNAM-CHINA<br />
BORDER: STATES AND ISSUES<br />
Nguyen Thi Minh Nguyet*, Do Vu Son<br />
College of Education – TNU<br />
<br />
The localities of the two countries along the Vietnam-China border have been taking advantage of<br />
the available potentials to cooperate together in all areas. Border relationship is very important and<br />
attracts the attention of professional researchers. Although there exist problems, omissions, but<br />
relations between the two sides have made progress on economy, trade, investment, tourism...<br />
Progress in cooperation between the two sides has changed the face of the two countries in general<br />
and localities along both sides of the national border in particular. The question now is to provide<br />
the direction and solutions to execute those orientations to bring the relationship between these<br />
localities to a new level of collaboration with development.<br />
Key words: economic development, Vietnam-China border, cooperation<br />
<br />
Ngày nhận bài: 04/3/2013; Ngày phản biện: 20/5/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013<br />
*<br />
<br />
Tel:0988 686257, Email: minhnguyetdhsptn@gmail.com<br />
<br />
161<br />
<br />
166Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />