JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 128-137<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0139<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC<br />
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC<br />
Hà Thị Lan Hương<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông theo quan điểm phát triển chương trình theo định<br />
hướng hình thành phẩm chất chủ yếu và phát triển năng lực cho người học đã được quán<br />
triệt trong các văn bản pháp lí của Việt Nam ở tất cả các cấp trong đó tập trung chủ yếu vào<br />
các thông tư, quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên có một yếu tố không kém<br />
phần quan trọng đóng góp cũng như quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới là<br />
người giáo viên có được năng lực để tổ chức thực hiện chương trình đó hay không? Cũng<br />
như một câu hỏi đang đặt ra cần lời giải là giáo viên làm thế nào để đánh giá được sự phát<br />
triển năng lực của học sinh để từ đó làm cơ sở để điều chỉnh việc tổ chức dạy học cho mình<br />
một cách phù hợp vì sự tiến bộ của người học. Trên hết là ở các trường sư phạm – cái nôi<br />
đào tạo giáo viên để thực hiện chương trình phổ thông mới họ đã chuẩn bị tâm thế, trang<br />
bị kiến thức, năng lực gì cho sinh viên của mình để ngay khi ra trường sinh viên của họ<br />
cũng có thể thực hiện chương trình phổ thông mới này. Bài báo đã dựa vào bối cảnh của<br />
việc phát triển năng lực đánh giá cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực; đưa ra cơ<br />
sở xây dựng và khung năng lực đánh giá người học cho sinh viên sư phạm. Từ đó đề xuất<br />
quy trình phát triển năng lực đánh giá người học cho sinh viên sư phạm trong các trường<br />
sư phạm hiện nay.<br />
Từ khóa: Năng lực đánh giá, tiếp cận năng lực, khung năng lực đánh giá, quy trình đánh<br />
giá, sinh viên sư phạm.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Phát triển chương trình môn học theo tiếp cận năng lực đã được nhiều quốc gia có nền giáo<br />
dục tiên tiến tổ chức thực hiện và đạt được những thành tựu nhất định, nhưng quan trọng hơn hết<br />
là qua đó người học được phát triển những năng lực để từ đó vận dụng vào giải quyết những vấn<br />
đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày [3,4,8,9]. Đi liền với việc phát triển chương trình môn học<br />
theo tiếp cận này là việc tổ chức đánh giá người học theo hướng hình thành và phát triển năng lực<br />
cũng được các nước quan tâm và tìm kiếm giải pháp làm thế nào để giáo viên đang dạy ở trường<br />
học cũng như sinh viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên có được năng lực đánh giá người học. Ở<br />
Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] đã được chuẩn bị và triển khai từ rất sớm,<br />
ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 11(năm 2011), và nhất là từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày<br />
04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản,<br />
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh<br />
Ngày nhận bài: 11/8/2016. Ngày nhận đăng: 23/9/2016.<br />
Liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn<br />
<br />
128<br />
<br />
Phát triển năng lực đánh giá người học cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực<br />
<br />
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]. Một trong những quan điểm<br />
được nhấn mạnh trong chương trình là xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực<br />
chung của học sinh phổ thông. Vấn đề đặt ra là giáo viên của chúng ta phải làm thế nào để đánh<br />
giá được sự hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chung đó; cũng như sinh viên<br />
sư phạm phải chuẩn bị cho mình những năng lực gì để sau khi ra trường có thể thực hiện các khâu<br />
trong tổ chức dạy học trong đó có khâu kiểm tra đánh giá? Từ trước đến nay, có nhiều quan điểm<br />
về việc đổi mới sư phạm đi trước, đi sau hay cùng song hành với đổi mới giáo dục phổ thông. Tuy<br />
vậy có thể khẳng định đổi mới sư phạm gắn bó chặt chẽ, hài hòa và song hành cùng đổi mới giáo<br />
dục phổ thông và là điều kiện thành công cho đổi mới phổ thông. Ngược lại, đổi mới phổ thông<br />
cũng đặt ra yêu cầu cho đổi mới sư phạm về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và<br />
hình thức đào tạo, quản lí thực hiện chương trình trong đó có khâu kiểm tra đánh giá kết quả đào<br />
tạo [5,6]. Bài báo xin được đề cập đến bối cảnh của việc phát triển năng lực đánh giá cho sinh viên<br />
sư phạm theo tiếp cận năng lực; đưa ra cơ sở xây dựng và khung năng lực đánh giá người học cho<br />
sinh viên sư phạm. Từ đó đề xuất quy trình phát triển năng lực đánh giá người học cho sinh viên<br />
sư phạm trong các trường sư phạm hiện nay.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Bối cảnh của việc phát triển năng lực đánh giá cho sinh viên sư phạm theo<br />
tiếp cận năng lực<br />
<br />
2.1.1. Phát triển chương trình môn học theo tiếp cận năng lực<br />
Phát triển chương trình môn học theo tiếp cận năng lực được xem là việc thiết lập khung,<br />
hoặc hướng dẫn cách phát triển năng lực cho người học thông qua môn học. Cụ thể là, xuất phát<br />
từ mức độ phát triển năng lực được quy định tại chuẩn đầu ra giáo dục phổ thông để tổ chức nội<br />
dung và kinh nghiệm học tập, phương pháp và chiến lược dạy học, cách thức đánh giá việc học<br />
góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra.<br />
Tổ chức OECD đã khuyến cáo: đổi mới chương trình được xem là hiệu quả nếu chương<br />
trình thực sự “sống” trong trường học, không chỉ còn là sự chỉ đạo của cấp Trung ương mà còn<br />
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, học sinh ở địa phương. Việc phát triển chương trình môn học<br />
đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến thực hiện như Hoa Kỳ, Úc, NewZealand, Canada,<br />
Phần Lan, Hàn Quốc,. . . Theo kinh nghiệm của các nước [4,7], chương trình xây dựng theo định<br />
hướng phát triển năng lực người học; việc phát triển chương trình nhà trường và lập kế hoạch giáo<br />
dục nhằm thúc đầy sự tiến bộ của người học. Phát triển chương trình môn học tiếp cận năng lực<br />
gồm ít nhất bốn vần đề cơ bản sau đây: (1) Xác định hoặc lựa chọn một mô hình phát triển chương<br />
trình; (2) Xác định các lí luận nền tảng về thiết kế chương trình, chẳng hạn như lí thuyết học tập,<br />
mô hình phát triển học tập, những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục; (3) Xác định các cấp độ thiết kế<br />
nội dung, mô hình tổ chức; (4) Thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá môn học để<br />
đảm bảo gắn kết dạy và học; phản hồi học tập; hỗ trợ phát triển năng lực,. . .<br />
Ở Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp<br />
hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chương trình giáo dục phổ<br />
thông mới của Việt Nam nhằm giúp học sinh “phát triển khả năng vốn có của bản than, hình thành<br />
tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự<br />
tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực<br />
cần thiết để trờ thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng<br />
tạo”. Trên thực tế, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn phát triển chương trình nhà trường theo tinh thần<br />
129<br />
<br />
Hà Thị Lan Hương<br />
<br />
Công văn số 791/HD-BGD ĐT ngày 25/06/2013 theo định hướng trên và đã được thực nghiệm tại<br />
187 trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc.<br />
<br />
2.1.2. Đánh giá năng lực người học theo chuẩn<br />
Đánh giá kiến thức, kĩ năng người học phù hợp với hệ thống giáo dục truyền thống tập trung<br />
vào đo lường sự am hiểu kiến thức và thành thạo kĩ năng môn học. Đánh giá này được thực hiện<br />
trong cả quá trình và cuối quá trình giáo dục (đo lường mục tiêu bài học và mục tiêu môn học).<br />
Khả năng học tập của học sinh thể hiện chủ yếu ở điểm số và được xác định thông qua các kiến<br />
thức, kĩ năng môn học mà họ làm chủ.<br />
Đánh giá năng lực phù hợp với hệ thống giáo dục tiếp cận năng lực – tập trung đo lường<br />
khả năng vận dụng sự am hiểu kiến thức, kĩ năng các môn học vào tình huống thực tế trong quá<br />
trình giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, làm việc hợp tác. . . Đánh giá năng lực nhấn mạnh mục<br />
đích tìm hiểu “làm được gì và học như thế nào”, qua đó cũng cung cấp cơ hội và cải thiện dạy học.<br />
Phương pháp đánh giá năng lực là bước phát triển của đánh giá kiến thức, kĩ năng chứ hoàn toàn<br />
không phủ nhận [5,6].<br />
Đánh giá năng lực có một số đặc điểm cơ bản như:<br />
(a) Nội dung, cách thức đánh giá gắn kết chặt với những gì học sinh có thể làm sau khi học<br />
xong chương trình giáo dục phổ thông dựa trên cơ sở: phát triển các kĩ năng thế kỉ 21; thực hiện<br />
nhiệm vụ đa lĩnh vực; đánh giá phải công bằng, giá trị, tin cậy và gắn kết với các thành tố giáo dục<br />
khác.<br />
(b) Đánh giá vì việc học bao gồm: phản hồi về việc học; cung cấp phương tiện giúp học<br />
sinh phát triển phù hợp với chuẩn đầu ra; tổng kết những vấn đề học sinh đã học được, làm được<br />
và sự phát triển năng lực của học sinh.<br />
(c) Đánh giá vì việc dạy: cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch dạy học tiếp theo; phản<br />
hồi về chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.<br />
Như vậy, đánh giá năng lực là một đặc tính quan trọng của chương trình tiếp cận năng lực;<br />
đánh giá năng lực không chỉ tập trung vào kiến thức, kĩ năng các môn học mà còn tập trung vào<br />
các năng lực chung xuyên môn học. Việc đánh giá năng lực học sinh cần tích hợp đánh giá với tiến<br />
trình dạy học trên cơ sở chuẩn đầu ra; tích hợp đánh giá với kế hoạch giáo dục của nhà trường và<br />
xem như là công cụ thúc đẩy sự tiến bộ học tập.<br />
<br />
2.1.3. Đào tạo sinh viên sư phạm để sau khi tốt nghiệp có thể tổ chức dạy học theo tiếp cận<br />
năng lực là nhiệm vụ thiết yếu cho các trường sư phạm hiện nay<br />
Tiếp theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng,<br />
Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Quyết định số 404/QĐ-TTg đã đưa ra nghị quyết về đổi mới<br />
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách<br />
giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đó chương trình giáo dục phổ thông mới quy định những yêu<br />
cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt sau mỗi cấp học, phạm vi và cấu trúc nội dung<br />
giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết<br />
quả giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục.<br />
Từ trước đến nay, có nhiều quan điểm về việc đổi mới sư phạm đi trước, đi sau hay cùng<br />
song hành với đổi mới giáo dục phổ thông [5]. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng phải<br />
khẳng định, đồi mới sư phạm gắn bó chặt chẽ, hài hòa và song hành cùng đổi mới giáo dục phổ<br />
thông. Đổi mới sư phạm là điều kiện thành công cho đổi mới phổ thông. Ngược lại, đổi mới phổ<br />
thông cũng đặt ra yêu cầu, “bài toán” cho đổi mới sư phạm về mục tiêu, nội dung, chương trình,<br />
130<br />
<br />
Phát triển năng lực đánh giá người học cho sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực<br />
<br />
phương pháp và hình thức đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo và quản lí thực hiện chương<br />
trình. Chính vì vậy, các trường sư phạm ngay từ bây giờ phải phát triển chương trình và tổ chức quá<br />
trình đào tạo cho sinh viên của mình để khi ra trường họ có thể thích ứng với chương trình giáo<br />
dục phổ thông mới. Sinh viên phải được trang bị các kiến thức về phát triển chương trình, tổ chức<br />
dạy học trong đó có kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học<br />
sinh. Nếu các trường sư phạm làm được như vậy kết hợp với mảng đào tạo lại và bồi dưỡng giáo<br />
viên theo định hướng trên thì đổi mới giáo dục phổ thông mới đạt được kết quả như mong đợi.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Cơ sở xây dựng và khung năng lực đánh giá người học cho sinh viên sư<br />
phạm<br />
<br />
2.2.1. Việc đánh giá phải nhất quán với mục đích cung cấp thông tin<br />
a) Công tác đánh giá được thiết kế một cách thận trọng<br />
Dữ liệu giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc đến các em học sinh cũng như những cá nhân và<br />
tổ chức chịu trách nhiệm về giáo dục. Những ai phải sử dụng kết quả đánh giá để ra quyết định<br />
và hành động cũng như những ai chịu ảnh hưởng bởi các quyết định và hành động này đều xứng<br />
đáng được đảm bảo rằng các đánh giá đã được khái niệm hóa một cách kĩ lưỡng. Bằng chứng là<br />
các phương án đánh giá được soạn thảo bằng văn bản trong đó nêu rõ:<br />
• Khẳng định mục tiêu của các đánh giá;<br />
• Mô tả nội dung và chất lượng kĩ thuật của các dữ liệu cần được thu thập;<br />
• Số lượng học sinh hoặc trường học được lấy dữ liệu;<br />
• Mô tả phương pháp thu thập dữ liệu;<br />
• Mô tả phương pháp diễn giải dữ liệu;<br />
• Mô tả các quyết định cần được đưa ra, ai là người đưa ra quyết định và quy trình đưa ra<br />
quyết định.<br />
b) Việc đánh giá có mục đích rõ ràng<br />
Các đánh giá thường xuyên trong lớp học đòi hỏi người dạy và người học phải dành nhiều<br />
thời gian và trí tuệ. Các đánh giá quy mô lớn phải được đặt ra là mục đích làm gì và ngồn lực từ<br />
đâu. Các đánh giá quy mô nhỏ cũng phải đưa ra mục đích và cách thức để sử dụng kết quả đánh<br />
giá cho phù hợp<br />
c) Các thủ tục đánh giá phải nhất quán với nhau<br />
Để đảm bảo tính nhất quán của một hoạt động đánh giá, mỗi thành phần của đánh giá cần<br />
phải nhất quán với tất cả những thành phần khác. Mối liên kết giữa các kết luận cần được thiết lập<br />
và các giải thích thay thế hợp lí cần được loại trừ.<br />
<br />
2.2.2. Thành tích và cơ hội học tập khoa học cần phải được đánh giá<br />
a) Dữ liệu về thành tích tập trung vào các nội dung khoa học quan trọng nhất mà người học<br />
cần được học<br />
Các chuẩn về nội dung xác định những nội dung khoa học quan trọng nhất mà tất cả học<br />
sinh sẽ được tìm hiểu. Các chuẩn này miêu tả một cách phong phú và đa dạng các kết quả đầu ra<br />
của giáo dục khoa học, bao gồm:<br />
• Khả năng tìm tòi, hiểu biết;<br />
• Kiến thức và hiểu biết về các khía cạnh của khoa học như cơ sở lập luận, khái niệm,<br />
131<br />
<br />
Hà Thị Lan Hương<br />
<br />
nguyên tắc, luật lệ và học thuyết;<br />
• Khả năng lí luận khoa học;<br />
• Khả năng sử dụng khoa học để đưa ra các quyết định cá nhân và giải quyết các vấn đề xã<br />
hội;<br />
• Khả năng truyền đạt hiệu quả về khoa học;<br />
Chuẩn đánh giá này nhấn mạnh tính phức tạp của các chuẩn về nội dung đồng thời đề cập<br />
đến tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu trên tất cả các khía cạnh về thành tích học tập của<br />
người học. Lí thuyết và thực hành đo lường trong giáo dục đã được xây dựng rất kĩ lưỡng và chủ<br />
yếu để đánh giá kiến thức khoa học của người học. Do đó, các công cụ được thiết kế để đo lường<br />
mức độ thành thạo thông tin về khoa học của người học được đánh giá cao hơn là các công cụ<br />
được thiết kế để đo lường sự hiểu biết của người học về thế giới tự nhiên hoặc đo lường khả năng<br />
tìm tòi hiểu biết của họ. Rất nhiều bài kiểm tra về thành tích học tập khoa học hiện nay vẫn đang<br />
đo lường kiến thức “ì” – những mẩu kiến thức rời rạc và biệt lập – hơn là các kiến thức “động” –<br />
những kiến thức phong phú và liền mạch. Các quy trình đánh giá thành tích học tập của người học<br />
cần đo lường được mức độ và tính hệ thống của kiến thức của người học.<br />
Thay vào việc kiểm tra xem người học có ghi nhớ được những kiến thức cụ thể, các đánh<br />
giá cần thăm dò được mức độ hiểu biết, khả năng lí luận và sử dụng các kiến thức của người học.<br />
Hoạt động đánh giá và học tập có liên quan chặt chẽ với nhau, do đó, nếu không thực hiện đánh<br />
giá tất cả các kết quả đầu ra, người dạy và người học sẽ có xu hướng xác định lại các kì vọng của<br />
mình trong học tập khoa học chỉ theo những kết quả đầu ra được đánh giá.<br />
b) Dữ liệu về cơ hội học tập tập trung vào các chỉ số quan trọng nhất<br />
Ở cấp độ lớp học, các chỉ số quan trọng về cơ hội học tập là kiến thức chuyên môn của giáo<br />
viên, bao gồm kiến thức nội dung, kiến thức sư phạm và sự hiểu biết về học sinh; mức độ điều<br />
chỉnh về nội dung, phương pháp giảng dạy và phát triển chuyên môn; thời gian của giáo viên dành<br />
cho giảng dạy và của học sinh dành cho học tập; sự sẵn có của các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu<br />
của học sinh; chất lượng của tài liệu giáo dục hiện có.<br />
Các chỉ số thuyết phục về cơ hội học tập vẫn đang tiếp tục được xác định và cách thức thu<br />
thập dữ liệu về các chỉ số này vẫn đang được thiết kế. Công tác đo lường các chỉ số này đang gặp<br />
phải những thách thức về kĩ thuật, lí thuyết, kinh tế và xã hội, nhưng những thách thức này không<br />
thể cản trở các nỗ lực triển khai đánh giá cơ hội học tập. Các chuẩn đánh giá đòi hỏi sự cam kết<br />
để đảm bảo những nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu và phát triển liên quan đến đánh giá cơ hội<br />
học tập. Cam kết này bao gồm việc phát triển các kĩ năng kĩ thuật để đánh giá cơ hội học tập cho<br />
các chuyên gia giáo dục, giáo viên, cán bộ giám sát, quản lí và xây dựng chương trình giảng dạy.<br />
c) Đánh giá cơ hội học tập và đánh giá thành tích học tập của người học cần nhận được<br />
mức độ quan tâm tương đương.<br />
Thành tích của người học phải được đánh giá dựa trên cơ sở họ có cơ hội học tập như nhau;<br />
do đó thành tích và cơ hội học khoa học cần phải được đánh giá như nhau.<br />
<br />
2.2.3. Chất lượng kĩ thuật của dữ liệu thu thập được phải phù hợp với các quyết định và<br />
hành động được đưa ra dựa trên diễn giải của các dữ liệu<br />
Ở đây đề cập đến mức độ tin cậy của các dữ liệu để người sử dụng có thể dựa vào đó mà<br />
đưa ra các quyết định và hành động. Chất lượng của các quyết định và tính phù hợp của các hành<br />
động chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của dữ liệu. Mức độ ảnh hưởng của quyết định đối với người<br />
dạy và người học càng lớn, chất lượng kĩ thuật của dữ liệu càng phải đáng tin cậy. Mức độ tin cậy<br />
132<br />
<br />