JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 94-104<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0074<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA<br />
DẠY HỌC PHẦN PHI KIM – HOÁ HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
Vũ Thị Thu Hoài1 , Nguyễn Thị Kim Ngân2 ,<br />
1 Trường<br />
2 Trường<br />
<br />
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung học Phổ thông Hàn Thuyên - Bắc Ninh<br />
<br />
Tóm tắt. Dạy học hợp tác (DHHT) đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và áp dụng từ rất<br />
lâu trên thế giới. Ở Việt Nam gần đây đã có một số nghiên cứu lí thuyết và DHHT, khẳng<br />
định các ưu việt của phương pháp dạy DHHT trong việc phát huy tính tích cực học tập và<br />
phát triển năng lực hợp tác (NLHT) cho học sinh (HS). Bài viết nghiên cứu cơ sở lí thuyết<br />
của DHHT theo nhóm, các thành tố của DHHT. Từ đó xây dựng các thành tố, tiêu chí tương<br />
ứng với các biểu hiện của NLHT trong học tập của HS; đề xuất quy trình 6 bước phát triển<br />
NLHT cho HS, chú trọng sự tham gia tích cực của HS vào việc đề xuất và thực hiện quy<br />
trình học tập hợp tác phát triển NLHT cho người học và vận dụng dạy học các chủ đề phần<br />
phi kim – Hóa học 10 nâng cao. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả, khả thi<br />
của các đề xuất so với các tiêu chí đánh giá NLHT cho HS THPT.<br />
Từ khóa: Dạy học hợp tác, năng lực hợp tác.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Lí thuyết về học hợp tác (HHT) giữa các nhóm HS đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế<br />
giới vào thế kỉ XX. Theo Kulik & Kulik (1982) đã ghi nhận:“Ngày nay, hàng ngàn trường ở Mỹ đã<br />
đi theo mô hình học nhóm với trình độ tương đồng” [8]. Nghiên cứu về DHHT trong trường học<br />
còn có nhiều tác giả khác như Johnson và các cộng sự – nghiên cứu và so sánh học theo nhóm và<br />
một số kĩ thuật, phương pháp dạy học liên quan [7]. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu<br />
khác của các tác giả như Jean Piaget với học thuyết “Sự giải quyết mâu thuẫn” [3], Slavin (1990)<br />
[11], Walberg (1999 ) [13],. . . Các nghiên cứu này đã chỉ ra những ưu việt của phương pháp học<br />
tập hợp tác theo nhóm: tăng cường tính thi đua giữa các nhóm, các cá nhân và trách nhiệm của<br />
từng cá nhân trong nhóm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự chiếm lĩnh và phát triển kiến thức của<br />
người học. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế của việc học theo nhóm<br />
trong việc nâng cao hiệu quả học tập của HS.<br />
Ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về lí thuyết hợp tác [4, 5, 9],. . . . Các tác<br />
giả này đều nhấn mạnh vai trò hợp tác tạo ra những thành công trong học tập, tăng cường khả năng<br />
tư duy phê phán, tăng cường thái độ tích cực với các môn học, nâng cao NLHT giữa các HS với<br />
nhau, tạo tâm lí lành mạnh, phát triển và hòa nhập xã hội,....<br />
Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/7/2016<br />
Liên hệ: Vũ Thị Thu Hoài, e-mail: hoaivt@vnu.edu.vn<br />
<br />
94<br />
<br />
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học Phần Phi kim – Hoá học lớp 10...<br />
<br />
Như vậy, NLHT là một trong những năng lực (NL) chung quan trọng cần được chú trọng<br />
phát triển cho HS trong từng môn học và cấp học, NL này giúp cho việc hình thành nhân cách<br />
con người mới năng động sáng tạo, có khả năng giao tiếp và thích ứng với các vấn đề của cuộc<br />
sống. Do vậy, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất quy trình và thử nghiệm vấn đề phát triển<br />
NLHT cho HS trung học phổ thông (THPT) thông qua dạy học phần phi kim - Hóa học lớp 10<br />
Nâng cao.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm và cấu trúc của năng lực hợp tác<br />
<br />
2.1.1. Khái niệm<br />
DHHT còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học nhóm hay dạy học theo<br />
nhóm HS. Dạy học nhóm là một hình thức của DHHT, trong đó HS của một lớp được chia ra thành<br />
các nhóm nhỏ, được phân công và hợp tác làm việc để tự hoàn thành các nhiệm vụ trong một<br />
khoảng thời gian nhất định. Kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ được trình bày, thảo luận và đánh giá<br />
trước toàn lớp. Từ đó, NLHT của mỗi thành viên (TV) trong nhóm được hình thành và phát triển.<br />
Theo David Johnson và Roger Johnson [7], DHHT gồm các thành tố sau:<br />
- Sự phụ thuộc với nhau một cách tích cực (cùng hợp tác phát triển).<br />
- Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác (giúp đỡ nhau học tập, ủng hộ những thành công<br />
và cố gắng của nhau).<br />
- Trách nhiệm với tư cách “cá nhân” và tư cách “nhóm” (mỗi TV đều cố gắng hoàn thành<br />
nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm).<br />
- Hình thành các kĩ năng trong một nhóm nhỏ và giữa các cá nhân với nhau (giao lưu, tin<br />
tưởng, có sự thống nhất cao về phương hướng, biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh và giải<br />
quyết những mâu thuẫn).<br />
- Hình thành các chức năng của nhóm và đề xuất các giải pháp thực hiện các chức năng đó<br />
một cách hiệu quả, tối ưu.<br />
Từ các thành tố của DHHT, chúng tôi cho rằng đặc điểm quan trọng, cốt lõi của DHHT là<br />
hình thành và phát triển NLHT cho HS. NLHT là một dạng NL cho phép cá nhân kết hợp một<br />
cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức, kĩ năng cần thiết của bản thân và của các TV trong nhóm<br />
nhằm đáp ứng hiệu quả các nhiệm vụ của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể. Trong đó mỗi<br />
cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những<br />
tri thức, kĩ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ của nhóm.<br />
<br />
2.1.2. Các thành tố của NLHT<br />
NLHT là một trong 9 NL chung cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học theo<br />
định hướng phát triển NL [1]. Để hình thành và phát triển NLHT cho HS, cần phải xác định cấu<br />
trúc hay các thành tố của NLHT, bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ hợp tác của HS. Chúng<br />
tôi xác định NLHT của HS được cấu thành từ các thành tố và các tiêu chí được mô tả ở bảng sau:<br />
<br />
95<br />
<br />
Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân<br />
<br />
Thành tố<br />
<br />
Bảng 1. Các thành tố và các biểu hiện của năng lực hợp tác<br />
<br />
Năng lực tổ chức<br />
nhóm hợp tác<br />
<br />
Năng lực hoạt động<br />
hợp tác nhóm<br />
<br />
Các tiêu chí<br />
Xác định mục tiêu,<br />
các nhiệm vụ cần<br />
thực hiện để tổ chức<br />
hoạt động hợp tác<br />
Xác định trách nhiệm<br />
của các TV trong<br />
nhóm<br />
Phân tích được<br />
nhiệm vụ khả năng<br />
thực hiện nhiệm vụ,<br />
phối hợp với các TV<br />
khác trong nhóm<br />
Đóng góp cho sự duy<br />
trì, phát triển của<br />
nhóm<br />
Thể hiện các vai<br />
trò khác nhau trong<br />
nhóm<br />
<br />
Tổng hợp, lựa chọn<br />
và sắp xếp được ý<br />
kiến của các TV<br />
trong nhóm, hình<br />
thành sản phẩm và<br />
báo cáo<br />
Biết lắng nghe, bảo<br />
vệ ý kiến của mình và<br />
có KN đưa thông tin<br />
phản hồi<br />
<br />
Thái độ hợp tác<br />
<br />
KN đánh giá, xây<br />
dựng được các tiêu<br />
chí đánh giá các<br />
công việc mà nhóm<br />
thực hiện<br />
<br />
96<br />
<br />
Có thái độ tích cực<br />
trong hợp tác cùng<br />
phát triển với các TV<br />
trong nhóm<br />
<br />
Các biểu hiện<br />
Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một<br />
vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất./ Lựa<br />
chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp<br />
với yêu cầu và nhiệm vụ.<br />
Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt<br />
động chung của nhóm./ Phân công trách nhiệm của<br />
từng TV trong nhóm.<br />
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn<br />
thành nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung./ Phân<br />
tích được khả năng của từng TV để tham gia đề xuất<br />
phương án phân công công việc./ Dự kiến phương án<br />
phân công, tổ chức hoạt động hợp tác trong nhóm.<br />
Hình thành các chức năng của nhóm và đề xuất các<br />
giải pháp thực hiện các chức năng đó một cách hiệu<br />
quả, tối ưu.<br />
Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng TV và<br />
cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp./ Phân công<br />
các TV trong nhóm giúp đỡ nhau cùng hoàn thành<br />
nhiệm vụ của cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm.<br />
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ hoạt động của nhóm<br />
để tổng hợp kết quả đạt được, hình thành báo cáo của<br />
nhóm./ Trình bày ý tưởng/báo cáo của nhóm một cách<br />
ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu; kết hợp với ngôn ngữ cử<br />
chỉ, nét mặt để tăng hiệu quả, sức thuyết phục.<br />
Lắng nghe, hiểu và ghi lại, diễn đạt lại ý kiến của<br />
người khác, không ngắt ngang lời người khác./ Đưa ra<br />
được những giải thích, lí lẽ chứng minh quan điểm, ý<br />
kiến của mình một cách ôn hòa, không gay gắt.<br />
Thể hiện trách nhiệm với tư cách cá nhân và tư cách<br />
nhóm trong việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Giúp<br />
đỡ nhau thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và nhiệm vụ<br />
chung của cả nhóm./ Giải quyết những vấn đề, những<br />
mâu thuẫn phát sinh một cách khoa học và hợp lí với<br />
thái độ xây dựng./ Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt<br />
tình chia sẻ, hỗ trợ các TV khác để thực hiện mục đích<br />
chung của nhóm.<br />
<br />
Tự đánh giá<br />
<br />
Đánh giá khả năng của mình có thể đóng góp thúc<br />
đẩy hoạt động của nhóm./ Đánh giá mức độ đạt mục<br />
đích của cá nhân và kết quả chung của nhóm. Rút kinh<br />
nghiệm cho bản thân để đạt được kết quả cao hơn.<br />
<br />
Đánh giá đồng đẳng<br />
<br />
Đánh giá một cách khách quan và công bằng các công<br />
việc mà các TV trong nhóm đã làm được./ Rút kinh<br />
nghiệm, góp ý cho từng TV trong nhóm để đạt được<br />
mục đích, hiệu quả công việc cao hơn.<br />
<br />
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học Phần Phi kim – Hoá học lớp 10...<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Quy trình phát triển NL hợp tác trong dạy học<br />
<br />
Trên cơ sở các thành tố, cấu trúc của NLHT, chúng tôi thiết kế quy trình phát triển NLHT<br />
trong dạy học gồm 6 bước như sau:<br />
Bảng 2. Quy trình phát triển năng lực học tập trong dạy học<br />
<br />
Hoạt động GV<br />
Hoạt động HS<br />
Bước 1. Giới thiệu khái quát về tổ chức học tập theo nhóm hợp tác<br />
Mục đích: Giới thiệu khái quát về HHT theo nhóm cho HS nhằm giúp các em có hiểu biết về các<br />
nguyên tắc cơ bản của hoạt động hợp tác theo nhóm, tạo hứng thú học tập hợp tác ở HS, trên cơ sở<br />
đó HS có thể tự xây dựng, tổ chức hoạt động nhóm hợp tác một cách chủ động, tự giác.<br />
- Lắng nghe GV giới thiệu về NLHT và hướng dẫn<br />
- Giới thiệu ý nghĩa của HHT.<br />
thực hiện quy trình hợp tác.<br />
- Thảo luận những nội dung liên quan đến HHT<br />
- Giới thiệu sơ lược quy trình hợp tác:<br />
và NLHT: Tìm hiểu các tiêu chí tổ chức nhóm hợp<br />
tác và quy trình hoạt động nhóm.<br />
- Nêu các tiêu chí khác nhau để tổ chức nhóm (theo<br />
sở thích, theo trình độ, kinh nghiệm, khả năng của - Đề xuất các tiêu chí thành lập nhóm và tổ chức<br />
các TV, số lượng các TV trong một nhóm, hoặc các hoạt động hợp tác theo nhóm.<br />
bốc thăm ngẫu nhiên,. . . ).<br />
- Giải thích nhiệm vụ của mỗi TV trong nhóm,<br />
- Thành lập các nhóm HHT theo các tiêu chí do<br />
cách thức hoạt động nhóm theo các kĩ thuật trong<br />
GV và HS đã thống nhất.<br />
DHHT.<br />
Bước 2. Tìm hiểu về quy trình của DHHT theo nhóm<br />
Mục đích: Giúp HS nắm được quy trình chung của hoạt động HHTTN từ đó biết vận dụng vào việc<br />
tổ chức hoạt động HHT để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn đặt ra, đồng thời giúp HS biết<br />
sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực (Kĩ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép, dạy học theo góc, sơ<br />
đồ tư duy,. . . ) trong hoạt động lập kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ của nhóm.<br />
- GV nêu quy trình cho hoạt động tại nhóm nhỏ<br />
- Thảo luận để nắm được các vai trò, nhiệm vụ của<br />
(thành lập nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí<br />
nhóm trưởng, thư kí và các TV trong nhóm, thư kí<br />
nhóm, các nhiệm vụ của nhóm, thảo luận xác định<br />
ghi lại bảng phân công nhiệm vụ trong hoạt động<br />
và hướng dẫn nhóm trưởng phân công các công<br />
nhóm, giám sát hoạt động nhóm.<br />
việc cho từng cá nhân.<br />
- Phân tích nội dung của chủ đề, bài học, xác định<br />
các đơn vị kiến thức có thể xây dựng thành các<br />
công cụ cho HS thực hiện các hoạt động hợp tác<br />
theo nhóm như các câu hỏi, bài tập, bài tập tình<br />
huống, bộ câu hỏi định hướng,...<br />
- Yêu cầu HS chọn chủ đề học tập; giao nhiệm vụ - HS chọn chủ đề học tập, nhận nhiệm vụ của<br />
cho nhóm trưởng để tổ chức hoạt động nhóm.<br />
nhóm trưởng và thực hiện các công việc cá nhân.<br />
- Yêu cầu HS tổ chức thành nhóm hợp tác; lên kế<br />
hoạch hoạt động; thực hiện nhiệm vụ trong nhóm; - Các TV trao đổi về cách thức trình bày báo cáo<br />
thảo luận giữa các nhóm; rút ra kết luận và đánh kết quả học tập của nhóm.<br />
giá.<br />
Bước 3. HS rút ra quy trình hợp tác từ các hoạt động trải nghiệm<br />
Mục đích: HS hiểu rõ thao tác, ý nghĩa của từng bước trong quy trình để thực hiện có hiệu quả việc<br />
rèn luyện NLHT (bao gồm cả nội dung công việc, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để thực<br />
hiện các nhiệm vụ của cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm,. . . ).<br />
<br />
97<br />
<br />
Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân<br />
<br />
- Hướng dẫn HS rút ra các bước của quy trình HHT<br />
qua các hoạt động trải nghiệm.<br />
- Chuẩn hóa các bước trong quy trình HHT mà HS<br />
đưa ra (nếu cần).<br />
<br />
- GV nêu yêu cầu cách đánh giá trong hoạt động<br />
HHT: Thông qua các mẫu phiếu đánh giá của GV<br />
và mẫu phiếu tự đánh giá của HS.<br />
- GV giới thiệu rõ mục tiêu, yêu cầu, các tiêu chí<br />
và các phương pháp đánh giá.<br />
<br />
- Rút ra quy trình học theo nhóm hợp tác.<br />
Bước 1: Tổ chức nhóm hợp tác.<br />
Bước 2: Hoạt động trong nhóm nhỏ (bao gồm: lên<br />
kế hoạch hoạt động; thực hiện nhiệm vụ, giúp đỡ<br />
lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ cá nhân).<br />
Bước 3: Hoạt động trong nhóm lớn (bao gồm: đại<br />
diện các nhóm báo cáo; các nhóm nhận xét, bổ<br />
sung; bảo vệ ý kiến; rút ra kết luận).<br />
Bước 4: Đánh giá: Cá nhân đánh giá bản thân và<br />
đánh giá các TV trong nhóm cũng như nhóm khác.<br />
<br />
Bước 5: Đề xuất các cải tiến để đạt được mục đích<br />
của nhóm có hiệu quả hơn.<br />
- Yêu cầu HS đề xuất các tiêu chí đánh giá.<br />
Bước 4. HS tiếp tục rèn luyện theo quy trình HHT trên cơ sở các bước đã có<br />
và thử nghiệm các đề xuất cải tiến mới<br />
Mục đích: HS tiếp tục rèn luyện NLHT theo quy trình nhằm làm lại, hoàn thiện các thao tác chưa<br />
đạt yêu cầu cũng như các đề xuất mới dưới sự theo dõi, điều chỉnh, hướng dẫn của GV và của các<br />
TV trong nhóm cũng như các nhóm khác.<br />
- Đưa ra các công cụ rèn luyện NLHT cho HS.<br />
- Đánh giá NLHT của HS theo các tiêu chí sau mỗi<br />
Thực hiện hợp tác theo quy trình (Bước 3).<br />
lần HS hoạt động.<br />
Bước 5. Đánh giá việc rèn luyện NLHT<br />
Mục đích: GV và HS đánh giá việc rèn luyện các KN hợp tác với mục đích phản hồi thông tin vừa<br />
để điều chỉnh thao tác, vừa cho HS thấy được sự tiến bộ của mình trong việc sử dụng các KN, để có<br />
động lực thúc đẩy việc học và rèn luyện các NL khác.<br />
- GV và HS cùng đánh giá lại quá trình rèn luyện NLHT, phân tích điểm đạt được và chưa đạt được<br />
trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập để hình thành và phát triển NLHT.<br />
Bước 6. Rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cải tiến phát triển NLHT<br />
- GV rút kinh nghiệm cho việc rèn luyện các NL khác, yêu cầu/ đề nghị HS đề xuất các phương thức<br />
khác để tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ trong các nhóm và đưa ra các tiêu chí đánh giá NLHT. Các<br />
đề xuất cần được sự thống nhất cao của các TV trong các nhóm và GV là người kết luận.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Tổ chức dạy HHT thông qua dạy học chủ đề “Oxi – nguyên tố của sự sống”<br />
chương Nhóm oxi - Hóa học 10 Nâng cao nhằm phát triển NLHT cho HS<br />
<br />
* Tên chủ đề: Oxi – nguyên tố của sự sống.<br />
*Thời gian thực hiện: 4 tiết, học kì 2, lớp 10.<br />
* Mục tiêu: Giáo viên xây dựng các mục tiêu cần đạtcủa chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái<br />
độ và các NL chính (NLHT) và một số NL chuyên biệt của môn Hóa học cần phát triển cho HS.<br />
* Chuẩn bị của GV, HS<br />
a) Tài liệu: SGK Sinh học 11, SGK Hóa học 10, 12, các tài liệu tham khảo khác và nguồn<br />
tài liệu trên internet,...<br />
b) Giáo viên chuẩn bị bộ câu hỏi định hướng cho HS thực hiện nghiên cứu chủ đề khi tham<br />
gia hoạt động hợp tác theo nhóm.<br />
98<br />
<br />