JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 186-197<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0083<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO<br />
SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SINH HOÁ TRƯỜNG CAO ĐẲNG<br />
SƯ PHẠM LÀO CAI QUA HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC 2<br />
Nguyễn Thị Chuyển<br />
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai<br />
Tóm tắt. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của nước ta sau năm 2015 là dạy học<br />
theo hướng tích hợp và phân hoá. Theo đó, các trường cao đẳng Sư phạm đào tạo giáo viên<br />
THCS cần đổi mới đào tạo giáo viên có đủ năng lực dạy học tích hợp và dạy học phân hóa.<br />
Đối với chương trình ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên là tích hợp của ba môn Vật lí,<br />
Hoá học, Sinh học. Bài viết này tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển<br />
năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Sinh hóa Trường Cao đẳng Sư<br />
phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học hóa học 2, góp phần nâng cao hiệu quả<br />
của công tác đào tạo giáo viên THCS.<br />
Từ khóa: Dạy học tích hợp, dạy học hoá học, cao đẳng sư phạm, phát triển năng lực, năng<br />
lực dạy học tích hợp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015 theo hướng dạy học tích hợp là định hướng phù<br />
hợp với xu hướng quốc tế và giúp trang bị cho học sinh không chỉ kiến thức, kĩ năng mà cả năng<br />
lực để nhanh chóng hội nhập với thế giới đang phát triển và đầy biến động.<br />
Theo GS.TS Đinh Quang Báo [5], để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục<br />
Việt Nam cần nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên.<br />
Như vậy muốn quá trình dạy học tích hợp đạt hiệu quả mong muốn thì một trong các giải<br />
pháp là phải đào tạo được những người giáo viên có năng lực dạy học tích hợp cho học sinh. Trong<br />
“Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông” [2]<br />
cũng đã quy định: Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải “hiểu rõ về dạy học tích hợp, có khả năng<br />
thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, và có khả năng tổ chức dạy học tích hợp thành công” hay nói<br />
cách khác phải phát triển được năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên trường Đại học, Cao đẳng<br />
khối sư phạm.<br />
Bài viết này tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học<br />
tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Sinh hoá Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai thông qua<br />
học phần phương pháp dạy học hóa học 2, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo giáo<br />
viên Trung học cơ sở.<br />
Ngày nhận bài: 15/3/2016. Ngày nhận đăng: 12/7/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Chuyển, e-mail: nguyenthichuyen.c08@gmail.com<br />
<br />
186<br />
<br />
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm...<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm về dạy học tích hợp<br />
<br />
a) Khái niệm tích hợp<br />
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể<br />
hoá các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những<br />
nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính<br />
của các thành phần ấy [7].<br />
Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau<br />
đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.<br />
Nhờ có tính liên kết mà có thể tạo nên một thực thể toàn vẹn trong đó không cần phân chia<br />
giữa các thành phần kết hợp.<br />
Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp<br />
đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng không có sự<br />
liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết một vấn đề tình huống.<br />
b) Khái niệm dạy học tích hợp<br />
Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên<br />
cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa trên các mối<br />
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó nhằm hình thành ở học sinh các<br />
năng lực cần thiết [3].<br />
Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện chuyển đổi liên<br />
tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ của môn học khác; học sinh học<br />
cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và những thao tác để giải quyết một tình<br />
huống phức hợp (thường là gắn với thực tiễn). Chính nhờ quá trình đó, học sinh nắm vững kiến<br />
thức, hình thành khái niệm, phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.<br />
Như vậy dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi<br />
nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển năng lực và phẩm<br />
chất cá nhân [7].<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Các hình thức dạy học tích hợp<br />
<br />
Dạy học tích hợp có các mức độ sau [6]:<br />
– Lồng ghép/liên hệ (tích hợp nội môn): Đó là đưa các yếu tố, nội dung gắn với thực tiễn,<br />
gắn với xã hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một<br />
môn học. Ở mức độ lồng ghép các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm thấy<br />
mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung các môn học khác và thực<br />
hiện lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp.<br />
– Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ<br />
đề, ở đó người học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Các<br />
chủ đề khi đó được gọi là chủ đề hội tụ. Nội dung các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm<br />
bảo tính hệ thống, mặt khác vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc<br />
vận dụng các kiến thức liên môn trong các chủ đề hội tụ.<br />
Có 2 cách thực hiện mức độ tích hợp này:<br />
Cách 1: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối năm hoặc cuối cấp<br />
187<br />
<br />
Nguyễn Thị Chuyển<br />
<br />
học có một phần, một chương về những vấn đề chung (của các môn khoa học tự nhiên hoặc các<br />
môn khoa học xã hội) và các thành tựu ứng dụng thực tiễn nhằm giúp HS xác lập mối quan hệ giữa<br />
các kiến thức đã được lĩnh hội.<br />
Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những thời điểm<br />
đều đặn trong năm học. Nói cách khác, sẽ bố trí xen một số nội dung tích hợp liên môn vào thời<br />
điểm thích hợp nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức của những môn học<br />
gần gũi với nhau.<br />
- Hoà trộn: là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp, ở mức độ này nội dung kiến thức trong<br />
bài học không thuộc riêng về một môn học mà thuộc về nhiều môn học khác nhau, do đó các nội<br />
dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này dẫn<br />
đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học.<br />
Ở mức độ tích hợp cao nhất này, giáo viên phối hợp quá trình học tập những môn khác nhau<br />
bằng các tình huống thích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho nhóm môn, tạo thành các<br />
chủ đề tích hợp.<br />
Để thực hiện tích hợp ở mức độ hoà trộn, cần sự hợp tác của giáo viên đến từ môn học khác<br />
nhau. Để lựa chọn và xây dựng nội dung học, giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về chương trình<br />
và đặt chương trình các môn học cạnh nhau để so sánh, để tôn trọng những đặc trưng nhằm dẫn<br />
học sinh đạt tới mục tiêu dạy học xác định, hướng tới việc phát triển năng lực. Việc phân tích mối<br />
quan hệ giữa các môn học khác nhau trong chủ đề cũng như sự phát triển các kiến thức trong cùng<br />
môn học phải đảm bảo nguyên tắc tích hợp và hợp tác.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Năng lực dạy học tích hợp<br />
<br />
2.3.1. Khái niệm về năng lực<br />
Theo Weinert (2001) định nghĩa [1]: “năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc<br />
sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã<br />
hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong<br />
những tình huống linh hoạt”.<br />
Từ khái niệm chung về năng lực, chúng ta có thể hiểu năng lực của sinh viên Cao đẳng Sư<br />
phạm là khả năng làm chủ được kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận dụng chúng một cách hợp lí vào<br />
dạy học và làm công tác giáo dục ở các cơ sở giáo dục, giúp cho học sinh THCS có khả năng vận<br />
dụng được các kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết được các vấn đề học tập, các vấn đề thực<br />
tiễn có liên quan một cách sáng tạo và hiệu quả.<br />
<br />
2.3.2. Khái niệm năng lực dạy học tích hợp<br />
Theo tài liệu [2] ta có thể hiểu năng lực dạy học tích hợp là khả năng vận dụng kiến thức<br />
về dạy học tích hợp để phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một bài học, hay một<br />
chương trong chương trình môn học; là khả năng thiết kế chủ đề dạy học tích hợp và thực hiện<br />
thành công kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp.<br />
Năng lực dạy học tích hợp bao gồm các năng lực thành phần [2]:<br />
– Năng lực phân tích cơ sở lí luận về dạy học tích hợp;<br />
– Năng lực thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp;<br />
– Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học các chủ đề dạy học tích hợp;<br />
– Năng lực tổ chức dạy học chủ đề tích hợp theo kế hoạch đã biên soạn;<br />
188<br />
<br />
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm...<br />
<br />
– Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp.<br />
Năng lực thành phần<br />
<br />
Năng lực phân tích cơ sở<br />
lí luận về dạy học tích<br />
hợp<br />
Năng lực<br />
dạy học<br />
tích hợp<br />
<br />
Năng lực thiết kế các chủ<br />
đề dạy học tích hợp<br />
<br />
Năng lực thiết kế kế<br />
hoạch dạy học các chủ đề<br />
dạy học tích hợp<br />
Năng lực tổ chức dạy học<br />
chủ đề tích hợp theo kế<br />
hoạch đã biên soạn<br />
Năng lực kiểm tra đánh<br />
giá trong dạy học tích hợp<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Tiêu chí đánh giá<br />
Trình bày và phân tích được bản chất của dạy học<br />
tích hợp (định nghĩa)<br />
Phân tích được xu hướng của dạy học tích hợp<br />
Nêu được các phương pháp, hình thức dạy học tích<br />
hợp<br />
Phân tích được khả năng dạy học tích hợp của môn<br />
học<br />
Trình bày được nguyên tắc về dạy học tích hợp<br />
Nêu được quy trình tổ chức dạy học tích hợp<br />
Nêu được các điều kiện đảm bảo dạy học tích hợp<br />
Lựa chọn được nội dung tích hợp dưới dạng một chủ<br />
đề hay một bài<br />
Nêu được lí do chọn chủ đề<br />
Đưa ra được các thông tin trợ giúp giáo viên<br />
Gợi ý được các hoạt động dạy học<br />
Trình bày được mục tiêu dạy học<br />
Lựa chọn được phương pháp, hình thức dạy học thích<br />
hợp đối với chủ đề tích hợp<br />
Thiết kế được các hoạt động dạy học để đạt mục tiêu<br />
Thực hiện được kế hoạch dạy học sáng tạo, hiệu quả<br />
Xử lí được các tình huống sư phạm xảy ra trong quá<br />
trình dạy học<br />
Xây dựng được bộ câu hỏi trong dạy học tích hợp<br />
Kết hợp được các loại kiểm tra đánh giá<br />
<br />
Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh<br />
viên sư phạm Sinh hoá Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai thông qua học<br />
phần phương pháp dạy học hóa học 2<br />
<br />
Năng lực dạy học là một năng lực chung quan trọng cần phát triển cho sinh viên Trường<br />
Cao đẳng, Đại học Sư phạm. Trong đó năng lực dạy học tích hợp là một trong chín tiêu chí của<br />
của năng lực dạy học [2]. Như vậy bồi dưỡng và phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên<br />
Cao đẳng Sư phạm sẽ góp phần quan trọng để thực hiện thành công đề án đổi mới giáo dục phổ<br />
thông sau năm 2015. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho<br />
sinh viên sư phạm Sinh hóa thông qua học phần phương pháp dạy học hóa học 2 (học phần gồm<br />
hai tín chỉ với 30 tiết lên lớp) trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai như sau:<br />
Biện pháp 1: Bồi dưỡng cho sinh viên về cơ sở lí luận của dạy học tích hợp thông qua học<br />
tập và nghiên cứu tài liệu bổ trợ về dạy học tích hợp.<br />
Giảng viên giới thiệu về tài liệu bổ trợ về dạy học tích hợp vào chương đầu tiên “phân tích<br />
chương trình và sách giáo khoa ở Trung học cơ sở” khi sinh viên học môn Phương pháp dạy học<br />
189<br />
<br />
Nguyễn Thị Chuyển<br />
<br />
hoá học 2, yêu cầu sinh viên nghiên cứu theo nhóm cơ sở lí luận về dạy học tích hợp: khái niệm về<br />
tích hợp, dạy học tích hợp, lí do phải dạy học tích hợp,. . . Yêu cầu sinh viên về nhà trình bày theo<br />
nhóm ra giấy A0 hoặc bằng trình chiếu PowerPoint, sau đó báo cáo trong buổi rèn luyện nghiệp vụ<br />
sư phạm môn Hoá học. Như vậy với cách làm này sinh viên phân tích được bản chất của dạy học<br />
tích hợp, xu hướng của dạy học tích hợp, thống nhất các thuật ngữ, biết được cách xây dựng một<br />
chủ đề dạy học tích hợp,. . .<br />
Biện pháp 2: Rèn cho sinh viên năng lực xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp nội môn và<br />
liên môn<br />
Qua việc nghiên cứu tài liệu bổ trợ về dạy học tích hợp, sinh viên thảo luận và báo cáo và<br />
làm rõ các nội dung về nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp. Đồng thời giảng viên cũng<br />
cho sinh viên thực hành vận dụng các nguyên tắc và quy trình đó để lựa chọn và xây dựng các chủ<br />
đề dạy học tích hợp.<br />
a) Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp<br />
Sinh viên trình bày được các nguyên tắc về dạy học tích hợp và vận dụng các nguyên tắc<br />
này trong việc xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp:<br />
– Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người<br />
học.<br />
– Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người<br />
học.<br />
– Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa<br />
sức đối với học sinh.<br />
– Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.<br />
– Tăng tính thực hành, ứng dụng, tính thực tiễn, quan tâm tới những vấn đề mang tính xã<br />
hội của địa phương.<br />
– Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành.<br />
Ví dụ chủ đề tích hợp về khí cacbonic và hiệu ứng nhà kính chủ đề này được xây dựng dựa<br />
trên chương trình hiện hành (bài 28: Các oxit của cacbon, Sách giáo khoa hóa học lớp 9) khi sinh<br />
viên xây dựng chủ đề này phải đảm bảm phát triển được cho học sinh các năng lực như: năng lực<br />
tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức hóa<br />
học vào thực tiễn,. . . Chủ đề tích hợp này mang tính thực tiễn, tính thời sự và ảnh hưởng đến chính<br />
cuộc sống của thế hệ hôm nay và mai sau như vậy sẽ kích thích được sự hứng thú học tập và khám<br />
phá của học sinh.<br />
b) Quy trình xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp<br />
Giảng viên cần giúp sinh viên nắm vững quy trình xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp<br />
gồm các bước [7] như sau:<br />
Bước 1: Lựa chọn chủ đề<br />
Sinh viên sẽ được thảo luận theo nhóm rà soát chương trình các môn học ở THCS có liên<br />
quan đến môn hóa học lớp 8, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những<br />
kiến thức chung để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn sau đó đại diện nhóm báo cáo trước lớp,<br />
giảng viên cùng các em sinh viên các nhóm còn lại sẽ theo dõi, tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi<br />
và bổ sung.<br />
Đây là kết quả thảo luận của một nhóm sinh viên:<br />
<br />
190<br />
<br />