Phát triển năng lực thanh toán của công ty
lượt xem 20
download
Có lẽ chúng ta thường nghe thấy câu châm ngôn này: "Tiền mặt là vua". Đúng vậy, năng lực thanh toán bằng tiền mặt luôn là một trong những yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Vấn đề là làm thế nào tính toán các tỷ lệ liên quan tới khả năng thanh toán của công ty và cải thiện chúng ra sao
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển năng lực thanh toán của công ty
- Phát triển năng lực thanh toán của công ty Có lẽ chúng ta thường nghe thấy câu châm ngôn này: "Tiền mặt là vua". Đúng vậy, năng lực thanh toán bằng tiền mặt luôn là một trong những yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Vấn đề là làm thế nào tính toán các tỷ lệ liên quan tới khả năng thanh toán của công ty và cải thiện chúng ra sao Năng lực thanh toán là khả năng của doanh nghiệp có thể chi trả tiền mặt các hoá đơn, khoản nợ khi chúng đến hạn thanh toán. Có hai chỉ số chính được sử dụng để đánh giá tỷ lệ năng lực
- thanh toán của doanh nghiệp: 1) Chỉ số hiện hành (Current Ratio) được tính theo thương số giữa tổng tài sản hiện tại chia cho tổng dư nợ hiện tại. Chỉ số này nên ở mức từ 2 đến 3, nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ lượng vốn thanh toán cần thiết cho các khoản vay hiện tại. 2) Chỉ số chuyển đổi nhanh (Quick ratio) được tính theo thương số giữa tiền mặt, chứng khoán dễ mua bán (marketable Securities) và tài khoản thu chia cho số nợ hiện hành, không kể đến hàng lưu kho. Chỉ số này nên ở mức từ 1 đến 2, nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ vốn cần thiết mà không cần phải bán hàng lưu kho. Chỉ số dễ chuyển đổi nhanh này này tập trung vào tài sản dễ chuyển đổi ra tiền mặt (liquid assets - tài sản lưu động) của doanh nghiệp và nó giải quyết vấn đề: “Nếu việc mua bán ngừng, doanh nghiệp có đủ sức thanh toán các khoản nợ hiện tại bằng số tài sản khả hoán đang có trong tay hay không”.
- Một khi doanh nghiệp nhận ra rằng mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn phải trả, nhiệm vụ đầu tiên sẽ là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là lên danh sách những khoản tiền người khác nợ doanh nghiệp và đòi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, doanh nghiệp hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, trong khi có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn. Dưới đây là 7 cách thức dễ dàng và nhanh chóng để cải thiện cũng như nâng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp. 1) Các tài khoản liên kết (Sweep accounts): Cách thức đầu tiên để nâng năng lực thanh toán đó là sử dụng một dạng tài khoản liên thông tại các ngân hàng. Điều này cho
- phép bạn có được những khoản lãi trên số dư tiền mặt vượt quá khi chuyển tiền từ tài khoản vốn không cần thiết sang tài khoản khác và chuyển trở lại khi cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn có được khả năng thanh toán tiền mặt, sẽ không thừa nếu bạn cố gắng duy trì các toàn khoản séc và tài khoản tiền mặt tại ngân hàng. 2) Tổng phí: Hãy đánh giá các chi phí chung của doanh nghiệp và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp.
- Để thực hiện được nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Không chỉ có vậy, hệ thống quản lý chi tiêu từng bước thực hiện tự động hoá, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. 3) Những tài sản không sản xuất: Nếu doanh nghiệp có tài sản nào không được sử dụng cho các mục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và dường như hiện chỉ mỗi lưu kho, đã đến lúc để tống khứ chúng. Lý do duy nhất bạn nên bỏ tiền ra cho những tài sản như nhà cửa, thiết bị và dụng cụ,... là chúng phục vụ cho mục đích sinh lời. 4) Các khoản thu:
- Hãy giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn. Các khách hàng thanh toán sớm và đều đặn hay được khích lệ để làm như vậy luôn rất đáng trân trọng. Việc họ tiếp tục làm như thế sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho bạn. 5) Các khoản chi: Doanh nghiệp cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn. 6) Các khoản tiền không thực sự liên quan:
- Doanh nghiệp cần giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản tiền bị rút ra khỏi doanh nghiệp cho những mục đích không liên quan tới kinh doanh, chẳng hạn như hối phiếu chủ sở hữu. Việc đưa ra ngoài quá nhiều tiền có thể khiến lưu lượng tiền mặt của doanh nghiệp bị tổn hại đáng kể. 7) Lợi nhuận: Các doanh nghiệp cần định kỳ xem xét lại yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau của mình. Không thể bỏ qua việc đánh giá xem nơi nào có thể tăng giá sản phẩm hay dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số lợi nhuận. Khi mà các chi phí gia tăng và thị trường có sự thay đổi, giá cả cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo "sức khoẻ" cho doanh nghiệp. Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực thanh toá của doanh nghiệp trong giai đoạn có những biến động tài chính phức tạp như hiện nay sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
- doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên có những cân nhắc ký lưỡng trước khi đưa ra các quyết định tài chính, đầu tư. Hãy thực thi 7 cách thức dễ dàng trên nhằm cải thiện năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Một chính sách tài chính đúng đắn sẽ giúp đảm bảo cho doanh nghiệp có được cơ số tiền mặt ổn định cho những hoạt động kinh doanh hiện tại và phát triển mở rộng sau này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MBA trong tầm tay - Quản lí dự án (Phần 2)
13 p | 425 | 250
-
Bài giảng quản trị nguồn nhân lực_c7
27 p | 271 | 147
-
Tổng quan về kiến thức quản trị nguồn nhân lực
16 p | 398 | 126
-
Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội
4 p | 585 | 87
-
Phải làm gì trong thế giới phẳng?
3 p | 191 | 36
-
Những yếu tố thành công trên thương trường
5 p | 189 | 32
-
Học phần: Quản trị nguồn nhân lực
272 p | 125 | 22
-
10 dự báo của tác giả dành cho các doanh gia nghiệp chủ hoạt động tại VN
3 p | 95 | 11
-
Bài giảng Quản lý đổi mới công nghệ: Chương 9 - PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc
21 p | 90 | 10
-
Phát triển văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
4 p | 88 | 7
-
7 bước để xây dựng chiến lược bán hàng thành công
7 p | 55 | 7
-
Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố Hà Nội
5 p | 9 | 6
-
Mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng
6 p | 76 | 6
-
Giải pháp mở rộng vùng hấp dẫn cảng Hải Phòng theo hướng phát triển các cảng cạn khu vực miền Bắc Việt Nam
6 p | 48 | 5
-
Áp dụng biểu đồ nhân quả kiện toàn chức năng quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
6 p | 32 | 3
-
Lên kế hoạch người kế nhiệm
4 p | 70 | 3
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế
5 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn