intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cơ sở lí thuyết của quá trình tự học, sơ đồ tư duy và phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực tự học cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 132-142 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Ngọc Duy Khoa Sinh - Hóa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Tự học là vấn đề mấu chốt có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục – đào tạo của đất nước giai đoạn hiện nay. Do đó, hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Bài viết này, chúng tôi đề cập tới cơ sở lí thuyết của quá trình tự học, sơ đồ tư duy và phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực tự học cho học sinh. Từ khóa: Tự học, năng lực tự học, sơ đồ tư duy, hóa học vô cơ, lớp 11. 1. Mở đầu Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [1]. Năng lực tự học là một trong những năng lực chung quan trọng cần được hình thành và phát triển cho học sinh (HS) thông qua hoạt động dạy học ở các môn học, các cấp học. Năng lực tự học giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế [2]. Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS ta có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi đề cập đến việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hoá học phần hoá học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) để phát triển năng lực tự học cho HS tỉnh Sơn La. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận về tự học và năng lực tự học Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định [4]. Ngày nhận bài: 22/3/2014. Ngày nhận đăng: 21/5/2014. Tác giả liên lạc: Nguyễn Ngọc Duy, e-mail: nguyenduydhtb@gmail.com. 132
  2. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học... Tự học có thể diễn ra theo cả 3 hình thức: Tự học không có hướng dẫn: người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Tự học có hướng dẫn: có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. Tự học có hướng dẫn trực tiếp: có tài liệu và tiếp xúc trực tiếp với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn, giảng giải sau đó về nhà tự học. Năng lực tự học của HS được hiểu là khả năng tự thu nhận tri thức và vận dụng nó một cách hiệu qủa trong hoạt động học tập tích cực ở mức độ độc lập cao nhất có thể. Năng lực tự học được thể hiện bởi khả năng làm chủ quá trình học tập thu nhận, nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và kết nối chúng một cách hợp lí trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và vận dụng chúng để giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra trong cuộc sống của HS. Năng lực tự học của HS là một yếu tố cấu thành trong hoạt động học tập và tồn tại trong quá trình vận dụng, phát triển của các hoạt động học tập cụ thể. Do vậy năng lực này vừa là mục tiêu vừa là kết quả hoạt động học tập và được hình thành, phát triển trong chính các hoạt động học tập này. Theo [2] cấu trúc chung của năng lực được mô tả là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Như vậy năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm và thái độ mà một cá nhân có để hành động thành công trong các tình huống mới. Từ cấu trúc chung của năng lực, chúng tôi xác định năng lực tự học của HS là sự tổng hoà của các năng lực sau: Năng lực nhận thức và tư duy, năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực hợp tác, năng lực phát triển cá nhân và đánh giá. Năng lực tự học của HS được xác định thông qua các biểu hiện sau: - Có khả năng nhận thức và tư duy trong quá trình học tập môn học. - Có khả năng thu thập thông tin từ các nguồn (sách, báo, mạng internet. . . ), xử lí, đánh giá, trình bày chúng theo sự hiểu biết của mình và ghi nhớ chúng. - Có khả năng ghi nhớ các kiến thức và biết vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập trong tình huống mới. - Có khả năng hợp tác, làm việc trong nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ, giải quyết xung đột và thể hiện trách nhiệm của mình trong giải quyết vấn đề học tập. - Tự đánh giá điểm mạnh, yếu và xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân. Việc đánh giá năng lực tự học của HS cũng như các năng lực khác không thể chỉ dựa vào kết quả của một bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng mà cần đánh giá thông qua các sản phẩm của hoạt động học và quá trình học tập của HS trên cơ sở “chuẩn đầu ra” của các năng lực tương ứng. Như vậy đánh giá năng lực được thực hiện bằng sự tổng hợp các kết quả sau: - Kết quả học tập – thành tích học tập của HS (các bài kiểm tra trên lớp). - Khả năng trình bày miệng (trình bày, tranh luận, thảo luận, nhận xét. . . ). - Hồ sơ học tập, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS. 133
  3. Nguyễn Ngọc Duy - Các sản phẩm học tập, tài liệu viết (bài luận), các phiếu bài tập. - Các kết quả quan sát (bảng kiểm quan sát của GV) trong quá trình học tập. Trên cơ sở cấu trúc, biểu hiện của năng lực tự học ta có thể nghiên cứu các biện pháp khác nhau để hình thành và phát triển năng lực này cho HS. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hoá học để phát triển năng lực tự học cho HS trường THPT tỉnh Sơn La. 2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh 2.2.1. Khái niệm và cơ sở khoa học của sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một hình thức ghi chép các ý tưởng về một chủ đề có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh. Các ý tưởng được mở rộng, đào sâu và kết nối thông qua các nhánh nối với chủ đề trung tâm nên SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu và rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh, màu sắc. . . gây ra những kích thích mạnh đến não bộ giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho HS phân tích, xử lí, rút ra những nhận xét, kết luận về các vấn đề học tập và nghiên cứu. Theo Tony Buzan [5], sơ đồ tư duy được nghiên cứu dựa trên các cơ sở khoa học sau: Chức năng bộ não: Hai bán cầu não của con người có chức năng khác nhau, bán cầu não phải trội hơn các chức năng về màu sắc, hình ảnh, biểu tượng, tưởng tưởng, nhận thức không gian. Bán cầu não trái lại có ưu thế trong những lĩnh vực logic, ngôn ngữ, số, phân tích. Nếu chúng ta sử dụng càng nhiều chức năng tối ưu của 2 bán cầu não thì quá trình ghi nhớ và nhận thức càng có hiệu quả cao hơn. Tâm lí học của quá trình học và ghi nhớ: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não có thể dễ dàng nhớ được những thông tin đặc biệt như: những thông tin ở đầu hay cuối buổi học; thông tin có sự liên hệ giữa những điều đã được lưu trữ trong não bộ với những điều đang được học; thông tin nổi bật và độc nhất, thông tin được quan tâm và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một trong 5 giác quan. Tuy nhiên, cách ghi chép theo kiểu lược dòng cổ điển đã không sử dụng các chức năng của não phải như: màu sắc, hình ảnh, trí tưởng tượng. . . và cách ghi chép này cũng không phù hợp với tâm lí học của quá trình học và ghi nhớ. Vì thế, sơ đồ tư duy (Mind Map) đã được sử dụng để thay thế cho cách ghi chú lược dòng cổ điển và đem lại cho người học những tiềm năng to lớn như: tiềm năng học tập, tăng khả năng nhớ, nhanh chóng nhìn thấy mối liên hệ giữa các ý tưởng, kĩ thuật giúp "động não", giúp tối ưu và đơn giản hóa thông tin, có thể nắm được thông tin chính một cách nhanh chóng, tăng khả năng sáng tạo.... 134
  4. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học... 2.2.2. Vai trò của sơ đồ tư duy trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh Sử dụng SĐTD trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp giúp HS hiểu bài, nhớ lâu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết dạng thuộc lòng bằng sự ghi nhớ dạng sơ đồ hoá kiến thức. Với yêu cầu phát triển năng lực tự học, sử dụng SĐTD giúp HS: - Xác định được những khái niệm then chốt, thể hiện được những nội dung cơ bản của khái niệm và các mối liên hệ giữa các nội dung, thể hiện những điều HS đã biết và hiểu nên giúp các em ghi nhớ một cách bền vững. - Trợ giúp HS lập kế hoạch cho hoạt động học tập của mình thông qua việc tổ chức, tập hợp các hoạt động học tập cần thiết và thể hiện mối liên hệ giữa chúng từ mục tiêu, nội dung, thời gian, hình thức học tập, người phối hợp, trợ giúp. . . - Trợ giúp HS tự đánh giá, rút kinh nghiệm về các hoạt động học tập, thu nhận, kiến thức, kĩ năng thông qua quá trình suy nghĩ, điều chỉnh kế hoạch học tập của mình và hình thành phong cách học tập, phương pháp tự học phù hợp cho bản thân. Trong SĐTD, HS được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong các hoạt động học tập của mình. Từ đó, cùng với việc hình thành kiến thức, kĩ năng tự học, các kĩ năng tư duy (đặc biệt là kĩ năng tư duy bậc cao) của HS cũng được phát triển. Vì khi lập SĐTD, HS không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó, thể hiện và kết nối nó theo cách hiểu biết của mình. Điều quan trọng hơn là HS học được một quá trình thu thập, tổ chức thông tin, tổ chức và thể hiện các ý tưởng theo trí sáng tạo của riêng mình. 2.2.3. Thiết lập sơ đồ tư duy Việc lập SĐTD được thực hiện một cách dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau (nếu có) và thực hiện các thao tác: - Ở vị trí trung tâm đặt một hình ảnh hoặc một từ khoá thể hiện một chủ đề, một nội dung, một khái niệm hoặc một ý tưởng. - Từ chủ đề trung tâm sẽ được phát triển, nối với cac hình ảnh hay từ khoá, các tiểu chủ đề cấp 1 liên quan trực tiếp với chủ đề chính bằng các nhánh chính (nhánh cấp 1 được tô đậm nét). - Từ các nhánh chính được tiếp tục phát triển, phân nhánh đến các hình ảnh, các tiểu chủ đề cấp 2 (cấp 3, 4. . . ) có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh có thể thêm các hình ảnh, kí hiệu cần thiết). - Cứ như vậy, sự phân nhánh được tiếp tục và các chủ đề, nội dung hoặc khái niệm luôn được phát triển và kết nối với nhau tạo nên một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ về SĐTD bài: Công nghiệp silicat do HS lớp 11A5, Trường THPT Chiềng Sinh, tỉnh Sơn La xây dựng (Hình 1). 135
  5. Nguyễn Ngọc Duy Hình 1. Sơ đồ tư duy bài công nghiệp silicat Như vậy, một chủ đề chính được gắn kết với các tiểu chủ đề, các nội dung có liên quan. Kết cấu này là tạm thời và hữu cơ, cho phép ta có thể thêm, bớt và điều chỉnh chi tiết.Tuy nhiên, việc thiết kế SĐTD trên giấy bằng cách này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi và chỉnh sửa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng các phần mềm như: FreeMind, MindManager, ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind. . . để thiết lập SĐTD. 2.2.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hoá học để phát triển năng lực tự học cho học sinh Để đánh giá thực trạng việc sử dụng SĐTD trong dạy học hoá học và vai trò của nó trong việc phát triển năng lực tự học cho HS chúng tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của 40 giáo viên (GV) dạy hoá học ở 15 trường THPT tỉnh Sơn La thông qua phiếu điều tra lấy ý kiến giáo viên. Qua các phiếu điều tra, 68,4% GV đã biết đến SĐTD và có sử dụng (không thường xuyên) trong dạy học. 75,2% GV xác định SĐTD là kĩ thuật dạy học hữu ích trong việc hệ thống kiến thức, hình thành ý tưởng, kích thích sự sáng tạo, tăng cường khả năng ghi nhớ và phát triển năng lực tự học cho HS. 89% GV xác định tính hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong bài dạy luyện tập, ôn tập hệ thống kiến thức cho HS. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy hầu hết các trường THPT tỉnh Sơn La đã được trang bị các phương tiện kĩ thuật dạy học (máy vi tính, máy chiếu. . . ), đây là điều kiện thuận lợi cho việc GV sử dụng một số phần mềm thiết kế và sử dụng SĐTD trong tổ chức các hoạt động học tập để phát triển năng lực tự học cho HS. 136
  6. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học... Chúng tôi xác định việc sử dụng SĐTD trong dạy học phần hoá vô cơ lớp 11 THPT để phát triển năng lực tự học cho HS cần thực hiện theo các bước sau: a. Hướng dẫn HS làm quen với cách thiết lập và trình bày theo SĐTD Để giúp HS làm quen với SĐTD và cách thiết lập, GV cần trình bày nội dung bài dạy dưới dạng SĐTD để HS hình dung được cách ghi chép nội dung bài học dưới dạng sơ đồ. GV có thể sử dụng phấn màu vẽ trên bảng hoặc dùng phần mềm, máy vi tính thiết kế SĐTD và máy chiếu để trình bày. Với bài dạy nghiên cứu kiến thức mới, GV nêu chủ đề nghiên cứu, tên bài dạy và viết ở giữa bảng bằng phấn màu. Từ chủ đề của bài học GV nêu các câu hỏi định hướng nội dung bài học và vẽ các nhánh cấp 1 của SĐTD. Sau đó GV triển khai các hoạt động học tâp tổ chức cho HS tìm hiểu các nội dung của từng nhánh (đọc tài liệu, trả lời câu hỏi, quan sát thí nghiệm, nêu nhận xét. . . ), GV tóm tắt các nhận xét rút ra từ HS và điền vào các nhánh của SĐTD. Kết thúc các hoạt động là SĐTD hoàn chỉnh về nội dung bài học. Qua đó GV kết hợp giới thiệu về cách trình bày một nội dung hoặc chủ đề dưới dạng SĐTD và yêu cầu HS về nhà học bài và thiết kế lại SĐTD theo cách của mình. GV cũng có thể tiến hành bài dạy theo giáo án đã thiết kế và sử dụng SĐTD ở khâu củng cố bài học. GV sử dụng hệ thống câu hỏi để yêu cầu HS nhớ lại các nội dung chính của bài học. Từ các câu trả lời của HS, GV tóm tắt nội dung bài học dưới dạng SĐTD và hướng dẫn HS về nhà ôn bài và tự thiết lập lại SĐTD này một cách chi tiết. Với bài luyện tập, khi hệ thống kiến thức cần nhớ GV cần yêu cầu HS ôn lại các kiến thức cơ bản của chủ đề bài học ở nhà.Trong giờ ôn tập, GV nêu chủ đề ôn tập, tổ chức cho các nhóm HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập về từng nội dung của bài. Khi HS trình bày về nội dung của nhóm mình, GV chỉnh lí và ghi tóm tắt thành một nhánh của SĐTD. Kết thúc phần trình bày của các nhóm được GV thể hiện trong một SĐTD hoàn chỉnh, đồng thời kết hợp giới thiệu về cách thiết lập và trình bày nội dung chủ đề trong SĐTD. Như vậy, thông qua việc sử dụng SĐTD trong trình bày hoặc tóm tắt nội dung bài học của GV mà HS đã làm quen với cách trình bày bằng sơ đồ, cách thiết lập SĐTD, cách trình bày các nội dung theo SĐTD một cách logic, rõ ràng. Với sự trợ giúp của CNTT, khi GV sử dụng phần mềm Mindjet MindManager Pro.8 để thiết kế SĐTD còn có thể kết nối với nhiều nguồn tư liệu điện tử tĩnh, động làm cho bài học thêm sinh động, nâng cao hứng thú học tập cho HS. b. Tổ chức cho HS tham gia vào quá trình thiết lập và trình bày SĐTD Sau khi giúp HS làm quen với SĐTD, GV tổ chức cho HS tham gia vào quá trình thiết lập và trình bày nội dung theo SĐTD bằng các hoạt động học tập như: - Tổ chức cho HS hoạt động củng cố bài học bằng SĐTD, GV yêu cầu HS nêu các nội dung chính của bài học, phân công mỗi nhóm tóm tắt một nội dung và thể hiện một nhánh của SĐTD. Các nhóm trình bày nội dung các nhánh và ghép lại thành SĐTD nội dung của bài học. Giáo viên cũng có thể đưa ra SĐTD “câm”chỉ có chủ đề bài học, 137
  7. Nguyễn Ngọc Duy các nhánh của các tiểu chủ đề, chưa có các từ khoá hoặc hình ảnh mô tả nội dung. Yêu cầu HS dựa vào các thông tin của bài học điền các từ khoá hoặc hình ảnh vào các nhánh của SĐTD. - Với bài ôn tập, luyện tập GV có thể sử dụng SĐTD “câm” yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà. Khi hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài ôn tập, luyện tập, GV nêu chủ đề ôn tập, các nội dung chính của bài ôn tập và khung SĐTD “câm”, yêu cầu HS ôn lại kiến thức và hoàn thiện SĐTD. Đến giờ ôn tập, GV tổ chức cho các nhóm HS trao đổi về phần chuẩn bị của cá nhân, thống nhất các nội dung thành SĐTD của nhóm. Yêu cầu một số nhóm trình bày SĐTD của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung nhận xét. GV cần yêu cầu HS nhận xét cả về nội dung, cách trình bày (màu sắc, phân bố các nhánh, hình ảnh, từ ngữ. . . ) thể hiện tính nghệ thuật và sáng tạo của các nhóm. Như vậy, từ các hoạt động học tập có sự hỗ trợ, chia sẻ của HS trong nhóm, sự hướng dẫn của GV, học sinh chủ động tham gia vào quá trình hệ thống kiến thức, trình bày chúng một cách logic sẽ giúp các em có được phương pháp học tập độc lập, tích cực và từ đó năng lực tự học dần được phát triển. c. Tổ chức cho HS độc lập thiết kế SĐTD trong hoạt động tự học Khi HS đã được làm quen và tham gia vào các hoạt động thiết lập SĐTD thì GV cần tổ chức cho HS tự thiết lập SĐTD theo khả năng sáng tạo của mình. Với bài ôn tập, luyện tập, GV nêu chủ đề ôn tập bằng câu hỏi khái quát và yêu cầu HS về nhà ôn tập, hệ thống kiến thức bằng SĐTD. Trong giờ ôn tập, GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức cần nhớ và trình bày dưới dạng SĐTD đã chuẩn bị, giáo viên nhận xét, đánh giá và chỉnh lí. Với các bài nghiên cứu kiến thức mới mà có một số nội dung tách biệt nhau (như bài phân bón hoá học, công nghiệp silicat. . . ) GV nêu chủ đề, nội dung chính, câu hỏi dịnh hướng, yêu cầu các nhóm HS tự đọc tài liệu, tóm tắt nội dung dưới dạng SĐTD và trình bày. Với mỗi nhánh GV nên phân công cho 2 nhóm chuẩn bị, yêu cầu một nhóm trình bày, một nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung. Giáo viên chỉnh lí và hoàn thiện SĐTD của toàn bài rồi tổ chức cho HS vận dụng kiến thức để giải một số bài tập có liên quan. Như vậy thay vì tổ chức cho HS thực hiện giờ học theo cách truyền thống, GV có thể tổ chức cho HS tự thiết lập và trình bày nội dung bài học dưới dạng SĐTD để tạo điều kiện cho HS thể hiện năng lực thu nhận, xử lí thông tin, trình bày nội dung học tập một cách logic, sáng tạo và giúp HS tự tin hơn. Giáo viên cần khuyến khích, động viên HS thể hiện sự sáng tạo, ý tưởng riêng của mình qua SĐTD. Từ đó GV mới có thể đánh giá được năng lực của HS một cách đầy đủ và chính xác. Dưới đây là một số SĐTD do HS trường THPT tỉnh Sơn La đã thiết kế. - SĐTD bài Nitơ của HS lớp 11A1 Trường THPT Chiềng Sinh, tỉnh Sơn La (Hình 2). - SĐTD bài Luyện tập: Tính chất của photpho và hợp chất của photpho của HS lớp 138
  8. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học... Hình 2. Sơ đồ tư duy bài Nitơ 11A2 Trường THPT Tông Lệnh, tỉnh Sơn La (Hình 3). Hình 3. Sơ đồ tư duy bài Tính chất của photpho và hợp chất của photpho 2.2.5. Thực nghiệm sư phạm và kết quả Để đánh giá tinh hiệu quả và khả thi của phương pháp sử dụng SĐTD đã đề xuất nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THPT tỉnh Sơn La chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại 4 lớp 11 của 2 trường THPT thuộc tỉnh Sơn La (THPT Tông Lệnh, huyện Thuận Châu và THPT Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La), thực hiện 4 bài dạy 139
  9. Nguyễn Ngọc Duy (2 bài nghiên cứu kiến thức mới và 2 bài luyện tập). Ở lớp thực nghiệm GV sử dụng SĐTD theo các phương pháp đề xuất, ở lớp đối chứng, GV không sử dụng SĐTD, kết thúc giờ học tiến hành bài kiểm tra (2 bài kiểm tra 15 phút và 2 bài kiểm tra 45 phút) để đánh giá chất lượng giờ học. GV quan sát, đánh giá biểu hiện năng lực tự học và tính tích cực, hứng thú học tập của HS qua bảng kiểm quan sát (Bảng 1). Bảng 1. Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra Số HS đạt điểm Xi Lớp Số HS Bài KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 phút số 1 0 0 0 0 6 7 12 14 15 13 2 15 phút số 2 0 0 0 0 7 9 11 14 15 11 2 TN 69 45 phút số 1 0 0 0 0 6 6 11 16 15 13 2 45 phút số 2 0 0 0 0 6 6 13 14 17 12 1 15 phút số 1 0 0 0 4 10 11 13 15 9 8 0 15 phút số 2 0 0 0 4 9 10 17 13 10 7 0 ĐC 70 45 phút số 1 0 0 0 7 8 12 15 11 10 7 0 45 phút số 2 0 0 0 6 7 14 16 13 8 6 0 Từ kết quả trên chúng tôi tiến hành xử lí thống kê, tính các tham số đặc trưng, vẽ đồ thị đường luỹ tích kết quả các bài kiểm tra và thu được kết quả như trong Hình 4 - 7. Hình 4. Đồ thị đường lũy tích kết quả Hình 5. Đồ thị đường lũy tích kết quả thực nghiệm – Bài 15 phút số 1 thực nghiệm – Bài 15 phút số 2 140
  10. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học... Hình 6. Đồ thị đường lũy tích kết quả Hình 7. Đồ thị đường lũy tích kết quả thực nghiệm - Bài 45 phút số 1 thực nghiệm – Bài 45 phút số 2 Bảng 2. Tổng hợp các tham số đặc trưng Các tham số đặc trưng Bài KT X S V (%) TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 7,04 6,22 1,62 1,73 23,01 27,81 2 6,90 6,23 1,64 1,66 23,77 26,65 3 7,09 6,04 1,64 1,77 23,13 29,30 4 7,01 6,01 1,55 1,67 22,11 27,19 Tổng hợp 7,01 6,13 1,61 1,70 23,01 27,74 Từ kết quả bài kiểm tra và bảng kiểm quan sát của GV trong giờ dạy chúng tôi nhận thấy rằng: - Học sinh lớp TN có khả năng tóm tắt nội dung bài học, trình bày các vấn đề bằng SĐTD logic, mạch lạc và tự tin hơn. Trong giờ học, HS chăm chú, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Chất lượng học tập của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC thể hiện qua các giá trị điểm trung bình cộng, đồ thị đường luỹ tích, giá trị độ lệch chuẩn, giá trị V (%) tính được qua kết quả các bài kiểm tra. 3. Kết luận Sử dụng hợp lí SĐTD trong dạy học đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển năng lực đặc biệt là năng lực tự học choHS. Để đảm bảo việc sử dụng SĐTD có tác dụng tích cực trong việc phát triển năng lực tự học cho HS, GV cần kết hợp với một số PPDH và kĩ thuật dạy học khác như: Đàm thoại tìm tòi, dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học theo 141
  11. Nguyễn Ngọc Duy dự án, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H. . . để khơi gợi, kích thích HS phát triển ý tưởng và phân tích, nhận xét nhìn nhận, đánh giá trong giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. Đồng thời GV cũng không nên áp đặt coi SĐTD mình thiết lập là chuẩn mực, cần tôn trọng, ghi nhận các ý tưởng riêng và khuyến khích tính sáng tạo, phong cách học tập của từng đối tượng HS để các em thực sự là chủ thể của hoạt động học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Khoá XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW). [2] Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án Việt - Bỉ, 2010. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [3] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [4] Lê Xuân Trọng và các cộng sự, 2008. Hoá học 11 nâng cao. Nxb Giáo dục. [5] Tony Buzan, 2007. Sử dụng trí tuệ của bạn (Biên dịch Lê Huy Lâm). Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. ABSTRACT Developing self-study ability in students using mind map in teaching 11th grade inorganic chemisty Self-study plays a very important role in education and teaching strategy and devel- oping self-study ability of students is very important when teaching high school students. In this study, we present a theoretical basis of self-study, mind map and methods using mind map in teaching 11th grade inorganic chemistry to develop the ability to self-study. 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0