An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH<br />
QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC GHI CHÉP TRONG DẠY ĐỌC<br />
HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN<br />
Nguyễn Thị Xuân Mai<br />
Trường Đại học An Giang<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 03/10/2014<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
21/04/2015<br />
Ngày chấp nhận đăng: 02/2017<br />
Title:<br />
Enhancing students’ability in<br />
writing Vietnamese argument<br />
essays through reading and<br />
writing argument essays<br />
Keywords:<br />
Reading comprehension,<br />
creating documents,<br />
dissertation writing<br />
Từ khóa:<br />
Đọc hiểu, tạo lập văn bản,<br />
văn bản nghị luận<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The common goal of learning literature in high school is to help students<br />
improve communication skills such as listening, speaking, reading, and writing.<br />
These skills have intimate relationships. However, during the literature<br />
teaching process, several teachers often separated these skills according to the<br />
sub-courses that affected the knowledge transformation of different sub-courses<br />
as well as the learners’ acquisition. The paper introduces a combination of<br />
reading and writing teaching of Vietnamese argument essays of grade 11 to<br />
enhance students’ ability in writing argument essays.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển<br />
cho học sinh các năng lực giao tiếp cơ bản như nghe, nói, đọc, viết. Các kỹ<br />
năng này có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, trong quá trình<br />
giảng dạy, các giáo viên Ngữ văn vẫn hay tách rời các kỹ năng này theo từng<br />
phân môn. Điều đó khiến cho tri thức của các phân môn trở nên rời rạc, không<br />
liên kết và việc hình thành kỹ năng cho người học cũng không toàn diện. Bài<br />
viết này giới thiệu dạy học kết hợp giữa đọc và viết khi dạy đọc hiểu cụm văn<br />
bản nghị luận hiện đại lớp 11 nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực đọc<br />
và viết văn nghị luận cho học sinh.<br />
<br />
giải mã thông tin, còn viết là quá trình xuất thông<br />
tin. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. GS<br />
Trương Dĩnh (2003) từng khẳng định Năng lực<br />
đọc gắ n liề n với năng lực viế t như là sự gắ n bó<br />
của năng lực liñ h hội và sản sinh văn bản<br />
(Trương Dĩnh, 2003, tr. 8). Từ đó, ông chỉ ra một<br />
nhược điểm lớn trong dạy học Ngữ văn ở nước ta<br />
bấy lâu nay đó là việc dạy học tách rời các kỹ<br />
năng này: Nhìn trên bề mặt của quy trình dạy một<br />
bài Ngữ văn thì hình như năng lực viế t chỉ được<br />
rèn luyê ̣n và hình thành ở tiế t Tập làm văn. Thật<br />
ra thì năng lực đó phải được hình thành từ viê ̣c<br />
tìm hiể u văn bản và qua tiế t tiế ng Viê ̣t… (Trương<br />
Dĩnh, 2003, tr. 8).<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Văn bản nghị luận (VBNL) là một loại văn bản<br />
(VB) có vị trí quan trọng trong phần đọc hiểu và<br />
làm văn ở chương trình phổ thông. Vì vậy, việc<br />
rèn luyện cho học sinh (HS) năng lực đọc và viết<br />
loại VB này là một yêu cầu cấp thiết đối với giáo<br />
viên (GV). Việc phát triển các năng lực này cho<br />
người học có thể được thực hiện bằng việc kết<br />
hợp các hình thức ghi chép trong giờ dạy đọc hiểu<br />
VBNL. Cơ sở của việc đề xuất biện pháp này xuất<br />
phát từ mối quan hệ giữa đọc và viết. Đọc và viết<br />
là hai kỹ năng giao tiếp cơ bản và quan trọng của<br />
con người. Trong đó, đọc là quá trình thu nhận và<br />
<br />
39<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53<br />
<br />
Những nhận định trên đã chỉ ra một hướng đổi<br />
mới quan trọng trong dạy học Ngữ văn đó là việc<br />
rèn luyện một cách kết hợp các kỹ năng giao tiếp<br />
cơ bản cho HS chứ không dạy tách rời, riêng lẻ<br />
như trước đây. Cụ thể là rèn luyện kỹ năng viết<br />
thông qua kỹ năng đọc và ngược lại. Điều này<br />
cũng đáp ứng mục tiêu của dạy học tích hợp nói<br />
riêng và xu thế dạy học hiện đại nói chung.<br />
<br />
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi sử<br />
dụng các phương pháp và bài tập thiết kế đưa vào<br />
trong quá trình giảng dạy ở phổ thông nhằm để<br />
kiểm chứng xem có phù hợp với HS hay không;<br />
từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá lựa chọn<br />
bài tập và phương pháp giảng dạy nào phù hợp để<br />
áp dụng vào thực tế.<br />
Phương pháp quan sát: được sử dụng trong quá<br />
trình giảng dạy thực nghiệm và dự giờ GV bộ<br />
môn nhằm tìm hiểu cách dạy và học đọc hiểu<br />
VBNL của GV và HS.<br />
<br />
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
Việc sử dụng các hình thức ghi chép từng được<br />
hai tác giả ngoài nước Taffy và Efreida (2008)<br />
khẳng định trong quyển Phương pháp dạy đọc<br />
hiểu văn bản. Hai tác giả này đã hướng dẫn nhiều<br />
hình thức viết cho HS trong quá trình đọc VB như<br />
nhật kí đọc sách (NKĐS), mẩu giấy tư duy, phiếu<br />
bài tập. Hơn nữa, các tác giả còn thử nghiệm<br />
những hình thức viết này vào giờ đọc hiểu ở<br />
trường tiểu học Mỹ và khẳng định tác dụng của<br />
những hình thức viết đối với việc đọc VB của HS<br />
cũng như đối với việc dạy đọc hiểu VB của GV.<br />
<br />
Phương pháp phân tích: để tìm ra những ưu điểm,<br />
nhược điểm, những thành công và hạn chế trong<br />
quá trình giảng dạy thực nghiệm; từ đó đúc kết<br />
những bài học kinh nghiệm cho bản thân và lựa<br />
chọn phương pháp sử dụng hiệu quả để áp dụng<br />
vào thực tiễn.<br />
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở tổng hợp các<br />
tài liệu tham khảo, chúng tôi khái quát lại những<br />
vấn đề của lý thuyết để làm tiền đề, cơ sở cho việc<br />
xây dựng một số biện pháp dạy học đọc hiểu<br />
VBNL theo hướng tích hợp.<br />
<br />
Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2010) cũng đã<br />
thử nghiệm những hình thức ghi chép đối với việc<br />
đọc hiểu VB của HS ở một trường phổ thông tại<br />
Đồng bằng sông Cửu Long trong luận văn cao học<br />
của mình. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tác<br />
dụng của những hình thức ghi chép có tác động<br />
tích cực đối với việc đọc hiểu VB của HS. Kết<br />
quả nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí<br />
Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM (số 28,<br />
2011). Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ<br />
sử dụng những hình thức ghi chép vào dạy đọc<br />
hiểu VB văn chương hình tượng và chú ý tác<br />
động của những hình thức ghi chép này đối với kỹ<br />
năng đọc VB của HS. Trong khuôn khổ nghiên<br />
cứu, chúng tôi tiếp tục đề xuất sử dụng những<br />
hình thức ghi chép trong giờ đọc hiểu VBNL và<br />
chú ý đến tác động hai mặt của các hình thức ghi<br />
chép này đối với việc đọc hiểu và việc tạo lập<br />
VBNL của HS.<br />
<br />
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê,<br />
xử lý những số liệu thu thập được từ bài kiểm tra<br />
(KT) và những sản phẩm HS làm trong suốt quá<br />
trình thực nghiệm (TN). Từ đó, chúng tôi so sánh,<br />
đối chiếu với kết quả KT sau TN cũng như qua<br />
từng bài dạy TN để khẳng định tính khả thi của<br />
những biện pháp đã đề ra.<br />
4. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI HÌNH<br />
THỨC GHI CHÉP<br />
4.1 Khái niệm<br />
Hình thức ghi chép của HS trong dạy đọc hiểu VB<br />
theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam và Nguyễn<br />
Thị Kim Oanh (2011) đó là Hình thức thực hiện<br />
các hoạt động viết, mục đích là để lưu lại những<br />
thông tin, những cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận…<br />
của cá nhân HS trong quá trình đọc VB, sau đó<br />
chia sẻ với bạn học trong nhóm, trong lớp, qua<br />
đó, phát triển kỹ năng đọc cũng như kỹ năng viết<br />
và nói của HS (Nguyễn Thị Hồng Nam & Nguyễn<br />
Thị Kim Oanh, 2011, tr. 134).<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng<br />
một số phương pháp sau:<br />
<br />
40<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53<br />
<br />
Theo khái niệm này, việc sử dụng các hình thức<br />
ghi chép nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển kỹ<br />
năng đọc cũng như kỹ năng viết và nói của HS.<br />
Mục tiêu này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu<br />
mà chúng tôi hướng tới.<br />
<br />
suy nghĩ của bản thân, giúp HS tương tác với tác<br />
phẩm để xây dựng ý nghĩa của VB (Taffy &<br />
Efreida, 2008, tr. 57). Hơn hết, NKĐS giúp HS<br />
kết hợp việc đọc với viết, không chỉ bày tỏ những<br />
phản ứng cá nhân khi đọc VB mà còn ghi lại<br />
những cảm xúc ấy, từ đó hoàn chỉnh thành VB<br />
của riêng mình. Như vậy, NKĐS tạo cho HS thói<br />
quen kết hợp đọc và viết, kết hợp việc tiếp nhận<br />
VB và tạo lập VB; không chỉ khuyến khích tạo<br />
nghĩa cho VB mà còn khuyến khích HS sáng tạo<br />
ra VB của riêng mình bằng cách ghi lại những<br />
phản hồi sau khi đọc VB.<br />
<br />
4.2 Các loại hình thức ghi chép<br />
Về các loại hình thức ghi chép được sử dụng<br />
trong dạy đọc hiểu VB, tác giả Nguyễn Thị Hồng<br />
Nam và Nguyễn Thị Kim Oanh (2011) phân ra hai<br />
loại ghi chép: Ghi chép tự do và ghi chép theo gợi<br />
ý. Ghi chép tự do gồm các dạng: ghi chép bên lề<br />
sách, ghi chép trên miếng giấy, nhật kí thư, phản<br />
hồi sau bài học. Ghi chép theo gợi ý gồm NKĐS,<br />
mẩu giấy tư duy (Nguyễn Thị Hồng Nam &<br />
Nguyễn Thị Kim Oanh, 2011, tr. 135). Các loại<br />
ghi chép này có thể sử dụng ở nhiều thời điểm của<br />
bài học (trước, trong hoặc sau khi kết thúc bài<br />
học). Để phù hợp với mục tiêu và đối tượng<br />
hướng tới của nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất<br />
sử dụng một số dạng ghi chép trong hai loại ghi<br />
chép trên như NKĐS, mẩu giấy tư duy và phiếu<br />
bài tập. Tuy nhiên, những những hình thức ghi<br />
chép này sẽ được thiết kế hoặc điều chỉnh lại sao<br />
cho phù hợp với đặc trưng loại VBNL và mục tiêu<br />
từng bài học.<br />
<br />
Từ những tác dụng tích cực của NKĐS như đã<br />
nêu trên, chúng tôi đề xuất sử dụng NKĐS trong<br />
dạy đọc hiểu VBNL nhằm hướng dẫn HS đọc<br />
hiểu VBNL và phát triển năng lực viết cho các<br />
em. Tuy nhiên, mười bài tập NKĐS của Taffy và<br />
Efreida chủ yếu hướng dẫn HS đọc loại VB văn<br />
chương hình tượng (hay VB nghệ thuật) còn<br />
VBNL lại thuộc loại VB phi hình tượng. Vì thế,<br />
một số bài tập trong NKĐS như Hồ sơ nhân vật,<br />
trình tự sự kiện, bản thân và truyện… không phù<br />
hợp trong việc hướng dẫn HS khám phá VBNL.<br />
Để sử dụng NKĐS này vào việc hướng dẫn HS<br />
đọc hiểu VBNL, những bài tập như trên cần được<br />
chỉnh sửa lại. Cụ thể, từ mười bài tập NKĐS trên,<br />
căn cứ vào đặc trưng của VBNL, chúng tôi đã tiếp<br />
thu và chỉnh sửa lại thành tám bài tập phù hợp với<br />
việc khám phá loại VB này.<br />
<br />
4.2.1 Nhật kí đọc sách dùng cho văn bản nghị<br />
luận<br />
NKĐS là một loại ghi chép do Taffy và Efreida<br />
(2008) thiết kế gồm mười bài tập hướng dẫn HS<br />
đọc hiểu VB. Mười bài tập trong NKĐS (Taffy &<br />
Efreida, 2008, tr. 58) là những câu hỏi gợi ý HS<br />
ghi những từ hay; phân tích hình ảnh, nhân vật;<br />
nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả; đánh<br />
giá ưu nhược điểm của tác phẩm hoặc vẽ những<br />
hình ảnh được miêu tả trong VB; vẽ sơ đồ cốt<br />
truyện; liên hệ VB với kinh nghiệm sống của bản<br />
thân. Những bài tập nói trên của NKĐS đã thể<br />
hiện tính ưu việt của nó trong việc hướng dẫn HS<br />
đọc hiểu VB theo thuyết kiến tạo kiến thức. Điều<br />
đó thể hiện ở chỗ, trước hết NKĐS hướng dẫn HS<br />
khám phá mọi VB chứ không chỉ riêng một VB<br />
hay tác phẩm nào. Bên cạnh đó, những bài tập của<br />
NKĐS khuyến khích HS bày tỏ những cảm xúc,<br />
<br />
Tám bài tập NKĐS dùng cho VBNL bao gồm các<br />
bài tập sau: 1. Trình tự luận điểm (LĐ); 2. Từ hay;<br />
3. Quan điểm; 4. Bản thân và VB; 5. Điểm sách<br />
phê bình; 6. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của<br />
tác giả; 7. Phần đặc sắc của VB; 8. Giải thích.<br />
(Phụ lục)<br />
Trong đó, bài tập 1. Trình tự LĐ sẽ hướng dẫn HS<br />
đọc và tóm tắt VBNL theo trật tự các LĐ chính<br />
bằng cách vẽ sơ đồ khái quát LĐ chính của VB và<br />
viết một đoạn văn tóm tắt lại VB vừa đọc. Bài tập<br />
này phát triển cho các em năng lực tư duy nhận<br />
biết, khái quát, hệ thống, sáng tạo. Rèn cho các<br />
em kỹ năng đọc kết hợp với viết hoặc vẽ sơ đồ<br />
tóm tắt.<br />
<br />
41<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53<br />
<br />
Bài tập 2. Từ hay hướng dẫn HS đọc và phát hiện<br />
trong VB những từ hay. Hơn thế, bài tập này còn<br />
gợi ý các em tìm ra các từ ngữ mới, khó hiểu, từ<br />
liên kết, từ nối… mà các em cho là nó có giá trị<br />
biểu đạt trong lập luận của tác giả. Bởi vì đặc<br />
trưng của những VBNL hiện đại thường chứa<br />
đựng những từ ngữ chuyên ngành, đặc trưng của<br />
lĩnh vực nghị luận. Chẳng hạn, VB chính luận<br />
thường có nhiều từ ngữ chính trị, xã hội; VBNL<br />
văn học sẽ có những từ thuộc lĩnh vực chuyên<br />
ngành này. Những từ ngữ ấy tạo nên tính chất xa<br />
lạ, khó hiểu và khô khan cho những VBNL. Đây<br />
cũng là một nguyên nhân khiến HS không thích<br />
đọc loại VB này. Vì vậy, bài tập sẽ hướng dẫn các<br />
em phát hiện ra những từ ngữ ấy, ghi nhận lại rồi<br />
vào lớp chia sẻ với GV, bạn bè. Bài tập này giúp<br />
các em biết cách đọc kĩ và bám sát từng từ ngữ<br />
trong VB, mở rộng vốn từ cho các em, rèn kỹ<br />
năng đọc kết hợp với viết và nói, chia sẻ những<br />
ghi nhận được với các bạn trong nhóm, lớp.<br />
<br />
và học hỏi những cái hay trong nghệ thuật ấy vào<br />
việc tạo lập VB của mình.<br />
Bài tập 7. Phần đặc sắc của truyện khuyến khích<br />
HS bày tỏ cảm nhận của mình về những đoạn lập<br />
luận mà các em cho là hay trong VB. Bên cạnh<br />
đó, bài tập cũng phát triển cho các em khả năng<br />
lập luận khi các em phải giải thích lý do vì sao em<br />
cho đó là phần đặc sắc nhất của VB. Đó là những<br />
tiền đề bồi dưỡng khả năng đọc, nói, viết của các<br />
em ngày càng tốt hơn.<br />
Bài tập 8. Giải thích hướng dẫn HS đọc và tìm ra<br />
ý nghĩa của VB hay cũng chính là khái quát chủ<br />
đề tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong VB.<br />
Về cách sử dụng, NKĐS có thể được sử dụng để<br />
hướng dẫn HS đọc VB trước khi lên lớp (có thể sử<br />
dụng thay câu hỏi hướng dẫn soạn bài trong<br />
SGK). Trước khi học bài mới, GV sẽ cho HS soạn<br />
bài theo các bài tập của NKĐS. Mỗi HS sẽ chọn<br />
làm một bài tập trong NKĐS theo sự phân chia<br />
của nhóm để tránh việc quá nhiều HS chọn trùng<br />
bài tập với nhau. Khi lên lớp, tiến hành giờ học,<br />
GV sẽ cho HS chia sẻ NKĐS theo tiến trình bài<br />
học. Những bài tập thể hiện suy nghĩ cá nhân HS,<br />
không liên quan đến tiến trình bài học như bài tập<br />
3, 4, 5, 7, GV có thể gọi một số HS chia sẻ đầu<br />
giờ học vừa kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS,<br />
vừa khơi gợi những hiểu biết của HS về VB sắp<br />
học (có thể lấy điểm thay phần kiểm tra bài cũ).<br />
Những bài tập còn lại, tùy từng thời điểm tiết học,<br />
bài tập nào liên quan đến nội dung nào, GV sẽ<br />
mời HS làm bài tập ấy đứng lên chia sẻ tiếp. Ví<br />
dụ như bài tập 1. Trình tự LĐ sẽ dùng ở phần đọc<br />
hiểu kết cấu. Bài tập 2. Từ hay sẽ dùng ở phần đọc<br />
hiểu từ khó. Bài tập 6. Nghệ thuật và thủ pháp đặc<br />
biệt của tác giả sẽ dùng ở phần phân tích nghệ<br />
thuật của từng LĐ hoặc tổng kết nghệ thuật của<br />
VB. Bài tập 8. Giải thích sẽ dùng ở phần tổng kết<br />
ý nghĩa VB.<br />
<br />
Bài tập 3. Quan điểm tạo cơ hội cho HS được thể<br />
hiện quan điểm của mình về VB. Bên cạnh đó, bài<br />
tập còn khơi gợi sự hiểu biết và khả năng viết<br />
sáng tạo của HS khi hướng dẫn các em viết tiếp<br />
những LĐ mà theo các em là tác giả chưa làm rõ<br />
trong VB.<br />
Bài tập 4. Bản thân và VB gắn kết VB với những<br />
hiểu biết cá nhân, vốn sống cũng như kiến thức<br />
nền của HS. Giúp HS liên hệ từ VB đến bản thân<br />
và thực tế cuộc sống. Từ đó, HS sẽ hứng thú hơn<br />
khi tìm thấy ý nghĩa của việc đọc VBNL và không<br />
còn cảm thấy các VBNL xa lạ hay khô khan nữa.<br />
Bài tập 5. Điểm sách phê bình tạo cơ hội cho HS<br />
thể hiện những ý kiến đánh giá của cá nhân về<br />
VB. Có thể theo các em, chỗ này chưa hay, chỗ<br />
kia cần thay đổi. Bài tập này sẽ giúp các em tránh<br />
đi theo lối mòn cũ là cảm và nghĩ về VB theo<br />
cách của GV. Bài tập phát triển cho các em năng<br />
lực đánh giá, sáng tạo.<br />
<br />
Tất cả 8 bài tập của NKĐS dùng cho VBNL đều<br />
có điểm chung là hướng dẫn HS đọc hiểu theo đặc<br />
trưng của VBNL. Các em có thể sử dụng nhật kí<br />
này để đọc bất kì VBNL nào, trong chương trình<br />
học hoặc ngoài chương trình. Bên cạnh đó, các<br />
<br />
Bài tập 6. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác<br />
giả hướng dẫn HS đọc, phát hiện và ghi lại những<br />
đặc sắc nghệ thuật của VB. Từ đó, HS sẽ ghi nhớ<br />
<br />
42<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53<br />
<br />
bài tập của NKĐS đều hướng dẫn các em đọc VB<br />
kết hợp với phát hiện (kết cấu, từ hay, từ khó…),<br />
bày tỏ cảm xúc (đánh giá, phê bình) và kết hợp<br />
với việc ghi lại những điều ấy. Vì thế, sử dụng<br />
NKĐS trong dạy đọc hiểu VBNL sẽ góp phần<br />
phát triển năng lực đọc hiểu và viết văn nghị luận<br />
cho các em.<br />
<br />
thiết kế trên giấy của mình theo mẫu của GV)<br />
trong đó chứa đựng các câu hỏi, bài tập hoặc yêu<br />
cầu của bài học đòi hỏi HS phải thực hiện và hoàn<br />
thành. Các câu hỏi hay bài tập trong mẩu giấy tư<br />
duy trước hết phải có tác dụng kích thích HS động<br />
não, suy nghĩ để có thể hoàn thành. Các mẩu giấy<br />
tư duy có thể giải quyết một nội dung trong bài<br />
đọc hiểu cũng có thể là bài tập củng cố kiến thức,<br />
luyện tập kỹ năng nhưng tất cả phải là một nhiệm<br />
vụ học tập gắn với bài học, góp phần giải quyết<br />
các mục tiêu đặt ra của bài học.<br />
<br />
4.2.2 Mẩu giấy tư duy, phiếu bài tập<br />
Mẩu giấy tư duy theo chúng tôi đó là những mẫu<br />
được GV thiết kế sẵn trên giấy (hoặc GV cho HS<br />
Bảng 1. Phiếu học tập hướng dẫn phân tích LĐ chính<br />
<br />
PHIẾU HỌC TẬP<br />
Nhóm:…………….<br />
Lớp……………….<br />
<br />
Bài………………..<br />
Ngày……………..<br />
<br />
LĐ2: Biểu hiện của việc không có Luân lí xã hội và nguyên nhân làm cho nước ta chưa có luân lí.<br />
LĐ phụ<br />
<br />
Lập luận triển<br />
khai<br />
<br />
1. Biểu hiện của việc không có<br />
luân lí xã hội (nhóm 1, 2, 3)<br />
<br />
2. Nguyên nhân làm cho nước<br />
ta chưa có luân lí. (Nhóm<br />
4,5,6)<br />
<br />
Cảm xúc, thái độ<br />
tác giả<br />
<br />
Biện pháp nghệ thuật và các thao<br />
tác lập luận<br />
<br />
luận cứ………..<br />
<br />
Từ ngữ…...........<br />
<br />
Biện pháp ngệ thuật (BPNT)<br />
<br />
luận chứng:……<br />
<br />
Hình ảnh………<br />
<br />
………….........................<br />
<br />
…………………<br />
<br />
Giọng điệu…….<br />
<br />
Thao tác lập luận ……………..<br />
<br />
luận cứ:………..<br />
luận chứng……<br />
<br />
Từ ngữ…….......<br />
<br />
BPNT…………........................<br />
<br />
Hình ảnh………<br />
<br />
Thao tác lập luận……………<br />
<br />
Giọng điệu…….<br />
<br />
Trong dạy đọc hiểu VBNL, chúng ta có thể sử<br />
dụng những mẩu giấy tư duy ở nhiều thời điểm<br />
của tiết dạy. Trước khi bắt đầu tiết học và kết thúc<br />
tiết học, GV sử dụng phiếu K – W - L để chẩn<br />
đoán kiến thức nền của người học. Phiếu này gồm<br />
ba cột: Cột 1: HS ghi những gì mình đã biết về<br />
<br />
văn bản. Cột 2: HS ghi những gì muốn biết về văn<br />
bản. Cột 3: HS ghi những gì đã học được sau khi<br />
học VB trên lớp. Trong khi hướng dẫn đọc hiểu,<br />
GV có thể sử dụng những phiếu học tập hướng<br />
dẫn HS phân tích LĐ chính (Bảng 1) hay phiếu<br />
học tập khái quát nghệ thuật của VB (Bảng 2).<br />
<br />
43<br />
<br />