Phát triển nền kinh tế số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài viết "Phát triển nền kinh tế số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam" dựa trên phương pháp nghiên cứu tổng thuật tài liệu thứ cấp, từ đó phân tích đánh giá về nền kinh tế kỹ thuật số của Malaysia và Trung Quốc từ đó bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển nền kinh tế số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam
- PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Trần Thị Phương Dịu1, Lê Huy Hoàng2 Tóm tắt: Trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, sự bùng nổ thương mại điện tử và kinh doanh số đem lại những khoản thu khổng lồ cho các quốc gia. Việt Nam cũng là quốc gia nằm trong dòng chảy đó, tuy nhiên một cuộc khảo sát mới nhất của Google và Temasek thấy rằng: chỉ 1 trong 5 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có sự hiện diện trực tuyến. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng tận dụng cơ hội để phát triển nền kinh tế số. Mục đích của bài viết là từ việc nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế Malaysia – quốc gia được cho là có nền kinh tế số phát triển sớm nhất và đã đạt được nhiều thành tựu, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khoá: Kinh tế số, Trung Quốc, Malaysia, Bài học, Kinh nghiệm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ đang tạo ra những thay đổi bước ngoặt đối với các hoạt động kinh tế - xã hội ngày nay trên phạm vi toàn thế giới. Cho đến nay, tuy quá trình ứng dụng và phát triển nền kinh tế số còn chưa dài nhưng kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này đã có khá nhiều, phần lớn tập trung ở các nền kinh tế phát triển và đang nổi lên; trong số này Trung Quốc và Malaysia là một ví dụ đáng tham khảo. Bài viết dưới đây, dựa trên phương pháp nghiên cứu tổng thuật tài liệu thứ cấp, từ đó phân tích đánh giá về nền kinh tế kỹ thuật số của Malaysia và Trung Quốc từ đó bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. NỀN KINH TẾ SỐ CỦA MALAYSIA Nền kinh tế kỹ thuật số ở Malaysia đã đang và dự kiến tăng trưởng nhanh chóng. Năm sẽ 2022 ngành này đóng góp 20,5% cho GDP của Malaysia tương ứng là 30,7 tỉ RM trong đó đóng góp của ngành công nghệ thông tin là 15,6% và thương mại điện từ cho các ngành phi công nghệ thông tin là 7,9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Malaysia lên 11,8%. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình 9,9% của năm trước. Theo báo cáo của cục thống kê Malaysia thì dịch vụ viễn thông là động lực chính của dịch vụ công nghệ thông tin, dựa trên số liệu thống kê kinh tế hàng năm thì năm 2022 dịch vụ công nghệ thông tin ghi nhận tổng giá trị sản lượng là 232,8 tỉ RM. Thương mại điện tử ở Malaysia đang phát triển đặc biệt nhanh chóng, và dự kiến vượt quá 180 tỷ RM vào năm 2025, khi nó chiếm gần 40% nền kinh tế số. Sự gia tăng này cho thấy sự tăng trưởng tích cực, đặc biệt là thương mại điện tử, những con số này vượt qua quy mô hiện tại của nền kinh tế kỹ thuật số của hầu hết các nước có thu nhập cao. 1 Học viện Tài chính 2 Vietcombank
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 193 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số Một trong những yếu tố làm nên sự phát triển của nền kinh tế số đó là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Tại Malaysia, tỉ lệ sử dụng Internet luôn cao hơn các nước ASEAN khác và nhiều nước OECD. Hầu hết các công dân của Malaysia đều được kết nối với internet và có nhiều hơn một thuê bao di động cho từng cá nhân. Việc đăng ký sử dụng internet và các thiết bị di động tại Malaysia ít tương quan với thu nhập so với nhiều quốc gia có thu nhập trung bình. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Malaysia cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng phổ biến, đáng tin cậy và cực nhanh là chìa khóa để mở khóa tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số. Gần 80% dân số trực tuyến, chủ yếu thông qua mạng di động. Để làm được việc duy trì và phát triển băng rộng, Chính phủ đã trao các biên bản ghi nhớ để triển khai các sáng kiến băng rộng đô thị và ngoại thành, và sáng kiến băng thông rộng ở nông thôn được phép đấu thầu cạnh tranh. Nhiều tiểu bang đã thiết lập một Cơ quan một cửa (OSA) để sắp xếp quá trình phát hành và gia hạn giấy phép, có tiềm năng để cải thiện và đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Triển khai băng thông rộng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải làm việc với chính quyền tiểu bang và các hội đồng địa phương, những người có quyền cấp giấy phép và quyền ưu tiên trong lãnh thổ của họ. Mục tiêu chính sách cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Malaysia nhằm đạt được 2 vấn đề: nâng cao chất lượng và khả năng chi trả của các dịch vụ băng thông rộng đồng thời cải thiện khả năng truy cập vào các mạng băng rộng cố định cực nhanh. Ứng dụng tích cực hơn của các quy định hiện hành sẽ làm tăng hiệu quả của cơ sở hạ tầng băng rộng cố định hiện có và giảm chi phí cho người tiêu dùng. Hoạt động khởi nghiệp trong nền kinh tế số Các sáng kiến chính phủ - cùng với những thành công cao cấp như Grab, iflix và Fave của - đã tạo ra sự khích lệ tinh thần khởi nghiệp tại Malaysia. Khoảng một phần năm dân số tham gia vào một số hoạt động kinh doanh giai đoạn đầu, và họ được thúc đẩy mạnh mẽ bởi cơ hội, hơn là sự cần thết. Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật số Malaysia (MDEC), Trung tâm sáng tạo toàn cầu của Malaysia (MaGIC) là những tổ chức nổi bật trong số 6 bộ và 12 cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp theo một số cách khác nhau. Ngân sách cho nền kinh tế số Chính phủ Malaysia đã lên kế hoạch ngân sách theo lộ trình trong tương lại. Theo đó ngân sách dành cho công nghệ đang được quan tâm. Đặc biệt là chi ngân sách cho các hạng mục nội dung số, áp dụng công nghệ 5G, và thương mại điện tử và cơ sở hạ tầng số. Trong đó có gói phân bổ 70 triệu RM để xây dựng 14 trung tâm cải tiến kỹ thuật số một cửa (DEC) là một phát kiến quan trọng. Sáng kiến này đã củng cố vị thế của Malaysia, biến nước này trở thành trung tâm công nghệ số của khu vực vì nó đã tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác chính phủ Malaysia cũng đã phân bổ 20 triệu RM để tạo ra một hệ sinh thái nội dung số có lợi, bao quát và cạnh tranh. Hơn nữa, chính phủ Malaysia còn có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào việc đóng góp kinh phí để phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực kỹ thuật số nhằm giảm bớt áp lực ngân sách
- 194 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM của chính phủ. Tiêu biểu có thể kể đến Shopee đã phân bổ 10 triệu đô la cho MDEC để đào tạo các doanh nhân kỹ thuật số và các chuyên gia công nghệ thiết lập trung tâm cải tiến kỹ thuật số tương ứng. Động thái này của Shopee đã góp phần nâng cao, giáo dục và chuẩn bị cho các doanh nghiệp địa phương sẵn sàng tham gia vào thị trường thương mại điện tử. 3. NỀN KINH TẾ SỐ TRUNG QUỐC Trung Quốc là quốc gia hàng đầu về thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số. Năm 2022, giá trị giao dịch thương mại điện tử của Trung Quốc chiếm hơn 50,2% tổng giá trị giáo dịch toàn cầu và ước tính lớn hơn Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số tăng 2,2 lần trong giai đoạn 2016-2022. Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng kinh tế số trên tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 3,7 lần trong khi đó tỉ lệ này trung bình thế giới chỉ đạt 2,5 lần. Sơ đồ 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế số Trung Quốc (Nguồn: Vụ Kinh tế số và xã hội số, 2022) Kết quả này có được dựa trên nhiều yếu tố, nhưng trên hết là do chính phủ Trung Quốc quyết liệt trên mọi mặt trận cụ thể: 3.1. Thống nhất về nhận thức và lý luận từ trung ương đến địa phương Kinh tế số được Đảng, Nhà nước Trung Quôc xác định là trọng tâm cốt lõi, là lợi thế cạnh tranh để Trung Quốc bứt phá vượt lên trên các quốc gia khác. Quyết tâm này thể hiện từ người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và lan tỏa xuống toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Kinh tế số đã trở thành một nội dung học tập của Bộ Chính trị Trung Quốc. Năm 2021, Bộ Chính trị Trung Quốc đã tiến hành Hội nghị Học tập tập thể về “Nắm bắt xu thế, quy luật phát triển của kỉnh tế số và thúc đẩy kỉnh tế số Trung Quốc phát triển lành mạnh”. Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên tục chỉ đạo phải làm cho kinh tế số của Trung Quốc “không ngừng mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn”.
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 195 3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong xây dựng hành lang pháp lý Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các nhà sáng chế, nhà kinh doanh đầu tư vào lĩnh vực công nghệ số bằng cách dành một khoảng thời gian nhất định giúp doanh nghiệp thử nghiệm và hoàn thiện dịch vụ trước khi chính phủ áp dung quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể. Mặt khác chính phủ Trung Quốc cũng hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi nhà cung cấp dịch vụ số qua việc thắt chặt chế tài trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Hơn thế nữa, Trung Quốc không chỉ dừng lại ở vai trò người quản lý mà còn tham gia vào quá trình thúc đẩy số hoá nền kinh tế, Chính phủ đã tiên phong trong việc tích cực ứng dụng, vận dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới vào các hoạt động quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ công của Nhà nước. Cụ thể năm 2015, Chính phủ ban hành kế hoạch chi tiết để tích hợp internet, điện toán đoám mây với các ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng truyền thống, kết quả là tính đến năm 2022 Tỉ lệ đóng góp của công nghiệp ICT (kinh tế số lõi) vào kinh tế số vào khoảng 20% và có dấu hiệu giảm dần theo năm. Trong khi đó, đóng góp của kinh tế số ngành, lĩnh vực chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, khoảng trên 80%, có xu hướng tăng dần theo từng năm. 3.3. Có cách thức tiếp cận phát triển kinh tế số từ dưới lên Trung Quốc có cách thức tiếp cận phát triển kinh tế số từ việc triển khai thí điểm, sau đó đúc kết kinh nghiệm cuối cùng mới là nhân rộng mô hình. Các sáng kiến, ý tưởng liên tục được triển khai thí điểm tại các địa phương. Nếu mang lại kết quả tốt sẽ triển khai diện rộng hoặc triển khai ở cấp quốc gia. Việc lựa chọn triển khai thí điểm phụ thuộc vào đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, tập trung vào các sáng kiến về chuyển đổi số ngành, lĩnh vực; phát triển công nghiệp thông minh; quản trị và khai thác dữ liệu; quản trị số, phát triển đô thị thông minh... Cụ thể năm 2020 triển khai đồng Nhân dân tệ số thí điểm ở 4 địa phương, nhưng đến năm 2022 đã nhân rộng triển khai ở 23 địa phương. Sơ đồ 2: Điển hình triển khai phát triển kinh tế số Trung Quốc (Nguồn: Vụ kinh tế số và xã hội số, 2022)
- 196 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Một là, Thống nhất về tư tưởng phát triển hạ tầng số từ trung ương đến địa phương Muốn phát triển nền kinh tế số, việc trước tiên Việt Nam cần làm đó là xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đủ mạnh. Điều này cần thống nhất một cách xuyên suốt trong ở mọi cấp quản lý. Trong đó cần khẩn trương gia tăng sự kết nối của người dân với internet. Điều này sẽ cung cấp một nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số. Hiện nay Việt Nam là nước có dân số đông, đứng thứ 14 trên thế giới với xấp xỉ 100 triệu dân trong đó tỉ lệ đô thị hóa là 36%. Tính đến đầu năm 2022 Việt Nam có 62 triệu người dùng Internet chiếm 62% dân số. Số người dùng Internet được xem là ở mức cao trên thế giới, tuy nhiên tỉ lệ người dùng vẫn ở mức trung bình. Mặt khác, Việt Nam cũng cần gia tăng các giải pháp công nghệ số hiện đại để triển khai các ứng dụng số kết nối thông minh, đẩy nhanh các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, hiệu quả hóa chính phủ điện tử... Về nâng cấp hạ tầng số, Chính phủ và các doanh nghiệp cần khẩn trương chuẩn bị các phương án triển khai băng thông rộng, để đẩy nhanh tốc độ kết nối. Trong đó việc nâng cấp băng thông từ 4G lên 5G là một việc làm cần thiết. Xu hướng thế giới khi hiện nay đã có một số hãng có điện thoại thông minh tích hợp 5G với tốc độ cao hấp nhiều lần mạng 4G. Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho việc kết nối theo xu hướng Internet kết nối vạn vật, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hai là, Xây dựng hành lang pháp lý để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong nền kinh tế số Có thể nói nền kinh tế số của Malaysia có thể thành công, một phần rất quan trọng là nhờ 2 trung tâm ươm mầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là MDEC và MaGIC. Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động khởi nghiệp đang rất được chính phủ và dư luận quan tâm. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nên đặc biệt cần hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp để phát triển nền kinh tế số. Các ứng dụng công nghệ số sẽ là đòn bẩy thúc đẩy đổi mởi sáng tạo của các cá nhân và doanh nghiệp, do vậy khuyến khích doanh nghiệp tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số phải được đặt ra như một ưu tiên cao. Theo đó, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy nhất thiết phải có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía Chính phủ với tư duy quản lí thông thoáng nhằm “cởi trói” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là luôn song hành các chương trình tài trợ được xem như là một sự hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ngoài ra để tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm mục tiêu phát triền nền kinh tế số, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cần được quan tâm. Mặt khác vai trò của thị trường vốn, hoạt động đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, thể chế pháp luật và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, sự sẵn có của các viện nghiên cứu và phát triển công nghệ, trao đổi hợp tác giữa các trường đại học là rất quan trọng. Hiện nay Việt Nam chưa có một khu thương mại tự do kỹ thuật số giống Malaysia, và càng quan trọng hơn là Việt Nam đang thiếu một kế hoạch tổng thế, một chương trình hành động cụ thể về chuyển đổi số nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế số ở Việt Nam như Trung Quốc. Do đó, Trước hết Việt nam cần xây dựng và công bố quy hoạch ngành về ứng
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 197 dụng công nghệ thông tin để làm cơ sở ban hành các chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, qua đó tạo sự liên kết, đồng bộ trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin. Ba là, Tập trung vào chuyển đổi số ngành và lĩnh vực Có thể nói, tương lai nền kinh tế số sẽ không đi vào việc phát triển triển công nghệ thông tin lõi ICT cụ thể bao gồm ngành sản xuất điện tử, ngành viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm, công nghiệp Internet…Mà đi theo hướng chuyển đổi số tại các ngành các lĩnh vực truyền thống.Từ thực tiễn phát triển tại Trung Quốc thì việc đầu tư chuyển đổi số vào ngành và các lĩnh vực lại mang lại hiệu quả lớn. Ví dụ: Trong lĩnh vực giao thông vận tải, việc chuyển đôi số 145 cảng biển, hay triển khai các sáng kiến cảng mở để đón được siêu tàu quốc tế vào các cảng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Tương tự, cần xác định các nội dung cốt lõi trong phát triển nông nghiệp, du lịch hay phát triển kinh tế tại các cửa khẩu và các lĩnh vực tiềm năng khác. Thông qua chuyển đổi số ngành, lĩnh vực, thúc đẩy phát triển các nền tảng số dùng chung quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực. Học hỏi kinh nghiệm này, Việt Nam chúng ta cũng cần có các chính sách các đường lối phát triển đi vào chuyển đổi số ở các ngành các lĩnh vực truyền thống, thay vì ưu tiên phát triển công nghiêp ICT như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alita Sharon (2019), Malaysia’s Digital Economy expected to expand 2. MDEC (2017), Nền kinh tế kỹ thuật số của Nhà vô địch Malaysia 3. MDEC(2018), Giới thiệu về MDEC 4. MaGIC (2018), Chương trình 5. World bank (2016), Digital Dividends 6. World bank (2018), Malaysia’s Digital Economy 7. https://andrews.edu.vn/bao-cao-digital-marketing-viet-nam-2019/ 8. Bộ thông tin truyền thông (2023), báo cáo số 76- Vụ kinh tế số, xã hội số
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
4 p | 206 | 18
-
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 p | 55 | 17
-
Chính sách phát triển nền “kinh tế số” ở Việt Nam – một số vấn đề đặt ra
9 p | 60 | 13
-
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
3 p | 85 | 11
-
Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam
23 p | 70 | 10
-
Kinh tế số và phát triển nền kinh tế số - Kinh nghiệm của Phần Lan
13 p | 36 | 9
-
Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam: Những rào cản và gợi ý chính sách
4 p | 54 | 8
-
Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số
8 p | 14 | 8
-
Phát triển nền kinh tế đô thị Việt Nam thông minh và sáng tạo
9 p | 34 | 7
-
Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam: cơ hội và thách thức - Phan Thế Công
9 p | 39 | 5
-
Lao động Việt Nam trong phát triển nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp
7 p | 11 | 5
-
Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
4 p | 16 | 4
-
Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đổi mới sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam
3 p | 4 | 3
-
Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
6 p | 75 | 3
-
Một số vấn đề cơ bản trong phát triển nền kinh tế và giữ vững ổn định xã hội ở nước ta hiện nay
4 p | 59 | 2
-
Phát triển nền kinh tế xanh ở Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam
15 p | 13 | 1
-
Tự do kinh tế và quá trình sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
13 p | 81 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn