intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển ngành Bảo hiểm Việt Nam theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã phân tích thực trạng sự hiểu biết và nhu cầu của khách hàng để làm rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp để phát triển ngành bảo hiểm theo kịp xu hướng phát triển chung của khu vực và trên toàn thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển ngành Bảo hiểm Việt Nam theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" PHÁT TRIỂN NGÀNH BẢO HIỂM Việt Nam THEO XU THẾ Cách mạng công nghiệp 4.0 ThS. Nguyễn Xuân Tiệp1, Trịnh Nguyễn Hà Nhung, Nguyễn Minh Quang, Trương Thị Ngọc Ánh, Trần Minh Phương Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mọi thành phần của nền kinh tế đòi hỏi tất cả các ngành, lĩnh vực phải chuyển mình để bắt kịp xu thế phát triển trên thế giới. Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong ngành bảo hiểm (InsurTech) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng và kinh tế - xã hội. Trên thế giới, InsurTech đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao và thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn, đặc biệt là thị trường châu Á. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành bảo hiểm còn chưa được chú trọng, InsurTech vẫn đang trong giai đoạn hình thành sơ khai và chưa đạt được thành tựu đáng kể. Đề tài đã phân tích thực trạng sự hiểu biết và nhu cầu của khách hàng để làm rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp để phát triển ngành bảo hiểm theo kịp xu hướng phát triển chung của khu vực và trên toàn thế giới. Từ khoá: Cách mạng công nghiệp 4.0, InsurTech, bảo hiểm, phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam 1. Giới thiệu 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra trên toàn thế giới và đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội và thâm nhập vào từng lĩnh vực của nền kinh tế. Là một trong ba trụ cột của lĩnh vực tài chính, ngành bảo hiểm cũng phải thay đổi để thích nghi với môi trường công nghệ hiện đại. Công nghệ được áp dụng trong lĩnh vực bảo hiểm hay còn được gọi là InsurTech được ví như một cơn bão sẽ phá tan mọi phương thức hoạt động truyền thống, làm thay đổi hành vi tiêu dùng và các phương thức kinh doanh cũng như quản trị của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Trong tương lai, với sự phát triển của InsurTech, khách hàng có thể tự đóng gói đơn bảo hiểm theo yêu cầu của mình, hợp đồng bảo hiểm sẽ được chuyển đến 1 Email của tác giả chính: tiepnx@neu.edu.vn 409
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" email cho khách hàng chỉ sau vài giây. Khi bồi thường, mọi quy trình cũng có thể thực hiện tự động hóa theo công thức có sẵn và khép kín, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, có thể nói InsurTech là xu hướng tất yếu, không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đề tài “Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam theo xu thế CMCN 4.0” giúp các DNBH có thêm cơ sở, thông tin trong việc định hướng phát triển ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: • Khái quát về CMCN 4.0 và các ứng dụng thành tựu của công nghệ 4.0 trong lĩnh vực bảo hiểm (InsurTech). • Đánh giá thực trạng phát triển ứng dụng công nghệ ngành bảo hiểm Việt Nam. • Định hướng phát triển lĩnh vực Bảo hiểm số để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành trong dài hạn. Đồng thời, đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực bảo hiểm. 1.3. Tổng quan nghiên cứu Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm tới việc phát triển công nghệ trong ngành bảo hiểm để nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý. Cụ thể: Antonella Cappiello (2018) đã phân tích rõ những ảnh hưởng của thành tựu công nghệ 4.0 tới thị trường bảo hiểm thế giới hiện nay. Làn sóng công nghệ tác động lên từng đối tượng và chủ thể liên quan, làm thay đổi chuỗi giá trị ngành, nhất là trong tư duy và phương thức tiếp cận khách hàng. Bảo hiểm số sẽ mở ra các cơ hội phát triển mới nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức cho ngành bảo hiểm. Nguyễn Ngọc Sơn (2014) đã làm rõ thực trạng, những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn đọng trong quản lý đối tượng bảo hiểm xã hội thông qua hệ thống CNTT tại tỉnh Hòa Bình. Trương Ngọc (2017) chỉ rõ thực trạng chi vượt quỹ do trục lợi bảo hiểm thông qua số liệu cụ thể và đưa ra các giải pháp quản lý quỹ dựa trên nền tảng cơ bản của Big Data và IoT. Mỗi cá nhân được cấp số định danh duy nhất, hệ thống thông tin được tích hợp và đồng bộ hóa sẽ giúp kiểm soát dữ liệu hiệu quả, giảm thiểu tình trạng trục lợi từ cả hai phía người mua bảo hiểm và cán bộ nhân viên. Đề tài liên quan tới cuộc CMCN 4.0 trong bảo hiểm tại Việt Nam là một vấn đề 410
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" mới nhưng hiện nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các đề tài trước kia thiếu tính cập nhật, mới chỉ dừng ở các thành tựu của cuộc cách mạng 3.0. Thêm vào đó, phạm vi của các đề tài còn chưa rộng, chủ yếu là tập trung ứng dụng CNTT vào trong BHYT, BHXH trong khi mảng BHTM lại chưa được chú trọng. Như vậy, hiện tại chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc ứng dụng những thành tựu công nghệ 4.0 trong hoạt động kinh doanh và quản lý bảo hiểm trong các cơ quan và DNBH. 1.4. Cơ sở lí thuyết về Cách mạng công nghiệp 4.0 và InsurTech a) Sơ lược về Cách mạng công nghiệp 4.0: CMCN lần thứ nhất nổ ra vào khoảng năm 1784 với đặc trưng là sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hoá sản xuất. Ngay sau đó, cuộc cách mạng thứ hai kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 với các đặc điểm: điện năng được sử dụng nhiều hơn và các ngành sản xuất cũng thay đổi nhanh chóng gắn liền với sự xuất hiện của dây chuyền sản xuất tự động hóa. Bắt đầu từ năm 1969, cơ sở hạ tầng điện tử, máy tính phát triển mạnh mẽ; đến thập niên 70 - 80, máy tính cá nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến nhiều hơn. Cuối thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh mới đã được sử dụng rộng rãi, qua đó hoàn thiện quá trình CMCN 3.0. Năm 2013, CMCN 4.0 bắt đầu manh nha hình thành với đặc trưng là ứng dụng công nghệ cao, điện toán hoá ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Không chỉ ứng dụng công nghệ tiên tiến mà còn là sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học làm cho cuộc CMCN lần thứ tư về cơ bản khác với các cuộc cách mạng trước đó. Trong đó, ba trụ cột chính của cuộc CMCN này là: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Cuộc CMCN 4.0 đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội và thâm nhập vào từng lĩnh vực của nền kinh tế. Việc sử dụng tối đa công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp trở nên đồng bộ hơn, doanh nghiệp nắm bắt thông tin, số liệu chính xác hơn, hạn chế được nhiều rủi ro trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận và đơn giản hoá công việc quản lý, đặc biệt là đối với những lĩnh vực như: giao thông vận tải, y tế, ngân hàng, bảo hiểm... b) Vài nét về InsurTech: InsurTech là một thuật ngữ được ghép bởi Insurance (bảo hiểm) và Technology (công nghệ) dùng để chỉ xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành bảo hiểm. Theo Nguyễn Thị Vân Anh (2016) InsurTech là một ngành công nghiệp, bao gồm các 411
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" công ty sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm rẻ hơn, nhanh hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Theo King & Wood Mallesons (2016) InsurTech là sự chuyển đổi ngành bảo hiểm thông qua ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ hiện đại như thiết bị di động, bưu chính viễn thông hay Trí tuệ nhân tạo vào trong các hoạt động bảo hiểm. Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì InsurTech là việc ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học công nghệ trong ngành bảo hiểm để hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hiệu quả nhất. Đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển vượt bậc như hiện nay, ngành bảo hiểm Việt Nam cần phải thay đổi theo xu hướng công nghệ 4.0 để thích ứng kịp với sự phát triển của các ngành nghề khác và theo kịp xu thế phát triển của thế giới. Cuộc CMCN 4.0 tác động tới tất cả các khâu quy trình kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm giúp cho hoạt động kinh doanh của DNBH đạt hiệu quả cao nhất: Ứng dụng trong nghiên cứu và phát triển SPBH: bắt đầu từ việc khảo sát, thu thập thông tin về khách hàng; đánh giá về mức độ và tần suất rủi ro thông qua các thiết bị thông minh, các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong việc dự đoán khả năng rủi ro; sau đó tiến hành phân tích xử lý các kết quả thu được, đánh giá nhu cầu của mỗi khách hàng, giới thiệu SPBH và thiết kế cũng như định phí cho SPBH phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Ứng dụng trong quá trình tiếp cận khách hàng: nhờ các kênh phân phối bảo hiểm trực tuyến, ứng dụng bán bảo hiểm trên thiết bị di động và phân phối bảo hiểm qua mạng xã hội, DNBH sẽ tiếp xúc nhiều hơn tới khách hàng có nhu cầu mà không còn bị giới hạn bởi thời gian hay khoảng cách địa lý. Ứng dụng công nghệ trong khâu quản lý dịch vụ và hỗ trợ khách hàng: duy trì đều đặn sự tương tác giữa DNBH và khách hàng thông qua các ứng dụng trả lời tự động (chatbots) và hệ thống điện tử hỗ trợ tư vấn viên, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn khách hàng của mình và thu thập được một Dữ liệu lớn thông tin khách hàng. Ứng dụng trong khâu quản lý rủi ro: làm tăng tính chính xác của thông tin. Khi có bất cứ một động thái thay đổi hay phát sinh, khách hàng và doanh nghiệp có thể kịp thời thông báo và xử lý phù hợp: phân tích thông tin về sức khoẻ từ các thiết bị đeo tay thông minh để đưa ra lời khuyên cho khách hàng (smartwatch); sử dụng hệ thống hỗ trợ lái tự động, an toàn để giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao thông hay lắp đặt các thiết bị chống trộm kết nối GPS; lắp đặt các thiết bị trong nhà như hệ thống báo trộm tự động, 412
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" kiểm soát cháy nổ, kiểm soát nhiệt độ, khoá cửa tự động hay camera theo dõi từ xa để đề phòng rủi ro cho ngôi nhà (smarthome). Ứng dụng trong khâu giám định và bồi thường: rút ngắn thời gian và làm đơn giản hoá quá trình bồi thường thiệt hại của DNBH cho khách hàng qua hệ thống điện tử, qua đó giảm thiểu tình trạng trục lợi bảo hiểm. c) Vai trò của InsurTech: InsurTech mang lại nhiều lợi ích cho cả DNBH và khách hàng ở trên nhiều góc độ khác nhau, bên cạnh đó, InsurTech còn đem lại ý nghĩa to lớn đối với kinh tế - xã hội. Đối với DNBH: Vai trò của InsurTech được thể hiện trong toàn bộ quy trình của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cụ thể: (1) Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, cải thiện hình ảnh DNBH với khách hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. (2) Cung cấp thông tin đầy đủ và nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về các SPBH (thông qua các kênh phân phối bảo hiểm trực tuyến); (3) Phân tích, dự báo và tính phí bảo hiểm một cách chính xác và hợp lý nhất; (4) Thu phí bảo hiểm một cách dễ dàng, an toàn và đảm bảo thông qua các phương tiện thanh toán trực tuyến; (5) Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc giám định tổn thất nhờ thu thập nguồn thông tin nhanh chóng và chính xác từ các thiết bị thông minh; (6) Quản lý rủi ro, giảm được tình trạng trục lợi bảo hiểm đồng thời giám sát việc kinh doanh bảo hiểm dễ dàng và chặt chẽ hơn; (7) Thiết kế và xây dựng những SPBH mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng khác nhau. Đối với khách hàng: Áp dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. (1) Khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ chăm sóc khách hàng của các DNBH; (2) Phí bảo hiểm khi mua sản phẩm qua kênh bán hàng trực tuyến được giảm đáng kể do DNBH tiết kiệm được chi phí khai thác và quản lý so với việc mua bảo hiểm qua các kênh truyền thống; 413
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" (3) Thuận tiện trong việc mua bảo hiểm, ký kết hợp đồng và đóng phí thông qua kênh bán hàng trực tuyến, giao dịch trên thiết bị thông minh và chữ ký điện tử; (4) Lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân nhờ vào các website so sánh sản phẩm, hệ thống điện tử hỗ trợ khách hàng; (5) Dễ dàng tiếp cận với SPBH, thông tin về các sản phẩm cũng như chương trình khuyến mãi; (6) Nhận được tiền chi trả, bồi thường nhanh chóng nhờ vào việc tận dụng lợi thế của công nghệ, tiết kiệm thời gian giám định tổn thất; (7) Nắm bắt kịp thời thông tin về khả năng xảy ra rủi ro, góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra. Đối với kinh tế - xã hội: (1) InsurTech góp phần thu hút thêm nhu cầu về SPBH, từ đó giúp thị trường bảo hiểm tăng trưởng một cách bền vững, cung cấp nguồn vốn đầu tư lớn và dài hạn đối với kinh tế - xã hội; (2) Hạn chế nguy cơ tổn thất cho các cá nhân và tổ chức, từ đó giảm thiểu rủi ro của toàn xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân; (3) Việc triển khai các dịch vụ Green Insurance trong InsurTech sẽ đóng góp vào tăng trưởng bền vững nền kinh tế; (4) Thông qua việc bảo vệ toàn diện các rủi ro, thúc đẩy các ngành nghề phát triển. 2. Thực trạng sự phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Thực trạng phát triển InsurTech trên thế giới Theo báo cáo của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) về sự phát triển của InsurTech toàn cầu năm 2017 cho thấy từ quý 2 năm 2016, tổng vốn do các DNBH, tái bảo hiểm và quỹ đầu tư mạo hiểm đổ vào thị trường InsurTech dần cải thiện, đạt 985 triệu USD vào quý 2 năm 2017, tăng trưởng lên đến 247% so với năm 2016. 414
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Vốn đầu tư (Đô la Mỹ) Tổng giao dịch Nguồn: Báo cáo năm 2017 của PwC Hình 1: Nguồn vốn đầu tư và tổng số giao dịch InsurTech trên toàn thế giới Số lượng hợp đồng InsurTech tăng đáng kể, theo nghiên cứu mới của Accenture (công ty chuyên cung cấp các phân tích, đánh giá về các lĩnh vực tài chính, công nghệ dựa theo nguồn khảo sát cụ thể) chỉ ra rằng đầu tư toàn cầu vào ngành InsurTech tăng mạnh vào năm 2017, số lượng giao dịch bảo hiểm tăng lên 39% trên toàn cầu vào năm 2017, với tổng giá trị giao dịch tăng 32%, lên 2,3 tỷ USD. Cũng theo báo cáo của Accenture, phân khúc bảo hiểm phổ biến nhất cho các khoản đầu tư vào năm 2017 là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và tai nạn, chiếm 42% đầu tư toàn cầu, cùng với SPBH kết hợp cả trách nhiệm và rủi ro thiệt hại tài sản (26%) và bảo hiểm sức khoẻ (18%) chiếm ba vị trí đầu. Nắm bắt được xu hướng phát triển đó, ngày càng có nhiều các công ty InsurTech được thành lập. Theo CB Insight- chuyên trang tổng hợp và phân tích số lượng dữ liệu và đánh giá dựa theo xác suất thực tế, tỷ lệ tham gia đầu tư vào các startup về bảo hiểm tại Mỹ là 63%, Đức là 6%, Anh là 5%, Pháp là 3%. Ngoài ra, báo cáo của Accenture cho thấy các DNBH truyền thống đang nhanh chóng tham gia vào cuộc đua công nghệ, tỷ lệ DNBH truyền thống tham gia đầu tư mạo hiểm tăng lên 63% trong 5 năm qua. Có thể nói, sự thay đổi mà InsurTech mang lại giống một phát minh mới, giúp cung ứng SPBH theo mọi nhu cầu, tại bất kỳ thời gian nào.Với sự thay đổi cơ chế, kênh phân phối kinh doanh không những giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đơn giản hóa quy trình giao dịch và yêu cầu chi trả bồi thường mà còn giúp cho chính các DNBH trong việc kiểm soát quy trình kinh doanh một cách hiệu quả hơn bên cạnh việc tiếp cận được đa dạng nguồn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp dễ dàng 415
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" hơn khi quyết định xây dựng tên tuổi tại một thị trường mới hay hợp tác với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để phát triển InsurTech một cách mạnh mẽ thì rào cản lớn nhất là nguồn vốn do nhiều nhà đầu tư vẫn còn tỏ ra e ngại vì họ thấy vẫn chưa đủ tín hiệu tích cực khi chuyển hướng sang một loại hình kinh doanh còn khá mới và non trẻ. Ngoài ra, việc triển khai bảo hiểm kỹ thuật số vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong việc đạt được mức độ tin tưởng của khách hàng. Theo Webbaohiem.net, tin tức về các khoản đầu tư lớn vào khởi nghiệp InsurTech tại Hoa Kỳ và châu Âu nhanh chóng lan tỏa tới châu Á. Các nhà đầu tư nhận thấy rằng châu Á là một khu vực hấp dẫn nhất đối với ngành bảo hiểm và sẵn sàng đầu tư cao. Theo số liệu từ CB Insight, trong tổng số 1 tỷ đô la các giao dịch InsurTech toàn cầu trong quý 2 năm 2017, các công ty khởi nghiệp ở châu Á chỉ thu hút được 16% so với 53% đối với châu Mỹ và 27% đối với châu Âu. Tuy nhiên, khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng hơn khi xem châu Á đóng góp khoảng 34% phí bảo hiểm thế giới vào năm 2016. Cũng theo CB Insights, tỷ lệ tham gia đầu tư vào các startup về bảo hiểm tại Trung Quốc là 4% và Ấn Độ là 5%. Bên cạnh đó, nhận thấy được tiềm năng của xu hướng mới, rất nhiều doanh nghiệp truyền thống cũng đầu tư để phát triển mảng bảo hiểm số như Manulife, Prudential, AIA,... Với sự hợp tác của FintechNZ, InsurTech Australia, InsurTech London (Anh), hiệp hội InsurTech châu Á (IAA) đã sáng lập Global InsurTech Alliance (GITA) để tăng cường hợp tác giữa các hệ sinh thái InsurTech và điều chỉnh hoạt động của các đối tác thành viên. Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp đang ở giai đoạn sơ khai và còn yếu, không thể hỗ trợ hiệu quả cho các startup. Nền kinh tế của châu Á nói chung đang phân hoá rõ rệt, mức độ dân trí và kinh tế của nhiều quốc gia đang gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, rào cản luật pháp của châu Á làm kìm hãm sự liên kết giữa các doanh nghiệp ở các khu vực trên thế giới. Tiêu biểu cho sự phát triển bảo hiểm số ở Châu Á là hai quốc gia Singapore và Trung Quốc * Singapore: Singapore được coi là trung tâm bảo hiểm khu vực châu Á, đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và thực tế đã trở thành một điểm nóng của InsurTech ở châu Á. Một số điểm tích cực đã tạo điều kiện để InsurTech phát triển tại Singapore: (1) Điều tiết hỗ trợ và môi trường chính trị ổn định (2) Hệ sinh thái kinh doanh đang nổi lên với các tiềm năng tương ứng Thị trường bảo hiểm Singapore được quản lý bởi Ngân hàng trung ương Singapore 416
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" (MAS) phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Singapore. Hai cơ quan này luôn theo sát thị trường và có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường bảo hiểm tại Singapore. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đang làm việc với Chính phủ Anh (UKTI) và 15 đại diện ngành bảo hiểm bao gồm Aviva, AXA, AIA, IAG, Allianz, ETiQa và InsurTechAsia để thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số trong ngành bảo hiểm ở Singapore và Đông Nam Á. Tiêu biểu có thể kể đến công ty ETiQa Insurance, là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng InsurTech. ETiQa đã đạt hơn 200% doanh thu từ mức tăng trưởng doanh thu trực tuyến từ năm 2017.  Một số công ty khởi nghiệp cũng đã áp dụng công nghệ trong công ty của họ. Điển hình như GoBear, đây là một công ty khởi nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ bảo hiểm và so sánh tài chính trên khắp châu Á. Các công ty mới nổi khác bao gồm Active.ai và Frame đều cung cấp các dịch vụ AI cho các ngân hàng và các định chế tài chính khác. Kinh nghiệm phát triển InsurTech của Singapore: Chính phủ Singapore đã nhận thức rõ tiềm năng của InsurTech trong việc định hình lại mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp tài chính truyền thống nói chung. Ngân hàng trung ương Singapore (MAS), cơ quan điều hành và giám sát tất cả các hoạt động bảo hiểm, đã đưa ra các chính sách để thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số. Hơn nữa, với InsurTech nói riêng hay bất cứ những ngành công nghiệp nào với mô hình kinh doanh xoay quanh công nghệ, sự hợp tác giữa những doanh nghiệp trong và ngoài ngành là thực sự cần thiết để có thể mở rộng tính sáng tạo, phát triển ý tưởng và cơ hội đầu tư. * Trung Quốc: Thị trường bảo hiểm Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua và hiện xếp hạng thứ ba trên toàn cầu. Điều này được minh chứng bằng sự đầu tư ngày càng tăng của công nghệ bảo hiểm của các nhà đầu tư Trung Quốc. Năm 2016, đã có 173 khoản đầu tư vào công nghệ mới, tăng 44% từ năm 2015.  Đồng thời, ZhongAn Insurance, DNBH InsurTech đầu tiên tại Trung Quốc, đã có một đợt IPO thành công tại Hồng Kông, tăng 1,5 tỷ USD, trở thành DNBH InsurTech lớn nhất thế giới.  Kinh nghiệm phát triển InsurTech của Trung Quốc: Sở hữu nền công nghiệp công nghệ vững mạnh: sự phát triển InsurTech tại Trung Quốc sở hữu một lợi thế sẵn có khi Trung Quốc là trung tâm công nghệ di động với rất nhiều nhà sản xuất di động đứng đầu. 417
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Có môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi nhiều sáng tạo và thay đổi: sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà khởi nghiệp nội địa, các DNBH truyển thống, cùng với sự tham gia của các tập đoàn ngoài ngành như Tencent hay “ông lớn” thương mại điện tử Alibaba khiến cho ngành bảo hiểm Trung Quốc buộc phải đổi mới. 2.2. Thực trạng phát triển InsurTech tại Việt Nam Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang bắt đầu được các DNBH nhân thọ quan tâm, phát triển. Mới đây, tại Hội thảo Triển lãm Vietnam Finance do Bộ Tài chính tổ chức với chủ đề “Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm và giải pháp công nghệ thông tin”, một chuyên gia đầu ngành đã đề cập đến vấn đề này và khẳng định ứng dụng công nghệ số được coi là một trong những giải pháp cơ bản để phát triển thị trường bảo hiểm trong thời gian tới. Hầu hết các DNBH Việt Nam đang chú trọng phát triển các ứng dụng công nghệ ở mức độ cơ bản nhất như ứng dụng bán bảo hiểm trên thiết bị thông minh, công nghệ trả lời khách hàng tự động, website so sánh SPBH, website bán hàng trực tuyến. Ứng dụng trên thiết bị thông minh: Tổng Công ty Bảo hiểm Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu dịch vụ xét nghiệm Gene dinh dưỡng myDNA với chức năng quản lý, cải thiện sức khoẻ dựa trên mã gene di truyền cá nhân. Qua việc phân tích nước bọt của khách hàng, myDNA cung cấp những báo cáo đầy đủ, đơn giản, từ đó tư vấn các chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý hàng ngày hay nhận được hỗ trợ trực tuyến từ chuyên gia. Tổng Công ty Bảo hiểm VietinBank vừa chính thức ra mắt Ứng dụng My VBI, lần đầu xuất hiện tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, giúp khách hàng khai báo bồi thường, chụp ảnh tổn thất xe cơ giới tại hiện trường, hướng dẫn bồi thường bảo hiểm, truy vấn thông tin bồi thường bảo hiểm, tra cứu Giấy chứng nhận và hóa đơn điện tử. Tổng Công ty Bảo hiểm FWD là doanh nghiệp tiên phong phát triển công nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm. Mở đầu trong chiến dịch kinh doanh này là việc hợp tác với chuyên trang thương mại điện tử Tiki.vn. Bên cạnh đó, vào đầu năm 2018, FWD tung ra giải pháp giúp khách hàng tham gia sản phẩm “FWD đón đầu thay đổi” có thể truy cập thông tin tài khoản hợp đồng bảo hiểm và rút tiền từ hợp đồng bảo hiểm trực tuyến. Công nghệ ChatBot: Được phát triển trên ứng dụng nhắn tin trực tuyến Facebook Messenger, Prudential Việt Nam đã cho ra mắt ứng dụng PruBot- ứng dụng dựa trên nền tảng AI. Với sản phẩm 418
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" này, Prudential là DNBH đầu tiên đưa công nghệ ChatBot vào chương trình tư vấn cho khách hàng trên mạng xã hội. Trang Web bán hàng trực tuyến: Hầu hết các DNBH lớn đã và đang có kế hoạch phát triển dòng sản phẩm của mình thông qua Internet. Một số doanh nghiệp tự mở một website của riêng họ như Prudential (với e.prudential.com.vn) hay PTI (với epti.vn). Hay với việc liên kết với đối tác bán hàng trực tuyến sẵn có trên thị trường với phương thức của Bảo Việt Life (phân phối sản phẩm thông qua Ví điện tử MOMO) hoặc tổ chức bán SPBH với quyền lợi hấp dẫn của FWD trên trang bán hàng trực tuyến Tiki.vn. Trang Web so sánh các SPBH: Với giao diện đơn giản, dễ hiểu, các trang web chịu trách nhiệm tổng hợp và tìm ra những SPBH phù hợp nhất theo từng tiêu chí mà khách hàng đưa ra. 2.3. Xu hướng phát triển của InsurTech ở Việt Nam trong tương lai • Có nhiều cơ hội thu hút nguồn đầu tư: Các nhà đầu tư vẫn đang nhắm vào thị trường InsurTech châu Á đầy tiềm năng. Xu hướng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư InsurTech của thế giới về châu Á giúp cho Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, kêu gọi dòng vốn đầu tư nhờ vào những ưu thế vốn có của mình như là một trong những quốc gia nổi bật trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ, dân số trẻ, mật độ người dân sử dụng các thiết bị công nghệ tuy còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng rất khả quan. • Ngày càng có nhiều DNBH phát triển InsurTech: Trước những ảnh hưởng to lớn và tích cực mà công nghệ 4.0 đem lại, việc bắt kịp và đổi mới công nghệ là mục tiêu quan trọng của mọi lĩnh vực, và ngành bảo hiểm cũng không thể nằm ngoài xu thế này. Trong những năm gần đây, nhiều DNBH đã sớm nhận ra được tiềm năng mà InsurTech có thể đem lại và đã nhanh chóng đặt mục tiêu, triển khai việc trang bị và sử dụng công nghệ trong quy trình kinh doanh. Mặc dù việc áp dụng công nghệ mới từ những bước sơ khai và cơ bản nhưng có thể thấy rằng các DNBH đã nhận thức rõ ràng rằng InsurTech chính là nền móng của ngành bảo hiểm trong tương lai. • Đa dạng hóa việc ứng dụng công nghệ trong quy trình kinh doanh: Nhìn chung, việc áp dụng InsurTech ở Việt Nam hiện tại đang ở quá trình sơ khai do 419
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" khách hàng vẫn chưa được tiếp xúc với mô hình kinh doanh mới và một số lo ngại về mặt bảo mật nên hầu hết các DNBH mới chỉ tập tập trung phát triển một số SPBH sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới trên các ứng dụng di động hay kinh doanh SPBH online. Tuy nhiên, với sự thay đổi và phát triển một cách chóng mặt của công nghệ thì các SPBH số sẽ ngày càng được đa dạng hóa. Bên cạnh việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, giải pháp quản lý và bảo mật cũng sẽ ngày càng được doanh nghiệp quan tâm. Và trong tương lai, sự kết hợp giữa các công nghệ hiện đại sẽ được tận dụng tối đa: bảo mật blockchain, internet vạn vật, công nghệ thực tế ảo, thiết bị theo dõi trên không Drone,... Sự kết hợp này được mong đợi sẽ xây dựng nên một cuộc cách mạng InsurTech bùng nổ và vững chắc. 3. Đánh giá sự hiểu biết và nhu cầu sử dụng bảo hiểm gắn với công nghệ 3.1. Tiêu chí khi mua SPBH Đề tài đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá mức độ quan trọng khi mua SPBH, khách hàng xếp hạng từ 1 đến 5 với 1 là quan trọng nhất, 5 là ít quan trọng nhất. Bảng 1: Mức độ quan trọng của 5 tiêu chí đối với khách hàng khi mua SPBH Phí bảo Dịch vụ chăm sóc Thương hiệu Chi trả bồi thường Sản phẩm đáp hiểm khách hàng công ty nhanh chóng ứng nhu cầu Mean 2.98 2.90 3.09 2.96 3.07 Std. Dev 1.461 1.201 1.483 1.329 1.567 Nguồn: Từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Từ Bảng 1, ta có thể thấy rằng khách hàng coi tiêu chí “dịch vụ chăm sóc khách hàng” là tiêu chí quan trọng nhất. Tiêu chí “chi trả bồi thường nhanh chóng” đứng thứ hai, tiếp theo là tiêu chí “phí bảo hiểm cạnh tranh”. Để thu hút khách hàng, DNBH nên tập trung hơn vào việc phát triển những ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, cải thiện quy trình chi trả bồi thường và giảm phí bảo hiểm trước. 420
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 3.2. Ứng dụng bán bảo hiểm trực tuyến Nguồn: Từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Hình 2: Tiếp cận của khách hàng đối với các kênh bán bảo hiểm trực tuyến Theo Hình 2, ta thấy rằng Website bán hàng trực tuyến của DNBH phổ biến đối với đa số khách hàng. Hiện nay, đa số DNBH đều có website riêng của công ty. Website này không chỉ cung cấp HĐBH online mà còn cung cấp thông tin đầy đủ về DNBH, SPBH, các chương trình khuyến mại. Đối với khách hàng đây là một kênh thông tin đáng tin cậy giúp họ có sự hiểu biết kĩ càng về DNBH cũng như SPBH trước khi quyết định mua bảo hiểm. 3.3. Kênh thông tin về SPBH Nguồn: Từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Hình 3: Thống kê mức độ hiểu biết của khách hàng về kênh thông tin về SPBH 421
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Từ Hình 3, ta thấy kênh thông tin Internet, website phổ biến với đa số khách hàng. Ngày nay, khách hàng tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị công nghệ nên Internet, website là kênh thông tin tiềm năng mà các DNBH cần khai thác để quảng bá thương hiệu và giới thiệu các sản phẩm. Nếu khai thác tốt kênh thông tin này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho DNBH vì dễ dàng tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm. Các ứng dụng trên thiết bị di động chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng, số lượng các ứng dụng bán bảo hiểm trên thiết bị di động còn hạn chế, do đó các DNBH cần quảng bá kênh thông tin này rộng rãi hơn để khách hàng biết đến. Tính đến cuối năm 2017, có đến 84% người dân Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh (Báo cáo của Nielsen Việt Nam, 2017) nên đây là một trong những kênh hữu hiệu để DNBH hướng tới. 3.4. Sự ưa thích kênh mua bảo hiểm Nguồn: Từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Hình 4. Thống kê sự ưa thích các kênh mua SPBH của khách hàng Từ Hình 4, ta thấy rằng kênh bán bảo hiểm trực tuyến trên ứng dụng di động và website nhận được ít lượt lựa chọn nhất. Điều này dễ dàng lí giải do thói quen mua sắm của người Việt Nam, còn khá e dè, thiếu tin tưởng vào các sản phẩm qua mạng. Đây là khó khăn và thách thức của các DNBH trong việc phát triển các ứng dụng bán bảo hiểm trực tuyến. 4. Kiến nghị và giải pháp Như vậy, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành bảo hiểm Việt Nam còn chưa được các DNBH chú trọng, InsurTech vẫn đang trong giai đoạn hình thành sơ khai và 422
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" chưa đạt được thành tựu đáng kể. Nguyên nhân một phần do khung pháp lý về giao dịch điện tử trong ngành bảo hiểm còn chưa hoàn thiện, người dân vẫn còn chưa có niềm tin vào việc mua SPBH qua mạng, hơn nữa, việc phân phối bảo hiểm qua các kênh truyền thống vẫn đang chiếm tỷ lệ cao nên các DNBH còn chưa thực sự quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ trong ngành bảo hiểm. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam theo xu thế CMCN 4.0 trong thời gian tới: 4.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan (1) Đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào công nghệ Sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía nhà nước là rất cần thiết với một số biện pháp tiêu biểu như sửa đổi, bổ sung kịp thời các điều luật về giao dịch, thanh toán qua công nghệ hay áp dụng đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về thuế, lãi suất vốn vay và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao ở các DNBH. (2) Tích cực hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Cần hơn nữa sự hợp tác giữa ngành liên quan để cải thiện hệ thống giáo dục một cách toàn diện, giúp sinh viên được tiếp cận, học hỏi và trau dồi kĩ năng ngay từ môi trường cao đẳng, đại học, giúp củng cố, phát triển thế hệ nhân lực chất lượng cao. Mặt khác, cần thực thi các cơ chế, chính sách ưu đãi trong việc đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước. (3) Nâng cao dân trí toàn dân về bảo hiểm Tuyên truyền, nâng cao dân trí của người dân là một nhiệm vụ cần thiết, giúp cải thiện khả năng học hỏi công nghệ của người dân cũng như nhận thấy được sự cần thiết của công nghệ trong cuộc sống, bên cạnh đó cũng cần cải thiện nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng các SPBH để đề phòng các rủi ro trong cuộc sống. 4.2. Giải pháp đối với các DNBH (1) Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm số, phát triển mạng lưới giao dịch điện tử trực tuyến và thanh toán phí bảo hiểm an toàn và tiện lợi hơn Để giúp khách hàng nắm bắt thông tin tốt hơn, lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và giảm thiểu thời gian, chi phí cho khách hàng trong quá trình giao dịch cũng như nộp phí bảo hiểm, DNBH cần phát triển mạng lưới giao dịch trực tuyến về cả chiều rộng (tăng số lượng kênh và số lượng công ty sử dụng kênh phân phối trực tuyến) lẫn chiều sâu (tăng chất lượng kênh phân phối). Ngoài ra, các DNBH có thể tăng cường liên kết với nhiều ngân hàng, bưu điện hoặc triển khai những phương thức thanh toán mới 423
  16. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng khi thanh toán phí bảo hiểm. (2) Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ trong các DNBH Nhằm hướng đến một hình ảnh chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc giao dịch, DNBH cần có những chính sách đào tạo nhân viên công nghệ cao. Các DNBH có thể hợp tác với kỹ sư hoặc chuyên gia công nghệ từ nước ngoài, ưu tiên tuyển dụng nhóm nhân lực trẻ, có khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh và không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong công ty nhằm hướng tới hình ảnh chuyên nghiệp nhất. (3) Hoàn thiện chiến lược thu hút khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến Hiện nay, bảo hiểm trực tuyến ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, doanh thu đến từ kênh online vẫn còn khá khiêm tốn, bởi về cơ bản, khách hàng chưa biết đến nó nhiều. Chính vì vậy, DNBH cần có những chính sách và chương trình nhằm thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức giao dịch này hơn là phương thức giao dịch truyền thống. DNBH cần đẩy mạnh thực hiện một số phương pháp marketing, cả trên kênh online lẫn trên báo, đài, tivi, email... Ngoài ra, chúng ta có thể đề nghị chính khách hàng giới thiệu cho những người thân xung quanh. 424
  17. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Tài liệu tham khảo 1. Antonella Cappiello (2018), “Technology and the Insurance Industry: Re-configuring the Competitive Landscape”. 2. CB Insights (2017), Insurance Tech startups Raise $1.7B Across 173 Deals in 2016 [Trực tuyến], Địa chỉ: www.cbinsights.com/blog/2016-insurance-tech-funding [Truy cập: 10/3/2018]. 3. CB Insights (2017), Where Insurers and Reinsurers Invested in Tech startups in 2016 [Trực tuyến], Địa chỉ: www.cbinsights.com/blog/2016-insurance-cvc-total [Truy cập: 22/3/2018]. 4. Institute of International Finance (2016), Innovation in insurance: how technology is changing the industry [Trực tuyến], Địa chỉ: https://www.iif.com/system/ files/32370132_insurance_innovation_report_2016.pdf [Truy cập: 3/3/2018]. 5. Natalie de Freitas (2018), Investment in Insurtech Industry Surged in 2017, with Europe Emerging as Key Insurtech Hub [Trực tuyến]. Ireland. Địa chỉ: https://newsroom. accenture.com/news/investment-in-insurtech-industry-surged-in-2017-with- europe-emerging-as-key-insurtech-hub-accenture-analysis-finds.htm [Truy cập: 30/3/2018]. 6. Nguyễn Ngọc Sơn (2014), “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý đối tượng bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình”. 7. Patrick Mäder, Leslie G, Fenton, Jan Ellerbrock (2017), InsurTech The new normal for (re)insurance [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.pwc.com/gx/en/insurance/ assets/pwc-insurtech.pdf [Truy cập: 27/3/2018]. 8. PGS.TS. Nguyễn Văn Định, 2013, Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 9. Sylvain Johansson, Ulrike Vogelgesang (2015), Insurance on the threshold of digitization: Implications for the Life and P&C workforce, McKinsey & Company, New York. 10. Trương Ngọc (2017), “Ứng dụng CNTT trong quản lý an toàn quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT)”, truy cập lần cuối tháng 11 năm 2017. Ngày gửi bài: 20/5/2018 Ngày gửi lại bài: 29/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 425
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2