intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu về tài chính xanh và mối quan hệ giữa tài chính xanh với phát triển bền vững; vai trò của tài chính xanh trong nền kinh tế; thực trạng phát triển thị trƣờng tài chính xanh tại Việt Nam; giải pháp phát triển thị trƣờng tài chính xanh ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH XANH HƢỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Võ Tuyết Trinh(1) TÓM TẮT: Tài chính xanh (TCX) Ďóng vai trò là kênh dẫn vốn và Ďiều tiết nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh, hướng tới sự phát triển bền vững (PTBV) thông qua việc cung cấp các lựa chọn hoặc khuyến khích khách hàng có ý thức bảo vệ môi trường. Mặc dù mới xuất hiện trong những năm gần Ďây nhưng TCX Ďã nhanh chóng trở thành là xu hướng tất yếu trên toàn thế giới trong bối cảnh hiện nay. Với cam kết Ďưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nên nhu cầu Ďầu tư vào các dự án giảm thiểu tác Ďộng Ďến môi trường tại Việt Nam sẽ ngày càng nhiều trong tương lai. Do Ďó, phát triển TCX sẽ là một trong những nền tảng thực hiện các mục tiêu xanh hoá nền kinh tế, hướng tới mục tiêu PTBV. Chính vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp Ďồng bộ và có hệ thống Ďể phát triển hơn nữa thị trường TCX. Từ khoá: TCX, thị trường TCX, PTBV, Việt Nam. ABSTRACT: Green finance plays a role as a channel for capital allocation and resource regulation for the development of a green economy, aiming towards sustainable development by providing options or incentives for environmentally conscious customers. Although emerging only in recent years, green finance has quickly become an essential trend worldwide in the current context. With commitments to achieve net-zero emissions by 2050 and reduce methane emissions by 2030, the demand for investment in projects that mitigate environmental impacts in Vietnam will increasingly grow in the future. Therefore, the development of green finance will be one of the platforms to implement green economy objectives, aiming towards sustainable development goals. Hence, in the coming time, Vietnam needs to implement various systematic solutions to further develop the green finance market. Keywords: Green finance, green finance market, sustainable development, Vietnam. 1. Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên. 811
  2. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam ngày càng quan tâm Ďến vấn Ďề môi trường và biến Ďổi khí hậu, với cam kết mạnh mẽ trước cộng Ďồng quốc tế về nền kinh tế “zero” khí thải nhà kính vào năm 2050 tại COP26(1), cho nên Nhà nước Ďã xác Ďịnh phát triển TCX ở Việt Nam là hướng Ďi Ďúng Ďắn Ďể huy Ďộng vốn cho nền kinh tế xanh (Minh Anh, 2023). Để thúc Ďẩy hành trình xanh hoá nền kinh tế, TCX là một phương thức Ďặc biệt mà các quốc gia trên thế giới Ďều coi trọng hàng Ďầu. Đặc biệt, sau Ďại dịch COVID-19, phát triển TCX ngày càng Ďược nhìn nhận sâu sắc, diễn ra với tốc Ďộ nhanh hơn, do con người ngày càng ý thức Ďược những ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và sức khoẻ với hệ quả Ďược dự báo trong ngắn hạn và dài hạn. Tại Việt Nam, sau Ďại dịch, xu hướng phát triển kinh tế ngày càng coi trọng các giá trị bền vững, hài hoà giữa kinh tế và môi trường hơn. Với cam kết Ďưa mức phát thải ròng về zero vào năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nhu cầu Ďầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác Ďộng Ďến môi trường sẽ ngày càng lớn. Do vậy, việc phát triển hệ thống TCX trong bối cảnh hiện nay rất cần thiết, tạo bệ phóng giúp nền kinh tế phục hồi và PTBV hơn. Mặc dù trong thời gian qua, sau khi Kế hoạch hành Ďộng quốc gia về tăng trưởng xanh Ďược ban hành năm 2014, hệ thống TCX tại Việt Nam Ďã Ďược quan tâm và Ďược huy Ďộng nhiều nguồn lực Ďể phát triển. Cụ thể, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Ďã xây dựng một số nghị Ďịnh, thông tư khuyến khích phát triển TCX, Ďể TCX thật sự là kênh dẫn vốn và Ďiều tiết nguồn lực cho phát triển xanh (Minh Anh, 2023), hướng Ďến mục tiêu PTBV. Tuy nhiên, việc phát triển TCX là cả một quá trình, bởi nhận thức của xã hội và cộng Ďồng doanh nghiệp về TCX còn khá hạn chế. Do Ďó, cần có nhiều giải pháp Ďồng bộ hơn Ďể phát triển thị trường TCX hướng tới PTBV trong thời gian tới. 2. Tổng quan về tài chính xanh 2.1. Tài chính xanh và mối quan hệ giữa tài chính xanh với phát triển bền vững Khái niệm ―PTBV‖ xuất hiện từ những năm Ďầu của thập niên 70 của thế kỉ XX trong phong trào bảo vệ môi trường (Wikipedia). Cụm từ PTBV lần Ďầu tiên xuất hiện vào năm 1980, trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới Ďược công bố bởi Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên - IUCN. Khi Ďó, PTBV Ďược hiểu Ďơn giản là sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác Ďộng Ďến môi trường sinh thái học. Sau Ďó, vào năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội Ďồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc năm 1987, Ďã Ďịnh nghĩa PTBV là sự phát triển Ďáp ứng Ďược những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc Ďáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đến năm 1992, tại Hội nghị 1. Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến Ďổi khí hậu. 812
  3. Thượng Ďỉnh Trái Ďất về Môi trường và Phát triển, tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) và Hội nghị Thượng Ďỉnh Thế giới về PTBV, tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 Ďã xác Ďịnh ―PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: kinh tế - xã hội - môi trường. Và như vậy tiêu chí Ďể Ďánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn Ďịnh; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao Ďược chất lượng môi trường sống‖. Trong khi Ďó, thuật ngữ ―TCX‖ ra Ďời gắn liền với sự phát triển của kinh tế xanh, là xu hướng phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong những năm gần Ďây. Theo Ďịnh nghĩa của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 2016) thì TCX liên quan Ďến việc Ďa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các Ďịnh chế tài chính hướng tới sự PTBV của quốc gia. Hay theo Bohnke và các cộng sự (2014), TCX cơ bản Ďược hiểu là sự kết hợp các công nghệ mới, sản phẩm và dịch vụ tài chính với nâng cao hiệu quả năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm Ďể hỗ trợ tăng trưởng xanh theo hướng carbon thấp. Ngoài ra, TCX còn Ďược Ďịnh nghĩa là những hỗ trợ về tài chính hướng Ďến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa (Chowdhury & cộng sự, 2013). Như vậy, dù chưa có khái niệm thống nhất về TCX, song Ďều có Ďiểm chung là hướng Ďến bảo vệ môi trường, từ Ďó hướng tới mục tiêu PTBV. Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến Ďổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và cũng là một trong những nền kinh tế có cường Ďộ phát thải carbon cao nhất ở châu Á. Chương trình Nghị sự 2030 về PTBV với 17 mục tiêu PTBV (SDGs) chính thức Ďược thông qua ngày 25/9/2015, tại Hội nghị thượng Ďỉnh Liên Hợp Quốc (Hình 1). Qua Ďó, Chính phủ Việt Nam Ďặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon của nền kinh tế và Ďạt Ďược trạng thái trung hoà carbon vào năm 2050 như Ďã cam kết tại Hội nghị Khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26). Sau COP26, kết quả của Hội nghị COP27 (năm 2022) và COP28 (mới diễn ra năm 2023) cũng cho thấy các Chính phủ Ďang xúc tiến quá trình chuyển Ďổi xanh ứng phó với biến Ďổi khí hậu, nỗ lực từng bước hiện thực hoá các cam kết Ďã Ďưa ra. Từ Ďó có thể thấy, TCX Ďóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu PTBV tại Việt Nam. Hình 1. Các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam (Nguồn: Liên Hợp Quốc Việt Nam) 813
  4. 2.2. Vai trò của tài chính xanh trong nền kinh tế Như vậy, TCX có thể Ďược hiểu là tài chính phục vụ cho sự PTBV của toàn xã hội. TCX bao gồm các dịch vụ tài chính, thể chế, các sáng kiến và chính sách quốc gia, và các sản phẩm tài chính (nợ, vốn chủ sở hữu, bảo hiểm, và tài sản Ďảm bảo); Ďược thiết kế Ďể thúc Ďẩy các hoạt Ďộng bảo vệ môi trường, giảm thiểu và thích ứng với biến Ďổi khí hậu, nâng cao hiệu quả trong bảo tồn nguồn vốn tự nhiên và huy Ďộng các nguồn lực (Xuân Anh & cộng sự, 2019). Vậy nên, TCX có vai trò Ďặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, Ďược thể hiện qua các khía cạnh: Một là, TCX góp phần chuyển Ďổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, Ďóng góp tích cực cho sự phát triển cân bằng, hài hoà giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế. PTBV là một quá trình Ďòi hỏi sự nỗ lực tham gia của tất cả các ngành, chủ thể trong nền kinh tế, Ďặc biệt là sự tham gia của các trung gian TCX trong vai trò cung ứng vốn với lãi suất thấp, khuyến khích các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, Ďầu tư vào năng lượng mới, nghiên cứu vật liệu mới… Hơn nữa, TCX sẽ hạn chế vốn cung cấp cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm, buộc những doanh nghiệp này phải thực hiện chuyển Ďổi và nâng cấp công nghệ, hoặc giảm quy mô sản xuất Ďể giảm phát thải. Hai là, vừa tạo Ďộng lực vừa yêu cầu các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt Ďộng theo hướng sạch hơn, sử dụng nguồn lực một cách có trách nhiệm. Khi trung gian TCX tăng cường quản lí rủi ro môi trường xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng, Ďòi hỏi các doanh nghiệp phải hướng vào các dự án công nghệ sạch, năng lượng tái tạo ít gây tác Ďộng Ďến môi trường nhất. Ba là, thúc Ďẩy các trung gian TCX hoạt Ďộng hiệu quả và phù hợp với xu thế. Đồng thời, hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro danh tiếng cho các trung gian TCX. Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng quan tâm Ďến chất lượng sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường hơn là số lượng. Sự kỳ vọng của công chúng về trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp nói chung sẽ ảnh hưởng Ďến khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường. Đặc biệt Ďối với lĩnh vực tài chính - một lĩnh vực khá nhạy cảm, sự kinh doanh trung gian tài chính phụ thuộc vào niềm tin của khách hàng. Điều Ďó, buộc các trung gian tài chính khi cho vay Ďối với các dự án liên quan Ďến môi trường xã hội cần xem xét một cách thận trọng tác Ďộng của dự án Ďến môi trường. Tăng cường quản lí rủi ro môi trường xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng, thông qua Ďó giúp trung gian tài chính nâng cao chất lượng danh mục tín dụng, gia tăng hiệu quả hoạt Ďộng kinh doanh. 3. Thực trạng phát triển thị trƣờng tài chính xanh tại Việt Nam 3.1. Kết quả đạt được Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, bên cạnh nguồn lực công thì trong những năm gần Ďây, Ďể hình thành và phát triển thị trường TCX Việt Nam Ďã huy Ďộng Ďược nguồn lực từ khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế. Đến nay, 814
  5. thị trường TCX tại Việt Nam Ďã Ďịnh hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần chính gồm: thị trường tín dụng xanh; thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. Mặc dù, thị trường TCX tại Việt Nam Ďược Ďánh giá Ďang ở giai Ďoạn sơ khai, cũng như các hoạt Ďộng của thị trường chủ yếu mới ở bước khởi Ďộng nhưng Ďã Ďạt Ďược những thành tựu nhất Ďịnh trong thời gian qua. 3.1.1. Hành lang pháp lí của việc triển khai tài chính xanh tại Việt Nam Khung pháp lí về TCX tại Việt Nam bắt Ďầu Ďược quan tâm và xây dựng sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành Ďộng quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2014 - 2020 theo Quyết Ďịnh số 403/QĐ-TTg, ngày 20/3/2014. Quyết Ďịnh này Ďã tạo cơ sở pháp lí khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp Ďầu tư nguồn lực Ďể thực hiện các hoạt Ďộng của Kế hoạch hành Ďộng tăng trưởng xanh… Sau Ďó, Ďể tiếp tục thực hiện việc chuyển Ďổi kinh tế theo hướng xanh và bền vững, Việt Nam Ďã ban hành và triển khai thực hiện các: Nghị Ďịnh về trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền Ďịa phương xanh (Nghị Ďịnh số 95/2018/NĐ- CP, ngày 30/6/2018), Nghị quyết về PTBV (Nghị quyết số 136/NQ-CP, ngày 25//2020), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị Ďịnh số 08/2022/NĐ-CP, ngày 10/1/2022, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết Ďịnh số 1658/QĐ-TTg, ngày 1/10/2021). Đồng thời, Việt Nam Ďã cam kết cùng cộng Ďồng quốc tế giải quyết vấn Ďề ứng phó với biến Ďổi khí hậu, giảm phát thải carbon và PTBV tại COP26. Tiếp theo Ďó, ngày 22/7/2022, Quyết Ďịnh số 888/QĐ-TTg Ďã Ďược ban hành phê duyệt Kế hoạch hành Ďộng quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030. Như vậy, với khung pháp lí về TCX Ďược ban hành trong thời gian qua cho thấy, môi trường pháp lí hiện nay Ďang tương Ďối mở với các sản phẩm TCX tại Việt Nam. Các bộ, ngành Ďã từng bước xây dựng và hoàn thiện quy Ďịnh về nhiều loại công cụ như trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh, tạo Ďiều kiện cho các doanh nghiệp huy Ďộng nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế. 3.1.2. Thị trường tín dụng xanh Hệ thống ngân hàng Ďóng vai trò to lớn trong việc thúc Ďẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng. Là một trong những trụ cột chính của hệ thống TCX, tín dụng xanh Ďóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cần thiết nhằm Ďạt Ďược các mục tiêu PTBV. Ngân hàng Nhà nước Ďã chủ Ďộng lồng ghép Ďịnh hướng dòng vốn tín dụng Ďầu tư vào các dự án xanh trong quá trình Ďiều hành chính sách tiền tệ, xây dựng các giải pháp, chương trình trong hoạt Ďộng tín dụng và ngân hàng. Từ Ďó, góp phần hỗ trợ nền kinh tế chuyển Ďổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, ứng phó với biến Ďổi khí hậu. 815
  6. Hình 2. Dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2015 - 2022 (Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước) Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, giai Ďoạn 2017 - 2021, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng Ďối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân Ďạt hơn 23 /năm, cao hơn tốc Ďộ tăng bình quân tín dụng chung của nền kinh tế. Tính Ďến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh Ďạt hơn 564 nghìn tỉ Ďồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30 ). Các tổ chức tín dụng Ďã tăng cường Ďánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng với dư nợ Ďược Ďánh giá rủi ro môi trường và xã hội Ďạt gần hơn 2,67 triệu tỷ Ďồng, chiếm hơn 21 /tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế (Tư Thuần, 2023). 3.1.3. Thị trường trái phiếu xanh Thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam mới Ďang trong giai Ďoạn triển khai thí Ďiểm, phần lớn các trái phiếu xanh Ďược phát hành bởi Chính phủ và chính quyền Ďịa phương chưa có sản phẩm phát hành rộng rãi trên thị trường. Từ cuối năm 2015, trong chương trình hợp tác giữa Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) Ďã xây dựng Đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh. Ngày 20/10/2016, Bộ Tài chính Ďã phê duyệt Đề án phát hành thí Ďiểm trái phiếu xanh của chính quyền Ďịa phương và chỉ Ďạo các Ďơn vị liên quan triển khai thí Ďiểm. Theo Ďó, HNX sẽ hỗ trợ các chủ thể phát hành sản phẩm trái phiếu xanh và thí Ďiểm triển khai tại một số Ďịa phương có nhu cầu huy Ďộng vốn. Trong Ďó, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu là hai Ďịa phương Ďã triển khai Ďề án này. Thế nhưng, trái phiếu xanh Ďang là xu hướng lớn của thị trường vốn trên thế giới. Nên trong thời gian gần Ďây, thị trường bắt Ďầu có doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh. Tháng 8/2019, Công ty cổ phần Điện mặt trời Trung Nam và Công ty cổ phần Trung Nam Ďã huy Ďộng thành công số tiền là 3.045 tỉ Ďồng và 816
  7. sử dụng cho dự án Ďiện mặt trời tại Ninh Thuận. Tháng 7/2022, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực Ďã phát hành 1.725 tỉ Ďồng trái phiếu xanh. Đây là lần Ďầu tiên, thị trường Việt Nam ghi nhận một tổ chức phát hành trái phiếu xanh dựa trên Nguyên tắc do Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) công bố từ năm 2018 (Thu Hương, 2023). Bên cạnh Ďó, theo thống kê, từ năm 2019 - 2023, Việt Nam Ďã phát hành trái phiếu xanh Ďược 1,157 tỉ USD (Minh Anh, 2023). Bên cạnh Ďó, từ năm 2021, Việt Nam tích cực tham gia các tiêu chuẩn trái phiếu xanh, xã hội, bền vững ASEAN (AGBS; ASBS, ASUS); hướng dẫn về trái phiếu bền vững của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA). Một số thương vụ phát hành trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế Ďến từ các tập Ďoàn lớn trong nước như Vinpearl (thuộc Tập Ďoàn Vingroup), BIM Land, EVNFinance. Theo Ngân hàng HSBC Việt Nam, việc phát hành trái phiếu xanh, xã hội, bền vững tại thị trường Việt Nam có thể là một Ďiểm cộng cho Việt Nam thu hút các nhà Ďầu tư quốc tế vốn có sự quan tâm Ďến PTBV. Không chỉ nâng cao về mặt danh tiếng, việc phát hành trái phiếu xanh còn mang lại nhiều lợi ích hiện hữu cho doanh nghiệp, nhất là vấn Ďề tối ưu hoá về chi phí vốn (Quỳnh Nga, 2023). Ngoài ra, Ďể khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu xanh, Bộ Tài chính Ďã ban hành thông tư hướng dẫn chủ thể phát hành và nhà Ďầu tư trái phiếu xanh Ďược hưởng ưu Ďãi giảm 50% mức giá dịch vụ của trái phiếu xanh trên thị trường chứng khoán… Theo Ďó, một số tổ chức phát hành Ďã tận dụng các lợi thế nhờ chính sách và qua Ďó thu hút Ďược những nguồn vốn lớn phục vụ kinh doanh. Điển hình, năm 2023, Ngân hàng BIDV Ďã thực hiện phát hành 2.500 tỉ Ďồng trái phiếu trong nước có khung trái phiếu xanh Ďược xếp hạng bởi Moody‘s. 3.1.3. Thị trường cổ phiếu xanh Thị trường cổ phiếu xanh ở Việt Nam mới Ďang trong giai Ďoạn tạo lập nhưng cũng Ďã có những bước phát triển ban Ďầu. Nhiều hoạt Ďộng Ďã Ďược triển khai nhằm thúc Ďẩy sự phát triển của cổ phiếu xanh. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với tập Ďoàn Tài chính quốc tế (IFC), tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), HNX và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) triển khai nhiều chương trình Ďào tạo nâng cao năng lực cho các công ty niêm yết về công bố các thông tin môi trường (E), xã hội (S) và quản trị (G) (hay còn gọi chỉ số ESG), công bố Sổ tay hướng dẫn thực hiện báo cáo ESG cho các doanh nghiệp niêm yết. Bên cạnh Ďó, chỉ số PTBV (VNSI) chính thức Ďược Ďưa vào vận hành cuối tháng 7/2017, hướng Ďến các mục tiêu xác Ďịnh chuẩn PTBV cho các công ty niêm yết, hỗ trợ nhà Ďầu tư tổ chức và cá nhân xác Ďịnh những doanh nghiệp có Ďặc tính xanh Ďể Ďầu tư, tăng cường xu hướng PTBV của toàn bộ nền kinh tế, bổ sung thêm một công cụ Ďầu tư mới. Hiện nay, chỉ số VNSI bao gồm 20 doanh nghiệp có Ďiểm PTBV tốt nhất Ďược niêm yết trên HOSE thuộc Top VN100 và Ďược tính theo thời gian thực 5 giây/lần (Thu Hương, 2023). 817
  8. 3.2. Một số hạn chế, tồn tại Có thể thấy, thị trường TCX của Việt Nam Ďang ở trong giai Ďoạn phát triển rất sơ khai. Dù Ďã có một số hoạt Ďộng, sản phẩm Ďược giới thiệu ra thị trường nhưng chưa thực sự trở thành một xu hướng Ďầu tư, phát triển. Hiện nay, phát triển TCX tại Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế cần sớm vượt qua. Cụ thể như: - Tính thanh khoản trên thị trường TCX tại Việt Nam còn khá thấp. Nguồn cung - cầu khó có thể gặp nhau, dẫn Ďến sự kém hiệu quả của thị trường. Về phía nguồn cầu vì còn hạn chế về nhận thức TCX nên nhiều nhà Ďầu tư chưa quan tâm tới sản phẩm này. Trên thị trường thiếu vắng nhà Ďầu tư có tổ chức ở các mảng thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh và cổ phiếu xanh dẫn Ďến thị trường thiếu sự chuyên nghiệp và không hấp dẫn các nhà Ďầu tư quốc tế. Trong khi Ďó, nguồn cung của thị trường thì thiếu các dự án xanh và chưa có nhiều tổ chức phát hành. Thực tế cho thấy, Ďộng lực tăng trưởng của thị trường TCX tại Việt Nam giai Ďoạn 2015 Ďến nay chủ yếu Ďến từ Ďịnh hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, chưa xuất phát từ thị trường. - Bên cạnh Ďó, tín dụng xanh hiện chủ yếu tập trung vào các tổ chức tín dụng lớn và vẫn còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng tới việc tăng trưởng tín dụng xanh và phát triển Ďồng bộ, bao quát quy mô tín dụng ngành ngân hàng. Các vướng mắc bao gồm: (i) Chưa có quy Ďịnh chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ Ďể các tổ chức tín dụng xác Ďịnh cấp tín dụng xanh. (ii) Các khoản tín dụng xanh có thủ tục phức tạp, quy Ďịnh không rõ ràng gây khó khăn cho việc vay vốn Ďể triển khai dự án xanh do còn thiếu cơ sở pháp lí, tiêu chí, tiêu chuẩn Ďánh giá công cụ Ďo lường tác Ďộng Ďến môi trường. (iii) Các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc cân Ďối nguồn vốn. Vì khi triển khai tín dụng xanh Ďòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian Ďầu tư lâu dài, quy trình thẩm Ďịnh phức tạp, trong khi hiệu quả tài chính chưa cao cũng như là nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy Ďộng ngắn hạn. Bên cạnh Ďó, các kênh huy Ďộng vốn dài hạn cho dự án xanh chưa thực sự phát triển như thị trường trái phiếu xanh, thị trường tín chỉ carbon, gây áp lực vốn dài hạn cho hệ thống ngân hàng. - Cuối cùng, còn khá hạn chế trong ý thức trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, tổ chức về bảo vệ môi trường nói chung và về TCX nói riêng. Họ Ďược vận Ďộng Ďể tham gia các hoạt Ďộng bảo vệ môi trường, nhưng về cơ bản, ý thức trong các hoạt Ďộng hằng ngày chưa hình thành một cách rõ nét. Các khái niệm về tăng trưởng xanh, TCX chưa Ďược phổ cập rộng rãi cho mọi Ďối tượng trong xã hội. Đặc biệt là nhiều doanh nghiệp chưa Ďược tiếp cận nguồn TCX, nhiều người dân hầu như không biết về khái niệm này. Hạn chế trong ý thức bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp dẫn Ďến bị xử phạt vi phạm pháp luật về môi trường ảnh hưởng Ďến tiến Ďộ thực hiện dự án, tiềm ẩn rủi ro thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. 818
  9. 4. Giải pháp phát triển thị trƣờng tài chính xanh ở Việt Nam Để phát triển thị trường TCX tại Việt Nam hướng Ďến mục tiêu PTBV, cần triển khai thực hiện kết hợp, Ďồng bộ và có hệ thống một số giải pháp sau:  Về phía Nhà nước, Chính phủ Trước tiên, Nhà nước cần Ďóng vai trò dẫn dắt thực hiện phát triển thị trường TCX; chỉ Ďạo các bộ, ngành rà soát, tham mưu hoàn thiện hành lang pháp lí Ďể có hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác Ďịnh dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm Ďịnh, Ďánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kĩ thuật, thị trường, Ďến quy hoạch, chiến lược phát triển,…) của từng ngành/lĩnh vực một cách Ďồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh tạo kênh huy Ďộng vốn cho các chủ Ďầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh. Tăng cường hoạt Ďộng của các tổ chức Ďịnh giá, xếp hạng tín nhiệm xanh, công khai và minh bạch các chỉ số xếp hạng xanh. Cần tập trung phát triển tổ chức tư vấn trong nước, cung cấp dịch vụ Ďánh giá Ďộc lập Ďối với các dự án xanh sử dụng nguồn thu từ nguồn vốn xanh. Cuối cùng, cần phải Ďẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, Ďào tạo, phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách, trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp, giới thiệu các sản phẩm TCX tới công chúng Ďầu tư...  Về phía các tổ chức tín dụng - Cần xác Ďịnh hoạt Ďộng tín dụng xanh, ngân hàng xanh là xu thế, yêu cầu Ďể hướng Ďến PTBV, từ Ďó lồng ghép phát triển xanh trong Ďịnh hướng, xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh của tổ chức tín dụng; Ďào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường, nghiên cứu phát triển Ďa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Ďể Ďáp ứng các yêu cầu cấp tín dụng xanh, huy Ďộng TCX. - Cần xây dựng Ďược bộ quy tắc về quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng, thực hiện Ďánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng, áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án Ďược ngân hàng cấp vốn vay, kết hợp Ďánh giá rủi ro môi trường như một phần Ďánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần Ďược tạo Ďiều kiện tiếp cận với nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.  Về phía doanh nghiệp Tăng trưởng xanh là xu hướng, do Ďó các doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc xanh hoá hoạt Ďộng kinh doanh, Ďổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh và tăng cường trách nhiệm xã hội. Điều này vừa tạo ra thế mạnh trong 819
  10. cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa hướng tới mục tiêu chung của xã hội là PTBV, bảo vệ môi trường. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm ý thức bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bohnke và các cộng sự (2014). How to Make Green fance work-Empirical Evidence from Bank and Company Surveys, German Development Institute. 2. Chowdhury T., Datta R., and Mohajan H. (2013), ―Green nance is essential for economic development and sustainability‖, International Journal Of Research In Commerce, Economics & Management, vol. 3, no. 10, p. 104-109. 3. Minh Anh (2023). Tài chính xanh Ďóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, Thời báo Tài chính Việt Nam, truy cập từ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tai- chinh-xanh-dong-gop-quan-trong-vao-phat-trien-ben-vung-135814-135814.html 4. Nguyễn Quỳnh Nga (2023). Phát triển tài chính xanh tại Việt Nam, Tạp chí Con số & sự kiện, truy cập từ https://consosukien.vn/phat-trien-tai-chinh- xanh-tai-viet-nam.htm 5. Thảo Miên (2023). Bộ Tài chính nỗ lực phát triển thị trường tài chính xanh, Thời báo Tài chính Việt Nam, truy cập từ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/bo-tai- chinh-no-luc-phat-trien-thi-truong-tai-chinh-xanh-131633-131633.html 6. Trần Thị Thu Hương (2023). Phát triển tài chính xanh tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính online, truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-tai-chinh- xanh-tai-viet-nam-1070479.html 7. Trần Thị Xuân Anh & cộng sự (2019). Xây dựng hệ thống Tài chính xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 204, tháng 5, trang 65-78. 8. Tư Thuần (2023). Dư nợ cấp tín dụng xanh tăng bình quân hơn 23 /năm, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán, truy cập từ https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/du-no- cap-tin-dung-xanh-tang-binh-quan-hon-23nam-post335161.html 820
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2