intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm quốc tế phát triển tài chính xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và các cam kết môi trường của Việt Nam. Thị trường tài chính xanh non trẻ mới hình thành tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, bài viết đề cập đến những kinh nghiệm phát triển tài chính xanh tại Singapore và Trung Quốc; từ đó, đưa ra một số khuyến nghị giúp phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm quốc tế phát triển tài chính xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

  1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH XANH HƢỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Hồng Hạnh(1) TÓM TẮT: Tài chính xanh Ďóng vai trò quan trọng Ďối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và các cam kết môi trường của Việt Nam. Thị trường tài chính xanh non trẻ mới hình thành tại Việt Nam Ďang phải Ďối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, bài viết Ďề cập Ďến những kinh nghiệm phát triển tài chính xanh tại Singapore và Trung Quốc; từ Ďó, Ďưa ra một số khuyến nghị giúp phát triển tài chính xanh tại Việt Nam. Từ khoá: Singapore, tài chính xanh, Trung Quốc, Việt Nam. ABSTRACT: Green finance plays an important role in Vietnam‘s sustainable development of the economy and society together with its international commitments in environmental issues. The newly formed green finance in Vienam is facing mounted challenges and barriers. Employing the analysis and synthesis approach from different secondary sources, the article mentions experiences in green finance development in Singapore and China. From there, it provides some recommendations to help develop green finance in Vietnam. Keywords: China, green finance, Singapore, Vietnam. 1. Giới thiệu Tài chính xanh hiện nay Ďang nhận Ďược sự quan tâm trên thị trường tài chính và trong giới chính sách như một công cụ quan trọng Ďể giải quyết những thách thức mà trái Ďất Ďang phải Ďối mặt. Việc Trung Quốc Ďưa tài chính xanh vào chương trình nghị sự G20 năm 2016 và việc Đức tiếp tục Ďưa chủ Ďề này trong Ďợt bầu cử tổng thống năm 2017 Ďã khiến chủ Ďề này trở thành mối quan tâm chính Ďáng của các bộ trưởng tài chính và thống Ďốc ngân hàng trung ương. Tác Ďộng của việc phát triển sử dụng nhiều tài nguyên và thải ra nhiều carbon Ďã thúc Ďẩy xu hướng này trở nên phổ biến. Ở khu vực Đông Nam Á, việc kinh doanh truyền thống phát thải nhiều carbon Ďang gây ra những tác Ďộng nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Thiệt hại kinh tế do tác Ďộng của biến Ďổi khí hậu ở Đông Nam Á có 1. Học viện Ngân hàng. Email: hanhnh@hvnh.edu.vn 838
  2. thể làm giảm tổng GDP của khu vực tới 11 vào năm 2100 (ADB, 2017). Khoảng 20.000 người trong khu vực chết mỗi năm do ô nhiễm không khí liên quan Ďến các nhà máy Ďiện Ďốt than, trong khi con số này có thể là 70.000 người vào năm 2030 nếu tất cả các dự án nhà máy nhiệt Ďiện than Ďề xuất trong khu vực Ďược xây dựng (CNN, 2017). Chi phí y tế liên quan hằng năm Ďược tính toán lên tới 280 tỷ USD trong những năm gần Ďây. Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng bởi những cú sốc môi trường. Nguyên nhân do Việt Nam có nhiều ngành công nghiệp nhạy cảm với môi trường như nông nghiệp và thuỷ sản. Ngoài ra, dân số thành thị Ďang tăng với tốc Ďộ cao do tăng dân số và Ďô thị hoá nhanh chóng. Đây là một yếu tố dẫn Ďến tỉ lệ tăng dân số sống trong các khu vực có Ďiều kiện vệ sinh kém, thường phải Ďối mặt với các cú sốc môi trường.Việt Nam với Ďường bờ biển dài dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng, bão nhiệt Ďới và xâm nhập mặn. Việc áp dụng mô hình tăng trưởng xanh có thể giải quyết các vấn Ďề về môi trường và mang lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tuyên bố rằng, các nước Đông Nam Á có ―cơ hội vàng Ďể vượt qua các công nghệ và thực tiễn kém hiệu quả, gây ô nhiễm, lãng phí tài nguyên của các nước phát triển hơn‖ (2014). Phát triển tài chính xanh có thể kích thích sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp xanh có tiềm năng cao, thúc Ďẩy Ďổi mới công nghệ tạo việc làm và mở ra cơ hội kinh doanh cho ngành tài chính thông qua việc tạo ra các công cụ và dịch vụ mới, Ďồng thời giúp tiếp cận các thị trường mới. Với cam kết Ďưa mức phát thải ròng về 0 năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nhu cầu Ďầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác Ďộng Ďến môi trường sẽ ngày càng lớn. Do vậy, tài chính xanh Ďóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Ở Việt Nam, thị trường tài chính xanh Ďang dần hình thành và phát triển với sự ra Ďời của hệ thống văn bản pháp lí cũng như các công cụ tài chính bao gồm trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh,… tạo Ďiều kiện cho hoạt Ďộng huy Ďộng nguồn vốn xanh trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường tài chính xanh tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng Ďến mục tiêu phát triển bền vững chung của quốc gia. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp - phân tích từ các nguồn tài liệu thứ cấp sẽ Ďưa ra những kinh nghiệm phát triển tài chính xanh tại một số quốc gia châu Á; từ Ďó, Ďề ra những khuyến nghị giúp phát triển tài chính xanh tại Việt Nam. 2. Tài chính xanh là gì? Mặc dù thuật ngữ ―tài chính xanh‖ ngày càng Ďược sử dụng rộng rãi trên toàn cầu nhưng cho Ďến nay vẫn chưa có một Ďịnh nghĩa chung. Nhóm Nghiên cứu Tài chính Xanh G20 năm 2016 Ďã mô tả tài chính xanh là ―việc tài trợ cho các khoản Ďầu tư mang lại lợi ích môi trường trong bối cảnh rộng lớn hơn của phát triển bền vững về môi trường‖. 839
  3. Các Ďịnh nghĩa của thuật ngữ thường theo ngữ cảnh cụ thể; bao gồm các Ďịnh nghĩa ở cấp Ďộ công cụ tài chính (ví dụ: chỉ số xanh hoặc trái phiếu xanh), các phân ngành của thị trường tài chính (ví dụ: bảo hiểm xanh hoặc ngân hàng xanh), các Ďịnh nghĩa Ďược sử dụng bởi các tổ chức quốc tế (ví dụ: OECD), cũng như các Ďịnh nghĩa quốc gia và quốc tế (ví dụ: Nhóm Nghiên cứu Tài chính Xanh G20). Một số Ďịnh nghĩa thực tế Ďã Ďược sử dụng trên phạm vi quốc tế Ďể mô tả tài chính xanh. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tài chính xanh là nguồn tài chính Ďể ―Ďạt Ďược tăng trưởng kinh tế Ďồng thời giảm ô nhiễm và phát thải khí nhà kính (GHG), giảm thiểu chất thải và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.‖ Theo Ngân hàng Nhân dân của Trung Quốc (PBOC), ―Chính sách tài chính xanh Ďề cập Ďến một loạt chính sách và sắp xếp thể chế nhằm thu hút vốn tư nhân Ďầu tư vào các ngành công nghiệp xanh như bảo vệ môi trường, bảo tồn năng lượng và năng lượng sạch thông qua các dịch vụ tài chính bao gồm cho vay, quỹ Ďầu tư tư nhân, trái phiếu, cổ phiếu và bảo hiểm‖. Theo Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK), tài chính bền vững ở Indonesia Ďược Ďịnh nghĩa là ―sự hỗ trợ toàn diện từ ngành dịch vụ tài chính Ďể Ďạt Ďược sự phát triển bền vững nhờ mối quan hệ hài hoà giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường‖. 3. Kinh nghiệm phát triển tài chính xanh của Chính phủ Singapore Thứ nhất, Singapore tập trung phát triển chính sách quản lí vào ba lĩnh vực chính liên quan Ďến tài chính xanh; bao gồm: tích hợp sâu hơn các vấn Ďề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào các tổ chức tài chính ở Singapore, tăng cường hoạt Ďộng nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm ESG và mở rộng các sản phẩm tài chính xanh sẵn có. Chính phủ Singapore thúc Ďẩy tích hợp ESG trong lĩnh vực tài chính. Sàn giao dịch Singapore (SGX) cũng bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc ESG Ďối với tất cả các công ty niêm yết bắt Ďầu từ năm 2018. Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) Ďã công bố Hướng dẫn ABS về Tài chính có Trách nhiệm vào ngày 8/10/2015 và sửa Ďổi hướng dẫn vào ngày 1/6/2018. Đáp lại lời kêu gọi thúc Ďẩy một tương lai ít carbon của từng quốc gia theo Thỏa thuận Paris 2015, ABS Ďã công bố hướng dẫn nhằm hỗ trợ công bố thông tin minh bạch hơn về ―Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG)‖. Việc công bố thông tin áp dụng ―cơ sở tuân thủ hoặc giải thích‖ trong báo cáo. Phạm vi tài trợ tài chính có trách nhiệm xem xét các tiêu chí ESG rõ ràng hơn và bao gồm các ngành có rủi ro cao mà các ngân hàng nên chú ý và tính Ďến. Tiêu chí môi trường bao gồm ―phát thải khí nhà kính, phá rừng và suy thoái rừng, mất Ďa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng, ô nhiễm và nhiễm Ďộc nước, không khí và Ďất cũng như hiệu quả sử dụng tài nguyên‖. Tiêu chí xã hội bao gồm ―tiêu chuẩn lao Ďộng, quan hệ cộng Ďồng và sự tham gia của các bên liên quan, nhân quyền, sức khoẻ và an toàn, an ninh lương thực, các nhu cầu cần thiết khác của cộng Ďồng Ďịa phương và người dân bản Ďịa‖. Tiêu chí quản trị 840
  4. liên quan Ďến ―Ďạo Ďức và tính liêm chính của doanh nghiệp, danh tiếng, hiệu quả quản lí, quản lí rủi ro và báo cáo‖. Các ngành có rủi ro cao là nông nghiệp, hoá chất, quốc phòng, năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng, khai thác mỏ và kim loại, và quản lí chất thải. Những ngành này có mức Ďộ ưu tiên cao hơn khi các chính sách tài chính có trách nhiệm Ďược hình thành liên quan Ďến mô hình kinh doanh và mức Ďộ gặp phải rủi ro. Thứ hai, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) Ďã thực hiện một số sáng kiến hướng tới tài chính xanh. MAS Ďã khởi xướng thị trường trái phiếu xanh với chương trình trợ cấp trái phiếu xanh vào tháng 3/2017 và Ďạt Ďược thành công tương Ďối; CDL, DBS Bank và Manulife Financial phát hành trái phiếu xanh năm 2017. Chương trình trợ cấp trái phiếu xanh nhằm mục Ďích hỗ trợ các tổ chức phát hành trái phiếu giảm bớt chi phí phát sinh. Để nhận Ďược khoản trợ cấp, trái phiếu phải Ďáp ứng ba Ďiều kiện liên quan Ďến tổ chức phát hành, chi phí và các tiêu chí cụ thể. - Chương trình trợ cấp quy Ďịnh cách thức một tổ chức phát hành trái phiếu thông thường có thể trở thành một tổ chức phát hành Ďủ Ďiều kiện Ďược trợ cấp. Đó là khi tổ chức doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính phát hành trái phiếu xanh. - Các khoản chi phí Ďáp ứng Ďiều kiện của chương trình trợ cấp trái phiếu xanh liên quan Ďến việc chỉ Ďịnh một cơ quan Ďánh giá bên ngoài Ďánh giá Ďộc lập về trái phiếu. Việc chỉ Ďịnh dựa trên các tiêu chuẩn Ďược quốc tế công nhận, chẳng hạn như: Nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế, Tiêu chuẩn trái phiếu khí hậu của sáng kiến trái phiếu khí hậu hoặc Tiêu chuẩn trái phiếu xanh ASEAN của diễn Ďàn thị trường vốn ASEAN. - Cơ quan Ďánh giá bên ngoài phải Ďưa ra Ďánh giá Ďộc lập về chứng chỉ xanh của trái phiếu và phải xem xét các Ďiều kiện sau: (i) kế hoạch sử dụng số tiền thu Ďược từ việc phát hành trái phiếu; (ii) các quy trình Ďược tổ chức phát hành sử dụng Ďể Ďánh giá và lựa chọn các dự án xanh; (iii) quy trình quản lí và theo dõi việc sử dụng số tiền thu Ďược từ trái phiếu của tổ chức phát hành; (v) khung nội dung báo cáo chi tiết về các dự án (Ďược tài trợ bằng tiền thu Ďược từ trái phiếu) cho các nhà Ďầu tư. Chương trình tài trợ 100% chi phí mà nhà phát hành phải trả liên quan Ďến việc cung cấp Ďánh giá Ďộc lập của cơ quan Ďánh giá bên ngoài với mức hoàn trả tối Ďa là 100.000 Ďô la Singapore. Việc Ďánh giá liệu tổ chức phát hành trái phiếu có phải là tổ chức phát hành Ďủ Ďiều kiện với các chi phí hợp lệ hay không là thủ tục cần thiết Ďể xác nhận xem trái phiếu có bản chất xanh hay không. Việc Ďánh giá Ďược dựa theo các nguyên tắc Ďược quốc tế công nhận. Chương trình này cho phép các nhà phát hành lần Ďầu hoặc nhiều lần Ďăng kí tham gia chương trình này và cùng một nhà phát hành có thể Ďăng kí chương trình này nhiều lần vì mỗi Ďơn Ďăng kí liên quan Ďến một Ďợt phát hành trái phiếu xanh khác nhau. Ngoài các tổ chức phát hành Ďủ Ďiều kiện và các chi phí Ďủ Ďiều kiện, còn có một số tiêu chí quan trọng hơn Ďể trở thành tổ chức phát hành Ďủ Ďiều kiện như (i) trái phiếu phải Ďược phát hành tại Singapore và niêm yết trên SGX nhưng bản thân tổ chức 841
  5. phát hành không nhất thiết phải là công ty Singapore; (ii) số tiền gốc của Ďợt phát hành phải ít nhất là 200 triệu Ďô la Singapore hoặc số tiền tương Ďương bằng bất kỳ loại tiền tệ nào khác; (iii) thời hạn của trái phiếu phải ít nhất là ba năm và với một số ngoại lệ hạn chế, trái phiếu phải không Ďược hoàn lại trong thời hạn ba năm Ďó; (iv) trái phiếu phải là chứng khoán nợ Ďủ tiêu chuẩn theo quy Ďịnh về thuế thu nhập của Singapore; (v) phải thực hiện Ďánh giá hoặc xếp hạng Ďộc lập bên ngoài, dựa trên các tiêu chuẩn trái phiếu xanh Ďược quốc tế công nhận… Thời Ďiểm nộp Ďơn Ďăng kí chương trình là sau khi trái phiếu Ďược phát hành. 4. Kinh nghiệm phát triển tài chính xanh của Chính phủ Trung Quốc Thứ nhất, cam kết chính trị chiến lược là Ďộng lực chính cho sự phát triển tài chính xanh của Trung Quốc. Hành Ďộng Ďi theo ý tưởng. Trung Quốc Ďã nâng tầm phát triển bền vững thành một chiến lược quốc gia và Ďặt nó ở vị thế cao chưa từng thấy. Trên cơ sở Ďó, quốc gia này Ďã dễ dàng phổ biến các ý tưởng xanh và bảo vệ môi trường cũng như tạo Ďộng lực cho sự phát triển của tài chính xanh. Bắt Ďầu với Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1981 - 1985), Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia Ďược Ďưa vào như một chương trong Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Các mục tiêu của kế hoạch bảo vệ môi trường cũng Ďược liệt kê riêng, bắt Ďầu từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1996 - 2001). Tuy nhiên, cho Ďến Kế hoạch 5 năm lần thứ 10, trọng tâm vẫn chỉ là các khía cạnh phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2011), Kế hoạch bảo vệ môi trường Ďã Ďược nâng cấp thành một ấn phẩm riêng của Hội Ďồng nhà nước. Điều này cho thấy Ďã có sự nâng cấp từ phạm vi một cơ quan chính phủ lên phạm vi quy hoạch cấp quốc gia. Năm 2013, Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Ďã kết hợp tiến bộ sinh thái cùng với phát triển kinh tế, phát triển chính trị, phát triển văn hoá và phát triển xã hội làm mục tiêu cốt lõi cho sự phát triển ―năm trong một‖. Luật Bảo vệ Môi trường sửa Ďổi mới nhất của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ban hành vào tháng 4/2014 nêu rõ, bảo vệ môi trường là chính sách quốc gia cơ bản của nhà nước. Phát triển xanh và bền vững Ďã trở thành một trong những chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Ở cấp Ďộ chính quyền Ďịa phương, sự chú ý ngày càng tăng dành cho phát triển xanh và bền vững trong những năm gần Ďây. Nhiều tỉnh Ďã ban hành các tài liệu riêng biệt hỗ trợ tiến bộ sinh thái và nhiều tỉnh Ďã làm việc với các cơ quan quản lí Ďể ban hành các tài liệu về tài chính xanh. Ví dụ, tỉnh Giang Tây Ďã ban hành 20 biện pháp chính sách nhằm thúc Ďẩy phát triển ngành tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường vào tháng 9/2013, trong Ďó bao gồm các kế hoạch tăng cường khuôn khổ tài chính, thuế và tài chính Ďể tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Vào tháng 2/2014, Chi nhánh Trung ương Nội Mông của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Ďã hợp tác với bảy cơ quan chính phủ ở Nội Mông Ďể cùng Ďưa ra ý kiến chỉ Ďạo về việc hỗ trợ thúc Ďẩy tiến bộ sinh thái ở Nội Mông bằng tài chính. Tài liệu này nêu rõ cần thực hiện những nỗ lực Ďể thúc Ďẩy chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính nhằm thúc Ďẩy tiến bộ sinh thái, bao gồm tín dụng xanh và bảo hiểm xanh. 842
  6. Thứ hai, việc dung hoà các lợi ích Ďa dạng giữa chính quyền trung ương và Ďịa phương cũng như giữa nhà nước và các bên tham gia thị trường là một yếu tố quan trọng thúc Ďẩy tài chính xanh. Tài chính xanh liên quan Ďến nhiều cơ quan chính phủ, bao gồm chính quyền trung ương và các cơ quan, chính quyền Ďịa phương và các tổ chức tài chính của cơ quan quản lí tài chính, cũng như các bên tham gia thị trường như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, tổ chức Ďầu tư vốn cổ phần tư nhân/ vốn mạo hiểm, và các tổ chức và tổ chức. nhà Ďầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Lợi ích khác nhau của các bên liên quan này có thể dẫn Ďến việc các chính sách không Ďược thực hiện Ďầy Ďủ hoặc chậm thực hiện, thậm chí gây ra những hậu quả tiêu cực. Vì vậy, sự phối hợp giữa lợi ích chính phủ và lợi ích thị trường là rất quan trọng. Trung Quốc có một số kinh nghiệm tích cực về vấn Ďề này. Bằng cách khai thác lợi ích của các bên khác nhau thông qua các dự án thí Ďiểm ở Ďịa phương, chính quyền Ďịa phương Ďược khuyến khích tiến hành thử nghiệm trong khuôn khổ rộng hơn do chính quyền trung ương Ďặt ra. Một ví dụ khác là văn phòng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) ở một số tỉnh Ďã xếp hạng các ngân hàng thương mại theo tiêu chí quản lí tín dụng xanh, Ďưa ra khen ngợi hoặc phê bình dựa trên việc chấm Ďiểm trong các văn bản công khai. Thứ ba, cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các bộ ngành cũng là một yếu tố quan trọng khác. Tài chính xanh Ďòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ về bảo vệ sinh thái và cải cách tài chính cũng như các cơ quan giám sát khác. Một số văn bản chính sách có liên quan Ďã Ďược ban hành trước năm 2007, nhưng chỉ Ďược ban hành bởi từng cơ quan hoặc bộ ngành (ví dụ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) hoặc Bộ Bảo vệ Môi trường [MEP]). Sau năm 2007, các cơ quan quản lí tài chính bắt Ďầu tăng cường hợp tác với các cơ quan Bảo vệ Môi trường (EP) Ďể cùng ban hành các chính sách. Đó là lúc hệ thống tài chính xanh chính thức Ďược thành lập. Ví dụ, PBC lần Ďầu tiên công bố các tài liệu liên quan Ďến tín dụng xanh vào Ďầu năm 1995, nhưng chúng có rất ít ảnh hưởng. Vào tháng 6/2007, PBC Ďã ban hành Ý kiến chỉ Ďạo về cải thiện và nâng cao dịch vụ tài chính trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng của văn bản Ďó tương Ďối yếu so với ý kiến về thực hiện các chính sách, quy tắc bảo vệ môi trường và phòng ngừa rủi ro tín dụng, Ďược PBC, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Nhà nước và Uỷ ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) cùng công bố vào tháng 7/2007. Ý kiến về thực hiện các chính sách, quy tắc bảo vệ môi trường và phòng ngừa rủi ro tín dụng có nhiều ảnh hưởng hơn vì sau Ďó có sự tham gia của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Nhà nước (SEPA) và CBRC. Điều này Ďã nâng cao hơn nữa quyền lực của văn bản; Ďặc biệt, CBRC có chức năng giám sát các ngân hàng thương mại. 5. Một số khuyến nghị về phát triển thị trƣờng tài chính xanh ở Việt Nam Thứ nhất, Nhà nước cần thể hiện cam kết cao cùng vai trò dẫn dắt Ďịnh hướng thông qua hệ thống văn bản pháp lí Ďiều chỉnh, góp phần thúc Ďẩy sự phát triển tài chính xanh. Mặc dù tại Việt Nam Ďã có một số văn bản liên quan Ďược 843
  7. ban hành như Nghị Ďịnh số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy Ďịnh về trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền Ďịa phương xanh, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy Ďịnh về lộ trình phát triển thị trường các-bon. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị Ďịnh số 08/2022/NĐ-CP, ngày 10/1/2022 quy Ďịnh chi tiết một số Ďiều của Luật Bảo vệ môi trường cũng quy Ďịnh về các danh mục dự án Ďược cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh, cần Ďẩy nhanh hơn việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc Ďẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh và các sản phẩm tài chính xanh,… Ngoài ra, cần ban hành những văn bản liên bộ, ngành liên quan Ďến lĩnh vực tài chính xanh nhằm tạo ra sự phối hợp hành Ďộng và gia tăng sức ảnh hưởng Ďối với thị trường. Thứ hai, cần ban hành chính sách ưu Ďãi, hỗ trợ phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường tài chính xanh. Bên cạnh Ďó, cần xây dựng và ban hành bộ tiêu chí, tiêu chuẩn thống nhất áp dụng cho chứng khoán xanh, tín dụng xanh. Dịch vụ Ďánh giá Ďộc lập Ďối với các dự án xanh sử dụng nguồn thu từ cổ phiếu xanh hay trái phiếu xanh cũng cần nhận Ďược những chính sách hỗ trợ Ďể phát triển song song với việc nâng cao vai trò của các tổ chức Ďịnh giá, xếp hạng tín nhiệm xanh, công khai và minh bạch các chỉ số xếp hạng xanh. Thứ ba, Việt Nam cần tiếp tục thúc Ďẩy sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào thị trường tài chính xanh với vai trò là chủ thể cung cấp tín dụng và là nhà Ďầu tư trái phiếu xanh. Nhà nước cần Ďóng vai trò Ďịnh hướng, giúp các ngân hàng thương mại xây dựng Ďược bộ quy tắc về quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng, thực hiện Ďánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt Ďộng cấp tín dụng, áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án Ďược ngân hàng cấp vốn vay, kết hợp Ďánh giá rủi ro môi trường như một phần Ďánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần Ďược tạo Ďiều kiện tiếp cận với nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asian Development Bank (ADB) (2017). Southeast Asia and the Economics of Global Climate Stabilization. https:// www.adb.org/sites/default/files/ publication/177225/adb-brief-50-sea-global-climate-stabilization.pdf 2. CNN (2017). Southeast Asia air pollution deaths could triple, report says. http://www.cnn.com/2017/01/12/asia/ southeast-asia-pollution-coal-report/index.html 3. Ferris, S., Andy, S. and Ryan, S. (2018). ―MAS Green Bond Grant Scheme,‖ Debt Capital Markets-Global Insight 2018 4. International Institute for Sustainable Development (IISD)(2015). Greening China's Financial System. Greening China‘s Financial System (iisd.org) 5. Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) (2014). Towards Green Growth in Southeast Asia. https://www.oecd.org/dac/environment- development/Final%20SE%20Asia%20Brochure%20low%20res.pdf 6. Tan, M. (2017). Singapore, Are You Ready to Invest in Green Bonds? Asia Finance 18 (November). 844
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1