Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
PHẪU THUẬT DẪN LƯU DỊCH TRONG ĐIỀU TRỊ TỤ DỊCH <br />
DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH DO CHẤN THƯƠNG Ở TRẺ EM – <br />
NHÂN 3 TRƯỜNG HỢP <br />
Nguyễn Phong* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Phẫu thuật dẫn lưu dịch là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị tụ dịch dưới <br />
màng cứng ở trẻ em. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về phương pháp này. Nghiên cứu nhằm <br />
khảo sát kết quả bước đầu của loại phẫu thuật này trong điều trị tụ dịch dưới màng cứng mạn tính do chấn <br />
thương ở trẻ em. <br />
Phương pháp: Mô tả tiến cứu hàng loạt ca. Từ 01/01/2012 đến 01/05/2014, tại bệnh viện Chợ Rẫy có 3 <br />
bệnh nhân tụ dịch dưới màng cứng mạn tính do chấn thương được điều trị bằng phương pháp dẫn lưu dịch. <br />
Kết quả: 3 bệnh nhân trong nghiên cứu, có 2 bệnh nhân 12 tháng tuổi và 1 bệnh nhân 34 tháng tuổi, cả 3 <br />
bệnh nhân đều có tiền căn chấn thương đầu cách 1‐5 tháng. Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật là: mờ mắt <br />
(1BN), quấy khóc, kích thích (2BN), động kinh (1BN), đầu to (1BN), thóp căng (1BN). Cả 3 bệnh nhân có hình <br />
hình ảnh CLVT và MRI trước mổ tụ dịch dưới màng cứng 2 bán cầu. Các bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật <br />
dẫn lưu dịch tổng cộng 7 lần, thời gian lưu dẫn lưu từ 5‐7 ngày. Kết quả có 1 bệnh nhân thành công sau 1 lần <br />
phẫu thuật, 2 bệnh nhân tái phát cần phẫu thuật dẫn lưu dịch, mỗi bệnh nhân 3 lần. Không biến chứng sau phẫu <br />
thuật. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật 5‐10 tháng, cả 3 trường hợp triệu chứng lâm sàng đều cải thiện, phát <br />
triển bình thường. <br />
Kết luận: Tuy với tỉ lệ tái phát khá cao, nhưng phương pháp dẫn lưu dịch là phương pháp điều trị đơn giản, <br />
ít biến chứng, cần được xem xét chọn lựa trong điều trị tụ dịch dưới màng cứng mạn do chấn thương ở trẻ em. <br />
Từ khóa: tụ dịch dưới màng cứng mạn tính, tụ máu dưới màng cứng mạn tính, trẻ em, chấn thương, dẫn <br />
lưu dịch. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SUBDURAL DRAINAGE SURGERY IN TREATMENT FOR THE CHILDREN WITH TRAUMATIC <br />
CHRONIC SUBDURAL HYGROMA‐ REPORT OF 3 CASES <br />
Nguyen Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 247 – 252 <br />
Objective: Subdural drainage surgery is one of the treatment options for the children with traumatic <br />
chronic subdural hygroma and there are only a few reports about that in Vietnam. The goal of this research is <br />
to evaluate the initial results of this surgery in the treatment of the children with traumatic chronic subdural <br />
hygroma. <br />
Methods: Prospective case series. Three patients with traumatic chronic subdural hygroma underwent <br />
the subdural drainage operations at Cho Ray hospital between January 2012 and May 2014. <br />
Results: In three patients, there are two 12 months old infants and one 34 months old child, all have the <br />
history of head trauma 1‐5 months before. Pre‐operation clinical manifestations are visual deficit (1pts), <br />
Irritability (2pts), seizure (1pts), macrocrania (1pts), bulging fontanel (1pts). CLVT and MR imaging <br />
demonstrate bilateral subdural hydgroma in all three patients. They have received 7 subdural external <br />
drainage procedures, which were maintained 5‐7 days. It was effective in one patients, where as in another 2 <br />
* Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Phong; ĐT: 0903 744 085; <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
<br />
<br />
Email: drnguyenphong@gmail.com <br />
<br />
247 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
it needs to perform 2 more subdural drainage procedures. There was no post‐operation complication. All the <br />
patients have good clinical outcomes within 5‐10 months follow up. <br />
Conclusion: Despite of the relatively high recurrence rate, subdural drainage is a simple procedure, less <br />
of complications. Therefore, this method should be considered in initial treatment for the children with <br />
traumatic chronic subdural hygroma. <br />
Keywords: Chronic subdural hygroma, chronic subdural hematoma, children, trauma, subdural <br />
drainage <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ở trẻ em, thuật ngữ tụ dịch dưới màng cứng <br />
mạn tính để chỉ một nhóm bệnh bao gồm máu <br />
tụ dưới màng cứng mạn tính và tụ dịch não tủy <br />
dưới màng cứng mạn tính. Tụ dịch não tủy dưới <br />
màng cứng mạn tính có thể diễn tiến thành máu <br />
tụ dưới màng cứng mạn tính sau 3‐ 4 tuần, có <br />
thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán(5). Tỉ lệ <br />
tiến triển từ tụ dịch não tủy dưới màng cứng <br />
mạn tính thành máu tụ dưới màng cứng ở trẻ <br />
em và người lớn khoảng 33%(7), chưa có tỉ lệ <br />
riêng cho trẻ em. 90% trường hợp tụ dịch dưới <br />
màng cứng mạn tính xảy ra ở trẻ em dưới hai <br />
tuổi, độ tuổi trung bình là 10 tháng(2). Hai <br />
nguyên nhân hàng đầu là chấn thương và viêm <br />
màng não vi trùng, các nguyên nhân hiếm gặp <br />
hơn như biến chứng của đặt shunt và ở một số <br />
trường hợp không tìm thấy nguyên nhân(2,3). Tụ <br />
dịch dưới màng cứng mạn tính có thể biểu hiện <br />
lâm sàng ở 2 nhóm có triệu chứng và không có <br />
triệu chứng. Lâm sàng của tụ dịch dưới màng <br />
cứng bao gồm triệu chứng tăng áp lực nội sọ <br />
(đau đầu, nôn ói, thóp trán phồng), dấu thần <br />
kinh khu trú, động kinh, chậm phát triển. Việc <br />
chẩn đoán thường được dựa vào hình ảnh trên <br />
CLVT sọ não có hoặc không có cản quang và <br />
MRI sọ não. Về phương diện điều trị, hiện nay <br />
vẫn chưa có sự thống nhất. Phần lớn các trường <br />
hợp tụ dịch dưới màng cứng mạn tính lành tính <br />
không triệu chứng ở trẻ nhũ nhi sẽ tự hấp thu, <br />
thường trong khoảng 8‐9 tháng. Thủ thuật chọc <br />
xuyên thóp có thể sử dụng với mục đích chẩn <br />
đoán (loại trừ trường hợp teo não và nhiễm <br />
trùng) và có thể làm tăng thêm tỉ lệ tự hấp thu <br />
dịch. Khi điều trị bảo tồn, bệnh nhân cần được <br />
theo dõi chu vi vòng đầu mỗi 3‐6 tháng, siêu âm <br />
<br />
248<br />
<br />
xuyên thóp, CLVT hoặc MRI kiểm tra. Đối với <br />
các trường hợp tụ dịch dưới màng cứng có triệu <br />
chứng, cần phải điều trị. Các phương pháp có <br />
thể chọn lựa là: (1) chọc xuyên thóp nhiều lần, <br />
hiệu quả của phương pháp này còn chưa được <br />
kiểm chứng đầy đủ, kết quả chưa được thống <br />
nhất giữa các nghiên cứu. (2) khoan sọ một lỗ <br />
dẫn lưu, phương pháp này có ưu điểm là đơn <br />
giản tuy nhiên không hiệu quả trong các trường <br />
hợp mất cân xứng sọ và nhu mô não nặng, nhu <br />
mô não không giãn nở được. (3) Đặt shunt dưới <br />
màng cứng – màng bụng, đặt shunt một bên có <br />
thể dẫn lưu tụ dịch hai bên. Áp lực rất thấp được <br />
sử dụng, và shunt được rút bỏ sau 2‐3 tháng một <br />
khi mục đích dẫn lưu đã đạt được để giảm khả <br />
năng biến chứng vôi hóa shunt, nguy cơ động <br />
kinh sau này(3). Tuy nhiên bất lợi là nhiều biến <br />
chứng hơn: nhiễm trùng shunt, tắc shunt, thay <br />
đổi nhu động ruột. Năm 2005, trong nghiên cứu <br />
trên 25 trường hợp tụ dịch dưới màng cứng <br />
mạn, Jun Beom Cho và cộng sự đã kết luận khi <br />
chỉ định phẫu thuật, phương pháp nên chọn là <br />
khoan sọ một lỗ dẫn lưu vì phương pháp này <br />
đơn giản hơn đặt shunt dưới màng cứng –màng <br />
bụng và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống <br />
kê về thời gian tái phát tụ dịch giữa hai nhóm <br />
khoan sọ một lỗ và đặt shunt(5). Năm 2011,Klimo <br />
P Jr và cộng sự đã nghiên cứu phẫu thuật 26 <br />
trường hợp tụ dịch dưới màng cứng mạn, và kết <br />
luận mở sọ nhỏ có ưu thế hơn khoan sọ một lỗ, tỉ <br />
lệ thành công ở nhóm mở sọ nhỏ và nhóm <br />
khoan sọ một lỗ lần lượt là 80% và 70%(6).Ở Việt <br />
Nam, hiện tại có rất ít công trình nghiên cứu về <br />
tụ dịch dưới màng cứng mạn tính do chấn <br />
thương ở trẻ em. Kết quả điều trị bằng phương <br />
pháp khoan sọ một lỗ dẫn lưu dịch còn chưa rõ <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện <br />
nghiên cứu khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm <br />
sàng và điều trị phẫu thuật dẫn lưu dịch ở bệnh <br />
nhi tụ dịch dưới màng cứng mạn tính do chấn <br />
thương tại bệnh viện Chợ Rẫy. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng tụ dịch dưới màng <br />
cứng do chấn thương ở trẻ em. <br />
Khảo sát kết quả điều trị tụ dịch dưới màng <br />
cứng do chấn thương ở trẻ em bằng phương <br />
pháp phẫu thuật dẫn lưu dịch. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tất cả các trường hợp trẻ em được chẩn <br />
đoán tụ dịch dưới màng cứng do chấn thương <br />
và được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật <br />
dẫn lưu dịch tại khoa ngoại Thần Kinh bệnh <br />
viện Chợ Rẫy từ 01/01/2012 đến 01/05/2014. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Mô tả tiền cứu hàng loạt ca. <br />
<br />
Cách chọn mẫu <br />
Chọn mẫu thuận tiện. <br />
<br />
ngoài, lưu thời gian 5‐7 ngày, bình dẫn lưu <br />
được đặt thấp dưới đầu. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Trong thời gian 2,5 năm, có 3 trường hợp <br />
bệnh nhân tụ dịch dưới màng cứng mạn tính do <br />
chấn thương được phẫu thuật dẫn lưu dịch. Cả 3 <br />
bệnh nhân đều là nam, tuổi từ 12‐34 tháng. <br />
<br />
Trường hợp 1 <br />
Bệnh nhân nam 34 tháng có tiền căn chấn <br />
thương đầu cách 1 tháng, được điều trị nội <br />
khoa, chụp CLVT đầu kiểm tra sau 1 tháng có <br />
hình ảnh tụ dịch dưới màng cứng hai bán cầu <br />
(Hình 1). Lâm sàng trước phẫu thuật, bệnh <br />
nhân biểu hiện mờ 2 mắt. Kết quả soi đáy mắt: <br />
teo gai thứ phát sau phù gai. Bệnh nhân được <br />
phẫu thuật dẫn lưu tụ dịch dưới màng cứng <br />
mạn 2 bán cầu. Tính chất dịch trong lúc phẫu <br />
thuật: dịch màu vàng chanh, áp lực cao, không <br />
có bao fibrin. Dẫn lưu được rút sau 6 ngày. Kết <br />
quả sau phẫu thuật tốt, không biến chứng. <br />
CLVT đầu kiểm tra: nhu mô não nở tốt, hết tụ <br />
dịch. Theo dõi sau 5 tháng, bệnh nhân phát <br />
triển tốt, không triệu chứng lâm sàng. <br />
<br />
Cách thức tiến hành <br />
Thu thập các dữ liệu lâm sàng và cận lâm <br />
sàng, kết quả phẫu thuật và theo dõi diễn tiến <br />
theo mẫu bệnh án có sẵn cho tất cả bệnh nhân. <br />
Các biến số nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới, lý <br />
do nhập viện, thời gian bệnh sử, triệu chứng <br />
lâm sàng, hình thái tụ dịch dựa trên CT và <br />
MRI, biến chứng sau phẫu thuật. Triệu chứng <br />
lâm sàng được so sánh trước và sau phẫu <br />
thuật. Chỉ định phẫu thuật dẫn lưu dịch cho <br />
các bệnh nhân có triệu chứng tăng áp lực nội <br />
sọ, tăng kích thước vòng đầu, động kinh, có <br />
dấu thần kinh khu trú, chậm phát triển trí tuệ <br />
và khi bề dày lớp dịch trên 7mm. Kỹ thuật mổ: <br />
Bệnh nhân nằm ngữa, mê nội khí quản, rạch <br />
da đường thẳng nhỏ ở trán, khoan sọ một lỗ, <br />
xẻ, đốt màng cứng và bao máu tụ, bơm rữa <br />
bằng ống dẫn lưu mềm, ống dẫn lưu được <br />
luồn dưới da và nối với hệ thống dẫn lưu <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Trường hợp 1,A,B: hình ảnh CLVT đầu <br />
trước mổ, C,D: hình ảnh CLVT đầu sau mổ <br />
<br />
249 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Trường hợp 2 <br />
Bệnh nhân nam 12 tháng tuổi có tiền căn <br />
chấn thương cách 5 tháng, nhập viện vì quấy <br />
khóc, kích thích. Lâm sàng bệnh nhân trước mổ: <br />
thóp căng, đầu to (vòng đầu 49 cm, Percentile <br />
97,2), không động kinh, không dấu thần kinh <br />
định vị. Hình ảnh CLVT và MRI trước mổ: tụ <br />
dịch dưới màng cứng mạn 2 bán cầu kèm teo <br />
não (Hình 2A). Bệnh nhân được phẫu thuật dẫn <br />
lưu dịch dưới màng cứng bán cầu bên trái và <br />
dẫn lưu máu tụ bán cầu bên phải 1 tuần sau <br />
(Hình 2B). Tính chất dịch trong lúc phẫu thuật: <br />
bán cầu trái dịch vàng chanh, áp lực cao, bên <br />
phải dịch hồng có bao fibrin. Sau phẫu thuật lâm <br />
<br />
sàng bệnh nhân cải thiện, được xuất viện. Sau 2 <br />
tháng, bệnh nhân biểu hiện quấy khóc, bú kém <br />
được chụp MRI sọ não kiểm tra, có hình ảnh <br />
máu tụ dưới màng cứng 2 bán cầu (Hình 2C), <br />
bệnh nhân được mổ dẫn lưu máu tụ dưới màng <br />
cứng 2 bán cầu lần 2. 2 tháng sau, bệnh nhân tái <br />
khám được chụp MRI sọ não kiểm tra, còn máu <br />
tụ dưới màng cứng mạn bán cầu phải, tiếp tục <br />
được phẫu thuật dẫn lưu máu tụ dưới màng <br />
cứng bán cầu phải (Hình 2 D). Sau phẫu thuật <br />
không biến chứng. Hình ảnh CLVT đầu kiểm tra <br />
sau 1 tháng, nhu mô não nở tốt, hết tụ dịch. Lâm <br />
sàng theo dõi sau 10 tháng, Bệnh nhân không <br />
triệu chứng, phát triển bình thường. <br />
<br />
<br />
Hình 2: trường hợp 2, A: MRI sọ não trước mổ lần 1, B: CLVT sọ não sau mổ lần 1, C: MRI sọ não trước mổ lần 2, C: <br />
hình ảnh CLVT não sau mổ lần 2, E: MRI sọ não trước mổ lần 3, F: hình ảnh CLVT đầu kiểm tra sau 3 tháng <br />
tụ dưới màng cứng 2 bán cầu (Hình 3E). Bệnh <br />
Trường hợp 3 <br />
nhân được phẫu thuật dẫn lưu máu tụ dưới <br />
Bệnh nhân nam 12 tháng tuổi có tiền căn <br />
màng cứng 2 bán cầu lần 2, tính chất dịch vàng <br />
chấn thương đầu cách 2 tháng, nhập viện vì <br />
chanh có bao fibrin. Sau 1 tháng, Bệnh nhân <br />
động kinh. Lâm sàng trước mổ không ghi nhận <br />
được chụp MRI sọ não kiểm tra, còn máu tụ <br />
triệu chứng tăng áp lực nội sọ, dấu thần kinh <br />
dưới màng cứng 2 bán cầu (Hình 3F), bệnh nhân <br />
khu trú. Bệnh nhân được chọc xuyên thóp rút ra <br />
được phẫu thuật dẫn lưu dịch dưới màng cứng 2 <br />
50ml máu đen loãng. Bệnh nhân được phẫu <br />
bán cầu lần 3. Tính chất dịch màu vàng chanh có <br />
thuật dẫn lưu máu tụ dưới màng cứng hai bán <br />
bao fibrin dày. Sau phẫu thuật không biến <br />
cầu ( Hình 3A). Lâm sàng ổn xuất viện, sau 2 <br />
chứng. Lâm sàng theo dõi sau 10 tháng, bệnh <br />
tháng bệnh nhân có những cơn gồng người, <br />
nhân hết triệu chứng, phát triển bình thường. <br />
quấy khóc, hình ảnh chụp CLVT sọ não có máu <br />
<br />
250<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: trường hợp 3, A: Hình CLVT đầu lúc nhập viên, B: Hình CLVT đầu sau chọc thóp, C,D: Hình CLVT <br />
đầu trước và sau phẫu thuật lần 1. E: hình CLVT đầu trước phẫu thuật dẫn lưu dịch lần 2, F: hình MRI não <br />
trước phẫu thuật dẫn lưu dịch lần 3 <br />
(bao gồm:khoan sọ một lỗ có kèm dẫn lưu dưới <br />
BÀN LUẬN <br />
màng cứng hoặc không, khoan sọ 2 lỗ, mở sọ…) <br />
Tụ dịch dưới màng cứng mạn tính ở trẻ em là <br />
tuy <br />
nhiên vai trò của dẫn lưu dưới màng cứng <br />
thương tổn hiếm gặp, tần suất khoảng 21/100000 <br />
luôn được nhấn mạnh, làm giảm đáng kể tỉ lệ tái <br />
trẻ(4), 90% xảy ra ở độ tuổi dưới 2 tuổi, trung bình <br />
phát. Ở trẻ em, các phương pháp điều trị hiện nay <br />
là 10 tháng tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, <br />
bao gồm (i) chọc xuyên thóp, (ii) khoan sọ một lỗ, <br />
có 2 bệnh nhân 12 tháng tuổi và 1 bệnh nhân 34 <br />
đặt dẫn lưu dưới màng cứng, (iii) đặt shunt dưới <br />
tháng tuổi, cả 3 bệnh nhân đều là nam, có tiền căn <br />
màng cứng‐ ổ bụng. Mỗi phương pháp đều có <br />
chấn thương đầu cách 1‐5 tháng. Triệu chứng lâm <br />
ưu, nhược điểm riêng. Chọc hút xuyên thóp là <br />
sàng trước phẫu thuật là: mờ mắt (1BN), quấy <br />
phường <br />
pháp ít xâm lấn nhất, có thể thực hiện <br />
khóc, kích thích (2BN), động kinh (1BN), đầu to <br />
nhanh,tại giường bệnh, có thể lặp lại, tuy nhiên <br />
(1BN), thóp căng (1BN). Triệu chứng lâm sàng <br />
chỉ có thể áp dụng trong khoảng thời gian giới <br />
tương tự như trong các nghiên cứu khác của <br />
hạn (thường dưới 2 tuần) có thể kèm các nguy cơ <br />
Caldarelli M, Jun Beom Cho(1,5). Về phương diện <br />
nhiễm trùng, xuất huyết nội sọ, tổn thương nhu <br />
chẩn đoán hình ảnh, hình ảnh CLVT và MRI sẽ <br />
mô tăng lên theo số lần chọc hút. Phương pháp <br />
giúp chẩn đoán phân biệt với tụ dịch dưới màng <br />
này không thể áp dụng cho trường hợp tụ dịch <br />
nhện lành tính ở trẻ em (đầu nước bên <br />
dưới màng cứng nhiều ổ, hoặc khu trú. Tỉ lệ thất <br />
ngoài),thương tổn không cần phẫu thuật. Cả 3 <br />
bại của phương pháp này là 78% trong nghiên <br />
bệnh nhân trong nghiên cứu đều có tụ dịch dưới <br />
cứu của Litofsky(8), là 42 % trong nghiên cứu của <br />
màng cứng 2 bán cầu. Về phương diện điều trị, <br />
của Tolias và 25 % bệnh nhân sẽ có biến chứng tụ <br />
điều trị tụ dịch dưới màng cứng ở trẻ em có rất ít <br />
mủ dưới màng cứng(9). Do đó, hiện tại phương <br />
nghiên cứu so với tụ máu dưới màng cứng ở <br />
pháp này ít được sử dụng. <br />
người lớn. Ở người lớn, hiệu quả của nhiều <br />
phương pháp phẫu thuật đã được nghiên cứu <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
<br />
<br />
251 <br />
<br />