Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
PHẪU THUẬT NẸP VÍT CUỐNG SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ <br />
LAO CỘT SỐNG NGỰC VÀ THẮT LƯNG <br />
Phan Quang Sơn*, Nguyễn Đình Tùng*, Nguyễn Tấn Hùng*, Phan Minh Đức*, Nguyễn Trọng Hiếu*, <br />
Trịnh Đình Lợi* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nẹp vít cuống cung trong điều trị lao cột sống ngực và thắt lưng. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 21 trường hợp được chẩn đoán lao cột sống <br />
ngực và thắt lưng, được phẫu thuật lối trước bên tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. Các <br />
đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, chỉ định và phương pháp phẫu thuật, kết quả phẫu thuật được đánh giá trước <br />
và sau mổ. Phương pháp phẫu thuật: nạo sạch mô viêm, làm cứng khớp bằng nẹp vít cuống cung, có hoặc không <br />
kèm ghép liên thân sống. <br />
Kết quả: 21 bệnh nhân bao gồm 10 nam và 11 nữ, tuổi trung bình 43,2 tuổi. Thời gian theo dõi trung bình <br />
6.6 tháng. Chỉ định phẫu thuật gồm: áp xe ngoài màng tủy, hủy xương mất vững, gù tiến triển, dấu thần kinh <br />
khu trú mới. Hồi phục vận động ghi nhận trong 81,3% trường hợp. Góc gù được chỉnh từ 38,3⁰ ± 7,2⁰ xuống <br />
còn 8,5⁰ ± 7,4⁰. Không ghi nhận trường hợp nào tái phát hay gù tiến triển sau mổ. <br />
Kết luận: Phẫu thuật nẹp vít cuống cung là phẫu thuật hợp lý cho các trường hợp lao cột sống ngực và thắt <br />
lưng có chỉ định mổ. Phẫu thuật giúp điều chỉnh góc gù, tạo độ vững cho cột sống, giúp bệnh nhân vận động <br />
sớm. Sự hiện diện của nẹp vít trong ổ nhiễm không cản trở điều trị hay gây tái phát lao cột sống. <br />
Từ khóa: lao cột sống ngực và thắt lưng, biến dạng gù, phẫu thuật nẹp vít cuống cung . <br />
<br />
ABSTRACT<br />
TREATMENT OF THORACIC AND LUMBAR TUBERCULOUS SPONDYLITIS <br />
WITH TRANSPEDICULAR SCREW FIXATION <br />
Phan Quang Son, Nguyen Dinh Tung, Nguyen Tan Hung, Phan Minh Duc, Nguyen Trong Hieu, <br />
Trinh Dinh Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 68 – 72 <br />
Objectives: To assess the efficacy of transpedicular fixation as an alternative treatment for thoracic and <br />
lumbar spinal tuberculosis. <br />
Methods: Between 6/2013 and 6/2014, 21 patients with thoracic and lumbar tuberculous spondylitis were <br />
diagnosed and operated in Neurosurgical department, Cho Ray hospital. The patients’ symptoms, images and <br />
surgical results were evaluated. Surgical technique: posterior débridement, transpedicular fixation, with or <br />
without interbody fusion. <br />
Results: 21 patients consisted of 11 females and 10 males. The average age was 43.2. The mean follow‐up <br />
time in this group was 6.6 months. Indications for surgery included epidural abscess, structural destruction with <br />
instability, progressive kyphosis, and/or neurologic deterioration. Neurologic improvement was 81.3%. Kyphotic <br />
angle was reducted from 38.3⁰ ± 7.2⁰ ‐ 8.5⁰ ± 7.4⁰. No recurrence of infection or construct failure was recorded. <br />
Conclusion: Transpedicular fixation is effective after proper radical débridement, deformity correction in <br />
cases of thoracic and lumbar spinal tuberculosis. The presence of screws in an area of mycobacterial infection did <br />
not preclude infection control or lead to recurrence. <br />
* Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Phan Quang Sơn, ĐT: 0913727145, <br />
<br />
68<br />
<br />
Email: drquangson@yahoo.com.vn <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Key words: thoracic and lumbar spinal tuberculosis, kyphotic, transpedicular fixation. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Lao cột sống là một tình trạng viêm mãn tính <br />
do trực khuẩn lao Mycobacteria tuberculosis (còn <br />
gọi là BK) gây ra. Viêm gây tổn thương thân đốt <br />
sống trong hầu hết các trường hợp. Lao cột sống <br />
là bệnh chữa lành được, nhất là trong giai đoạn <br />
hiện nay với phương tiện điều trị gồm thuốc <br />
kháng lao tốt và các phương pháp điều trị phẫu <br />
thuật để giải quyết các vấn đề cơ học, chỉnh <br />
hình. Tiên lượng phục hồi các chức năng thần <br />
kinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ tổn <br />
thương thần kinh khi nhập viện, các phương <br />
tiện điều trị nội khoa và phẫu thuật. Phẫu thuật <br />
nạo mô viêm, giải ép ống sống, chỉnh gù và làm <br />
cứng cột sống bằng nẹp vít kết hợp với thuốc <br />
kháng lao đúng phác đồ giúp giảm đau, cải <br />
thiện chức năng thần kinh và ngăn ngừa các biến <br />
dạng tiến triển(1,4). Chúng tôi tiến hành nghiên <br />
cứu này nhằm đánh hiệu quả của phương pháp <br />
phẫu thuật nẹp vít cuống cung trong điều chỉnh <br />
biến dạng gù cột sống và khả năng hồi phục <br />
chức năng thần kinh trong bệnh lý lao lao cột <br />
sống ngực và thắt lưng. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Hồi cứu mô tả các trường hợp được chẩn <br />
đoán và phẫu thuật lao cột sống ngực và thắt <br />
lưng bằng phương pháp nẹp vít cuống cung tại <br />
khoa Ngoại Thần Kinh ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy từ <br />
tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Các bệnh nhân lao <br />
cột sống với các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh <br />
học điển hình của lao cột sống với góc gù cột <br />
sống > 300 hoặc độ di lệch thân sống > 2,5mm <br />
trên cột sống ngực và > 4,5mm (15% thân sống) <br />
trên cột sống lưng trên phim đứng dọc. <br />
Các khiếm khuyết thần kinh được ghi nhận <br />
ở mỗi lần khám và tái khám. Sức cơ được ghi <br />
nhận ở các mức độ từ 0 đến 5 và xếp loại theo <br />
thang điểm Fankel. Chẩn đoán dựa trên các dấu <br />
hiệu lâm sàng, hình ảnh học (X quang, CT scan, <br />
MRI cột sống). Các bệnh nhân cũng được làm <br />
<br />
Phẫu Thuật Cột Sống <br />
<br />
xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng, <br />
CRP, phản ứng lao tố, BK đàm, X quang ngực. <br />
Các dấu hiệu được ghi nhận bao gồm: <br />
khuyết thân sống, áp xe cạnh sống, mất khoang <br />
đĩa đệm, mòn tấm tận cùng, phá hủy thân sống <br />
vùng xương sườn kế cận, biến dạng cột sống. <br />
Biến dạng gù cột sống được đo bằng góc Cobb <br />
giữa 2 tấm tận cùng của đốt sống bị xẹp. <br />
Tất cả bệnh nhân đều được điều trị theo <br />
phác đồ kháng lao trong 2‐3 tuần trước phẫu <br />
thuật. Các yếu tố liên quan đến điều trị nội khoa <br />
và phẫu thuật để giải thích rõ cho bệnh nhân. <br />
Phương pháp phẫu thuật: nạo sạch mô viêm, <br />
giải ép ống sống, làm cứng khớp bằng nẹp vít <br />
cuống cung, có hoặc không kèm ghép liên thân <br />
sống. X quang cột sống, công thức máu, tốc độ <br />
máu lắng và CRP được thực hiện tại các thời <br />
điểm ngay sau mổ, 6 tuần và 6 tháng. Điều trị <br />
được đánh giá đáp ứng khi bệnh nhân hết đau, <br />
độ cong cột sống ổn định, không bị lỏng vít tại <br />
các tư thế gập và ưỡn tại thời điểm tái khám, tốc <br />
độ máu lắng và CRP về mức bình thường, <br />
không tái phát tổn thương lao cột sống tại thời <br />
điểm 6 tháng sau mổ. Mức độ giảm đau khi <br />
không dùng thuốc giảm đau được đánh giá trên <br />
thang điểm VAS, với điểm 0 là không đau và <br />
điểm 10 là đau rất nhiều. <br />
Các số liệu được thống kê bằng phần mềm <br />
SPSS 16.0. Góc Cobb và thang điểm VAS trước và <br />
sau mổ được so sánh bằng phép kiểm ANOVA. <br />
Phục hồi chức năng thần kinh được đánh giá với <br />
phép kiểm Chi bình phương. Giá trị p