Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỐI BẠCH MẠCH ‐ TIỂU TĨNH MẠCH <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ BẠCH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ: <br />
MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU <br />
Nguyễn Văn Phùng*, Nguyễn Anh Tuấn*, Vũ Hữu Thịnh*, Cái Hữu Ngọc Thảo Trang* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Việc điều trị phù bạch mạch vẫn còn là vấn đề khó khăn và thách thức. Phẫu thuật nối bắc cầu <br />
bạch mạch ‐ tĩnh mạch đã được sử dụng rộng rãi như là điều trị ngoại khoa cho phù bạch mạch thứ phát, bằng <br />
cách giải quyết sự ứ đọng của bạch huyết qua miệng nối bắc cầu bạch mạch ‐ tĩnh mạch. <br />
Mục tiêu: Mục tiêu của báo cáo này là đưa ra một số nhận xét ban đầu về phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch <br />
‐ tiểu tĩnh mạch trong điều trị phù bạch mạch của chi trên ở bệnh nhân ung thư vú. <br />
Đối tượng và phương pháp: Gồm 3 bệnh nhân phù bạch mạch chi trên sau điều trị ung thư vú được phẫu <br />
thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch bằng kỹ thuật “siêu vi phẫu”. <br />
Kết quả: Số miệng nối trung bình là 3,3 (2‐5 miệng nối), kích thước của bạch mạch từ 0,3 ‐ 0,8 mm. Thời <br />
gian phẫu thuật trung bình là 4,5 giờ (3,5 ‐ 5 giờ). Tất cả bệnh nhân xuất viện dưới 12 giờ sau phẫu thuật. Cả 3 <br />
bệnh nhân đều cảm thấy cải thiện ngay sau phẫu thuật. Sự khác biệt về chu vi của tay phù sau mổ 1 tháng giảm <br />
20% và 3 tháng giảm 25%. Không có trường hợp nào ghi nhận biến chứng sau phẫu thuật hoặc tình trạng phù <br />
gia tăng. <br />
Kết luận: Phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch có thể làm giảm một cách hiệu quả mực độ <br />
trầm trọng của phù bạch mạch ở bệnh nhân ung thư vú. Tuy nhiên cần được đánh giá với số lượng bệnh nhân <br />
nhiều hơn và theo dõi lâu dài hơn. <br />
Từ khoá: phù bạch mạch, nối bạch mạch ‐ tĩnh mạch <br />
<br />
ABSTRACT <br />
LYMPHATICOVENULAR BYPASS FOR LYMPHEDEMA MANAGEMENT <br />
IN BREAST CANCER PATIENTS: SOME PRELIMINARY REMARKS <br />
Nguyen Van Phung, Nguyen Anh Tuan, Vu Huu Thinh, Cai Huu Ngoc Thao Trang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 292 ‐ 296 <br />
Background ‐ objectives: The treatment of lymphedema is difficult and challenging problem. Lymphatico‐<br />
venous anastomosis (LVA) is widely used as surgical treatment for secondary lymphedema, with resolution of <br />
lymph retention by formation of a venous‐lymphatic bypass.The purpose ofthis report was to provide some <br />
preliminary remarks of lymphaticovenular bypass for the treatment of upper limb lymphedema in breast cancer <br />
patients. <br />
Methods: Three patients with upper extremity lymphedema secondary to treatment of breast cancer <br />
underwent lymphaticovenular bypass using a “supermicrosurgical” approach. Evaluation included qualitative <br />
assessment and quantitative volumetric analysis before surgery and at 1 month, 3 months after the procedure. <br />
Results: The mean number of bypasses performed per patient was 3.3 (range, two to five) and the size of <br />
bypasses ranged from 0.3 to 0.8 mm. The mean operative time was 4.5 hours (range, 3.5 to 5 hours). Hospital <br />
stay was less than 12 hours for all patients. All patients reported symptomimprovement following surgery. The <br />
* Bộ môn TH‐TM ĐHYD TP HCM <br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Văn Phùng<br />
<br />
292<br />
<br />
ĐT: 0902727138<br />
<br />
Email: ngvaph@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mean volume differential reduction was 20 percent at 1 month, 25 percent at 3 months. No patients experienced <br />
postoperative complications or lymphedema exacerbation. <br />
Conclusions: Lymphaticovenular bypass may effectively reduce the severity of lymphedema in breast cancer <br />
patients. More patients need to be evaluated and long‐term analysis is needed. <br />
Key words: lymphederma, lymphatico‐venous anastomosis <br />
giảm nhẹ là phương pháp giúp làm giảm thể <br />
MỞ ĐẦU <br />
tích chi bị phù bằng cách cắt bỏ hoặc hút mỡ, <br />
Hệ thống bạch huyết giúp loại bỏ lượng dịch <br />
phương pháp này ngày nay ít sử dụng vì không <br />
thừa từ các mô, hấp thụ axít béo, vận chuyển <br />
giải quyết được tình trạng ứ động bạch huyết và <br />
chất béo cho hệ tuần hoàn, giúp các tế bào miễn <br />
có thể để lại sẹo xấu (cắt bỏ). Phẫu thuật sinh lý <br />
dịch trưởng thành, và cũng là con đường cho các <br />
bao gồm các phẫu thuật nhằm lập lại sự lưu <br />
tế bào ung thư di căn. Phù bạch mạch xảy ra khi <br />
thông của dòng bạch huyết bằng cách tạo ra các <br />
có sự quá tải về chức năng của hệ thống bạch <br />
kênh mới để tăng công suất của hệ thống bạch <br />
huyết, khi đó thể tích dịch bạch huyết vượt quá <br />
huyết: phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tĩnh <br />
khả năng vận chuyển của hệ thống bạch mạch. <br />
mạch, bắc cầu bạch mạch vùng phù sang vùng <br />
Sự tích tụ các chất đại phân tử trong mô kẻ làm <br />
bạch mạch bình thường, ghép bạch mạch. Phẫu <br />
tăng áplực thẩm thấu trong tổ chức gây phù. <br />
thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch là <br />
Sưng nề dai dẳng và protein tích tụ dẫn đến xơ <br />
phẫu thuật sử dụng kỹ thuật “siêu vi phẫu” để <br />
hóa và tạo ra một môi trường tốt cho các đợt <br />
tạo những miệng nối giữa đầu xa của hệ thống <br />
viêm tế bào và mạch bạch huyết lặp đi lặp lại. Vì <br />
bạch mạch với các tĩnh mạch nhỏ liền kề. <br />
các bạch mạch bị giãn nên các valve bị mất chức <br />
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đưa ra <br />
năng làm tăng ứ đọng dịch. <br />
một số nhận xét ban đầu về phương pháp phẫu <br />
Phù bạch mạch là bệnh lý phổ biến, ảnh <br />
thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch <br />
hưởng lên đến 250 triệu trường hợp trên toàn <br />
trong điều trị phù bạch mạch ở bệnh nhân ung <br />
thế giới, với giun chỉ là nhất nguyên nhân <br />
thư vú. <br />
thường gặp. Tại các nước phát triển, ung thư và <br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br />
các phương pháp điều trị của nó là những <br />
nguyên nhân phổ biến nhất của phù bạch mạch. <br />
Đối tượng <br />
Trong ung thư vú, tỷ lệ phù bạch mạch khoảng <br />
Bao gồm 3 trường hợp phù bạch mạch vùng <br />
từ 10% ở những bệnh nhân có nạo hạch và đến <br />
tay ở bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng <br />
40% ở những bệnh nhân có xạ trị. Đây là hậu <br />
phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh <br />
quả đáng sợ của điều trị ung thư vú, là vấn đề <br />
mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh <br />
phổ biến và gây khó chịu cho bệnh nhân vì sự <br />
viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức từ tháng 4/2013 <br />
biến dạng tại chỗ của phù bạch mạch không thể <br />
đến tháng 9/2013. <br />
dùng quần áo bình thường để che dấu được. <br />
Phương pháp <br />
Hình ảnh biến dạng chi đôi khi gây đau khổ cho <br />
Phù bạch huyết của bệnh nhân đã được <br />
bệnh nhân hơn là việc bị cắt mất vú, làm cho <br />
phân loại theo tiêu chí Campisi như sau: giai <br />
bệnh nhân thường xuyên có cảm giác về bệnh <br />
đoạn I, không thường xuyên phù nề; giai đoạn <br />
tình của họ, mất tự tin về cơ thể, giảm thể lực, <br />
II, phù liên tục, giai đoạn III, phù dai dẳng tiến <br />
mệt mỏi và suy giảm tâm lý… từ đó làm giảm <br />
triển với viêm bạch mạch cấp tính; giai đoạn IV, <br />
chất lượng sống của bệnh nhân. <br />
phù bạch mạch xơ hoá; và giai đoạn V, phù chân <br />
Các phương pháp phẫu thuật điều trị phù <br />
voi. Đo chu vi của chi tại các điểm giữa của cẳng <br />
bạch mạch có thể chia thành 2 nhóm: Phẫu thuật <br />
tay và cánh tay trước mổ và sau mổ, tại các thời <br />
giảm nhẹ và phẫu thuật sinh lý. Phẫu thuật <br />
điểm tái khám. <br />
<br />
Tạo Hình Thẩm Mỹ <br />
<br />
293<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật thực <br />
hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. <br />
Trước khi thực hiện mỗi vết mổ, gây tê cục bộ <br />
với epinephrine tại vị trí vết mổ để cầm máu tối <br />
ưu. Bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch được <br />
thực hiện thông qua 2 ‐ 3 vết mổ dài 2 ‐ 3 cm <br />
ởtrên cổ tay 2 cm, giữa cẳng tay, trên dưới nếp <br />
khuỷu 2cm ở mặt trước bên trụ hoặc quay, và <br />
mặt trước giữa cánh tay bên bị phù bạch mạch. <br />
Sau khi rạch da, tiến hành phẫu tích bộc lộ mạch <br />
bạch huyết ở mô dưới da, tìm kiếm các tĩnh <br />
mạch nhỏ liền kề. Đầu xa của mạch bạch huyết <br />
nối tận ‐ bên hoặc tận ‐ tận với tĩnh mạch bằng <br />
chỉ prolene 10.0. Việc khâu nối được thực hiện <br />
dưới kính hiển vi có độ phóng đại 21 ‐ 24 lần. <br />
Sau khi phẫu thuật, cánh tay bị phù bạch mạch <br />
được băng ép và kê cao trên một cái gối. Tất cả <br />
các bệnh nhân đã được xuất viện trong vòng 24 <br />
giờ. Bệnh nhân được khuyến khích để tiếp tục <br />
điều trị bằng băng ép như trước và mặc tay áo <br />
nén cánh tay bắt đầu 4 tuần sau khi phẫu thuật. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đã có 3 trường hợp phù bạch mạch ở bệnh <br />
nhân ung thư vú được điều trị bằng phẫu thuật <br />
nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch. Các <br />
bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 59,5 tuổi (từ <br />
52 đến 65 tuổi). Thời gian đã đoạn nhũ từ 7 đến <br />
14 năm, thời gian từ khi đoạn nhũ đến khi bắt <br />
đầu phát hiện phù là 2,3 năm (2 ‐ 3 năm), thời <br />
gian phù là 7 năm (4 ‐ 12 năm). Cả 3 bệnh nhân <br />
đều đã được nạo hạch và xạ trị sau phẫu thuật <br />
đoạn nhũ. Các bệnh nhân phù bạch mạch ở giai <br />
đoạn II theo tiêu chí Campisi. Số miệng nối bạch <br />
mạch ‐ tiểu tĩnh mạch trung bình là 3,3/ bênh <br />
nhân (từ 2 ‐ 5 miệng nối). Đường kính của bạch <br />
mạch sử dụng để thực hiện miệng nối từ 0,3‐ 0,8 <br />
mm. Thời gian mổ trung bình 4,5 giờ (3,5 ‐ 5 <br />
giờ). Thời gian nằm viện sau mổ từ 5 ‐ 12 giờ. <br />
Không có trường hợp nào ghi nhận biến chứng <br />
sau phẫu thuật hoặc tình trạng phù gia tăng. Tất <br />
cả các bệnh nhân đều nhận thấy có sự cải thiện <br />
sớm sau mổ với các biểu hiện như: Cánh tay nhẹ <br />
hơn, vùng phù mềm mại hơn, ít đau hơn. Sự <br />
khác biệt về chu vi của tay phù sau mổ 1 tháng <br />
<br />
294<br />
<br />
giảm 20% và 3 tháng giảm 25%. Sự khác biệt về <br />
chu vi của tay được xác định như sau: (chu vi <br />
tay bệnh ‐ chu vi tay lành sau phẫu thuật / chu vi <br />
tay bệnh ‐ chu vi tay lành trước phẫu thuật). <br />
<br />
<br />
Hình 1: Phẫu tích bộc lộ bạch mạch <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Việc điều trị phù bạch mạch cho đến nay <br />
vẫn còn là một vấn đề khó khăn và thách thức. <br />
Vào năm 1912, Charles lần đầu tiên thông báo <br />
một trường hợp phù bạch mạch được điều trị <br />
bằng phẫu thuật giảm nhẹ: cắt da và mô mềm <br />
cho đến lớp cân sâu và ghép da che phủ. Năm <br />
1927, Sistrunk là người đầu tiên mô tả phương <br />
pháp điều trị phù bạch mạch ở bệnh nhân ung <br />
thư vú bằng cách cắt bỏ da thừa, mô mềm bao <br />
gồm cả lớp cân sâu dọc theo trục dọc của chi. <br />
Vài thập niên sau, Thomson sử dụng phươg <br />
pháp chuyển vị bạch huyết bằng vạt da có <br />
cuống (vạt da đã được bóc lớp thượng bì) đặt <br />
vào vùng huyết tổn sau khi cắt bỏ da và mô <br />
mềm. Tuy vậy chưa có bằng chứng cho thấy <br />
phương pháp tạo ra đường dẫn lưu bạch <br />
huyết thành công. Phương pháp hút mỡ cũng <br />
đã được áp dụng trong điều trị phù bạch với <br />
báo cáo đầu tiên năm 1989 của O’brien, <br />
phương pháp này giúp giảm bớt mô mỡ phì <br />
đại tuy nhiên cũng có thể làm tổn thương hệ <br />
thống bạch mạch. Một số tác giả như <br />
Baumeister, Siuda… cũng giới thiệu các báo <br />
cáo về phương pháp nối bác cầu bạch mạch ‐ <br />
bạch mạch từ vùng bệnh đến vùng lành bằng <br />
đoạn ghép bạch mạch lấy từ chi dưới. Tuy <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
nhiên phương pháp này sẽ để lại một vết sẹo <br />
dài và đôi khi có thể gây ra tình trạng phù <br />
bạch mạch tại nơi cho mảnh ghép. Để cải thiện <br />
một phần nhược điểm này tác giả Campisi đưa <br />
ra ý tưởng dùng đoạn ghép tĩnh mạch thay <br />
cho đoạn ghép bạch mạch(1,4). <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sẽ tạo đường dẫn bạch mạch mới từ hạch bạch <br />
huyết đến mô xung quanh. Tuy vây, chưa có <br />
bằng chứng cho thấy các bạch mạch mới đường <br />
hình thành từ các hạch bạch huyết được ghép. <br />
Ngoài ra việc lấy hạch bạch huyết có thể gây <br />
phù bạch mạch tại vùng cho hạch(1,3,5,6). <br />
Laine và Howard là những người đầu tiên <br />
mô tả phương pháp nối bắc cầu bạch mạch ‐ <br />
tĩnh mạch (lymphovenous) ở chuột vào năm <br />
1963 với kỹ thuật vi phẫu. Hơn một thập niên <br />
sau đó, Yamada đã áp dụng kỹ thuật nối bạch <br />
mạch ‐ tĩnh mạch tương tự trên chó, rồi sau đó <br />
áp dụng vào điều trị phù bạch mạch trên người. <br />
Từ đó kỹ thuật này đã được nhiều tác giả khác <br />
hoàn thiện hơn. Tuy vậy, việc xác định các mạch <br />
bạch huyết thường khó, áp lực của tĩnh mạch <br />
thường vượt qua áp lực của bạch mạch gây nên <br />
dòng chảy ngược và huyết khối ở miệng nối, do <br />
đó thường dẫn đến kết quả tạm thời(1,4,6).. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh trước mổ và sau mổ 3 tháng BN <br />
Trần Thị Ngọc S, 65 tuổi <br />
Một số tác giả giác cũng đã đưa phương <br />
pháp ghép mô kèm hạch bạch huyết hoặc hạch <br />
bạch huyết đơn thuần lấy từ vùng khác trên cơ <br />
thể. Về lý thuyết, sau ghi ghép hach bạch huyết <br />
<br />
Tạo Hình Thẩm Mỹ <br />
<br />
Phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tĩnh <br />
mạch nhỏ (lymphaticovenular) là một dạng của <br />
nối bạch ‐ mạch tĩnh mạch (lymphovenous). <br />
nhưng sử dụng kỹ thuật “siêu vi phẫu” để nối <br />
các bạch mạch dưới da ngoại biên với các tĩnh <br />
mạch liền kề có kích thước nhỏ hơn 0,8mm. Lý <br />
do cho việc áp dụng kỹ thuật này dựa trên cơ sở <br />
là các bạch huyết dưới da ngoại biên ít bị ảnh <br />
hưởng bởi phù bạch mạch, bên cạnh đó áp lực <br />
của các tĩnh mạch nhỏ dưới da thấp hơn áp lực <br />
của những tĩnh mạch lớn ở sâu hơn, là những <br />
tĩnh mạch được sử dụng trong nối bạch mạch ‐ <br />
tĩnh mạch thông thường (lymphovenous). Vì <br />
vậy sau khi nối ít bị chảy ngược nên sẽ giúp tình <br />
trạng phù bạch mạch được cải thiện lâu dài hơn. <br />
Koshima và cộng sự nhận thấy rằng sự phá huỷ <br />
nội mô và tế bào cơ trơn của bạch mạch từ gần <br />
đến xa khi sinh thiết bạch mạch là chìa khoá <br />
quan trọng cho sự tiến triển của phù bạch mạch. <br />
Điều này phù hợp với ghi nhận trên lâm sàng là <br />
dễ xác định bạch mạch dưới da ở phần xa (phần <br />
ngọn) của tay và xác định khó khăn hơn ở phần <br />
gần (phần gốc) của tay. Ỏ nhiều bệnh nhân, phù <br />
bạch mạch là nặng nề ở phần gốc chi hơn so với <br />
phần ngọn, tuy nhiên các miệng nối cạch mạch ‐ <br />
<br />
295<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
tiểu tĩnh mạch được thực hiện tại phần ngọn vì <br />
ở phần gốc các mạch bạch huyết dưới da thường <br />
bị hư hỏng hoặc bị phá huỷ và khó có thể tìm <br />
thấy(1,4).Đó cũng là lý do trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi, mặc dù phù chủ yếu ở cách tay <br />
nhưng các miệng nối thực hiện chủ yếu ở cẳng <br />
tay. <br />
Một trong những thách thức ảnh hưởng đến <br />
kết quả của việc nối bạch mạch ‐ tiểu tĩnh mạch <br />
là cần phải xác định được các mạch bạch huyết <br />
còn chức năng. Bởi vì trong một số trường hợp <br />
phù bạch mạch, các mạch bạch huyết không còn <br />
chức năng nên việc nối thông bạch mạch ‐ tĩnh <br />
mạch sẽ trở nên vô nghĩa. Việc xác định các <br />
mạch bạch huyết có thể thực hiện bằng kỹ thuật <br />
chụp bạch mạch huỳnh quang với indocyanine <br />
green. Phương pháp này giúp cho phẫu thuật <br />
viên xác định vị trí các mạch bạch huyết còn <br />
chức năng, giúp giảm thời gian phẫu thuật và <br />
tăng khả năng thành công của phẫu thuật. <br />
Ngoài ra việc xác định các mạch bạch huyết còn <br />
chức năng có thể thực hiện khi tiêm xanh <br />
methylene dưới da hoặc quan sát dòng bạch <br />
huyết chảy ra trước khi thực hiện miệng nối. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận có <br />
bạch huyết chảy ra ở miệng cắt bạch mạch(1,5). <br />
Qua 3 trường hợp phù bạch mạch được điều <br />
trị bằng phẫu thuật bắc cầu nối bạch mạch ‐ tiểu <br />
tĩnh mạch, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp <br />
nào có biến chứng hoặc phù gia tăng sau phẫu <br />
thuật. Các dấu vết để lại chỉ là những vết sẹo <br />
nhỏ ở vị trí phẫu thuật tương đối thẩm mỹ. Kết <br />
quả ban đầu ghi nhận tình trạng phù cải thiện, <br />
các bệnh nhân đều hài lòng với phẫu thuật. <br />
Chúng tôi nhận thấy đây là phẫu thuật xâm lấn <br />
tối thiểu, có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ <br />
hoặc gây tê vùng, bệnh nhân xuất viện trong <br />
vòng 12 giờ sau phẫu thuật và không ghi nhận <br />
biến chứng trong và sau phẫu thuật. Tuy nhiên, <br />
<br />
phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu tĩnh <br />
mạch là một kỹ thuật khó, là kỹ thuật siêu vi <br />
phẫu, đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác <br />
chính xác với các mạchcó đường kính rất nhỏ. <br />
Hơn nữa, số lượng nghiên cứu của chúng tôi còn <br />
có hạn và thời gian theo dõi còn ngắn. Vì vậy <br />
cần tiến hành tiếp tục nghiên cứu với số lượng <br />
bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn <br />
để từ đó có thể đánh giá một cách khách quan <br />
hiệu quả của phẫu thuật này trong điều trị phù <br />
bạch mạch ở bệnh nhân ung thư vú. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch ‐ tiểu <br />
tĩnh mạch có thể làm giảm một cách hiệu quả <br />
mực độ trầm trọngcủa phù bạch mạch ở bệnh <br />
nhân ung thư vú. Tuy nhiên cần được đánh <br />
giá với số lượng bệnh nhân nhiều hơn và theo <br />
dõi lâu dài hơn. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Chang DW (2010). Lymphaticovenular bypass surgery <br />
for lymphedema management in breast cancer patients: a <br />
prospective study. Plast Reconstr Surg, 126(3):752‐758. <br />
Chang DW (2010). Breast Reconstruction and Lymphedema. <br />
Plast Reconstr Surg, 125: 19 ‐ 23. <br />
Lee BB, Bergan J, Rockson SG (2011). Lymphadema. Springer‐<br />
Verlag London Limited. <br />
OʹBrien BM, Mellow CG, Khazanchi RK, Dvir E, Kumar <br />
V, Pederson WC (1990). Long‐term results after <br />
microlymphaticovenous anastomoses for the treatment of <br />
obstructive lymphedema. Plast Reconstr Surg, 85(4):562‐572. <br />
Tobia D, Semple J, Baker A (2009).Experimental Assessment <br />
of Autologous LymphNode Transplantation as Treatment <br />
ofPostsurgical Lymphedema. Plast Reconstr Surg, 124: 777 ‐ <br />
786. <br />
YamamotoT, YoshimatsuH, Yamamoto N, Koshima I (2013). <br />
Side‐to‐End Lymphaticovenular Anastomosis through <br />
Temporary Lymphatic Expansion. PLoS One, 8(3): e59523. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 14/11/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
296<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />