intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của phương pháp phẫu thuật nội soi trên bệnh nhân phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm tổng kết những kinh nghiệm ban đầu và đánh giá kết quả sớm của phương pháp phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của phương pháp phẫu thuật nội soi trên bệnh nhân phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Bạch Mai

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP<br /> PHẪU THUẬT NỘI SOI TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TIM<br /> VỚI TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ<br /> TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br /> Dương Đức Hùng*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: tổng kết những kinh nghiệm ban đầu và đánh giá kết quả sớm của phương pháp<br /> phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Đối<br /> tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Bệnh nhân (BN) có chỉ định phẫu thuật tim<br /> và phù hợp với kỹ thuật mổ nội soi sẽ đưa vào nghiên cứu theo trình tự thời gian. Tất cả BN<br /> đều được một ekip phẫu thuật thực hiện. Ghi nhận các thông số về chẩn đoán, kỹ thuật mổ,<br /> tỷ lệ thành công và biến chứng theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Kết quả: từ tháng 11 - 2015 đến<br /> 7 - 2016, tổng số 35 BN được phẫu thuật: đóng thông liên nhĩ, thay van hai lá (VHL), sửa VHL,<br /> lấy u nhày nhĩ trái. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật và thủ thuật 100%. Tỷ lệ có biến chứng<br /> 1/35 BN (3%): 1 BN phải thay đoạn động mạch (ĐM) chủ khoảng 2 cm đùi do chọn canuyl<br /> ĐM đùi to khi rút canuyl làm nát một phần ĐM đùi chỗ đặt canuyl ĐM. Không BN nào phải mở<br /> rộng đường mổ ngực, không BN nào chuyển mở xương ức, không có tử vong trong bệnh viện.<br /> Kết luận: những kết quả bước đầu cho thấy phẫu thuật tim hở với kỹ thuật mổ nội soi là một<br /> phương pháp an toàn, hiệu quả, có thể triển khai một cách thường quy với điều kiện trang thiết<br /> bị hiện có.<br /> * Từ khóa: Bệnh van hai lá; Phẫu thuật tim có video trợ giúp; Phẫu thuật nội soi.<br /> <br /> Minimal Invasive Video-Assisted Cardiac Surgery in Vietnam National<br /> Heart Institute: Early Results and some Experiences<br /> Summary<br /> Objectives: To assess the early result and safety of video-assisted minimally invasive<br /> surgical technique of cardiac surgery in Vietnam National Heart Institute. Subjects and methods:<br /> Prospective, descriptive, and analytical study. Result: From 11 - 2015 to 07 - 2016, 35 consecutive<br /> patients were operated (ASD closure, mitral valve replacement, left atrial myxoma). The overall<br /> successful rates of method was 100%, achieved in all of 35 patients, the rate of complication<br /> was 3% (1/35). 1 patient had been replaced the femoral artery segments because of crushing.<br /> The first 30 days motarlity was 0% and had no major complications. Conclusion: Video-assisted<br /> minimally invasive cardiac surgical techniques is effective and safe. This procedure can be<br /> routinely performed in Vietnam.<br /> * Key words: Mitral valve disease; Invasive video-assisted surgery; Laparoscopic surgery.<br /> * Bệnh viện Bạch Mai<br /> Người phản hồi (Corresponding): Dương Đức Hùng (duongdh38@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 27/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/02/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 20/03/2017<br /> <br /> 172<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trải quan 15 năm, phẫu thuật tim ít<br /> xâm lấn (MICS) đã phát triển nhanh<br /> chóng từ giai đoạn thực nghiệm cho tới<br /> khi ra đời phương pháp phẫu thuật xâm<br /> nhập tối thiểu với hệ thống nội soitại<br /> nhiều trung tâm mổ tim trên thế giới.<br /> Ngày nay phẫu thuật tim ít xâm lấn qua<br /> đường mổ nhỏ mở ngực phải cạnh bên<br /> được sử dụng cho nhiều loại phẫu thuật<br /> tim, cùng với sự tiến bộ của dụng cụ<br /> chuyên ngành, video hỗ trợ và kỹ thuật<br /> tuần hoàn ngoài cơ thể ngày càng phát<br /> triển với kết quả hết sức khả quan, mang<br /> lại nhiều lợi ích cho người bệnh: hồi phục<br /> nhanh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, sẹo<br /> mổ nhỏ. Trong lĩnh vực phẫu thuật tim<br /> mạch, với sự tiến bộ của công nghệ,<br /> nhiều nước đã áp dụng phương pháp này<br /> trong phẫu thuật tim hở. Tại Việt Nam,<br /> ứng dụng nội soi trong phẫu thuật tim hở<br /> đã bắt đầu hực hiện tại một số trung tâm<br /> tim mạch. Với mục tiêu triển khai phẫu<br /> thuật ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ, chúng<br /> tôi bắt đầu thực hiện hiện kỹ thuật này từ<br /> tháng 11 - 2015. Nghiên cứu của chúng<br /> tôi nhằm: Tổng kết những kết quả ban<br /> đầu và hiệu quả của phương pháp này.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Trong 9 tháng (từ 11 - 2015 đến 8 2016) tổng số 35 BN có chỉ định phẫu<br /> thuật tim hở bằng kỹ thuật mổ nội soi và<br /> tiến hành thủ thuật thành công tại Đơn vị<br /> Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Bạch<br /> Mai theo trình tự thời gian.<br /> <br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng<br /> nghiên cứu:<br /> - BN ≥ 18 đến < 60 tuổi.<br /> - Chức năng tim tốt, phân số tống máu<br /> > 50%.<br /> - Chưa phẫu thuật tim và lồng ngực<br /> lần nào.<br /> - Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu, phân tích, mô tả.<br /> * Các chỉ định cho phẫu thuật tim hở<br /> nội soi hiện nay:<br /> - Phẫu thuật sửa hoặc thay VHL.<br /> - Phẫu thuật sửa hoặc thay VHL.<br /> - Phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ.<br /> - Phẫu thuật đóng bịt tiểu nhĩ trái.<br /> - Phẫu thuật cắt khối u trong tim<br /> (u nhày nhĩ).<br /> - Phẫu thuật đốt nhiệt lạnh điều trị rối<br /> loạn nhịp tim.<br /> * Chống chỉ định:<br /> - BN đã mổ mở ngực trước đó.<br /> - Đã điều trị tia xạ vào lồng ngực.<br /> - Rối loạn chức năng thông khí phổi<br /> nặng.<br /> - Tăng áp lực động mạch phổi nặng<br /> (> 60 mmHg).<br /> * Chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> - Tỷ lệ thành công của kỹ thuật.<br /> - Tỷ lệ thành công về mặt BN.<br /> - Các tai biến, biến chứng.<br /> - Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện, thời<br /> gian thở máy trung bình, thời gian nằm<br /> viện trung bình.<br /> 173<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Kết quả phẫu thuật.<br /> Loại phẫu thuật<br /> <br /> Số BN mổ<br /> <br /> Số BN mổ thành công<br /> <br /> Tỷ lệ thành công (%)<br /> <br /> Thay VHL<br /> <br /> 23<br /> <br /> 23<br /> <br /> 100<br /> <br /> Đóng lỗ thông liên nhĩ<br /> <br /> 9<br /> <br /> 9<br /> <br /> 100<br /> <br /> Lấy u nhày nhĩ trái<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 100<br /> <br /> 35<br /> <br /> 35<br /> <br /> 100<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> Phẫu thuật được coi là thành công khi<br /> không phải mở rộng đường mổ ngực,<br /> không phải mở xương ức, không tử vong<br /> sau mổ.<br /> * Tai biến của phẫu thuật:<br /> Thủng ĐM đùi: 1 BN (3%); thủng tĩnh<br /> mạch chậu ngoài: 0 BN; chảy máu phải<br /> mổ lại: 0 BN; lóc tách ĐM chủ: 0 BN; tắc<br /> mạch khí: 0 BN; tử vong: 0 BN. 1 BN<br /> trong nhóm thay VHL gặp tai biến khi rút<br /> ống ĐM đùi vì chọn canuyl ĐM quá to gây<br /> nát chỗ mở vào ĐM đùi, không thể khâu<br /> tận-tận ĐM lại được, xử trí cắt bỏ đoạn<br /> ĐM nát, thay bằng một đoạn mạch nhân<br /> tạo dài khoảng 2 cm. Sau nối, ĐM đập tốt,<br /> <br /> mạch mu chân rõ, không thiếu máu ngọai<br /> vi.<br /> * Một số thông số kỹ thuật:<br /> 23 BN thay VHL, chúng tôi đều sử<br /> dụng kỹ thuật khâu vắt VHL với sợi chỉ<br /> 2.0 premicron nên rút ngắn được thời<br /> gian cặp ĐM chủ và chạy máy tim phổi<br /> nhân tạo. Tất cả BN trước khi ra viện đều<br /> được làm siêu âm kiểm tra, van hoạt<br /> động tốt và không có hở cạnh chân van.<br /> Thời gian kẹp ĐM chủ trung bình 54 phút<br /> (thấp nhất 28 phút, cao nhất 93 phút).<br /> Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ<br /> thể trung bình 92 phút (thấp nhất 72 phút,<br /> cao nhất 120 phút).<br /> <br /> Bảng 2: Thời gian thở máy và nằm viện trung bình.<br /> Số giờ thở máy trung bình<br /> <br /> Số ngày nằm viện trung bình<br /> <br /> (X ± SD)<br /> <br /> (X ± SD)<br /> <br /> Thay VHL<br /> <br /> 12,5 ± 1.8<br /> <br /> 6,2 ± 1,9<br /> <br /> Đóng lỗ thông liên thất<br /> <br /> 10,2 ± 1,2<br /> <br /> 5,5 ± 1,5<br /> <br /> Lấy u nhày nhĩ trái<br /> <br /> 13,1 ± 2,1<br /> <br /> 5,5 ± 1,2<br /> <br /> Loại phẫu thuật<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> - Phẫu thuật ít xâm lấn trong phẫu<br /> thuật tim là xu thế ngày càng phổ biến ở<br /> các nước phát triển. Từ cuối những năm<br /> 90 của thế kỷ trước đã có những công<br /> 174<br /> <br /> trình công bố về phẫu thuật van tim, mạch<br /> vành, đóng thông liên nhĩ theo phương<br /> pháp này [3, 4, 5]. Theo Elbeery và Chitwood,<br /> phẫu thuật ít xâm lấn là phương pháp<br /> được lựa chọn trong phẫu thuật tim mạch<br /> ở thế kỷ 21 [6].<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> - Sự phát triển của phẫu thuật ít xâm<br /> lấn, phẫu thuật nội soi gắn liền với sự<br /> phát triển của công nghệ. Việc ứng dụng<br /> những tiến bộ công nghệ cho phép phẫu<br /> thuật viên thu hẹp đường mổ, thay đổi<br /> phương thức tiếp cận thương tổn, hạn<br /> chế làm tổn thương tổ chức trong quá<br /> trình phẫu thuật, hạn chế tiếp xúc của<br /> tạng (tim, phổi) với môi trường, nhưng<br /> vẫn đảm bảo phẫu trường để phẫu thuật<br /> viên thực hiện các thao tác phẫu thuật<br /> một cách an toàn. Qua nghiên cứu chúng<br /> tôi nhận thấy một số vấn đề về mặt kỹ<br /> thuật cần phải giải quyết khi triển khai<br /> phẫu thuật tim hở ít xâm lấn.<br /> - Lựa chọn đường tiếp cận: với mổ tim,<br /> đường mở dọc giữa xương ức là đường<br /> mổ cho hầu hết các loại bệnh lý tim mạch.<br /> Ưu điểm phẫu trường rộng rãi, thuận tiện<br /> cho thao tác kỹ thuật, xử lý được tất cả<br /> các thương tổn đi kèm. Tuy nhiên, về mặt<br /> thẩm mỹ, BN sẽ có sẹo mổ xấu, đau<br /> nhiều sau mổ, nguy cơ viêm xương ức.<br /> Phẫu thuật ít xâm lấn với các dụng cụ hỗ<br /> trợ cho bộc lộ trường mổ dẫn đến việc<br /> lựa chọn đường mổ có nhiều thay đổi, tùy<br /> theo tính chất phẫu thuật, trang thiết bị<br /> hiện có, thói quen và kinh nghiệm của<br /> phẫu thuật viên.<br /> - Đường mở nhỏ cạnh ức phải: đường<br /> rạch vị trí khoang liên sườn 4 - 5, cắt bỏ 2<br /> sụn sườn, thắt ĐM ngực trong. Đường<br /> mổ này ban đầu được Cosgrove và Sabik<br /> sử dụng để phẫu thuật van ĐM chủ. Tuy<br /> nhiên, việc cắt bỏ sụn sườn dẫn đến<br /> những biến dạng ở lồng ngực, đặc biệt<br /> với người chưa trưởng thành, nguy cơ<br /> thoát vị phổi, không thẩm mỹ bằng đường<br /> mở ngực phải dưới vú, nên đường tiếp<br /> cận này cũng không được sử dụng phổ<br /> biến [2, 4]. Đường mở mũi ức hoặc<br /> <br /> xương ức đoạn thấp: Bichell và CS đã áp<br /> dụng rộng rãi đường mổ này cho phẫu<br /> thuật đóng thông liên nhĩ và một số bệnh<br /> lý khác từ năm 1996: đường mổ chỉ cắt<br /> mũi ức sử dụng cho trẻ nhỏ < 5 tuổi, tổ<br /> chức đàn hồi, dễ co kéo. Ở trẻ lớn và<br /> người lớn, tác giả mở xương ức đoạn<br /> thấp, sử dụng dụng cụ kéo nâng xương<br /> ức để bộc lộ trường mổ “Army-Navy<br /> retracter” [2].<br /> - Đường mở nhỏ trước bên phải:<br /> đường mở 3 - 5 cm trước bên phải sử<br /> dụng nội soi hỗ trợ được nhiều tác giả sử<br /> dụng với ưu điểm về mặt thẩm mỹ, nhất<br /> là ở nữ. Đường rạch da vị trí khoang liên<br /> sườn V (hoặc dưới nếp lằn vú đối với<br /> nữ). Những ưu điểm chính phương pháp<br /> được các nghiên cứu đánh giá: tránh<br /> được mở xương ức và biến chứng của<br /> nó, tốt hơn cả về mặt thẩm mỹ so với các<br /> đường mổ khác, đỡ đau hơn sau mổ,<br /> việc kiểm soát đau sau mổ dễ dàng hơn,<br /> thời gian nằm viện ngắn [4]. Trong nghiên<br /> cứu, chúng tôi sử dụng đường mổ này.<br /> Nghiên cứu bước đầu của chúng tôi<br /> trên 35 BN cho thấy với 3 loại bệnh lý cơ<br /> bản hay gặp phù hợp với chỉ định phẫu<br /> thuật nội soi, tỷ lệ thành công về mặt kỹ<br /> thuật đều đạt được ở mức độ 100%,<br /> không BN nào phải chuyển sang mở<br /> ngực đường giữa xương ức (bảng 1). Tỷ<br /> lệ này cao hơn một số nghiên cứu trước<br /> đó [4, 6], có lẽ do số lượng BN nghiên<br /> cứu của chúng tôi còn nhỏ, đây là những<br /> BN đầu tiên nên việc lựa chọn tiến hành<br /> rất cẩn thận.<br /> - Về mặt kỹ thuật: thời gian kẹp ĐM<br /> chủ và thời gian chạy máy tuần hoàn<br /> ngoài cơ thể của chúng tôi cao hơn đáng<br /> kể so với phẫu thuật mổ mở. Tuy nhiên,<br /> các thông số này cũng khá tương đồng<br /> 175<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> với các tác giả nước ngoài [4, 5, 7]. Số<br /> giờ thở máy trung bình và thời gian nằm<br /> viện trung bình sau mổ đều được rút<br /> ngắn cách đáng kể so với phẫu thuật<br /> thông thường trên cùng một nhóm bệnh<br /> (bảng 2). Kết quả này là một minh chứng<br /> cho tính ưu việt của phẫu thuật nội soi ít<br /> xâm lấn so với phẫu thuật tim hở.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ<br /> tai biến, biến chứng tương đối thấp (3%).<br /> Tai biến thủng ĐM đùi xảy ra ở BN thứ 5<br /> của nghiên cứu. Nguyên nhân do kỹ thuật<br /> đặt và chọn kích cỡ ống ĐM lớn làm thương<br /> tổn nội mạc. Một số biến chứng khác đã<br /> ược đề cập đến trong một vài nghiên cứu<br /> trước đó [3, 7, 8], chúng tôi không gặp.<br /> Tuy nhiên, điều này có thể do số lượng<br /> BN ban đầu lấy vào nghiên cứu còn ít.<br /> Kết quả phẫu thuật: các nghiên cứu<br /> đều cho thấy kết quả tốt, hầu như không<br /> có biến chứng lớn sau mổ. Chúng tôi có<br /> kết quả tương tự. Không trường hợp nào<br /> có tai biến về thần kinh, tim mạch sau mổ.<br /> KẾT LUẬN<br /> Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi<br /> hỗ trợ tại Đơn vị Phẫu thuật Tim Mạch,<br /> Bệnh viện Bạch Mai trên BN thông liên<br /> nhĩ lỗ thứ phát và bệnh VHL là một kỹ<br /> thuật an toàn và hiệu quả, có thể thực<br /> hiện thường quy trong điều kiện hiện tại.<br /> <br /> 176<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Bichell D.P, Geva T, Bacha EA et al.<br /> Minimal access approach for the repair of<br /> atrial septal defect: the initial 135 patients.<br /> Ann Thorac Surg. 2000, Jul, 70 (1), pp.115-118.<br /> 2. Chitwood WR et al. Video-assisted<br /> minimally invasive mitral valve surgery.<br /> J Thorac Cardiovasc Surg. 1997, Feb, 113 (2),<br /> pp.413-414.<br /> 3. Cremer J.T, Andreas Burning, Anssar<br /> M.B et al. Different approaches for minimally<br /> invasive closure of atrial septal defects. Ann<br /> Thorac Surg. 1999, 67, pp.1648-1652.<br /> 4. Didier Loulmet, Alain Carpentier.<br /> Endoscopic coronary artery bypass grafting<br /> with the aid of robotic assisted instruments.<br /> J Thorac Cardiovasc. 1999, 78 (7), pp.45-49.<br /> 5. Elbeery JR, Chitwood WR. Minimally<br /> invasive cardiac surgery. Heart surgery for the<br /> st<br /> 21 century. N C Med J. 1997, Sep-Oct, 585),<br /> pp.374-377.<br /> 6. Garbade J, Davierwala P et al. Myocardial<br /> protection during minimally invasive mitral<br /> valve surgery: strategies and cardioplegic<br /> solutions. Ann Cardiothorac Surg. 2013, 2 (6),<br /> pp.803-808.<br /> 7. Johannes B, Thomas S. Robotically<br /> asssisted totally endoscopic coronary bypass<br /> surgery. Circulation. 2011, 124, pp.236-244.<br /> 8. Joseph T.M, Saif Usman et al. Minimally<br /> invasive coronary artery bypass grafting: dualcenter experience in 450 consecutive patients.<br /> Circulation. 2009, 120 [suppl 1], S78-S84.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2